NĂM SỰ HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH - HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG - PHÁP NGỮ CỦA HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

NĂM SỰ HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH

HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

PHÁP NGỮ CỦA HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

---o0o---

Trước khi tu theo Phật giáo Đại Thừa, chúng ta cần phải phát Bồ Đề Tâm, tức tâm giác ngộ.
NĂM SỰ HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH - HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG - PHÁP NGỮ CỦA HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

Ba Điều Kiện: Sau khi thiết lập những Trung Tâm Tịnh Độ Học ở một số quốc gia, chúng ta đặt ra năm sự hướng dẫn cho các hành giả Tịnh Độ. Năm sự hướng dẫn này được rút ra từ năm bộ kinh Tịnh Độ để ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Sự hướng dẫn thứ nhất là Ba Điều Kiện được rút ra từ Kinh Quán Vô Lượng Thọ, cung cấp những điều rất quan trọng để làm nền móng cho việc thực hành tu tập. Trong cuốn kinh này Đức Phật nói rằng Ba Điều Kiện là những nguyên nhân tốt để chư Phật ba đời quá khứ, hiện tại, và tương lai tạo thiện nghiệp. Nói cách khác, tất cả những người nào muốn đắc quả Phật đều phải thực hành hoàn hảo những điều này để làm nền móng cho việc tu tập của mình. Vậy chúng ta không thể coi thường Ba Điều Kiện này.

Điều kiện thứ nhất liên quan tới việc tu tạo phước báo của người thế gian cũng như các vị thần ở các cõi trời. Muốn đắc quả Phật hay Bồ Tát, một Phật tử chân chánh phải thực hành các điều sau đây:

1.- Có hiếu với cha mẹ, 2.- Tôn kính Thầy Tổ, 3.- Từ bi, không sát sinh. 4.- Tu mười thiệp nghiệp.

Điều Kiện Thứ Hai, bao gồm: 5.- Quy Y Tam Bảo, 6.- Tuân giữ luật pháp, phong tục và các giới điều, 7.- Cư xử đúng đắn và nghiêm chỉnh.

Điều Kiện Thứ Ba, gồm những điều sau đây: 8.- Phát Bồ Đề Tâm, 9.- Thâm tín giáo lý nhân quả, 10.- Tụng đọc và đề cao kinh điển Đại Thừa.11.- Khuyến khích người khác đi theo con đường Giác Ngộ.

Trước khi tu theo Phật giáo Đại Thừa, chúng ta cần phải phát Bồ Đề Tâm, tức tâm giác ngộ. Nếu quan sát kỹ xã hội, chúng ta sẽ đi tới những kết luận đáng buồn. Nhìn lại ba mươi năm trước, chúng ta thấy thời đó người ta thường tử tế và hiểu biết hơn, còn người bây giờ thì vị kỷ hơn, chỉ nghĩ tới việc lợi dụng người khác để làm lợi cho riêng mình. Chính tâm ích kỷ đã này tạo ra một thế giới hỗn loạn làm cho cả thời tiết cũng trở nên bất bình thường. Vì vậy, khi phát Bồ Đề Tâm, hành giả nhận thức được rằng thế gian này đầy đau khổ, còn Tịnh Độ Tây Phương là cõi cực lạc. Người ta thức tỉnh thực sự khi tìm cách thoát khỏi và tu tập đạt được an lạc.

Khi thức tỉnh, hành giả cũng phát nguyện giúp đỡ chúng sinh. Quan tâm tới người khác và không ích kỷ nữa. Chúng sinh có nhu cầu cấp thiết nào? Điều quan trọng nhất mà chúng sinh cần phải có là giáo lý của Đức Phật. Vì vậy việc khẩn cấp mà chúng ta phải làm là đào tạo những người có khả năng thuyết giảng để tiếp tục nhiệm vụ truyền bá Phật Giáo. Ngày nay, do sự tiến bộ của ngành in và xuất bản sách, vô số kinh sách đã được phát hành khắp thế giới, nhưng có điều đáng tiếc là ít có người giảng thuyết về kinh điển Phật Giáo. Vì người ta thường hiểu không đúng ý nghĩa của kinh điển nên chúng ta cần những người có khả năng giảng dạy và giải thích kinh sách. Ngày nay, cách tốt nhất làm lợi ích cho người khác là đào tạo giảng sư, giảng viên để dạy giáo lý. Chúng ta hãy thực hiện điều này với tâm bao dung, không chỉ cho riêng một đạo tràng, một khu vực, hay một quốc gia, mà cho toàn thế giới. Nếu chỉ có một nước thịnh vượng, còn những nước khác nghèo nàn, thì họ sẽ ganh tị và thù ghét nước giàu, gây ra tranh chấp. Khi suy nghĩ như vậy làm sao chúng ta có thể sống một cách bình thản được? Nếu mọi người đều thịnh vượng thì tất cả sẽ có hòa bình và hạnh phúc.

