ĐOÁN KẾ HOẠCH CỦA AI ĐÓ - ĐÁNH THỨC NGUỒN NĂNG LỰC VÔ HẠN - ANTHONY ROBBINS

ĐOÁN KẾ HOẠCH CỦA AI ĐÓ

ĐÁNH THỨC NGUỒN NĂNG LỰC VÔ HẠN - ANTHONY ROBBINS

–––––o0o–––––

“Nhà vua nói nghiêm trang: hãy bắt đầu ở nơi xuất phát. Khi tới được đích cuối cùng hãy ngừng lại”.

_ Lewis Carroll, “Những cuộc phiêu lưu của Alice trong thế giới kỳ diệu

Có bao giờ bạn quan sát một thợ khóa tài năng chưa? Như có phép màu, anh ta nhìn chiếc khóa một hồi, Nghe thứ ta không nghe thấy. Nhìn thấy thứ ta không nhìn thấy. Cảm giác thứ ta không cảm giác được. Sau đó, vì biết cách kết hợp những thông tin vừa nhận biết, anh mở một két sắt chỉ trong vòng vài phút.

Chìa khóa để đoán suy tính của một người là: biết được cách người đó thông báo đến bạn mọi thứ bạn cần về kế hoạch của họ. Bằng lời nói hoặc bằng cách biểu hiện quá trình sử dụng cơ chế sinh lý học. Thậm chí bằng cả ánh mắt. Bạn sẽ biết cách tìm hiểu suy nghĩ một người thật điệu nghệ như đọc một tấm bản đồ hay xem một cuốn sách. Hãy nhớ: kế hoạch (hay suy tính) đơn giản chỉ là một chuỗi những hình ảnh tưởng tượng (thông qua thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác) để có được một kết quả cụ thể. Chỉ cần tạo điều kiện cho họ trải nghiệm kế hoạch của mình, rồi ghi nhận cẩn thận những việc họ phải làm một cách cụ thể để có thể quay trở lại trạng thái suy tính.

Trước khi biết đọc dòng suy nghĩ và chiến lược của người khác, bạn phải biết mình cần quan sát gì. Đâu là manh mối chỉ cho bạn thấy đối phương sử dụng bộ phận nào của hệ thần kinh ở một thời điểm cụ thể. Điều tương tự cũng quan trọng nếu ta muốn biết thông thường con người phát triển và sử dụng hệ thần kinh ra sao để tạo được sự hòa hợp và kết quả tốt đẹp hơn. Ví dụ, anh A thường hay sử dụng một phần đặc biệt trong hệ thống thần kinh (như cơ quan thị giác, thính giác hoặc xúc giác) nhiều hơn là các cơ quan khác. Điều này cũng dễ hiểu thôi. Có người thuận tay trái, có người thuận tay phải. Có người thích thời trang kiểu này, người lại thích loại quần áo kiểu khác.

Ngoài ra ta cần tìm hiểu hệ thống hình dung chính của người ấy. Nhiều người hay cảm nhận thế giới xung quanh bằng hình ảnh, năng lực tối đa của họ được kích hoạt khi xử lý thông tin bằng hình ảnh trong não bộ. Bởi muốn theo kịp những hình ảnh lướt nhanh trong tâm trí, họ thường có xu hướng nói rất nhanh. Họ không quan tâm đến việc mình biểu đạt có chính xác hay không. Họ chỉ muốn đọc nội dung các bức hình lướt qua trong tâm trí. Những người như vậy có xu hướng nói với lối ẩn dụ bằng hình ảnh. Họ kể về một tiến trình sự việc bằng cách quan sát những sự việc ấy.

“Nhà vua nói nghiêm trang: hãy bắt đầu ở nơi xuất phát. Khi tới được đích cuối cùng hãy ngừng lại”. _ Lewis Carroll, “Những cuộc phiêu lưu của Alice trong thế giới kỳ diệu
ĐOÁN KẾ HOẠCH CỦA AI ĐÓ - ĐÁNH THỨC NGUỒN NĂNG LỰC VÔ HẠN - ANTHONY ROBBINS

ĐOÁN KẾ HOẠCH CỦA AI ĐÓ

ĐÁNH THỨC NGUỒN NĂNG LỰC VÔ HẠN - ANTHONY ROBBINS

–––––o0o–––––

“Nhà vua nói nghiêm trang: hãy bắt đầu ở nơi xuất phát. Khi tới được đích cuối cùng hãy ngừng lại”.

