KIẾP LUÂN HỒI - TRÍCH “TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO” - HT.MINH CHIẾU SƯU TẬP

KIẾP LUÂN HỒI - TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO

–––––o0o–––––
Đời Đường, Vi Cao làm quan Thái Úy Trung Thơ Lịnh. Thuở mới sanh người, cha trai Tăng để cầu phước cho con. Khi chúng Tăng thọ trai xong, bà nhũ mẫu bồng đứa nhỏ đến, cầu xin chú nguyện. Có một vị Tăng đứng dậy bảo chúng rằng: “Đứa bé này đời trước là Gia Cát Võ Hầu, ngày sau sẽ có sự chánh trị tốt đẹp ở miền đất Thục”. Nói xong, vị Tăng ấy biến mất.

Ta còn để lại gì không. Kìa non đá lở nọ sông cát bồi. Lang thang từ độ luân hồi. U minh nẻo trước xa khơi dặm về. Trông ra bến thảm bờ mê. Nghìn thu nửa chớp bốn bề một phương. Ta van cát bụi trên đường, Dù dơ dù sạch, đừng vương gót này.
KIẾP LUÂN HỒI - TRÍCH “TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO” - HT.MINH CHIẾU SƯU TẬP

Về sau, Vi Cao ra làm quan, những điều tiết, nghĩa, công danh, đại khái cùng với Gia Cát Võ Hầu đều giống hệt nhau. Cai trị đất Thục hai mươi mốt năm. Vi Cao được vua phong đến tước Nam Khang Quận Vương, dân chúng đều cảm đức, Quận Vương rất mến đạo Thích. Khi tượng Phật đá ở Gia Châu mới tạc thành, ngài tự thân viết lời kỷ niệm…

Đời Đường, Sa Môn Viên Trạch ở chùa Huệ Lâm, xứ Đông Đô cùng với ẩn sĩ Lý Nguyên kết bạn rất thân thiện, chùa Huệ Lâm vốn là nhà cũ của Lý Nguyên. Từ khi Lý Trảng, cha của Nguyên, bị An Lộc Sơn làm hại, Nguyên không ra làm quan, thường ở trong chùa, cùng Sư Viên Trạch đàm đạo suốt ngày và lấy đó làm vui thú.

Một hôm, hai người cùng rủ nhau đến núi Nga My để xem cảnh đẹp. Viên Trạch muốn đi theo ngã Tà Cốc đến Trường An, Lý Nguyên lại bàn nên đi dọc con đường từ Kinh Châu thẳng đến và lại nói rằng: “Tôi từ lâu đã chán nẻo lợi danh, chẳng còn muốn trông thấy cảnh phồn hoa chốn kinh sư nữa.” Không biết làm sao, Viên Trạch đành phải chiều theo bạn, cùng đi ngã Kinh Châu.

Khi thuyền đến Nam Phố, Viên Trạch trông thấy một người đàn bà quảy đôi thùng xuống bến gánh nước, liền sa nước mắt nói: “Sỡ dĩ tôi không muốn đi đường này, chỉ vì thế!” Nguyên kinh sợ, hỏi duyên cớ? Trạch đáp: “Người đàn bà kia có mang đã ba năm, chờ tôi đến làm con. Nếu tôi không gặp thì thôi, nay đã gặp rồi, quyết không thể trốn tránh được. Vậy, ba ngày sau, nếu không quên nghĩa tri giao, xin ngài tìm đến thăm, tôi sẽ dùng một nụ cười để làm tin. Và, mười ba năm nữa, xin hẹn cùng ngài gặp gỡ nơi đất Hàng Châu, ngoài chùa Thiên Trúc”. Nguyên nghe nói, bùi ngùi cảm động, sai nấu nước cho bạn tắm rửa. Chiều lại, Sư Viên Trạch liền nở nụ cười, chàng bèn đem việc ấy thuật lại cho gia quyến người sản phụ kia nghe. Lo việc mai tang cho bạn xong, Nguyên liền trở về chùa.

Mười ba năm sau, Lý Nguyên đúng kỳ đến nơi ước hẹn, thấy một tên mục đồng gõ vào sừng trâu ca rằng:
Ba sanh trên đá vương hồn cũ.

Nào lúc ngâm thi dưới nguyệt tròn?

Thẹn với người xưa xa đến viếng!

Thân này tuy khác tánh linh còn…

Lý Nguyên nghe tiếng ca, hỏi: “Trạch công có được mạnh khỏe chăng?”. Mục đồng đáp: “Lý Quân thật là người tín sĩ! Nhưng tôi duyên trần chưa dứt không thể gần nhau. Nếu ngài cố gắng tu hành, sau sẽ có phen gặp gỡ”. Nói xong lại ca rằng:
Nỗi riêng sau trước sự tơi bời.

Muốn tỏ nguồn cơn, đứt ruột thôi!

Ngô, Việt nước non tìm đã khắp.

Cùng đường trở bước nẻo xa vời!
Ca xong, liền biến mất. Lý Nguyên lại trở về chùa Huệ Lâm, đến niên hiệu Trường Khánh năm đầu, Nguyên được tám mươi tuổi, vua Mục Tôn hạ chiếu phong cho làm quan Gián Nghị đại phu, không nhận. Chưa được bao lâu Nguyên qua đời.

Ta còn để lại gì không.

Kìa non đá lở nọ sông cát bồi.

Lang thang từ độ luân hồi.

U minh nẻo trước xa khơi dặm về.

Trông ra bến thảm bờ mê.

Nghìn thu nửa chớp bốn bề một phương.

Ta van cát bụi trên đường,

Dù dơ dù sạch, đừng vương gót này.

–––––o0o–––––

Trích “Truyện Cổ Phật Giáo”

HT.Minh Chiếu Sưu Tập

Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành 1992-1994

 

Bài viết liên quan