TÍNH KHÔNG THỂ TÁCH RỜI CỦA CÁC PHẨM TÍNH - Trích “LUẬN PHẬT TÍNH” (UTTARA – TANTRA)  - Thrangu Rinpoche luận giải

TÍNH KHÔNG THỂ TÁCH RỜI CỦA CÁC PHẨM TÍNH

Trích “LUẬN PHẬT TÍNH” (UTTARA – TANTRA)  - Thrangu Rinpoche luận giải – Đỗ Đình Đồng dịch

--o0o--

ính bất khả phân ly của bốn phẩm tính này tương tự như mặt trời và ánh sáng của mặt trời bởi vì người ta không thể có cái này mà không có cái kia
TÍNH KHÔNG THỂ TÁCH RỜI CỦA CÁC PHẨM TÍNH - Trích “LUẬN PHẬT TÍNH” (UTTARA – TANTRA)  - Thrangu Rinpoche luận giải

 

85. Vắn tắt, vì nghĩa của

hư không không cấu uế

chia thành bốn khía cạnh,

pháp thân và vv.

 nên biết như là bốn

 từ đồng nghĩa của nó.

86. Pháp thân thì không thể

tách rời phẩm tính Phật,

đạt được tiềm năng ấy,

y như nó hiện hữu,

chân tính thì chẳng giả

 cũng chẳng không đáng tin,

ngay từ đầu đã có

tính tịch nhiên ấy rồi.

87. Phật tính: mọi khía cạnh

của chân ngộ toàn hảo.

Niết-bàn là sạch hết

mọi bất tịnh, tiềm tàng

Xét theo nghĩa cao nhất,

những cái này không khác.

Đặc tính của giải thoát

không lìa các phẩm tính

đầy đủ, vô số,

không thể nghĩ bàn,

và không cấu uế.

Giải thoát như vậy là Như lai.

 

Phật tính được đặt cho bốn tên gọi khác nhau: pháp thân, như lai, đệ nhất nghĩa đế, và niết-bàn vô thượng. Nó được gọi là “pháp thân” bởi vì nó là chân tính của tất cả các pháp. Nó được gọi là “như lai” bởi vì nó là kết quả tối hậu của sự thấy cái gì ở đó. Nó được gọi là chân lý của những người giác ngộ hay “đệ nhất nghĩa đế” bởi vì những người giác ngộ thấy các pháp như thực. Nó được gọi là “niết-bàn chân thực tối hậu” bởi vì nó ở bên kia sự khổ của luân hồi.

Tính bất khả phân ly của bốn phẩm tính này tương tự như mặt trời và ánh sáng của mặt trời bởi vì người ta không thể có cái này mà không có cái kia. Pháp thân, Như Lai, chân lý tối thượng (đệ nhất nghĩa đế), và niết-bàn vô thượng là không thể phân ly trong giai đoạn của người thường, bồ-tát, và chư Phật.

 

Khi chứng được Tính giác thì không có niết-bàn nào khác ở bên kia Tính giác và không có chân lý nào khác. Một cách chi tiết hơn:

Hư không không ô nhiễm được chia thành bốn khía cạnh: pháp thân, Như Lai, chân lý tối thượng, niết-bàn tối hậu. Pháp thân (dharmakāya) là tổng số tất cả những phẩm tính của Phật (mười lực, bốn vô úy, v.v...) và đây là những cái bất khả phân ly. Thuật ngữ “Như Lai” (tathāgata) dùng để chỉ rằng ngay từ đầu căn cơ Phật đã có bên trong tất cả chúng sinh. Thuật ngữ “chân lý tối thượng” chỉ rằng chân tính thì luôn luôn hiện diện và không chứa bất cứ sự hư ngụy nào. Thuật ngữ “niết-bàn” có nghĩa là ở bên kia đau khổ bởi vì bản tính này hoàn toàn không có bất tịnh nào hết, như thế không có đau đớn hay đau khổ.

 

Trong Phật tính, tất cả mọi dạng thái tri kiến đều là Phật. Tất cả những dạng thái tri kiến có nghĩa là đạt được tri kiến như thị và tri kiến sai biệt và cũng loại bỏ hoàn toàn tất cả những bất tịnh và dấu vết tối hậu được tiêu biểu bằng của nghiệp. Sự chứng đắc Phật là tri kiến viên mãn và niết-bàn là thanh tịnh viên mãn. Tuy nhiên, Phật và niết-bàn là bất khả phân ly theo nghĩa tối hậu.

Giải thoát là sự chứng ngộ trực tiếp các pháp bằng cách thấy chúng như thực. Giải thoát có những đặc tính là không thể phân ly, vô số, không thể suy nghĩ, và không ô nhiễm. Tất cả những phẩm tính này đầy đủ trong pháp thân.

Thí dụ thứ nhất minh họa rằng khi thiếu một phần nào trong các phần ấy, thì cái toàn thể không thể hiện hữu được. Thí dụ thứ hai cho thấy tính bất khả phân ly của các phần khác nhau của một toàn thể.

Ảnh: nguồn internet

Bài viết liên quan