_ Lewis Carroll, “Những cuộc phiêu lưu của Alice trong thế giới kỳ diệu

Có bao giờ bạn quan sát một thợ khóa tài năng chưa? Như có phép màu, anh ta nhìn chiếc khóa một hồi, Nghe thứ ta không nghe thấy. Nhìn thấy thứ ta không nhìn thấy. Cảm giác thứ ta không cảm giác được. Sau đó, vì biết cách kết hợp những thông tin vừa nhận biết, anh mở một két sắt chỉ trong vòng vài phút.

Chìa khóa để đoán suy tính của một người là: biết được cách người đó thông báo đến bạn mọi thứ bạn cần về kế hoạch của họ. Bằng lời nói hoặc bằng cách biểu hiện quá trình sử dụng cơ chế sinh lý học. Thậm chí bằng cả ánh mắt. Bạn sẽ biết cách tìm hiểu suy nghĩ một người thật điệu nghệ như đọc một tấm bản đồ hay xem một cuốn sách. Hãy nhớ: kế hoạch (hay suy tính) đơn giản chỉ là một chuỗi những hình ảnh tưởng tượng (thông qua thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác) để có được một kết quả cụ thể. Chỉ cần tạo điều kiện cho họ trải nghiệm kế hoạch của mình, rồi ghi nhận cẩn thận những việc họ phải làm một cách cụ thể để có thể quay trở lại trạng thái suy tính.

Trước khi biết đọc dòng suy nghĩ và chiến lược của người khác, bạn phải biết mình cần quan sát gì. Đâu là manh mối chỉ cho bạn thấy đối phương sử dụng bộ phận nào của hệ thần kinh ở một thời điểm cụ thể. Điều tương tự cũng quan trọng nếu ta muốn biết thông thường con người phát triển và sử dụng hệ thần kinh ra sao để tạo được sự hòa hợp và kết quả tốt đẹp hơn. Ví dụ, anh A thường hay sử dụng một phần đặc biệt trong hệ thống thần kinh (như cơ quan thị giác, thính giác hoặc xúc giác) nhiều hơn là các cơ quan khác. Điều này cũng dễ hiểu thôi. Có người thuận tay trái, có người thuận tay phải. Có người thích thời trang kiểu này, người lại thích loại quần áo kiểu khác.

Ngoài ra ta cần tìm hiểu hệ thống hình dung chính của người ấy. Nhiều người hay cảm nhận thế giới xung quanh bằng hình ảnh, năng lực tối đa của họ được kích hoạt khi xử lý thông tin bằng hình ảnh trong não bộ. Bởi muốn theo kịp những hình ảnh lướt nhanh trong tâm trí, họ thường có xu hướng nói rất nhanh. Họ không quan tâm đến việc mình biểu đạt có chính xác hay không. Họ chỉ muốn đọc nội dung các bức hình lướt qua trong tâm trí. Những người như vậy có xu hướng nói với lối ẩn dụ bằng hình ảnh. Họ kể về một tiến trình sự việc bằng cách quan sát những sự việc ấy.

Người có xu hướng thiên về cơ quan thính giác hay chọn lọc từ ngữ sử dụng. Họ nói lớn hơn bình thường. Tốc độ lời nói chậm, có ngữ điệu và chọn lọc kỹ lưỡng. Bởi vì từ ngữ rất quan trọng đối với họ, nên họ cẩn trọng khi nói. Họ thường nói những câu như: “Nghe có vẻ đúng với tôi”. Hoặc “Tôi có thể nghe anh đang nói gì”.

Ai thiên về cơ quan xúc giác nói chậm hơn nữa. Họ muốn đạt tới những cảm xúc nhất định. Giọng nói của họ thường trầm, họ thích nói kiểu thủng thẳng chậm rãi. Những người thiên về xúc giác thường sử dụng lối ẩn dụ từ thế giới thật. Họ thường hiểu thấu những thứ cụ thể. Với những gì nặng nề và dữ dội, họ cần luôn hiểu rõ về nó.

Ai cũng có ba giác quan: thị giác, thính giác và xúc giác. Với đa phần, một người chỉ có một giác quan giữ vai trò chủ đạo. Khi muốn biết dòng suy tưởng của người khác, để hiểu họ đưa ra quyết định như thế nào, bạn cũng cần biết hình thức cảm nhận chủ yếu của họ là gì để có thể truyền đi thông điệp của mình theo cách khiến họ dễ hiểu nhất. Nếu đối tượng thường sử dụng hình ảnh trực quan, bạn không cần phải diễn đạt thông điệp của mình một cách chậm rãi, hít thở thật sâu và nói nhả từng tiếng. Làm như thế sẽ khiến họ phát điên. Bạn hãy nói làm sao để thông điệp của mình theo kịp với tốc độ xử lý thông tin của họ.

