NỀN TẢNG CỦA NGHIỆP, NỀN TẢNG PHỔ QUÁT VÀ NHỮNG THỨC - LONGCHEN RABJAM - PHẬT TÂM

NỀN TẢNG CỦA NGHIỆP, NỀN TẢNG PHỔ QUÁT VÀ NHỮNG THỨC

Tác giả: LONGCHEN RABJAM

Trích: Phật Tâm; Việt dịch Đương Đạo; NXB Thiện Tri Thức 2011.

---o0o---

Những nghiệp có căn cứ ở đâu và được chứa giữ ở đâu? Tất cả những nghiệp của cả sanh tử lẫn giác ngộ được đặt nền trên nền tảng phổ quát như là hột giống. Trong kinh Jam-dPal Ye-Shes Dri-ma Med-Pa’i có nói: “Nền tảng phổ quát là nền tảng của tất cả. Nó là căn bản của sanh tử và sự dừng dứt của sanh tử (niết bàn) và là căn bản của giác ngộ.”
NỀN TẢNG CỦA NGHIỆP, NỀN TẢNG PHỔ QUÁT VÀ NHỮNG THỨC - LONGCHEN RABJAM - PHẬT TÂM

Tóm tắt: Những nghiệp có căn cứ ở đâu và được chứa giữ ở đâu? Tất cả những nghiệp của cả sanh tử lẫn giác ngộ được đặt nền trên nền tảng phổ quát như là hột giống. Trong kinh Jam-dPal Ye-Shes Dri-ma Med-Pa’i có nói: “Nền tảng phổ quát là nền tảng của tất cả. Nó là căn bản của sanh tử và sự dừng dứt của sanh tử (niết bàn) và là căn bản của giác ngộ.”

Cõi giới tối hậu của tánh Như được xem là nền tảng phổ quát, căn bản của những phân chia, và nó là phương diện của trạng thái trung tính không thể phân chia (đối với sanh tử và niết bàn).

Phương diện tánh giác (Rig-Pa), bản tánh của cái vốn không hợp tạo, và tự nhiên đặt nền trên trạng thái của cõi giới tối hậu, được gọi là nền tảng phổ quát tối hậu hợp nhất.

Bởi vì không thấu hiểu, chứng ngộ nó (tánh giác bổn nhiên của cõi giới tối hậu của tánh Như), những yếu tố sanh tử như là tám thức và những khuynh hướng tập khí của chúng được thiết lập và phối kết đặt nền trên nó. Phương diện này được gọi là nền tảng phổ quát của những dấu vết khác nhau. Với mọi phạm trù hợp tạo của những hành động đức hạnh và không đức hạnh đặt nền trên nền tảng phổ quát của những dấu vết này, những kinh nghiệm khác nhau về hạnh phúc và khổ đau khởi lên...

Trong Chi Tiết: Tất cả những hiện tượng của những nghiệp bất thiện và của nghiệp thiện nhưng kém cỏi, chúng là những nhân và quả của sanh tử, được đặt nền trên nền tảng phổ quát trung tính, và tất cả nghiệp thiện phối hợp với giải thoát, nó đưa tới tự do của niết bàn và những chứng ngộ của con đường giác ngộ, cũng đặt nền trên đó. Phương diện những nghiệp thiện phối hợp với giải thoát và thuộc về chân lý của con đường, chúng là hợp tạo và ngẫu sanh, được đặt nền trên nền tảng phổ quát của những dấu vết như là nguyên nhân cho tự do. Quả của tự do đặt nền trên tinh túy (Rigs), như sự sáng tỏ của mặt trời bởi vì sự tan mây đặt nền trên chính mặt trời...

Trong Tâm, nó vốn tự do như hư không, hiện diện một cách nguyên sơ những cõi tịnh độ và những phẩm tính của chư Phật trong hình thức hai dòng, chúng là bản tánh đức hạnh vô thủy (nghĩa là Phật tánh). Nó là căn bản của tự do, và nó là căn bản của niết bàn.

