QUÁN TRÓI, MỞ (TRIỀN GIẢI) – LUẬN TRUNG QUÁN – PHÁP SƯ ẤN THUẬN GIẢNG

QUÁN TRÓI, MỞ (TRIỀN GIẢI)

LUẬN TRUNG QUÁN – PHÁP SƯ ẤN THUẬN GIẢNG

-----o0o-----

Giả sử nói có trói buộc và giải thoát, vậy nên quan sát xem buộc là buộc thế nào, thoát là thoát làm sao?
QUÁN TRÓI, MỞ (TRIỀN GIẢI) – LUẬN TRUNG QUÁN – PHÁP SƯ ẤN THUẬN GIẢNG

Nhược thân danh vi phược.

Hữu thân tắc bất phược

Vô thân diệc bất phược

Ư hà nhi hữu phược

Nhược hà phược tiêu phược

Tắc ưng phược khả phược

Như tiên thực vô phược.

Dư như khứ lại đáp.

 

Dịch nghĩa:

Nếu thân gọi là trói

Có thân thời không trói

Không có thân cũng không trói

Vậy nơi nào có trói

Nếu bị trói trước năng trói

Ắt nên trói cái bị trói

Nhưng thực trước không có năng trói

Các việc còn lại như đáp ở khứ lai

 

Giả sử nói có trói buộc và giải thoát, vậy nên quan sát xem buộc là buộc thế nào, thoát là thoát làm sao? Quả như nói thân thể của ngũ thủ uẩn “gọi là buộc” như vậy, “có thân” sẽ “không buộc”. Buộc là động tác, muốn vậy cần có năng buộc để buộc sở buộc, thì mới gọi buộc. Chỉ độc nhất mỗi thân ngũ uẩn, không năng sở gì cả, sao có thể nói buộc? Như dao không tự chặt dao, cũng thế, ngón tay không tự chỉ ngón tay. Hoặc giả nói: Thân ngũ thủ uẩn có trước, là năng buộc, chưa có sở buộc; thân ngũ thủ uẩn có sau, là sở buộc, chưa có năng buộc. Trước sau chẳng kịp nhau, năng sở chăng tương quan, vì vậy có thân cũng có thể nói không có trói buộc. Có thân còn không thể buộc, “vô thân” đương nhiên càng không có năng buộc sở buộc của “việc” buộc. Muốn nói trói buộc thì không ngoài có thân và không có thân. Có thân, không có thân, đều không thành lập được trói buộc. Vậy có cái gì để có thể buộc? Cho nên tụng nói “Vậy nơi nào có trói”.

Người chủ trương có buộc nói: Anh căn bản không hiểu trói buộc của thân thể ngũ thủ uẩn như thế nào. Đương nhiên một pháp thì không có buộc; nhưng thân ngũ thủ uẩn không phải một pháp. Nó có đến năm loại, đặc biệt là trong hành uẩn càng có thêm nhiều pháp. Phiền não trong hành uẩn, nhất là ái và thủ, hai thứ này hay trói buộc thân ngũ thủ uẩn. Trói (phược) có tương ưng phước, sở duyên phược khác nhau: Ái, thủ v.v... các phiền não cùng tương ưng với tâm tâm sở pháp, thì gọi là tương ưng phược; Tâm pháp hữu lậu ái, thủ, duyên lự đến các pháp hữu lậu, thì gọi là sở duyên phược. Trong tương ưng phược và sở duyên phược này, có thể nói có sai biệt về năng phược sở phược. Phiền não năng phược là công cụ trói buộc, do cái hay trói buộc này mà cái kia bị buộc, mới thành hiện thực của trói buộc. Lối giải thuyết này không tránh khỏi sai lầm. Vì sao? Giả sử ngay “trước” khi có thể buộc (tức sở phược) thì đã có một cái năng “phược”, vậy hoặc có thể nói là năng (hay) “buộc cái bị buộc”. Nhưng trên sự thực, ngay sở phược (bị buộc) của cái trước tiên, thực tại không có một cái năng “phược” nào. Năng phược đã chẳng xảy ra trước sở phược, vậy sao có thể có buộc? Nếu (năng, sở) nhất thời cùng sinh, tức mất đi quan hệ năng sở. Các hành khác sẽ giải đáp - giống như phẩm Khứ-Lai, đây nhắc lại là đã buộc không có buộc, chưa buộc cũng không có buộc, lìa đã buộc và chưa buộc, thì lúc buộc (phược thời) cũng không có buộc.