Chỉ cần quan sát, lắng nghe người khác nói, ta có thể ngay lập tức có được ấn tượng nhất định về hệ thống cảm nhận của họ. Và NLP thậm chí tận dụng cả những dấu hiệu cụ thể hơn, giúp ta thấy suy nghĩ nào đang diễn ra trong tâm trí người đối diện.

Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Tuy nhiên nói thì dễ. Để biết câu nói ấy đúng đến mức nào thì gần đây người ta mới biết. Thực ra, không hề cố gì bí ẩn cả. Chỉ cần nhìn vào mắt người đối diện, ta có thể ngay lập tức thấy được đối tượng sử dụng giác quan nào trong thời điểm đó: thị giác, thính giác hoặc xúc giác.

Chuyện trò với một người và quan sát chuyển động cặp mắt của người ấy. Đặt nhiều câu hỏi để người ấy nhớ lại hình ảnh, âm thanh hoặc cảm giác. Đối với từng câu hỏi, mắt của chủ thể chuyển động như thế nào?

Khi thầm hình dung các loại thông tin, mắt người chuyển động, dù chuyển động này khó nhận biết. Những hình vẽ dưới đây phù hợp với một người bình thường thuận tay phải. Tiến trình diễn ra theo thứ tự. (Chú ý: Một số ít người theo trình tự đảo ngược, phải qua trái)

THỊ GIÁC THÍNH GIÁC XÚC GIÁC

Chuyển động của đồng tử cho biết chủ thể hình dung về thế giới bên ngoài như thế nào. Cảm nhận nội tâm về thế giới bên ngoài chính là “bản đồ” của chủ thể về một “lãnh địa”, là thực tại. Mỗi người có một tấm bản đồ độc đáo về cùng một hoàn cảnh thực tế.

Ví dụ, nếu đồng tử của một người hướng lên trên và lệch sang trái: anh ta đang nhớ lại một ký ức. Nếu mắt hướng lên và lệch hẳn sang lỗ tai trái: anh ta đang lắng nghe thông tin. Mắt nhìn xuống và hướng về bên phải, người ấy đang tìm đến phần lưu giữ những hình ảnh tưởng tượng bằng xúc giác trong tâm trí.

Những biểu hiện khác của quá trình sinh lý học cho ta thêm manh mối về thể thức cảm nhận của chủ thể. Nếu một người hít sâu, ngực nâng cao: họ đang có hình ảnh trong tâm tưởng. Nếu thở đều bằng cơ hoành: họ đang suy nghĩ về âm thanh. Thở sâu và thở bụng cho thấy họ đang tìm thông tin về xúc giác. Quan sát cách thở của ba người và ghi nhận nhịp thở cũng như vị trí lồng ngực của họ.

Tìm thông tin qua giọng nói khó hơn nhiều. Người hình dung hình ảnh hay nói nhanh, thông thường có giọng nói cao vút, giọng mũi hoặc với âm sắc căng thẳng. Giọng trầm, thấp và nói chậm chạp thông thường là người cảm nhận qua xúc giác. Một nhịp điệu đều rõ ràng và vang dội cho thấy người đó đang tìm thông tin xúc giác. Khi đầu ngẩng cao, chủ thể đang suy nghĩ về hình ảnh. Nếu đầu ở trạng thái bình thường hoặc hơi cúi (như đang lắng nghe), người đó đang suy nghĩ về âm thanh. Nếu đầu cúi thấp, cơ cổ giãn, người đó đang suy nghĩ thông tin cảm nhận qua xúc giác.

Thậm chí chỉ qua một cuộc trò chuyện ngắn ngủi, ta cũng có được những manh mối rõ ràng không thể nhầm lẫn về hoạt động trí não của một người, loại thông điệp người đó sử dụng và cách đáp ứng với kích thích bên ngoài. Cách đơn giản nhất để đoán dòng suy tưởng là hỏi những câu thích hợp. Hãy nhớ việc gì cũng cần kế hoạch, dù là mua sắm hay đổi chác, kế hoạch để có nguồn động lực hoặc được yêu thương, kế hoạch để hấp dẫn hoặc sáng tạo. Cách tốt để biết dòng suy tưởng của người khác là: không chỉ quan sát, phải hành động nữa. Thế nên, những bài tập dưới đây với bạn đồng tập sẽ hữu dụng với bạn.

MANH MỐI TỪ CẶP MẮT

VR Hình ảnh trực giác được lưu trữ:

Hình dung những sự kiện đã được chứng kiến trước đó theo đúng cách chúng đã được chứng kiến từ trước. Những câu hỏi mẫu thường được sử dụng để đoán tiến trình này là “Mắt mẹ của bạn màu gì?” và “Áo khoác của bạn trông như thế nào?”.

