CÁCH NHÌN VÀO THẾ GIỚI PHẢN ÁNH CHÍNH BẢN THÂN - ĐỌC VỊ TÂM TRÍ - TS DAVID J. LIEBERMAN

CÁCH NHÌN VÀO THẾ GIỚI PHẢN ÁNH CHÍNH BẢN THÂN

ĐỌC VỊ TÂM TRÍ - TS DAVID J. LIEBERMAN

Dịch: Quế Chi

---o0o---

 Ralph Waldo Emerson từng viết: “Con người ta dường như không nhận ra rằng ý kiến của họ về thế giới cũng là một lời thú nhận về chính tính cách của họ.” Đây không chỉ là một lời châm biếm thông minh và còn là một nhận xét vô cùng thâm thúy về bản chất con người. Con người nhìn vào thế giới như là một sự phản ánh của chính bản thân họ. Nếu họ thấy thế giới là một...
CÁCH NHÌN VÀO THẾ GIỚI PHẢN ÁNH CHÍNH BẢN THÂN - ĐỌC VỊ TÂM TRÍ - TS DAVID J. LIEBERMAN

 Ralph Waldo Emerson từng viết: “Con người ta dường như không nhận ra rằng ý kiến của họ về thế giới cũng là một lời thú nhận về chính tính cách của họ.” Đây không chỉ là một lời châm biếm thông minh và còn là một nhận xét vô cùng thâm thúy về bản chất con người. Con người nhìn vào thế giới như là một sự phản ánh của chính bản thân họ. Nếu họ thấy thế giới là một nơi mục ruỗng, thì họ sẽ cảm thấy ở một mức độ nào đó, có thể là vô thức, rằng họ cũng mục ruỗng. Nếu họ nhìn thấy những con người lao động chân chính, thì tức là họ cũng thường xuyên thấy bản thân mình như vậy. Đó là lý do tại sao những kẻ lừa đảo là người đầu tiên kết tội người khác là lừa đảo.

Người xưa đã nói rằng: “Susie nhận xét về Sally thế nào thì bản thân Susie như thế ấy còn hơn cả Sally” hóa ra là một nền móng vô cùng vững chắc về mặt tâm lý. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi bạn yêu cầu ai đó đánh giá tính cách của một người nào đó - một đồng nghiệp thân cận, một người quen hoặc một người bạn - qua câu trả lời của họ bạn sẽ thấy ngay được tính cách và sức khỏe cảm xúc của chính họ. Thật vậy, những phát hiện đã cho thấy “một đồng đặc điểm tiêu cực có liên quan tới việc nhìn nhận người khác một cách tiêu cực.” Cụ thể là, mức độ từ tiêu cực mà người ta dùng để đánh giá về người khác và “khuynh hướng đánh giá tiêu cực về người khác cho thấy có khả năng tồn tại trầm cảm và nhiều chứng rối loạn tính cách”, trong đó có ái kỷ và hành vi chống đối xã hội. Tương tự, chúng ta nhìn nhận người khác tích cực như thế nào thì cũng liên quan tới việc chúng ta cảm thấy hạnh phúc, tử tế và ổn định cảm xúc ấy. Tầm nhìn hợp lý (không có cái tôi xen vào) cho chúng ta khả năng tập trung vào những điều tốt đẹp trong thế giới của mình và ở những người khác. Sự tập trung của chúng ta trở thành trải nghiệm, thành thực tại của chúng ta. Chúng ta chính là người ra quyết định đem gì vào trong nhãn quan của mình.

Cái tôi kể cho bạn nghe về thế giới của bạn, nó sử dụng sự nghiệm suy để điều chỉnh những gì đi vào và những gì bật ra khỏi nhận thức có ý thức của bạn. Ai đó càng yếu về cảm xúc thì càng phỉ báng thế giới xung quanh họ để bù đắp cho những thiếu sót của riêng họ và để dung dưỡng những bất an của chính họ. Do đó, cách đối xử của ai đó với bạn cũng phản ảnh chính sức khỏe cảm xúc của họ và nói lên mọi điều về họ và chẳng nói lên điều gì về bạn. Chúng ta trao đi tình yêu. Chúng ta trao đi tôn trọng. Nếu ai đó không yêu thương chính họ, thì bạn chờ đợi họ trả lại cho đời cái gì cơ chứ? Người có cảm xúc lành mạnh là người chân thành, chân thực với chính bản thân mình, người không phán xét mà chấp nhận người khác. Cái “tôi” đích thực tỏa sáng và nhận thức về thực tại của họ rõ ràng hơn. Khi lòng tự tôn của một người bị xói mòn và cái tôi của họ phình to, tầm nhìn của họ trở nên méo mó.