Về sự chứng đắc tự do, có bốn phương diện cần hiểu: (a) Căn bản của tự do là bản tánh thiết yếu hay tinh túy. (b) Nguyên nhân của sự tự do là phương tiện những đức hạnh phối hợp với giải thoát và phương tiện tịnh hóa những nhiễm ô khỏi bản tánh thiết yếu. (c) Kết quả của tự do là trở thành Phật tánh thoát khỏi mọi nhiễm ô và đạt được những phẩm tính của Phật tánh. (d) Phương diện cần thoát khỏi là tám thức với những thói quen của chúng, vì chúng đặt nền trên nền tảng phổ quát của những dấu vết.

Trong kinh điển mật thừa bốn phương diện này được biết là căn bản của sự tịnh hóa, phương tiện của sự tịnh hóa, kết quả của sự tịnh hóa và phương diện cần được tịnh hóa. Ngôn từ thì khác nhưng nghĩa của chúng không khác. Như thế, trên bản chất không giác ngộ của nền tảng phổ quát của những dấu vết, nguyên nhân của sanh tử bất tịnh với những thức và những phương diện đức hạnh hợp tạo đưa đến giải thoát, đều có vẻ đặt nền trên đó một thời gian lâu dài mà thực sự không được đặt nền (ở đâu cả). Từ quan điểm của chúng sanh, cõi giới tối hậu là căn bản của những phẩm tính của niết bàn, và nó được gọi là nền tảng phổ quát tuyệt đối. Tinh túy của nền tảng phổ quát tuyệt đối là tánh không, bản tánh của nó là sự sáng tỏ, lòng bi của nó (nghĩa là năng lực biểu lộ) là toàn khắp, và những phẩm tính của nó là thành tựu tự nhiên như những viên ngọc như ý. Nó không bị ô nhiễm cũng không lìa ô nhiễm. Nó là nghĩa tuyệt đối, sáng rỡ từ trạng thái bổn nguyên, cái thấy về sự không trộn lẫn và không chia tách của những thân và những trí huệ. Dù về quan điểm sự thanh tịnh của bản tánh của nó, nó được ví dụ như hư không, thoát khỏi những đặc tính, tánh không, không hợp tạo và v.v..., nó không phải không là gì cả, một rỗng không cùng cực, bởi vì nó là một trạng thái tự nhiên thành tựu của những thân sáng rỡ và những trí huệ, và nó sự giải thoát và tánh không của mọi yếu tố sanh tử.

Trong kinh Ghananyuha có nói:

Dĩa (mạn đà la) mặt trăng vô nhiễm

Hằng không vết dơ và tròn đầy.

Nhưng trong liên hệ với những ngày của thế giới

Nó được tri giác như có khuyết có đầy.

Cũng thế, nền tảng phổ quát tối hậu

Hằng ở với Phật tánh

Và tánh này dưới dạng nền tảng phổ quát

Đã được chỉ dạy bởi Như Lai

Những người ngu không biết nó,

Bởi vì những thói quen của họ, thậm chí thấy nền tảng phổ quát

Như là có những hạnh phúc và khổ đau Và những hành động và nhiễm ô phiền não. Bản tánh của nó là thanh tịnh và không nhiễm, Những phẩm tính của nó như những viên ngọc như ý,

Không có những biến dịch cũng không những diệt dứt.

Người nào thấu hiểu nó thì đạt giải thoát…

Có nhiều từ đồng nghĩa cho nền tảng phổ quát tối hậu theo căn bản, nguồn gốc và nguyên nhân cho giải thoát, như nền tảng phổ quát tối hậu, đức hạnh của bản tánh tối hậu vô thủy, Phật tánh, bản tánh, bản tánh quang minh của tâm, cõi giới tối hậu, nghĩa của tánh Như, cái Như tự nhiên thanh tịnh, trí huệ ba la mật v.v...

Phương diện những thói quen tập khí của sanh tử đặt nền trên tâm (Sems-Nyid, nghĩa là trạng thái trung tính của nền tảng phổ quát) được gọi là nền tảng phổ quát của những dấu vết. Tại sao? Bởi vì nó là căn cứ của sự tích tập những nghiệp đức hạnh, không đức hạnh, giải thoát và giác ngộ, chúng không hiện hữu trong bản tánh chân thật từ trạng thái bổn nguyên mà khởi lên một cách ngẫu sanh. Nó là căn bản của cả nghiệp thiện và bất thiện, bản chất của nó là vô minh, và nó trung tính đối với nghiệp thiện và bất thiện.