VC Hình ảnh tưởng tượng:

Hình dung hình ảnh về sự kiện hoặc hiện tượng chưa từng xảy ra trước đây.

Hoặc hình dung những sự việc hiện tượng khác với những hiện tượng từng chứng kiến. Câu hỏi để đoán tiến trình này là: “Một con hà mã màu cam với những đốm màu tím trông như thế nào?” và “Hình dung bạn đang đứng ở góc đối diện của căn phòng”.

AR Âm thanh được lưu trữ:

Nhớ những âm thanh đã từng nghe. Câu hỏi để đoán tiến trình này bao gồm: “Câu cuối cùng tôi vừa nói là gì?” và “Tiếng chuông báo thức đồng hồ nhà bạn kêu như thế nào?”.

AC Âm thanh tưởng tượng:

Nghe những từ chưa từng nghe trước đây. Kết hợp âm thanh hoặc câu chữ theo cách mới mẻ. Các câu hỏi đoán tiến trình này bao gồm: “Nếu bạn sáng tác một bài hát mới ngay bây giờ bài hát ấy có âm điệu thế nào?” và “Hình dung tiếng còi xe cứu thương phát ra từ một cây ghi ta điện”.

AD Âm thanh tưởng tượng:

Tự nhủ bản thân. Những câu nói hữu hiệu thường giúp đoán tiến trình này bao gồm “Tự nhủ bản thân điều bạn thường nhắc nhở mình” và “Hãy đọc một bài thơ mà bạn nhớ”.

K Hình dung bằng xúc giác:

Cảm nhận cảm xúc, những tiếp xúc rõ rệt (cảm giác khi sờ mó) hoặc những cảm nhận bên trong (cảm giác chuyển động của các cơ). Câu hỏi để đoán tiến trình này bao gồm: “Bạn cảm giác thế nào khi vui?”, “Bạn cảm giác thế nào khi chạm vào một quả thơm?” và “Bạn cảm giác thế nào khi đang chạy?”.

Chìa khóa để đoán ý nghĩ hiệu quả là đặt chủ thể vào tâm trạng hoàn toàn nhập tâm. Như thế, chủ thể sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc nói với bạn chính xác suy nghĩ của mình: nếu không nói bằng lời thì bằng động tác, bạn cũng có thể đoán nhờ ánh mắt, sự thay đổi của biểu hiện của cơ chế sinh lý... Tâm trạng là đường dẫn đặc biệt tới suy nghĩ và kế hoạch. Nó là công tắc mở ra đường dẫn tới tiềm thức của một người. Việc tìm cách đoán suy nghĩ hoặc kế hoạch của một người trong một tâm trạng không hoàn toàn nhập tâm giống như ta khởi động một xe hơi không có bình điện. Trong trường hợp này ta không phải bàn bạc về tri thức. Ta chỉ muốn chủ thể trải nghiệm trạng thái trước đây và cho ta thấy tiến trình sắp xếp suy nghĩ đã tạo ra trạng thái đó.

Một lần nữa, hãy nghĩ kế hoạch và chiến lược cũng giống công thức nấu ăn. Nếu bạn gặp một đầu bếp làm được một cái bánh ngon nhất trên đời, có thể bạn sẽ thất vọng khi biết rằng thực ra ông ta không biết chính xác làm thế nào mình cho ra lò một sản phẩm tuyệt vời đến thế. Ông ta làm bánh bằng tiềm thức. Người ấy sẽ không biết trả lời nếu bạn hỏi ông ta cho biết số lượng nguyên liệu là bao nhiêu. Có thể ông ta sẽ nói: “Tôi không biết. Một chút đường, thêm chút muôi”. Thay vì yêu cầu ông ta chỉ bảo mình bằng lời nói, hãy yêu cầu ông ấy làm bánh cho bạn xem. Đưa ông vào bếp, yêu cầu nướng bánh. Sau đó bạn ghi nhận từng bước trong tiến trình làm bánh. Trước khi ông ta cho thứ nguyên liệu này hoặc thứ nguyên liệu kia và bột nhào bánh, bạn ngay lập tức chộp lấy và đem cân đo. Bằng cách theo tay người đầu bếp trong suốt tiến trình, ghi nhận những thành phần nguyên liệu, khối lượng và trình tự các hoạt động, bạn sẽ có công thức và bắt chước để có được kết quả tương tự trong tương lai.

