MƯỜI ĐIỀU KÍCH ĐỘNG - Gampopa

MƯỜI ĐIỀU KÍCH ĐỘNG

Gampopa

-----o0o-----

Trong những tác phẩm của ngài, Gampopa nói rằng những người đời sau có niềm tin mãnh liệt vào ngài, nghiên cứu những bản văn trên cũng như được những lời dạy trực tiếp từ ngài. Ngài nói dầu những đệ tử tương lai không có dịp may gặp chính bản thân ngài, nhưng nếu có, ngài cũng sẽ không trao cho họ cái gì hơn những điều được nói trong các bản văn đó.
MƯỜI ĐIỀU KÍCH ĐỘNG - Gampopa

MƯỜI ĐIỀU KÍCH ĐỘNG

Gampopa

-----o0o-----

Sơ lược tiểu sử Đức Gampopa

Đức Gampopa còn có tên là Dagpo Lharje hay Sonam Rinchen, là đệ tử thượng thủ và là người truyền thừa chính của Jetsun Milarepa. Ngài được ví như mặt trời, so với Rechung người viết lại tiểu sử của Milarepa, được ví như mặt trăng. Đức Gampopa là người cha của truyền thống Kagyu, cội gốc và nền tảng của phái này. Hoạt động của Ngài về đạo pháp bắt đầu trong một đời trước, khi Ngài là một bồ tát có tên là Chandra Prabha Kumara hay “Ánh Trăng Trẻ Trung”, là một đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật đã nói trong Kinh Định Vương (Samadhiraja Sutra) rằng vào thời mạt pháp, hậu thân của Ánh Trăng Trẻ Trung sẽ truyền bá những giáo lý của kinh này, nó chính là thực nghĩa, là Đại Ấn (Mahamudra). Qua nguyện vọng bồ tát của mình và những ban phước gia bị của Phật Thích Ca, Ánh Trăng Trẻ Trung đã tái sanh ở Tây Tạng là đức Gampopa và sáng lập ra dòng Kagyu.

Tên Gampopa của Ngài còn ám chỉ Ngài như là sự tái sanh của vua Srong-Tsan-Gampo, vị vua Phật giáo đầu tiên của Tây Tạng, mất vào năm 650.

Gampopa (khoảng 1079 đến 1153) sanh ở miền trung Tây Tạng, là một y sĩ. Khi gia đình Ngài bị sụp đổ vì một nạn dịch, Ngài đã hứa với vợ mình trước khi chết rằng Ngài sẽ xuất gia và hiến đời mình cho Phật pháp. Được thọ giới năm 26 tuổi với pháp danh là Sonam Rinchen, Ngài bắt đầu tu hành trong truyền thống Kadampa của Atisha. Về sau Ngài gặp đại thiền giả Milarepa, người nối dòng từ Tilopa qua Naropa, đến Thầy Milarepa là Marpa, Đại Dịch giả và ngài là đệ tử thứ nhất nối pháp của Jetsun Milarepa. Về già ngài có nhiều đệ tử và xây ngôi chùa ở Gampo Dar làm trung tâm cho dòng Kagyu. Trong những đệ tử truyền dòng, đặc biệt có Karmapa đệ nhất, Dusum Khyenpa là đệ tử của Ngài, là người sáng lập dòng Karma Kagyu, tu viện chính là Tsurphu và nay đã đến đời Karmapa thứ 17.

Ngài đã viết các luận văn về Đại Ấn và những giáo lý Kagyu. Ngoài tác phẩm Vòng Hoa Quý Báu của Con Đường Tối Thượng, những tác phẩm chính khác là Sự Trang Hoàng Bằng Ngọc của Giải Thoát và Bốn Pháp của Gampopa.

Trong những tác phẩm của ngài, Gampopa nói rằng những người đời sau có niềm tin mãnh liệt vào ngài, nghiên cứu những bản văn trên cũng như được những lời dạy trực tiếp từ ngài. Ngài nói dầu những đệ tử tương lai không có dịp may gặp chính bản thân ngài, nhưng nếu có, ngài cũng sẽ không trao cho họ cái gì hơn những điều được nói trong các bản văn đó.

---***---

1. Do suy nghĩ về sự khó khăn có được một thân người đầy đủ và tự do, con hãy tự kích động để thực hành miên mật Chánh Pháp.

2. Do suy nghĩ về cái chết và vô thường của cuộc sống, con hãy tự kích động để sống trong sự trau dồi đức hạnh.

3. Do suy nghĩ về tính chất bất khả vãn hồi của những kết quả chúng phải khởi ra không thể tránh từ những hành động, con hãy tự kích động để từ bỏ hạnh xấu.

4. Do suy nghĩ về những tai hại của cuộc đời trong vòng sanh tử nối tiếp, con hãy tự kích động để hoàn thành giải thoát.

5. Do suy nghĩ về những khổ đau mà tất cả chúng sanh trong sanh tử phải chịu đựng, con hãy tự kích động để trưởng dưỡng Bồ đề tâm.

6. Do suy nghĩ về bản chất hư vọng lầm lỗi của tâm thức của tất cả chúng sanh, con hãy tự kích động để lắng nghe và tham thiền về Pháp.

7. Do suy nghĩ về sự khó khăn của việc nhổ bật những tập khí vọng tưởng, con hãy tự kích động để thiền định thường trực liên tục.

8. Do suy nghĩ về sự độc hiểm của những phiền não trong thời suy đồi này (Kali-yoga), con hãy tự kích động để áp dụng những phương thuốc đối trị với chúng.

9. Do suy nghĩ về vô số hoàn cảnh bất hạnh trong thời đại suy đồi này, con hãy tự kích động để kiên trì, tinh tấn.

10.  Do suy nghĩ về sự lãng phí trống rỗng của một đời người không mục đích, con hãy tự kích động để chuyên cần, siêng năng.

Đây là Mười Điều Kích Động.

-----o0o-----

Trích: “Những Giáo Huấn của Gampopa”

Vòng Hoa Quý Báu Của Con Đường Tối Thượng

Những Châm Ngôn Của Các Bậc Guru Dành Cho Người Đệ Tử

NXB: Thiện Tri Thức, 2000

Ảnh: nguồn Internet

 

Bài viết liên quan