Khi có nhiều giảng viên giúp người khác hiểu rõ những nguyên tắc trong giáo lý của Đức Phật, đến lượt những người đó sẽ dần dần giúp những người khác xuyên phá màn vô minh, thoát khổ và đạt hạnh phúc. Đây là cách ích lợi nhất để chúng ta thực thi Bồ Đề Tâm và Bồ Tát hạnh.

Thâm tín luật nhân quả không chỉ là sự tin rằng "cái gì phải tới sẽ tới". Ý nghĩa sâu xa ở đây là: "Ghi nhớ rằng Phật A Di Đà là nhân, và thành Phật là “quả". Đối với hành giả Tịnh Độ thì việc tụng đọc và đề cao kinh điển Đại Thừa có thể được thành tựu chỉ bằng cách tụng Kinh Vô Lượng Thọ. Một hành giả có thể đạt sự thuần thục một pháp môn bằng cách tập trung tâm trí vào một cuốn kinh độc nhất. Nếu thấy một bộ Kinh Vô Lượng Thọ không đủ, chúng ta có thể tụng đọc thêm bốn bộ kinh khác và một bộ chú giải của Tịnh Độ Tông. Sáu cuốn này là quá đủ. Chỉ cần để cho ý tưởng này bám rễ và lớn mạnh. Sau cùng, chúng ta khuyến khích người khác cùng thực hành để đạt giác ngộ. Vậy, ba phần đầu của Điều Kiện Thứ Ba là làm lợi ích cho bản thân, còn phần thứ tư là dành những lợi ích mà mình đã đạt được cho mọi người khác, giúp họ hiểu, thực hành, vaø đạt thành tựu trên đường đạo tu tập theo Phật Giáo.

Lục Hòa: Ba Điều Kiện nói ở trên là phần thứ nhất của Năm Sự Hướng Dẫn căn bản cho việc thực hành pháp môn Tịnh Độ. Chúng ta chưa thành Phật và cũng chưa rời bỏ thế gian này. Ngay cả khi thành Phật chúng ta cũng không bỏ lại tất cả ở phía sau, vì chư Phật đều muốn cứu độ chúng sinh khắp mười phương.

Làm sao để sống hòa hợp với mọi người? Đức Phật đặt ra sáu nguyên tắc sống hòa hợp, tức Lục Hòa, cho chúng ta làm theo. Lục Hòa không những có thể được ứng dụng trong cộng đồng Phật giáo mà còn có thể được ứng dụng trong tất cả những tổ chức khác.

Điều thứ nhất trong Lục Hòa là có cùng ý kiến, hay Kiến hòa. Mọi người trong nhóm có cùng ý kiến với nhau, làm nền móng vững chắc cho việc sống hòa hợp với nhau. Nếu có sự bất đồng ý kiến trong nhóm thì chắc chắn sẽ có sự tranh chấp, không còn sự hòa hợp nữa. Vậy, có ý kiến hòa hợp là điều rất quan trọng.

Điều thứ nhì trong Lục Hòa là cùng nhau tuân theo những giới điều chung, hay Giới Hòa. "Giới" có nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Nghĩa hẹp là năm giới hay mười giới của Phật tử tại gia, những giới điều của các Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, giới điều của bậc Bồ Tát và giáo lý của Đức Phật. "Trì Giới" theo nghĩa rộng là làm theo phép lịch sự, phong tục, và pháp luật của mọi xứ trên thế giới.

