HOÀN HẢO - INAMORI KAZOU – NGHĨ THIỆN: ĐỂ CUỘC ĐỜI VÀ CÔNG VIỆC VIÊN MÃN

Vì vậy, tôi luôn luôn vừa trộn nguyện liệu bằng cối vừa nghĩ “chỉ mỗi công đoạn trộn thôi cũng đã vất vả rồi. Nhưng nếu tất cả các công đoạn không tiến hành cho hoàn hảo thì không thể tạo ra ceramic lý tưởng mà mình mong muốn. Để tạo được một sự hoàn hảo, phải làm thế nào?”
HOÀN HẢO - INAMORI KAZOU – NGHĨ THIỆN: ĐỂ CUỘC ĐỜI VÀ CÔNG VIỆC VIÊN MÃN

HOÀN HẢO

INAMORI KAZOU – NGHĨ THIỆN: ĐỂ CUỘC ĐỜI VÀ CÔNG VIỆC VIÊN MÃN

---oOo---

Nếu chỉ vì một chút sao nhãng nỗ lực 1% cuối cùng mà có khi tất cả quay trở về số 0.

Để nỗ lực của bản thân đơm hoa kết trái, phải thường đặt yêu cầu tìm kiếm sự hoàn hảo.

Thái độ đòi hỏi sự hoàn hảo tạo nên sự tự tin

Từ khi còn trẻ, tôi đã chủ trương “quán triệt chủ nghĩa hoàn hảo”.

“Quán triệt chủ nghĩa hoàn hảo” vừa là quan niệm đến từ tính cách của bản thân tôi, đồng thời là bắt đầu từ kinh nghiệm có được khi làm công việc sáng tạo là nghiên cứu phát triển.

Trường hợp thử thách với đề tài nghiên cứu phát triển chưa từng có ai làm thì không có gì kể cả những thứ như dữ liệu thí nghiệm, vv.. nên phải tự tay mình chạm lấy, dùng chân mình kiểm tra, bản thân phải tự mình vừa kiểm chứng tất cả vừa tiến lên phía trước. Nghĩa là, phải lấy bản thân như chiếc compa để tự quyết định hướng quay.

Lúc ấy, điều quan trọng nhất là lòng tự tin đối với chính bản thân. Con người có thể xác tín đối với bản thân cũng như với kỹ thuật. Phải nắm được sự xác tín chắc chắn đó. Người không có lòng tin rằng mình hoàn hảo thì không thể tự tin với một kết quả đến từ sự chuẩn bị tâm lý nửa vời, dở dang. Như vậy thì dứt khoát không thể làm những việc mang tính sáng tạo.

Lấy ceramic làm ví dụ, trường hợp trộn lẫn với vài loại nguyên liệu nào đó, chỉ cần nhầm một loại nguyên liệu hay nhầm phân lượng hoặc cách trộn không đúng v.v.. sẽ không có được đặc tính như mong đợi.

Thực tế, từng có chuyện như thế này xảy ra khi tôi làm thí nghiệm.

Khi trộn bột nguyên liệu trong phòng thí nghiệm, tôi đã dùng cối và chày làm bằng đá mã não. Tôi dự định “hợp thành ceramic như thế này” và cho nguyên liệu đã tính toán phân lượng vào, dùng cối để trộn. Thời gian trộn càng lâu, nguyên liệu sẽ càng được trộn đều hoàn toàn những vấn đề là trộn bao lâu thì nguyên liệu sẽ đều.

Để làm ra ceramic, phải trộn bột nguyên liệu là oxide magie và oxide calci. Các bạn có thể tưởng tượng là bột mì cho dễ hiểu nhưng là trộn bột mì khác màu. Lúc đầu màu sắc còn loang lổ nhưng khi ra sức trộn đều, màu bột sẽ đồng đều. Trường hợp chất lỏng thì cũng có thể hòa với nhau nhưng đây là chất rắn nên không thể biết được tình trạng pha trộn như thế nào để biết được các loại nguyên liệu đã hòa lẫn đồng đều chưa.

Bột dù nhỏ đến mức đường kính chỉ 1/1000 milimet đi nữa nhưng khi soi hiển vi vẫn thấy chưa được trộn lẫn hoàn toàn. Vì vậy, dù có định trộn cho thật đều đi nữa thì vấn đề là trộn đến khi nào thì được?

