NHẬN BIẾT HAM MUỐN - KRISHNARMUTI – GIỚI HẠN CỦA SUY NGHĨ

Vâng, tôi nghĩ nó được đặt nền tảng trên sự tưởng tượng không chỉ của sự vui thú, nhưng còn cả của vẻ đẹp, hay thậm chí của điều gì đó tốt lành. Thông thường, con người ham muốn những thứ được nghĩ như đẹp đẽ. Ham muốn những thứ như vàng bạc hay đá quý, mà không có giá trị bao nhiêu trong chính chúng. Con người trao cho chúng sự giá trị bởi vì vẻ đẹp vĩnh cửu của chúng....
NHẬN BIẾT HAM MUỐN - KRISHNARMUTI – GIỚI HẠN CỦA SUY NGHĨ

NHẬN BIẾT HAM MUỐN

KRISHNARMUTI – GIỚI HẠN CỦA SUY NGHĨ

–––––o0o–––––

DAVID BOHM: Chúng ta đã nói rằng sự suy nghĩ không chuyển động ngay thẳng, nó có khuynh hướng quanh co; và đây là nguyên nhân chính của sự hỗn loạn mà trong nó nhân loại thông thường thỏa hiệp để sống. Đối với tôi dường như sự ham muốn có lẽ là điều gì nằm dưới khuynh hướng của sự suy nghĩ phải trở thành quanh co này. Có lẽ chúng ta có thể bắt đầu bằng cách bàn luận về sự ham muốn.

KRISHNAMURTI: Tại sao sự ham muốn đã trở thành một việc quan trọng lạ lùng như thế trong sống?

DAVID BOHM: Tôi đã tra cứu từ ngữ đó. Nó có gốc từ một từ ngữ tiếng Pháp mà lúc đầu đã có nghĩa ‘cái gì đó đang bỏ lỡ’. Và nghĩa lý chính của nó là khao khát, thèm khát, mong mỏi và ao ước. Những từ ngữ liên kết gần gũi với từ ngữ ham muốn là ‘tin tưởng’ và ‘hy vọng’. Ví dụ, trong hy vọng, có sự mong đợi chắc chắn rằng sự ham muốn đó sẽ được thực hiện. Và tôi nghĩ sự tin tưởng có liên quan với nó. Điều gì anh tin tưởng là điều gì anh ham muốn là như thế. Nó là một cái nguồn của sự quanh co, bởi vì anh chấp thuận điều gì đó như thực sự chỉ bởi vì anh ham muốn nó là như thế. Toàn câu chuyện của tin tưởng, thất vọng và tuyệt vọng đều ở trong sự ham muốn. Lúc này, câu hỏi là: chúng ta ao ước cái gì và tại sao chúng ta ao ước nó?

KRISHNAMURTI: Vậy thì, nghĩa lý của ‘ao ước’ là gì?

DAVID BOHM: Từ ngữ đó rất mơ hồ.

KRISHNAMURTI: Người ta ao ước cái gì đó thực sự, hay cái gì đó trừu tượng?

DAVID BOHM: Đối với tôi có vẻ rằng thông thường người ta ao ước cái gì đó trừu tượng.

KRISHNAMURTI: Tôi có lẽ ao ước một chiếc xe hơi.

DAVID BOHM: Vâng, nhưng giả sử rằng anh ao ước kết thúc tình trạng xã hội xấu xa này và anh hy vọng khiến cho nó khác hẳn.

KRISHNAMURTI: Vâng. Liệu sự suy nghĩ tách khỏi sự ham muốn?

DAVID BOHM: Đó là một nghi vấn mà chúng ta phải thâm nhập, nhưng thông thường tôi sẽ nói rằng sự suy nghĩ và sự ham muốn là giống hệt.

KRISHNAMURTI: Tôi cũng nghĩ như thế.

DAVID BOHM: Thông thường chúng ta bị trói buộc trong một loại ham muốn về cái gì đó được tưởng tượng.

KRISHNAMURTI: Vậy là, nó là bộ phận của sự suy nghĩ.

DAVID BOHM: Nó là bộ phận của sự suy nghĩ, nhưng vậy thì dường như anh cũng đang diễn tả điều gì khác nữa, mà không là bộ phận của sự suy nghĩ. Anh bắt đầu từ sự nhận biết.

KRISHNAMURTI: Không chỉ sự nhận biết. Tôi thấy một chiếc xe hơi. Tôi thấy màu sắc, hình thể của chiếc xe hơi, sự xấu xí của chiếc xe hơi đặc biệt đó, và tôi không muốn nó, tôi sẽ không mua nó. Đó là một nhận biết, một cảm xúc.

DAVID BOHM: Nhưng sự cảm xúc cũng là một bộ phận của sự nhận biết.

KRISHNAMURTI: Bạn không thể tách rời hai cái, nhưng cái nào đến trước, sự cảm xúc hay sự nhận biết?

DAVID BOHM: Tôi cảm thấy sự nhận biết đến trước. Anh không thể có một cảm xúc về cái gì đó nếu không có cái gì đó được nhìn thấy.

KRISHNAMURTI: Và vậy thì, làm thế nào sự ham muốn nảy sinh từ sự nhận biết?

DAVID BOHM: Vì một lý do nào đó, sự suy nghĩ và sự tưởng tượng chen vào. Nhưng dường như anh nói nó còn trực tiếp nhiều hơn điều đó.