Tiến trình đoán chiến lược và kế hoạch cũng vậy. Bạn nhất định đưa đối tượng vào nhà bếp (tức là đưa người đó về khoảng thời gian trải nghiệm một tâm trạng đặc biệt) sau đó tìm ra đâu là thứ quan trọng nhất đã khiến anh ta có được tâm trạng ấy. Anh ta nghe hoặc nhìn thấy thứ gì? Hoặc anh ta chạm tay vào vật gì hay ai đó? Sau khi anh ta nói với bạn chuyện xảy ra, hãy quan sát anh ta và hỏi: “Điều kiện nào đưa bạn đến tâm trạng đó. Có phải đó là, v.v...” cho tới khi anh ta có được tâm trạng như bạn mong muốn.

Mọi tiến trình đoán suy nghĩ đều theo khuôn mẫu này. Bạn phải đặt đối tượng vào tâm trạng thích hợp. Để anh ta nhớ lại những thời gian cụ thể khi anh ta cảm thấy vui vẻ, được yêu thương, có tinh thần sáng tạo, hoặc bất cứ kế hoạch trong tâm tưởng nào bạn muốn đoán. Sau đó để anh ta tái hiện lại kế hoạch đó bằng cách hỏi những câu ngắn gọn, rõ ràng về tiến trình anh ta nhìn thấy, nghe thấy hoặc cảm thấy. Cuối cùng, sau khi có được tiến trình sắp xếp ý tưởng, hãy đoán hình thức cảm nhận. Tìm xem loại hình ảnh, âm thanh và cảm xúc nào khiến đối tượng có được tâm trạng bạn đang tìm hiểu. Liệu đó có phải là kích cỡ của bức tranh người ấy hình dung hay không. Liệu có phải là âm thanh giọng nói hay không?

ĐOÁN SUY TƯỞNG

Bạn có thể nhớ lúc bạn hoàn toàn muốn làm một việc gì không?

Thời gian cụ thể?

Trở lại khoảng thời gian đó và trải nghiệm nó... (khiến chủ thể hồi tưởng tâm trạng).

Khi bạn nhớ khoảng thời gian đó... (duy trì tâm trạng).

Thứ đầu tiên cho bạn động lực làm việc (như việc X chẳng hạn) là gì?

Đó có phải thứ là bạn nhìn thấy không?

Có phải là thứ bạn nghe thấy không?

Có phải bạn chạm vào một vật thể hay một người bất kỳ không?

Đó có phải là thứ đầu tiên khiến cho bạn có động lực để làm việc X hay không?

Sau khi bạn (nhìn, nghe và đụng chạm) như vậy điều gì xảy ra kế tiếp khiến bạn hoàn toàn muốn làm việc X?

Phải chăng bạn... hình dung một hình ảnh trong tâm tưởng?

Tự nhủ điều gì với bản thân?

Có một cảm xúc nhất định hay tình cảm nhất định nào đó?

Đâu là tác động kế tiếp khiến bạn hoàn toàn muốn hành động?

Sau khi bạn nhìn thấy điều gì, nói điều gì với bản thân, v.v... đâu là việc kế tiếp khiến cho bạn hoàn toàn ở trong tâm trạng muốn làm việc X?

C. Phải chăng bạn... hình dung một hình ảnh?

Tự nhủ điều gì với bản thân?

Có một cảm xúc hay tình cảm nhất định?

Hoặc có việc gì khác xảy ra?

Việc kế tiếp khiến bạn mang tâm trạng muốn thực hành một việc X là gì?

Hỏi xem chủ thể trong trạng thái như thế nào tại thời điểm đó (hấp dẫn, phấn khởi...).

Nếu câu trả lời là đúng, tiến trình đoán hoàn tất.

Nếu câu trả lời là sai, tiếp tục đoán tiến trình cho tới khi có được kết quả thích hợp về tâm trạng của chủ thể.

Kế tiếp là bước đơn giản đoán phương thức cảm nhận cụ thể trong tiến trình suy nghĩ của chủ thể.

Nếu bước đầu tiên của tiến trình là hình dung hình ảnh trực quan bạn sẽ hỏi:

Bạn nghĩ gì về thứ bạn nhìn thấy (hình ảnh trực quan tác động từ bên ngoài)?

Sau đó có thể hỏi:

Đó có phải là thứ mang lại động lực cho bạn?

Kích thước của nó là gì?

Độ sáng của nó ra sao?

Nó chuyển động ra sao?

Tiếp tục tiến trình này cho tới khi bạn có được mọi thể thức cảm nhận cho tiến trình suy tưởng. Sau đó đơn giản kể về thứ bạn muốn mang lại động lực cho chủ thể bằng cách sử dụng tiến trình tương tự và những từ ngữ cơ bản mang lại cảm nhận tương tự. Cuối cùng, đánh giá kết quả dựa vào tâm trạng của chủ thể.