Dù dùng cối để trộn hay dùng dụng cụ nghiền bột hỗn hợp vừa nghiền vừa trộn gọi là “pot mil” đi nữa, chúng tôi vẫn gặp khó khăn trong việc xác định thời điểm bột đã được trộn hoàn toàn.

Vì vậy, tôi luôn luôn vừa trộn nguyện liệu bằng cối vừa nghĩ “chỉ mỗi công đoạn trộn thôi cũng đã vất vả rồi. Nhưng nếu tất cả các công đoạn không tiến hành cho hoàn hảo thì không thể tạo ra ceramic lý tưởng mà mình mong muốn. Để tạo được một sự hoàn hảo, phải làm thế nào?”

Giả sử, thất bại vì một chút bất cẩn ở công đoạn nào đó thì tất cả từ tiền nguyên liệu, chi phí gia công, tiền điện, v.v.. đổ vào đây đều đổ sông đổ biển.

Điều đó không chỉ gây tổn thất cho công ty mà còn làm phiền khách hàng. Vì giao hàng chậm trễ.

Thời Kyocera còn là một công ty nhỏ, chúng tôi hầu như sản xuất theo đơn đặt hàng của khách. Ban Kinh doanh đến chỗ khách hàng đàm phán, khách đặt “làm cho chúng tôi linh kiện ceramic như thế này, đến ngày đó giao hàng” rồi nhân viên kinh doanh sẽ nhận đơn hàng, hứa “nhất định chúng tôi sẽ đúng hẹn”. Công ty lên kế hoạch sản xuất máy móc dùng cho linh kiện đó, và phải làm sao để đến đúng hạn là giao hàng.

Nhưng đến hạn thì chỉ vì một chút sơ sót mà hàng bị lỗi. Nếu tính thành phẩm đó từ lúc trộn nguyên liệu cho đến khi hoàn thành tổng cộng mất 15 ngày thì khi thất bại ngay trước khi xuất xưởng phải tốn thêm 15 ngày nữa. Phải xin khách hàng “xin chờ chúng tôi thêm 15 ngày nữa”.

Thế là khách hàng sẽ mắng “chỉ vì đặt hàng cái công ty bé xíu như chỗ các người mà kế hoạch sản xuất của chúng tôi rối loạn cả lên”, “sẽ không làm ăn với các anh nữa”, vv.., nhân viên kinh doanh sẽ ra về trong tủi hổ. Thế rồi phải đến khách hàng lần nữa, thành tâm thành ý xin lỗi, hứa sẽ giao hàng trong thời gian sớm nhất có thể. Chính nhờ nếm trải những cay đắng như thế mà chúng tôi thấm thía chỉ cần một lỗi, dù nhỏ đến đâu đi nữa vẫn sẽ gây nên những rắc rối to lớn. Do đó, Kyocera đã xây dựng xuyên suốt một chính sách sản phẩm hoàn hảo từ trước đến nay.

Nghĩa là, tất cả mọi công đoạn, từ khi sản xuất cho đến khi giao hàng, dù chỉ là lỗi không phẩy mấy phần trăm đi nữa, mọi nỗ lực từ trước đến lúc đó đều như bong bóng xà phòng.

Phải hướng đến sự hoàn hảo, quán triệt chủ nghĩa hoàn hảo đến mức khắt khe, không lơ là một chút nào dù chỉ khoảnh khắc. Đây chính là thế giới sản xuất hàng hóa.

Ngay cả trong cuộc đời hay công việc cũng vậy, chỉ vì một chút biếng nhác, lười nỗ lực ở những phần trăm cuối cùng, có khi tất cả đều trở về không. Để những nỗ lực của chính bản thân ta đơm hoa kết trái, phải luôn tìm kiếm, đòi hỏi sự hoàn hảo.

---oOo---

Trích: “Nghĩ Thiện: Để Cuộc Đời Và Công Việc Viên Mãn”.

Tác giả: Inamori Kazou.

Việt Dịch: Đỗ An Nhiên.

Nhà Xuất Bản Trẻ – 2021.

Ảnh nguồn: Internet.

 

Bài viết liên quan