Ngày nay, do sự tiến bộ kỹ thuật trong ngành truyền thông, tầm hoạt động của chúng ta không chỉ giới hạn trong một quốc gia mà đã mở rộng ra những nước khác. Khi đi tới xứ khác để du lịch, công tác hay thăm viếng người thân, chúng ta cần phải tôn trọng tập quán và luật pháp địa phương để sống hòa hợp với người ở xứ đó. Vậy, tuân theo giới điều Phật giáo thì cũng làm theo tập quán và luật pháp quốc gia. Chính phủ nào cũng hoan nghênh những người dân biết trọng pháp luật, vì vậy tuân theo giới luật là một cách biểu dương và làm lợi ích cho Phật Giáo. Với Giới Hòa làm căn bản, người ta có thể sống hòa hợp và cùng thực hành tu tập với nhau. Khi sống cùng với nhau và lại có cùng ý kiến thì tự nhiên mọi người trong nhóm sẽ không có một sự tranh chấp nào cả? Một cộng đồng tu tập với cùng một mục tiêu, cùng nhau đạt thành tựu mỗi ngày thì chắc chắn cộng đồng đó sẽ được an lạc.

Điều cuối cùng trong Lục Hòa là chia xẻ lợi ích một cách hòa hợp với nhau, hay Lợi Hòa. Tăng Đoàn không chỉ có nghĩa là một cộng đồng tăng sĩ. Đối với Phật tử tại gia, một gia đình cũng có thể thực hành tu tập cùng với nhau theo Lục Hòa để làm thành một tăng đoàn. Cả trong một công ty, mọi người từ chủ nhân cho tới nhân viên cũng có thể thực hành Phật Pháp và làm thành một tăng đoàn. Vậy, tăng đoàn có ý nghĩa rất rộng. Ở trong một tăng đoàn, chúng ta cùng chia xẻ lợi ích với nhau. Đối với người xuất gia thì điều này có nghĩa là mọi người trong đoàn thể có cùng một lối sống, từ vị sư trưởng cho đến người không có trách vụ chính thức trong cộng đoàng, và không có đặc quyền đặc lợi nào cả.

Chúng ta nên sống theo Lục Hòa để có thể sống hòa hợp với mọi người. Khi ở cùng với những tổ chức hay những đoàn thể khác, dù họ có sống theo Lục Hòa hay không, bản thân chúng ta cũng cần phải cư xử theo tinh thần của Lục Hòa để tuân theo những lời dạy của Đức Phật.

Chư Phật, Bồ Tát là những khuôn mẫu tốt nhất của chúng ta, và chúng ta cũng phải trở thành những khuôn mẫu tốt cho những người ở ngoài Phật Giáo. Đây là tinh thần của Phật Giáo, tức là dùng hành vi của chính mình để gây ảnh hưởng và làm lợi ích cho người khác, và do đó, biểu dương Phật Giáo. Chúng ta không dạy bảo người khác, mà chỉ để cho họ quan sát chúng ta. Như vậy hành vi và lối sống hằng ngày của chúng ta có thể tự nhiên gây ảnh hưởng và làm lợi ích cho người khác, cũng giống như chư Phật, Bồ Tát thị hiện ở thế gian này để giáo hóa chúng sinh.

Tam học: Sự hướng dẫn thứ ba là Tam Học tức ba môn học: giới luật, thiền định, và trí huệ. Tam học bao gồm tất cả những giáo lý của Phật Thích Ca và chư Phật quá khứ, hiện tại, và tương lai. Đại Tạng Kinh gồm ba phần: kinh, luật, và luận. Kinh bao gồm những giáo lý về thiền định. Luật bao gồm những nguyên tắc về giới luật. Luận bao gồm những giáo lý về trí huệ. Tam Học giới, định, huệ là cốt tủy của Phật Giáo.

Giới luật là những luật lệ được quy định cho các Phật tử tại gia và xuất gia. Trái đất có bốn mùa thay đổi là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Chúng ta cần phải có những luật lệ để cư xử đúng đắn với người và sự vật, do đó làm cho mọi người trong xã hội được hưởng đời sống an lạc và mãn nguyện. Một thế giới không có luật pháp và trật tự thì đó là một thế giới hổn loạn. Dù có may mắn và nhiều tiền của, chúng ta vẫn có thể không hạnh phúc, sống trong lo sợ và sự bất an. Tại sao? Tại vì chúng ta đã buông bỏ luật pháp và trật tự. Giới luật trình bày thấu đáo những nguyên tắc, những phương pháp, và mức tâm trí mà chúng ta cần phải có để mang lại trật tự và an lạc. Tam Học trình bày rõ ràng ý niệm này. Chúng ta thực hành giáo lý của Đức Phật là để đạt trí huệ vô thượng. Khi đã khám phá trí huệ nội tâm này, chúng ta sẽ biết chân lý của cuộc đời và vũ trụ, và cũng biết cách khôi phục lại nhưõng khả năng vốn có từ khởi thủy của mình.