Nếu là doanh nhân, tạo động lực cho nhân viên là mối quan tâm chính của bạn. Nếu không, doanh nghiệp sẽ không tồn tại lâu. Càng biết nhiều về tiến trình mang lại động lực cho nhân viên, bạn càng thấy việc mang lại động lực cho người khác không dễ. Nếu tìm hiểu kỹ, mỗi nhân viên có một kế hoạch riêng. Thật khó có một phương thức đáp ứng nhu cầu của tất cả. Nếu chỉ áp dụng tiến trình suy tưởng của chính mình cho cả đội, bạn chỉ mang lại động lực cho người yêu quý bạn mà thôi. Bạn có thể đọc một bài diễn văn cố sức thuyết phục và được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất trên đời, nhưng nếu không quan tâm đến phương pháp lập luận cụ thể của từng người, nó cũng chẳng mang lại tác dụng gì nhiều.

Vậy phải làm sao đây? Hiểu tiến trình hay kế hoạch của người khác cho bạn hai ý tưởng rõ ràng. Trước tiên, mỗi kỹ năng nhắm tới một nhóm người có một đặc điểm chung (có thể điểm chung đó thuộc về hình thức cảm nhận thị giác, thính giác hoặc xúc giác). Bạn nên cho họ xem nghe và mang lại cảm xúc cho họ. Và bạn nên sử dụng giọng nói đa dạng cũng như âm vực đa dạng để tạo niềm say mê cho cả ba loại người có ba hình thức cảm nhận khác nhau.

Kế đến hãy đưa ra những manh mối thuộc nhiều loại khác nhau, để từng người trong nhóm chọn lấy manh mối cho mình. Khơi nguồn dòng suy tưởng của từng người là cách lý tưởng để đoán tiến trình suy nghĩ hay kế hoạch của từng cá nhân.

Đó chính là công thức cơ bản trong việc đoán kế hoạch của một người. Để có thể sử dụng hiệu quả, bạn cần tìm hiểu thêm chi tiết về từng bước trong tiến trình đó. Bạn cần tìm những phương thức cảm nhận thêm vào phương thức cảm nhận cơ bản.

Ví dụ, nếu kế hoạch mua sắm của một khách hàng bắt đầu với thứ họ nhìn thấy, điều gì bắt mắt người đó? Màu sắc tươi sáng chăng? Kích cỡ vừa vặn chăng? Phải chăng anh ta bị mê hoặc về một vài kiểu mẫu hoặc thiết kế hấp dẫn nào đó? Nếu phương thức cảm nhận chủ yếu của người ấy thông qua cơ quan thính giác, phải chăng anh ta bị hấp dẫn bởi giọng nói biểu cảm hoặc giọng nói đầy uy lực. Phải chăng chủ thể thích tiếng ồn ào huyên náo hay tiếng thì thầm êm tai? Biết được hình thức cảm nhận chính của chủ thể là bước khởi đầu tốt đẹp. Nhưng để biết chính xác hơn bạn cần biết nhiều hơn nữa.

Việc hiểu kế hoạch hay tiến trình suy tưởng đặc biệt quan trọng để đạt tới thành công trong sự nghiệp bán hàng. Nhiều người hiểu nó với năng khiếu đặc biệt. Khi gặp khách hàng tiềm năng, họ ngay lập tức hòa hợp với khách hàng ấy và đoán được kế hoạch đưa ra quyết định của các khách hàng. Họ có thể bắt đầu bằng câu: “Tôi biết ông đang sử dụng một máy photocopy của công ty đối thủ chúng tôi. Tôi tò mò lắm đấy. Ngay từ đầu, điều gì đã khiến ông mua máy photo ấy? Phải chăng đó là thứ ông nhìn thấy hoặc đọc được ở đâu hay có ai đó mách bảo? Hay bởi người bán hàng thuyết phục được ông? Hay chất lượng sản phẩm thuyết phục được ông?”. Những câu hỏi như vậy có vẻ như hơi lạ lẫm, nhưng một người bán hàng đã có được cảm tình với khách hàng sẽ nói: “Tôi tò mò bởi tôi thực sự muốn biết nhu cầu của ông là gì để đáp ứng đầy đủ, khiến ông hài lòng”. Câu trả lời cho những câu hỏi như vậy sẽ cung cấp đầy đủ cho người bán hàng những thông tin vô giá về cách bán sản phẩm của mình như thế nào là hiệu quả nhất.

Khi bạn khám phá kế hoạch hay dòng suy tưởng của người bạn yêu mến, khiến người ấy thấy mình được yêu thương trìu mến bằng cách gợi lại những kích thích đúng như những kích thích đã gây ra cảm giác ấy trong chủ thể. Bạn cũng có thể tìm ra dòng suy tưởng mang lại cảm giác yêu thương cho chính mình. Các kế hoạch để có được cảm giác yêu thương khác nhau ở một điểm quan trọng. Đó không phải là tiến trình gồm ba hay bốn bước mà thông thường chỉ có một bước mà thôi. Chỉ cần một cái chạm tay, một lời nói hoặc một ánh nhìn, ta sẽ khiến một người có cảm giác mình được yêu thương trọn vẹn.