 

Phược giả vô hữu giải

Bất phược diệc vô giải

Phược thời hữu giải giả

Phược giải thị nhất thời

Nhược bất thọ chư pháp

Ngã đương đắc Niết bàn

Nhược nhân như thị giả.

Hoàn vi thọ sở phược.

 

Dịch nghĩa:

Bị trói không có mở.

Không buộc cũng không mở

Lúc buộc có cái mở

Át buộc mở cùng lúc.

Nếu không chấp thọ các pháp.

Ta sẽ đắc Niết bàn.

Nếu người nghĩ như vậy.

Bị chấp thọ buộc lại.

 

Từ trong trói buộc mà tìm giải thoát, đại để phải dùng trí tuệ đẩy lùi phiền não. Trí tuệ là năng giải, phiền não là sở giải. Như một người có sở đắc về quán giải thoát, cho rằng thực thi năng sở đều không thể thành lập. Xin hỏi: Thế nào gọi là giải thoát? Có phải giải thoát người từng bị trói buộc? hay giải thoát người không bị trói buộc? Hay giải thoát người đang lúc bị trói? Từng bị “trói”, thì “không có giải” thoát, nhân vì từng bị phiền não trói buộc thì đã thành quá khứ, mất đi tác dụng trói buộc, vậy dùng trí tuệ để giải thoát cái gì? Huống nữa phiền não trói buộc là ở quá khứ, trí tuệ là ở hiện tại, trí tuệ không có năng lực để giải thoát quá khứ. Còn như chưa từng bị “buộc” lại càng “vô giải’ thoát. Ngay lúc đương “trói”, cũng không thể nói có trí tuệ năng “giải”; như có trí tuệ năng giải, thành ra trói buộc và giải thoát cả hai đồng thời tồn tại. Trói và mở tương phản nhau, có buộc thì không phải là mở, có mở thì không phải là buộc, vậy buộc và mở làm sao diễn ra cùng lúc tồn tại? Vì vậy, huệ giải và hoặc phược mà đồng thời tức trái chống nhau, còn khác thời thì không tương cập. Có thể những gì trình bày trên là cách nói ám dụ, chủ ý là dùng Tánh không để quan sát (Sự) giải thoát.

Có người nói như vầy: Như “chẳng thọ” chẳng thủ chẳng trước tất cả các pháp, tâm ly phiền não; “tôi sẽ” chứng đắc vô dư Niết bàn một cách rốt ráo ở tương lai. Tiền ngũ uẩn diệt xong, sau không còn tái sinh, thế là an nhiên tịch tính, như vậy có thể nói là giải thoát! Vậy, cớ sao phá luôn cả giải thoát ? Như “người” nào sinh khởi quan niệm vừa nêu, người đó “vẫn” “bị thọ sở phược”, và chẳng từng đến được Niết bàn chân cam lồ vị. Nhân vì không trước sinh tử, nhưng lại chấp thủ đối với Niết bàn, bởi cho rằng thực có Niết bàn giải thoát khả đắc, vậy bị sở phước bởi Niết bàn kiến. Đây có thể nói là “đáo phong thú hác” (trốn đỉnh gặp hố). Vì thế nên cứ chạy rong trong biển tử sinh, không vào được tịnh tĩnh Niết bàn! Niết bàn tức tất cả pháp như tướng, như huyễn, như hóa, Niết bàn là rốt ráo không tích, không chút tơ hào chủ tướng có thể có. Ở đây ngoài chuyện sinh tử, đặc biệt có người nghĩ là có thực tại an nhiên khoái lạc của Niết bàn, có thể đạt đến, có thể chứng nhập. Đây chẳng qua vì dẫn dụ chúng sinh xa lìa vọng chấp, Phật phương tiện nói có Niết bàn. Như liễu đạt các pháp là như huyễn như hóa, sinh tử là như huyễn hóa, tức đương tướng sinh tử là Niết bàn, tướng này xưa nay tịch tĩnh; Như vậy có thể nói sau khi không còn chấp thụ các pháp, tôi sẽ chứng đắc Niết bàn được chứ? Tụng trước nhắm vào hữu vị nói có giải thoát, tụng này nhắm vào vô vị mà nói giải thoát. Hai cách nói trên, dường như nói cả hai đều thực có, nhưng dùng chính kiến tánh không để quan sát, thì căn bản cả hai đều không thể thành.

