BUỔI GIAO LƯU - Nói Chuyện Thú Vị Như Người Nhật – Teruyuki Yoshida Nguyễn Phương Hoa dịch

BUỔI GIAO LƯU

Nói Chuyện Thú Vị Như Người Nhật – Teruyuki Yoshida

Nguyễn Phương Hoa dịch

---o0o---

Thắng thua được quyết định bởi “sự quan tâm” hơn là “lời đùa giỡn”. Tại buổi giao lưu, người biết làm thế nào để khơi mào và khuấy động mọi người thường được cho là thú vị. Buổi giao lưu là nơi mà mọi người đều hào hứng nhiệt tình, vì vậy “sự đùa giỡn” sẽ tạo bầu không khí vui vẻ, sôi nổi. Tuy nhiên, cần lưu ý một điểm, cũng có lúc mọi người đều cười...
BUỔI GIAO LƯU - Nói Chuyện Thú Vị Như Người Nhật – Teruyuki Yoshida Nguyễn Phương Hoa dịch

Thắng thua được quyết định bởi “sự quan tâm” hơn là “lời đùa giỡn”.

Tại buổi giao lưu, người biết làm thế nào để khơi mào và khuấy động mọi người thường được cho là thú vị. Buổi giao lưu là nơi mà mọi người đều hào hứng nhiệt tình, vì vậy “sự đùa giỡn” sẽ tạo bầu không khí vui vẻ, sôi nổi. Tuy nhiên, cần lưu ý một điểm, cũng có lúc mọi người đều cười đùa, nhưng thực chất lại làm tổn thương một số người. Ví dụ:

Nữ: Tuần nào tôi cũng đến những buổi giao lưu của những giám đốc doanh nghiệp IT hoặc cầu thủ bóng chày.

Nam: Đi nhiều thế mà cô vẫn chưa tìm được người đàn ông nào tốt sao? (Nói đùa).

Sự đùa cợt của anh chàng này có chút ghen tị trong đó. Nghe qua thì có vẻ như đang đùa vui một cô gái thường xuyên tiếp xúc, giao lưu trong môi trường có nhiều nam giới mà vẫn lẻ bóng, nhưng nếu nhìn từ vị trí của người phụ nữ thì có vẻ anh ta đang chỉ trích rằng cô rất “không hấp dẫn”. Họ đang nhìn nhầm rằng việc này là thú vị. Nếu nói một câu đùa giỡn như vậy, tuy có thể làm câu chuyện hào hứng hơn và bạn được mọi người hùa về để khuấy động không khí, thế nhưng vô hình trung bạn lại khiến người khác bị tổn thương. Thực ra, điều quan trọng nhất tại các buổi giao lưu là sự “quan tâm” chứ không phải “đùa giỡn”. Nếu là nam giới, hãy đưa ra chủ đề nào đó để kết nối với những người không mấy tham gia vào câu chuyện, còn nếu là nữ giới, hãy chú ý mọi người có đồ uống chưa, chính những điểm bên ngoài câu chuyện đó sẽ trở thành nhân tố quyết định sự thành công của buổi giao lưu.

Không chỉ trong các buổi giao lưu, ở chốn công sở cũng như vậy. Có được mọi người yêu mến hay không là nhờ vào sự “quan tâm” một cách tinh tế. Ví dụ, với người có tâm trạng không tốt, bạn có thể đến gần họ và nhẹ nhàng hỏi: “Có chuyện gì à?”, được ai đó lấy hộ giấy tờ thì ngay lập tức cảm ơn.

Để trở thành một người thú vị, được mọi người chấp nhận, điều quan trọng đầu tiên là phải trở thành người dễ mến trong mắt mọi người. Ở điểm này, điều mấu chốt là bạn có cảm nhận được bầu không khí và suy nghĩ, cảm xúc của đối phương hay không. Thêm nữa, cũng có khi câu chuyện trở nên thú vị, bất ngờ hơn khi bạn đưa ra chủ đề có thể kết nối với những người ít nói trong nhóm. Giả sử, khi nói: “Mọi người chờ một chút. Hãy hỏi ý kiến anh/chị B nữa. Anh/chị nghĩ sao?”, đôi khi lời nói lí nhí của người đó lại mang đến những tràng cười thú vị.

- Thế anh/chị B thấy Tokyo hay Osaka thú vị hơn?

- À, tôi lại thích Nagoya hơn cả.

Có nhiều trường hợp, vì không tham gia nhiều vào câu chuyện mà người ta lại trả lời một cách khách quan hoặc quan điểm có chút khác biệt đến không ngờ. Quả nhiên, những người luôn cố pha trò và làm cho bản thân hấp dẫn chắc chắn không thể trở thành “người thú vị”. Mọi người có thể cười lên vì hưng phấn, nhưng sau đó họ sẽ không nghĩ “người này là người thật tính”.

Trường hợp đó, chỉ có thể là bởi bạn muốn được người khác giới nghĩ rằng “người đó là người tốt”. Bởi vậy, cách tốt nhất là bạn nên từ từ nói chuyện, đồng thời lắng nghe và thấu hiểu câu chuyện của đối phương, lấy giúp đồ uống hay quan tâm đến những điều nhỏ nhặt, chính những điểm đó sẽ khiến họ nghĩ rằng “người này thật tốt”. Vì vậy, “hài hước mới tốt” không phải lúc nào cũng đúng. Đây là điều mà bạn không nên nhầm lẫn.

Công thức 37: Trong cuộc nói chuyện sôi nổi, đừng đánh mất mục đích của mình

---o0o---

Trích: Nói Chuyện Thú Vị Như Người Nhật

Tác giả: Teruyuki Yoshida

Nguyễn Phương Hoa dịch

NXB. Thanh Niên

Ảnh: nguồn Internet

Bài viết liên quan