NGHI THỨC THỌ GIỚI BỒ ĐỀ TÂM - JIGME LINGPA -KHO BÁU THIỆN ĐỨC

NGHI THỨC THỌ GIỚI BỒ ĐỀ TÂM
JIGME LINGPA -KHO BÁU THIỆN ĐỨC
Nhóm Padmapani chuyển ngữ - Ảnh nguồn internet
-------o0o-------

“Tăng thượng duyên” để Bồ Đề Tâm sinh khởi là việc theo học toàn tâm với một bậc chân sư. Bậc đạo sư là người trì giữ giới luật và thông thạo con đường Đại Thừa nên Ngài cần sở hữu mọi phẩm tính vô song và có khả năng đáp ứng mong cầu của đệ tử giống như một viên ngọc Như Ý.
NGHI THỨC THỌ GIỚI BỒ ĐỀ TÂM - JIGME LINGPA -KHO BÁU THIỆN ĐỨC


Khắc sâu thái độ đúng đắn
“Nhân duyên phi thường” cho sự khởi sinh Bồ Đề Tâm là bản tính quang minh của tâm. Bản tính này hiện diện trong mỗi hữu tình chúng sinh và chứa đựng mọi phẩm tính của chư Thiện Thệ. Đó là những phẩm tính có khuynh hướng chín muồi một cách tự nhiên, giống như một hạt giống đã mang sẵn tiềm năng đâm chồi. Như trong Kinh Chandrapradipa (Kinh Nguyệt Đăng) có nói rằng:
Mỗi chúng sinh đều có sẵn nhân Phật.
Khi đã hoàn hảo phát khởi tâm Bồ Đề,
Họ sẽ thành Phật không ngoại trừ một ai.
“Tăng thượng duyên” để Bồ Đề Tâm sinh khởi là việc theo học toàn tâm với một bậc chân sư. Bậc đạo sư là người trì giữ giới luật và thông thạo con đường Đại Thừa nên Ngài cần sở hữu mọi phẩm tính vô song và có khả năng đáp ứng mong cầu của đệ tử giống như một viên ngọc Như Ý. Bậc đạo sư với trái tim thấm đẫm tâm nguyện Bồ Đề như vậy là người chúng ta nên thọ nhận giới nguyện từ Ngài. Trong Samvaravimshaka có nói rằng:
Giới nguyện nên được thọ nhận từ
Những bậc thầy nghiêm trì giới luật
Sở đắc trí tuệ và năng lực.
Thọ nhận giáo pháp từ suối nguồn như vậy là khởi đầu tuyệt hảo vì chúng làm dấy khởi trong ta một cảm giác mệt mỏi và chán ngán với luân hồi. Đó cũng là sự tuyệt hảo lúc giữa vì chúng ngăn ngừa bám luyến vào niết bàn, một loại cực đoan khác. Cuối cùng, đó là sự tuyệt hảo lúc cuối vì chúng khích lệ nhiệt huyết Bồ Đề Tâm, tâm giác ngộ, là tính không phú bẩm với cốt lõi của lòng bi không trụ trong luân hồi cũng không trụ niết bàn. Những bậc thầy như vậy có khả năng giảng giải vô số phẩm tính của Bồ Đề Tâm đã được mô tả trong những Kinh điển như Kinh Trang Nghiêm, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Ajatashatru-parivarta,
Kashyapa-parivarta và Ratnarashi.
-------o0o-------

 

Bài viết liên quan