Ở đâu có khói, ở đó ắt có lửa

Nghiên cứu được in trong tờ Journal of Pediatrics (Tạp chí Nhi khoa) đã khảo sát đặc tính của nhiều chuông báo cháy bằng khói để xem cái nào phù hợp nhất để đánh thức trẻ. Họ nhận ra một hồi chuông báo cháy sử dụng giọng nói ghi âm của mẹ có khả năng đánh thức đứa trẻ cao gấp ba lần so với chuông báo cháy bình thường. Phản ứng này là do một cơ chế sàng lọc được đặt ngay ở cuống não, bệ kích hoạt dạng lưới (reticular activating system - RAS). RAS giữ cho chúng ta không bị quá tải bởi những kích thích không cần thiết để đảm bảo là chúng ta sẽ phản ứng với những gì quan trọng. Trong trường hợp chuông báo này, giọng nói của mẹ đã lọt qua cơ chế sàng lọc RAS vì với trẻ giọng mẹ là quan trọng. Mục tiêu của chúng ta (và, trong nhiều trường hợp, nỗi sợ của chúng ta) nói lên những gì mà chúng ta cho là quan trọng và liệu ta có vô thức loại bỏ hay ý thức chấp nhận cái gì đó.

Câu chuyện dựa trên cái tôi → hướng đến RAS → lọc bỏ thông qua nghiệm suy = tầm nhìn (những gì ta thấy và suy nghĩ của ta về chúng).

Giả sử khi đang nói chuyện ở một bữa tiệc cocktail, bạn nghe đâu đây một cuộc trò chuyện khác và dần để ý đến nó, rồi chuyển hướng chú ý của mình, bạn “tắt âm thanh” cái người đang ở trước mặt bạn và bắt đầu lắng nghe những gì người ta đang nói ở đằng xa kia. Đó cũng chính là lúc RAS đang hoạt động. Nó rất mạnh mẽ, như những gì nó thể hiện. Người ta đặt RAS của họ vào những gì ý nghĩa - và sự ý nghĩa ở đây được định nghĩa bằng những gì họ muốn thấy, cần thấy. Điều họ chú tâm vào đã bộc lộ bản chất con người họ và tầm nhìn của họ về cuộc sống.

Góc cờ bạc

Tôi đã nói từ trước rằng trong một ván bài ba cây (trong Texas Hold’em), nếu người chơi có bài tốt, anh ta sẽ đánh mắt đi chỗ khác sau khi đã nhìn lướt vào quân bài của mình. Nếu anh ta làm tương tự với những thẻ cược của mình sau khi được chia bài, thì có thể anh ta cũng đang có bài tốt. Lý do là sự tập trung đi theo sự thích thú, và nếu anh ta muốn đặt cược thì anh ta sẽ kiểm tra xem mình còn bao nhiều thẻ cược và sẽ đánh tín hiệu sở thích bản thân bằng cách nhìn vào những thẻ cược của mình.

Khi bạn để ý xem người ta nhìn nhận bản thân họ và thế giới thế nào - điều gì thu hút sự chú ý của họ và điều gì khiến họ phải tránh né; điều gì họ nhắc đến và điều gì họ không; điều gì họ chỉ trích và điều gì họ bảo vệ; điều gì họ chấp nhận và điều gì họ phủ nhận - thì bạn biết câu chuyện về “tôi” của họ. Hoặc nói cách khác, cái điều gì (họ tập trung vào và nhìn thấy) sẽ nói cho bạn biết tại sao (họ tập trung vào nó) và cái tại sao này nói cho bạn biết (họ thực sự là) ai.

Là con người, chúng ta cố gắng cắt nghĩa bản thân và thế giới của mình thông qua các câu chuyện. Và câu chuyện dẫn dắt cuộc sống của chúng ta sẽ là câu chuyện giải thích “chúng ta là ai và tại sao lại thể”. Đó chính là câu chuyện bản dạng, “câu chuyện nội tâm mà trong quá trình phát triển về bản thể mỗi chúng ta đều dựng lên để đem đến cho mình cảm giác về mục đích và sự thống nhất.” Câu chuyện về “tôi” dự phóng trung thành không chỉ bản chất con người của chúng ta mà còn cả nơi ta đã từng đến và sẽ đến.

Giống như bất kỳ một câu chuyện hay ho nào khác, câu chuyện của chúng ta cần một cốt chuyện liền mạch. Nó cần phải hợp lý. Khi chúng ta xây dựng câu chuyện của mình, con người chúng ta buộc phải duy trì nó; nó vừa định nghĩa bản thân chúng ta lại vừa quá hạn chế chúng ta. Khi xuất hiện một sơ hở, một vết nứt trong câu chuyện đời ta, cái tôi cần phải hành động thật nhanh, viết lại để giải thích cái gì đang diễn ra và tại sao. Chúng ta tạo ra một câu chuyện mới để giải thích những tương tác liên nhân của chúng ta - hành vi của người khác - cũng như hành vi của chính chúng ta (với bản thân ta và với người khác). Cái tôi sinh ra một câu chuyện mới. Trong chương tới, chúng ta sẽ thấy mình đã thực sự thay đổi câu chuyện của mình như thế nào.

 

Trích: Đọc Vị Tâm Trí

Tác giả: Ts David J.Lieberman

Dịch: Quế Chi

Ảnh nguồn Internet

Bài viết liên quan