THAY ĐỔI CÁCH NHÌN CHỨ KHÔNG THAY ĐỔI NGƯỜI KHÁC - TAKESHI FURUKAWA - MÌNH LÀ CÁ VIỆC CỦA MÌNH LÀ BƠI

THAY ĐỔI CÁCH NHÌN CHỨ KHÔNG THAY ĐỔI NGƯỜI KHÁC

TAKESHI FURUKAWA - MÌNH LÀ CÁ VIỆC CỦA MÌNH LÀ BƠI

---o0o---

"Nếu bạn giúp đỡ người khác bằng cả tấm lòng thì nhất định bạn cũng sẽ được người khác giúp đỡ lại. Đây chính là một trong số những phần thưởng đẹp nhất của đời người" (Ralph Emerson - Triết gia người Mỹ)
THAY ĐỔI CÁCH NHÌN CHỨ KHÔNG THAY ĐỔI NGƯỜI KHÁC - TAKESHI FURUKAWA - MÌNH LÀ CÁ VIỆC CỦA MÌNH LÀ BƠI

THAY ĐỔI CÁCH NHÌN CHỨ KHÔNG THAY ĐỔI NGƯỜI KHÁC

TAKESHI FURUKAWA - MÌNH LÀ CÁ VIỆC CỦA MÌNH LÀ BƠI

---o0o---

"Nếu bạn giúp đỡ người khác bằng cả tấm lòng thì nhất định bạn cũng sẽ được người khác giúp đỡ lại. Đây chính là một trong số những phần thưởng đẹp nhất của đời người" (Ralph Emerson - Triết gia người Mỹ)

 

* Chấp nhận sự "khác biệt"

Theo nhà tôn giáo học Hiro Sachiya, câu chuyện cổ tích Thỏ và rùa được lý giải khác nhau ở các nước khác nhau.

Phần lớn người Nhật đều rất thích chú rùa, người đã rất kiên trì, nỗ lực, không lười biếng, coi trọng chiến tháng trong cạnh tranh và cuối cùng đã giành chiến thắng.

Trong khi đó, khi người Ấn Độ nghe xong câu chuyện này, họ đều nhất trí cho rằng "rùa thật xấu xa"

Khi được hỏi tại sao thì họ trả lời rằng: "Tại sao rùa lại nhân lúc thỏ đang ngủ để bắt đầu? Nếu rùa gọi một tiếng thì có phải là tình cảm hơn không? Rùa không quý trọng tình bạn"

Một người khác cũng nói: "Có thể thỏ lúc đấy đang mệt vì bệnh. Nếu không đánh thức thỏ dậy thì ta không biết thỏ bị bệnh hay lười biếng. Người Nhật thật đáng ghét khi thấy rùa tốt mà không gọi thỏ dậy"

Chỉ một câu chuyện thôi, nhưng nếu cách nhìn khác nhau thì cách lý giải cũng sẽ rất khác nhau rồi.

Ta không thể phán xét xem người Nhật và người Ấn Độ, người nước nào tốt, người nước nào xấu. Đây đơn giản chỉ là vấn đề cách nhìn nhận khác nhau mà thôi.

Tuy nhiên, trong các mối quan hệ với công việc hay đời sống cá nhân lại nảy sinh ra nhiều điều khác nhau như thế.

Khác biệt về tính cách có thể dẫn đến những ý kiến khác nhau như "làm gì có kiểu nói ấy", "tôi muốn cậu lắng nghe nhiều hơn", "người không có tính hợp tác", "kẻ ích kỷ", "người không có tính độc lập"...

Trong các khóa đào tạo, tôi đã sử dụng phần mềm phân loại giao tiếp (do công ty cổ phần Coach A phát triển) và tìm ra sự "khác biệt" giữa các loại giao tiếp:

Có bốn loại giao tiếp như dưới đây:

+ Controller (Tự phán quyết): Muốn định hướng sự việc theo suy nghĩ của bản thân

+ Promoter (Ảnh hưởng đến người khác): Muốn tạo ra những câu chuyện vui vẻ với nhiều người.

+ Analyzer (Tính chính xác): Muốn cuộc hội thoại mang tính thận trọng, hoàn hảo.

+ Supporter (Tính hợp tác): Muốn vừa hỗ trợ mọi người vừa thức đẩy sự việc

Qua những lần nói chuyện, phát biểu ý kiến với từng nhóm, tôi nhận ra rằng tôi vẫn luôn thông qua giá trị quan của bản thân để nhìn nhận đối phương.

Tôi từng có một cấp trên vô cùng đáng ghét. Cứ mỗi lần đến ngày phải báo cáo là tôi lại bị nói "tôi chả hiểu cậu nói gì cả", và thực sự mỗi ngày đi làm là một ngày mệt mỏi.

Tuy nhiên, sau khi biết đến các loại giao tiếp này, tôi lựa chọn giải thích bằng những ví dụ cụ thể cho sếp và được khen là dễ hiểu. Ngoài ra, sau khi biết được biểu hiện nhăn mặt là đặc trưng của nhóm Analyzer thì tôi đã bắt đầu hiểu được cấp trên của mình.

Chúng ta luôn có xu hướng thích những người có cùng quan điểm với bản thân và xa lánh những người có cách suy nghĩ khác mình.

Tuy nhiên, trong công việc, chính sự kết hợp giữa những người có giá trị quan khác nhau mới có thể tạo ra hiệu quả lớn.

Vì vậy, chúng ta cần phải tôn trọng những "khác biệt" và hợp tác cùng với những người có tính cách khác biệt.

Điều quan trọng không phải bạn thay đổi đối phương mà là thay đổi cách nhìn và chấp nhận sự khác biệt giữa đối phương và bản thân.

Phương pháp Chấp nhận sự khác biệt

a. Có cái nhìn đa chiều để nhìn nhận sự "khác biệt"

Con người thường có xu hướng lý giải đối phương thông qua chính bản thân mình. Để có thể nhìn nhận bản thân và cả đối phương một cách khách quan, bạn cần phải tăng thêm nhiều góc nhìn hơn.

Bạn có thể sử dụng nhiều lại công cụ phân loại tính cách như "Enneagram", "Egogram", "Commutication Type Inventory" hay "Caliper Profile"... để hiểu rõ bản thân mình và nhìn đối phương dưới những góc độ khác nhau.

b. Quan sát và tiếp nhận

Dù bạn có cái nhìn đa chiều để nhìn nhận "sự khác biệt" thì cuối cùng vẫn là mỗi người một vẻ. Vậy nên bạn cần thường xuyên quan sát đối phương. Khi quan sát đối phương, bạn sẽ nâng cao được năng lực tiếp nhận, không phải "khoảng cách" mà là tiếp nhận sự "khác biệt" bao gồm cả sở trường sở đoản của đối phương. Điều này cũng giống như khi bạn chấp nhận chính con người bạn vậy.

Có cái nhìn đa chiều để nhận thấy sự "khác biệt"!

“ Người bạn ghét có tính cách gì đặc biệt?

Tiếp xúc với ngươi đó như thế nào để cả bạn và đối phương đều thấy thoải mái.?”

---o0o---

Trích: “Mình Là Cá Việc Của Mình Là Bơi”

Takeshi Furukawa

Dịch: Như Nữ

Nhà Xuất Bản Thế Giới – 2018

Ảnh: nguồn internet

Bài viết liên quan