 

Bất ly ư sinh tử

Nhi biệt hữu Niết bàn.

Thực tướng nghĩa như thị

Vận hà hữu phân biệt.

 

Dịch nghĩa:

Không xa lìa khỏi sinh tử

Để riêng có Niết bàn.

Thực tướng nghĩa như vậy

Làm sao có phân biệt.

 

Sinh tử và Niết bàn, hệ phược (trói buộc) và giải thoát, đây không là bất đồng tự nhiên giữa hai pháp. Sinh tử ấy là Niết bàn, trói buộc ấy là giải thoát, “không thể nói lìa khỏi sinh tử để “riêng có Niết bàn”, cũng như tách khỏi trói buộc để được giải thoát riêng. Nhân vì ngay trong các pháp thực tướng nghĩa, tất cả tất cả đều bình đẳng bình đẳng, không hai không khác. Như ngay trong sinh tử trói buộc mà thông đạt tánh không, đấy chính là Niết bàn giải thoát; giả sử lìa bỏ sinh tử để tìm Niết bàn chân chính, cách ly trói buộc để biệt cầu giải thoát, Niết bàn giải thoát tức thì trở thành sinh tử trói buộc, Niết bàn, giải thoát cũng tức là tất cả pháp rốt ráo tánh không, mọi hí luận đều dứt bặt. Vì dẫn dụ kẻ sơ cơ, khuyến khích họ xa lìa sinh tử nhập vào Niết bàn, chứ chả lẽ có cái khả xả khả thủ được sao! Do vậy, kinh Pháp Hoa nói: “Thử diệt phi chân diệt” (nói cái này diệt, kỳ thực không có cái gì là diệt), mà là “hóa thành”. Không thể liễu đạt thực tướng của rốt ráo tánh không, sẽ không hiểu trong rốt ráo không tất cả vô ngại; chấp có Niết bàn thường lạc ngã tịnh ở ngoài sinh tử, đấy là “người tăng thượng mạn”. Kinh Pháp Hoa nói: “sinh tử chẳng tạp loạn, Niết bàn phi tịch tĩnh”. Có thể thấy sinh tử tịch tĩnh, vốn chẳng có tướng trói buộc khả đắc. Chúng ta sở dĩ có sinh tử trói buộc, chẳng qua là do chúng ta nhận thức sai lầm mà tạo thành. Mặt khác, Niết bàn bất ly vạn hữu, đâu phải tịch tĩnh được tưởng tượng do bởi người tự cho là mình sở đắc (chúng sinh vọng thấy sinh tử tạp loạn, nên phương tiện giả nói Niết bàn tịch tĩnh; từ cứu cánh thực tướng nghĩa mà nói, làm gì có đủ loại phân biệt như: sinh tử, Niết bàn, trói buộc, giải thoát? Đại thừa Phật pháp kiến lập vô trụ Niết bàn (Niết bàn không chỗ trụ), ý ban đầu của từng là vậy chứ chẳng có gì khác.

-----o0o-----

Trích: “Luận Trung Quán”.

Tác giả: Pháp Sư Ấn Thuận Giảng.

Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Tâm Trí.

NXB Hồng Đức – 2016.

Ảnh nguồn: Internet.

Bài viết liên quan