Nói thế không có nghĩa là ai cũng chỉ cần một kích thích là đủ có cảm giác yêu thương. Tôi phải cần ba kích thích: thị giác, thính giác và xúc giác. Chắc chắn bạn cũng thế thôi. Tôi muốn ai đó chạm vào tay mình theo đúng cách mà tôi muốn. Nói với tôi rằng họ yêu mến tôi. Và cho tôi thấy tình yêu thương của họ thể hiện như thế nào. Thông thường chỉ có một giác quan chi phối cả tiến trình, một cách biểu đạt tình yêu thương ngay lập tức sẽ tạo ra những cảm xúc kết hợp khiến cho bạn cảm nhận tình yêu thương trọn vẹn.

Ít người ngay từ đầu đã có hai dòng suy tưởng về tình yêu thương. Thông thường chỉ có một. Họ sẽ nghĩ về một cái chạm tay, nghĩ về một câu nói mà họ thích được nghe. Thế nên hãy để họ có tâm trạng thích hợp, hỏi họ liệu cái chạm tay hay một câu nói, một âm thanh nào mang đến cảm xúc yêu thương cho họ? Nếu họ nói đó là âm thanh chứ không phải là sự tiếp xúc qua một sự đụng chạm, liệu họ có cảm thấy được yêu hay không? Nếu họ đang trong tâm trạng thích hợp, họ sẽ cảm nhận ngay sự khác biệt. Hãy nhớ: hầu như ai cũng cần ba kích thích. Nhưng chỉ với một kích thích chính, ta đã mở ra nguồn suy tưởng. Đó chính là kích thích chủ yếu tạo ra sự kỳ diệu.

Việc biết được dòng suy tưởng về tình yêu thương của con cái, vợ chồng, hay người yêu của bạn sẽ là một trong những kiến thức hữu dụng giúp bạn phát triển và hỗ trợ cho mối quan hệ tình cảm của mình. Nếu bạn biết làm cách nào để đối tượng cảm nhận tình yêu thương của mình chỉ trong khoảnh khắc, đó là một phương tiện hữu hiệu trợ giúp bạn. Nếu bạn không biết dòng suy tưởng để có cảm giác được yêu thương của người ấy, thật đáng buồn thay. Tôi chắc ai trong chúng ta cũng ít nhất một lần trong đời ở vào hoàn cảnh, yêu một người và bày tỏ tình cảm, nhưng đối tượng tỏ ra không tin tưởng. Hoặc có người bày tỏ tình yêu thương với ta nhưng ta không tin. Những cuộc giao tiếp như vậy không thành công bởi vì tiến trình gợi đến cảm giác yêu dấu của cả hai không ăn khớp với nhau.

Nếu một anh chồng thường dựa vào thính giác để kích hoạt dòng suy tưởng về tình yêu, khả năng lớn nhất anh biểu đạt tình yêu thương của mình với vợ là gì? Bằng cách nói với cô ấy, tất nhiên rồi. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu như cô vợ lại nhờ hình ảnh trực quan để kích hoạt dòng suy tưởng về tình yêu? Não bộ khiến cô mang cảm giác yêu thương sâu sắc chỉ sau khi nhận được những kích thích trực quan nhất định. Điều gì sẽ xảy ra khi thời gian dần trôi? Chẳng ai trong số họ có được cảm giác yêu thương hoàn toàn. Khi tìm hiểu, họ nỗ lực trên mọi phương diện (bày tỏ tình cảm, nói lời êm dịu và nắm tay nhau) và như vậy họ gợi lên dòng suy tưởng về tình yêu ở nhau. Giờ đây người chồng chỉ về nhà và bảo: “Em yêu, anh rất yêu em”. Cô vợ đáp: “Không! Anh đâu có yêu tôi!”. “Em nói linh tinh gì vậy? Nói thế mà nghe được à? Anh vẫn yêu em mà!”. “Toàn đầu môi chót lưỡi. Anh đâu có mua hoa tặng em nữa. Chẳng bao giờ đưa em đi chơi với anh. Ánh mắt của anh cũng không đặc biệt như trước nữa”. “Này, em đang nói cái gì vậy?”. “Em đang bảo “em yêu anh”, anh không hiểu sao?”. Cô ấy không còn trải nghiệm những cảm xúc sâu sắc về tình yêu bởi vì những kích thích cụ thể để kích hoạt nên những cảm xúc ấy không còn được người chồng áp dụng nữa.