Đức Phật dạy rằng chúng sinh đều có trí huệ và đức tính của một vị Phật. Tri kiến về hiện tại, quá khứ, và tương lai là một phần quan trọng trong khả năng nguyên thủy của chúng ta, nhưng không may là chúng ta đã bị vô minh che phủ. Vô minh xuất hiện khi tâm trí không an tĩnh, còn tâm giác ngộ thì không chịu một ảnh hưởng nào cả. Khi sáu giác quan tiếp xúc với ngoại cảnh, tâm trí của chúng ta sẽ xao động, phát sinh những ý nghĩ tán loạn.

Đức Phật đã dạy vô số pháp môn để thực hành để được an tĩnh trong mọi hoàn cảnh, không sinh ra những vọng niệm phân biệt hay chấp thủ, và do đó tái khám phá những khả năng nguyên thủy của mình. Trạng thái tâm an tĩnh này là thiền định. Tu tập tức là điều chỉnh những ý nghĩ, lời nói, và hành vi sai lầm của mình, nhưng chúng ta tu tập theo những tiêu chuẩn nào? Đó là giới luật và thiền định. Giới luật là tiêu chuẩn bên ngoài, trì giới là tiêu chuẩn bên trong, còn thiền định thì là tiêu chuẩn để đạt tâm thanh tịnh. Tiêu chuẩn bên ngoài là quan trọng, nhưng tiêu chuẩn bên trong còn quan trọng hơn nhiều, vì nó giúp chuùng ta thành tựu trong việc thực hành tu tập đạt trí huệ.

Với sự trì giới, chúng ta sẽ đạt trạng thái thiền định phát sinh trí huệ. Trí huệ hoàn hảo tối hậu này được gọi là "Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác". Làm sao để đạt tri kiến đúng, rồi tri kiến đúng và bình đẳng và sau cùng là tri kiến hoàn hảo? Ba mức thành tựu này tùy thuộc vào lực thiền định, hay trình độ thanh tịnh của tâm trí. Là Phật tử, chúng ta thực hành tu tập là để đạt Giác Ngộ Viên Mãn. Nếu xa rời giới luật và sự thanh tịnh, sẽ không bao giờ đạt được kết quả. Dù hành trì bất cứ pháp môn nào, như Niệm Phật A Di Đà, trì giới, trì chú hay thiền định, nếu không làm theo những điều hướng daãn này thì chúng ta không thể đạt được sự định tâm, nếu có cũng chỉ là những món trang trí bên ngoài mà thôi.

Sáu Ba La Mật: Sự hướng dẫn thứ tư là Sáu Ba La Mật tức sáu hạnh hoàn hảo của bậc Bồ Tát. Mỗi hạnh bao gồm tất cả lối sống của chúng ta. Thí dụ, Ba La Mật thứ nhất là Bố Thí. Người ta thường cho rằng bố thí chỉ có nghĩa là cho tiền bạc. Thực ra cho tiền bạc chỉ là một trong vô số loại bố thí. Nhìn bên ngoài thì bố thí là sự hy sinh vì người khác, nhưng tính chất thật của bố thí là sự xả ly, hay buông bỏ.

Chúng ta có thể bố thí của cải hay sức khỏe của mình. Thí dụ, một người nội trợ giữ cho ngôi nhà của mình là chỗ ở tiện nghi cho gia đinh. Nếu không hiểu biết đúng thì người nội trợ có thể cảm thấy những công việc hằng ngày như giặt quần áo, nấu ăn là nhàm chán. Nhưng nếu người nội trợ hiểu ra rằng mình đang tu tập Bồ Tát đạo bằng việc thực hành Sáu Ba La Mật thì người đó sẽ vui mừng ngay. Làm một việc gì đó cho người khác với tâm xả ly, không chấp thủ thì đó là thực hành hạnh bố thí hoàn hảo. Một người nội trợ giỏi không những phục vụ gia đình của mình mà còn làm gương cho tất cả những người trong gia tộc cũng như những người láng giềng, và như vậy mọi người đều được lợi ích. Một gia đình như vậy là gia đình kiểu mẫu cho mọi gia đình. Dù trông coi một tiệm tạp hóa hay quản lý một doanh nghiệp, làm khuôn mẫu cho người khác noi theo chính là thực hành Bồ Tát Đạo vì lợi ích của chúng sinh. Hạnh Bố Thí Ba La Mật có thể được mở rộng để bao trùm toàn thể vũ trụ và các cõi. Với tâm quảng đại này người ta sẽ là một vị Bồ Tát Đại Thừa.