Một số người nói rằng nền tảng phổ quát không phải là vô minh bởi vì nó là căn bản của tất cả năm độc (gồm cả vô minh) cũng như của giác ngộ. Đó đích thực là một sự hiểu sai. Nó không phải là vô minh của năm độc. Mà nó là sự không giác ngộ bẩm sanh khởi lên từ lúc mê lầm dẫn vào sanh tử, và nó cũng được gọi là vô minh. Cũng thế nó cần được khảo sát xem nó có là căn bản của giác ngộ hay không. Nó không phải là căn bản của cả tinh túy lẫn trí huệ của Phật, bậc sở hữu hai sự thanh tịnh, sự thanh tịnh từ trạng thái bổn nguyên và sự thanh tịnh thoát khỏi những nhiễm ô ngẫu sanh, bởi vì nền tảng phổ quát phải chuyển hóa thành trí huệ. Kinh Sưarnaprabhasottama nói “Nền tảng phổ quát được chuyển hóa là tinh túy, thân tối hậu.”

Trong Byung-bZhi Zad-Pai rGyud có nói “Nền tảng phổ quát đã tịnh hóa là cõi giới tối hậu.” Nền tảng phổ quát của những dấu vết không phải là căn bản của bản tánh (Khams), vì nó chỉ là căn bản hay nguyên nhân của sự thoát khỏi những nhiễm ô. Thế nên chức năng của nó không gì khác hơn chỉ là căn bản của sự trở nên giác ngộ qua tu hành trên con đường hợp tạo tích tập công đức và trí huệ. Những tích tập đó thuộc về phạm trù “chân lý của con đường”, và chúng là tạm thời và như huyễn, bởi vì chúng đặt nền trên nền tảng phổ quát của những dấu vết. Sự tu hành làm tổn hại cho nền tảng phổ quát của những dấu vết như thế nào khi dựa trên nó? Như ngọn lửa đặt nền trên sáp thiêu hủy chính sáp và ngọn lửa đặt nền trên gỗ thiêu cháy chính gỗ, bằng cách đặt nền trên nền tảng phổ quát của những dấu vết, con đường của hai sự tích tập tịnh hóa những thói quen của sanh tử và xóa hết những vết dơ khỏi bản tánh thiết yếu, và khiến giác ngộ được đạt đến trọn vẹn, như nó vốn là một cách nguyên sơ. Bởi thế, hai sự tích tập được xem là những điều kiện thanh tịnh. Từ đó, những đối trị, những phương tiện của những tịnh hóa (hai sự tích tập) cũng sẽ bị thiêu rụi bởi vì chúng là những đức hạnh do tâm thức nghĩ ra...

Trong Madhyamakavatara có nói “An lạc (thành tựu) do thiêu sạch toàn bộ nhiên liệu của những chủ đề để tìm hiểu là thân tối hậu của chư Phật...”

Những đồng nghĩa với nền tảng phổ quát của những dấu vết là không giác ngộ bẩm sinh (vô minh bẩm sinh), sự che ám vô thủy, tối tăm vĩ đại, sự không biết′ hiện diện một cách bổn nguyên v.v...

Tâm (Sems-Nyid), cõi giới vô thủy, hiện diện như hư không: từ quan điểm giải thoát đặt nền trên nó, nó được biết như là nền tảng phổ quát tối hậu và từ quan điểm nó là căn cứ của sanh tử, nó được biết như là nền tảng phổ quát của thói quen tập khí. Và từ cõi giới vô thủy, hạnh phúc và khổ đau của đủ loại hình tướng xuất hiện của sanh tử và niết bàn, và những lỗi lầm và đức hạnh khởi lên. Trong bình giảng về Uttaratantra có nói:

Cõi giới tối hậu của thời gian vô thủy vô chung Là chỗ ở của tất cả các pháp.

Nhờ sự hiện diện của Nó (trong họ), mỗi một chúng sanh

Có thể đạt được niết bàn.

---o0o---

Ảnh: nguồn Internet.

Bài viết liên quan