Những cặp vợ chồng không hòa hợp trên đời này không thiếu. Ví dụ, người chồng chủ yếu cảm nhận bằng xúc giác và người vợ có thiên hướng cảm nhận bằng hình ảnh trực quan. Anh chồng về nhà muốn ôm hôn vợ. Cô vợ bảo: “Đừng đụng vào tôi. Lúc nào cũng chực vồ lấy người ta. Anh chỉ muốn siết người khác đến chết ngạt! Tại sao ta không đi chơi? Tại sao không nhìn em âu yếm trước khi ôm em chứ!”. Những tình huống như vậy nghe có quen thuộc không? Chắc bạn đã biết tại sao mình từng để vuột mất (ít nhất) một tấm chân tình chỉ vì ngay từ đầu, bạn đã không vừa ý.

Hoặc có lúc bạn muốn bày tỏ tình cảm theo cách này, nhưng đối tượng lại cần cách khác.

Việc gì cũng cần kế hoạch. Nếu một người tỉnh dậy vào buổi sáng hoàn toàn tỉnh táo và khỏe khoắn, phải có một chiến lược để làm được như vậy, mặc dù bản thân người ấy cũng không biết tiến trình đó là gì. Nhưng nếu được hỏi, có thể người ấy sẽ nói cho bạn biết lời nói, hoặc cảm xúc hoặc hình ảnh anh ta nhìn thấy đã cho anh ta khởi đầu một ngày mới tốt đẹp. Hãy nhớ cách để đoán một kế hoạch là “đưa chuyên gia nấu nướng vào nhà bếp”. Có nghĩa là để chủ thể vào tâm trạng mong muốn. Sau khi trong tâm trạng bạn muốn tìm hiểu và phân tích rồi, hãy đoán biết anh ta làm gì để tạo ra và duy trì tâm trạng ấy. Hãy hỏi một người tại sao buổi sáng tỉnh dậy lại dễ dàng như vậy. Yêu cầu người ấy nhớ một buổi sáng cụ thể khi người đó tỉnh dậy nhanh chóng và thỏai mái. Hỏi chủ thể nhớ lại điều đầu tiên anh ta nhận thấy là gì. Có thể anh ta nghe tiếng nói nội tâm: “Đã đến giờ dậy rồi. Rời khỏi giường đi thôi”. Sau đó yêu cầu chủ thể nhớ thứ kế tiếp đã khiến anh ta tỉnh dậy một cách nhanh nhẹn là gì. Phải chăng anh ta hình dung một thứ gì hoặc cảm nhận một điều gì? Có thể chủ thể nói: “Tôi hình dung mình nhảy ra khỏi giường và tắm mát dưới vòi hoa sen. Nghĩ đến đó tôi rùng mình và thế là tôi choàng tỉnh dậy”. Nghe có vẻ đơn giản. Kế đến bạn tìm hiểu chủng loại và khối lượng của các nguyên liệu như khi nấu ăn và hỏi: “Giọng nói của câu “đến giờ dậy rồi ra khỏi giường thôi” như thế nào? Phải chăng đó là giọng nói ngân vang hay lanh lảnh khiến cho bạn tỉnh dậy tức thì?”, “Giọng nói đó lớn và vút qua rất nhanh”. Hãy hỏi: “Còn cảnh tượng bạn hình dung trong tâm trí thì sao?”, trả lời: “Hình ảnh đó tươi sáng và chuyển động rất nhanh”. Bây giờ hãy thử tiến trình đó cho bản thân. Tôi cho rằng bạn cũng sẽ khám phá (như tôi đã từng khám phá) rằng bằng cách hình dung lời nói và hình ảnh lướt qua thật nhanh, tăng âm lượng và độ sáng, bạn có thể tỉnh giấc một cách khỏe khoắn ngay lập tức.

Như ta đã biết, một cách để có tâm trạng khỏe khoắn là thông qua tiến trình sắp xếp suy tưởng và hình dung trong tâm trí. Cách khác là thông qua cơ quan sinh lý học. Trong những chương trước, ta đã bàn về cách cơ thể và trí tuệ kết hợp với nhau, tạo ra cơ chế điều khiển học. Chương này ta cũng đã bàn về khía cạnh tinh thần của một tâm trạng. Bây giờ hãy phân tích một khía cạnh khác.

–––––o0o–––––

Trích “Đánh Thức Nguồn Năng Lực Vô Hạn”

Nguyên tác: Unlimited Power

Tác giả: Anthony Robbins

Người dịch: Tuyết Minh

NXB Từ điển Bách khoa

 

Bài viết liên quan