Bố thí có ba loại: tài thí, pháp thí và vô úy thí (wealth, teaching and fearlessness). Bố thí tài vật gồm bố thí bên trong và bố thí bên ngoài. Bố thí bên trong là dùng công sức tâm trí và thể xác của mình làm lợi ích cho người khác. Bố thí bên ngoài là hiến tặng những thứ như tiền bạc, thực phẩm, v.v... Bố thí tài vật sẽ có kết quả tốt là được hưởng tài vật về sau. Bố thí pháp là sẵn lòng truyền đạt những kieán thức của mình cho người khác, và không giấu giếm một chút nào cả. Bố thí pháp là làm hết sức để truyền dạy cho những người muốn học với mình. Kết quả tốt của việc bố thí pháp là chúng ta sẽ đạt được sự thông minh và thông tuệ. Vô úy thí là giải tỏa sự lo sợ của người khác và làm cho họ cảm thấy an tâm. Quả tốt của việc bố thí vô úy là có sức khỏe, trường thọ và thân tâm được tự tại. Đa số người ta đều muốn giàu có, thông minh, trí huệ, sức khỏe, sống lâu và an lạc. Khi người ta tạo nghiệp tốt thì quả báo tốt sẽ tới với mình. Muốn được hưởng quả tốt thì trước hết phải gieo nhân lành. Do thực hành tài thí, pháp thí, và vô úy thí chúng ta sẽ được hưởng tất cả những nghiệp quả tốt này.

Khi quan sát cẩn thận chúng ta sẽ thấy rằng không có bao nhiêu người đạt được tất cả những điều mình mong ước. Có những người chủ giàu có nhưng không thông minh, tuy nhiên lại có những nhân viên thông minh và khôn ngoan ở dưới quyền họ, làm theo lệnh của họ. Những nhân viên thông minh và khôn ngoan này đã gây dựng trí huệ trong những kiếp trước, nhưng đã không tu tạo phước báo. Ngược lại, các chủ nhân thì vun bồi phước báo nhưng không tu tạo trí huệ. Nhân và quả rất phức tạp và rất khó phân biệt. Vậy, khi dùng những nguyên tắc của Phật giáo để quan sát xã hội, chúng ta sẽ biết cách hành xử trong tương lai.

Thật ra, trí huệ đích thực quan trọng hơn là phước báo. Của cải là phước báo, nhưng chúng ta phải có trình độ trí huệ cao để biết dùng và phân phối tài sản của mình đúng cách. Nếu không có trí huệ, sự sở hữu của cải có thể đưa chúng ta tới chỗ tạo nghiệp xấu mà lại tưởng là mình đang làm những việc tốt. Nếu không có trí huệ, chúng ta sẽ không thể phân biệt thật giả, đúng sai, phải trái, lợi và hại. Chúng ta vẫn thường không biết đến những sai lầm của mình.

Tất cả những nguyên tắc này được trình bày rất rõ ràng trong "Liễu Phàm Tứ Huấn". Trong điều tốt và điều xấu có sự thật và giả dối, một nửa và trọn vẹn, đúng và sai. Nhìn bên ngoài, một việc có vẻ là nghiệp tốt nhưng do có sự biến đổi tính chất sau đó, có thể là một nghiệp xấu. Ngược lại, một việc có vẻ là nghiệp xấu nhưng đó lại là một thiện nghiệp. Vì vậy, chúng ta cần phải có sự tinh tế để hiểu hệ quả của tất cả những việc làm tốt hay xấu, chứ không xét theo vẻ bên ngoài ban đầu của chúng. Chúng ta cần phải có mức trí huệ cao để có thể hiểu sâu xa và có khả năng nhận ra chân lý.

Ba La Mật thứ nhì là Trì Giới, vốn có nghĩa rộng. Chúng ta làm theo lời dạy của Đức Phật, và tuân hành luật pháp của một quốc gia, Mọi luật lệ cần phải được làm theo trong tinh thần cũng như trong văn tự.

Ba La Mật thứ ba là Nhẫn Nhục, là sự kiên nhẫn lâu bền trong hành xử với người và sự việc. Như Đức Phật đã giảng giải trong Kinh Kim Cương, vạn pháp đều có thể đạt được do nhẫn nhục và chịu đựng. Để thành công trong pháp thế gian hay pháp xuất thế gian, chúng ta phải có nhẫn nhục, nếu không thì khó thể đạt thành tựu. Có sự nhẫn nhục để chịu đựng những gì người khác không thể chịu đựng, chúng ta sẽ đạt được những gì người khác không thể đạt được. Chỉ khi đó chúng ta mới thành tựu được những việc lớn.

