THOÁT KHỎI SỰ ĐỒNG HÓA CHÍNH MÌNH VỚI THÂN XÁC NÀY

THOÁT KHỎI SỰ ĐỒNG HÓA CHÍNH MÌNH VỚI THÂN XÁC NÀY

Ý THỨC VÀ CÁI TUYỆT ĐỐI - SRI NISARGADATTA MAHARAJ

Người dịch: Vũ Toàn

---o0o---

Ông phải tìm ra thân xác này là cái gì, lúc đó thì công việc hoàn tất. Thoạt tiên thân xác này rất nhỏ bé. Ý thức xuất hiện trong thân xác, rồi thân xác nhỏ bé phát triển thành một thân xác lớn hơn.
THOÁT KHỎI SỰ ĐỒNG HÓA CHÍNH MÌNH VỚI THÂN XÁC NÀY

Ngày 2 tháng 5 năm 1981

Người Hỏi: Thoát ra khỏi hấp lực của sự đồng hóa chính mình với thân xác này quả thật là khó.

Maharaj: Ông phải tìm ra thân xác này là cái gì, lúc đó thì công việc hoàn tất. Thoạt tiên thân xác này rất nhỏ bé. Ý thức xuất hiện trong thân xác, rồi thân xác nhỏ bé phát triển thành một thân xác lớn hơn.

Cái thân nguyên nhân (causal body) rất nhỏ bé đó cần phải được biết rõ. Bằng thiền quán ông có thể biết nó. Đặc tính của thân nguyên nhân đó tiếp nhận sự xuất hiện của ý thức và hình tướng. Trong thế giới này có rất nhiều chủng loại, với đủ mọi kích thước; lúc đầu kích thước của mỗi chủng loại như thế nào?

Vào lúc ông cảm thấy biết lần đầu tiên thì ý thức không tĩnh; nó là một trạng thái liên tục, giống như một bánh xe chuyển động. Tâm điểm của bánh xe, tức trục xe, thì không chuyển động. Khi ông di chuyển từ tâm trục xe ra ngoại vi thì chuyển động tăng dần, có phải thế không? Tương tự như thế, sự khởi đầu của ý thức cũng giống như tâm điểm của bánh xe, điểm đó không thay đổi, bất biến. Trong con người nó là nguyên lý bất biến. Từ ngày Ta được sinh ra cho đến khi chết đi, nguyên lý ý thức đó luôn luôn có tại tâm điểm đó. Khi ông hội nhập vào thế giới, sự chuyển động gia tăng. Quan sát tâm điểm đó, quan sát sự chuyển động của ý thức. Chaitanya và Chetana, tâm điểm bất động của bánh xe quan sát sự chuyển động của ý thức. Cái quan sát sự chuyển động thì hầu như bất động.

Để tạo ra các hoạt động của thế giới - sự chuyển động - ý thức phải truyền dẫn. Nếu không có ý thức thì không có chuyển động trong thế giới.

Tương tự như thế, ông phải trở nên an định trong một vị trí ít động hơn, gần tâm điểm. Khi ông xa lìa tâm điểm đó, cái động sẽ xâm chiếm.

---o0o---

Trích: Ý Thức và Cái Tuyệt Đối

Tác giả: Sri Nisargadatta Maharaj

Người dịch: Vũ Toàn

NXB Đồng Nai

Ảnh nguồn internet

Bài viết liên quan