Ba La Mật thứ tư là Tinh Tấn. Tinh tấn là tập trung vào sự tu tập hằng ngày, không tìm cách tiến theo nhiều hướng khác nhau. Tu tiến với sự tinh tấn một mức nào đó, chúng ta sẽ đạt được trạng thaùi thiền định.

Ba La Mật thứ năm là Thiền Định, thiền ở đây có nghĩa là tham thiền với thế ngồi hoa sen, quay mặt vào vách. Thiền định là nhiếp phục được tâm trí của mình, không chịu ảnh hưởng bởi ngoại cảnh. Điều này phuø hợp với Kinh Kim Cương, tức là không xao động và không bị tác động bởi bất cứ một hiện tượng nào. Không chấp thủ một hiện tượng nào có nghĩa là không chịu sự cám dỗ từ những ảnh hưởng bên ngoài. Chúng ta đạt sự định tâm khi không bị lay động bởi tất cả những hiện tượng, thí dụ như sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phức tạp mà sáng chói đối với mắt nhìn của chúng ta. Trông thấy rõ tất cả và biết tất cả thì đó là trí huệ trực giaùc tức trí huệ Bát Nhã (Ba La Mật thứ sáu là Trí Tuệ) Như vậy, chúng ta sẽ sống một cách an lạc và giải thoát.

Mười Đại Nguyện Của Bồ Tát Phổ Hiền: Sự hướng dẫn thứ năm và cuối cùng là Mười Đại Nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền. Bồ Tát Phổ Hiền không giống bất cứ một vị Bồ Tát nào khác, vì tâm trí quảng đại của ngài. Mọi ý nghĩ của ngài đều hướng về sự cứu độ chúng sinh. Ngài không nghĩ đến bản thân, gia đình, xứ sở, hay thế giới, mà nghĩ đến vũ trụ các cõi, đạt tới sự hoàn hảo đích thực. Với tâm quảng đại này, tất cả những gì ngài làm đều vĩ đại.Tu theo Phật giáo có nghĩa là tin tưởng, thông hiểu, tu tập, và chứng đắc. Trước hết, chúng ta cần phải có niềm tin kiên cố, nếu không chúng ta sẽ không thể tiếp nhận những giáo lý của Đức Phật. Không dễ gì có niềm tin vững chắc, vì nó tùy thuộc vào nhân duyên. Trong Phật Giáo, nhân duyên hay những điều kiện là: caên cơ tốt, phước báo, công đức, đức hạnh, và nguyên nhân. Nếu không có những điều này thì sẽ rất khó được niềm tin không lay chuyển. Thứ hai, chúng ta phải tin tưởng vào Đức Bổn Sư Phật Thích Ca, vì biết rằng ngài không lừa dối chúng ta. Chúng ta cũng cần phải tin rằng những gì các vị thầy tổ truyền dạy đều là sự thật. Tuy nhiên, chỉ tin tưởng không thôi thì chưa đủ.

Một điều cũng quan trọng là chúng ta phải có sự hiểu biết đúng và hoàn hảo. Sau khi hiểu giáo lý, chúng ta cần phải ứng dụng thực hành những nguyên tắc, những pháp môn, và những mức chứng đắc của Phật giáo trong sinh hoạt hằng ngày. Sau cùng, chứng đắc là chứng minh trong đời sống hằng ngày rằng tất cả những giáo lý cũng như sự hiểu biết của chúng ta là đúng.

Một hiện tượng đáng buồn trong Phật giáo là người ta không hiểu tính chất thật và ý nghĩa của những nghi thức. Một đạo sư Mật Giáo là Ông Nian Chu Huang đã nói rất rõ ràng trong bộ sớ giải Kinh Vô Lượng Thọ rằng: "Lễ quán đảnh là một sự gia hộ từ bi. Nghi thức quán đảnh tượng trưng sự truyền vào hành giả những giáo lý thâm diệu của Đức Phật".

---o0o---

Trích: “Pháp Ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không”

Nguyên tác: Venerable Master Chin Kung –

Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng

Nhà Xuất Bản Phương Đông – 2006

Ảnh: Internet

Bài viết liên quan