KRISHNAMURTI: Liệu sự tưởng tượng chen vào nó?

DAVID BOHM: Trong hình thức mà thông thường sự ham muốn sử dụng, nó có chen vào. Hầu hết những ham muốn của chúng ta đều dành cho những thứ được tưởng tượng; nhưng tôi đưa ra ví dụ của sự ham muốn mãnh liệt để có một tình trạng khác hẳn của xã hội đối với nhiều người, mà thôi thúc họ vô cùng. Tôi nghĩ tình trạng mới mẻ đó của xã hội được tưởng tượng, đúng chứ?

KRISHNAMURTI: Lúc này, chúng ta hãy thấy. Một nhóm người chúng ta muốn thay đổi cấu trúc của xã hội.

DAVID BOHM: Vào điều gì đó tốt lành hơn, ví dụ.

KRISHNAMURTI: Sự ham muốn được sinh ra từ sự nhận biết được tình trạng của xã hội thực sự là.

DAVID BOHM: Mà là rất xấu xa. Vì vậy, đang thấy hay đang quan sát hay đang suy nghĩ xã hội hiện nay là gì, và hy vọng thay đổi nó, tôi tưởng tượng một tình trạng tốt lành hơn.

KRISHNAMURTI: Liệu đó là bộ phận của sự ham muốn?

DAVID BOHM: Dường như thế, ít ra thoạt đầu. Dường như rằng có một ham muốn mãnh liệt cho tình trạng được tưởng tượng đó.

KRISHNAMURTI: Hay nó là sự nhận biết?

DAVID BOHM: Làm thế nào là điều đó?

KRISHNAMURTI: Tôi nhận biết sự suy sụp, hay sự thoái hóa, hay sự bất ổn của xã hội này. Tôi thấy nó. Sự nhận biết đó thôi thúc tôi, không phải sự ham muốn thay đổi xã hội của tôi. Sự nhận biết của tôi nói đây là xấu xa, và chính sự nhận biết đó là hành động của sự chuyển động để thay đổi nó. Tôi không biết liệu tôi đang trình bày rõ ràng.

DAVID BOHM: Vâng, thế là có một ao ước phải thay đổi nó.

KRISHNAMURTI: Liệu có một ao ước?

DAVID BOHM: Nếu chúng ta nói nó là sự ham muốn, nó được hàm ý.

KRISHNAMURTI: Sự ham muốn? Tôi chỉ đang thấy.

DAVID BOHM: Nếu chúng ta quay lại nghĩa lý của từ ngữ đó, điều gì đó đang bị bỏ lỡ. Có một ao ước về điều gì đó mà đang bị bỏ lỡ.

KRISHNAMURTI: Hay tôi nhận biết. Chúng ta đã nói, chính sự nhận biết đó là hành động. Sự nhận biết về xã hội như nó là hiện nay là xấu xa. Chúng ta hãy sử dụng từ ngữ đó trong chốc lát. Chính sự nhận biết đó đòi hỏi hành động.

DAVID BOHM: Vâng, nhưng chúng ta không thể hành động ngay tức khắc.

KRISHNAMURTI: Sau đó, sự nhận biết bắt đầu hình thành loại hành động gì sẽ xảy ra.

DAVID BOHM: Điều đó xảy ra bằng cách suy nghĩ về nó.

KRISHNAMRTI: Vâng, dĩ nhiên. Liệu sự nhận biết là một bộ phận của sự ham muốn?

DAVID BOHM: Tôi nên nói thoạt đầu nó không là, nhưng ngay khi nó đến được ý thức của xấu xa hay tốt lành, sự ham muốn được tiềm ẩn. Nếu anh chỉ thấy tình trạng của xã hội mà không có một ý thức rằng nó xấu xa hay tốt lành…

KRISHNAMURTI: Không, chính sự nhận biết là hành động. Tình trạng xấu xa của xã hội được nhận biết. Thậm chí tôi sẽ không sử dụng từ ngữ ‘xấu xa’ bởi vì nếu như thế chúng ta phải đi vào điều đối nghịch. Sự nhận biết là gốc rễ của hành động. Và hành động đó có lẽ mất thời gian, và mọi chuyện còn lại của nó. Sự ham muốn chen vào điều này ở đâu? Tôi không thấy nó.

DAVID BOHM: Ồ, tại sao anh nói điều đó? Anh sẽ nói gì cho những người ao ước thay đổi xã hội.

KRISHNAMURTI: Tôi sẽ nói, ‘Liệu chính sự nhận biết của bạn là hành động? Hay thành kiến của bạn, hay ham muốn thay đổi xã hội với mục đích kiếm được điều gì đó của bạn?

DAVID BOHM: Đó vẫn còn là một ham muốn.

KRISHNAMURTI: Đó là sự ham muốn. Liệu sự nhận biết là bộ phận của sự ham muốn? Tôi không nghĩ nó là.

DAVID BOHM: Không. Thường xuyên anh đã nói rằng có nhận biết, tiếp xúc và cảm xúc, và kế tiếp điều đó trở thành sự ham muốn.

KRISHNAMURTI: Vâng, điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng ngay khi có sự nhận biết, sự ham muốn chen vào ở đâu khi thực hiện sự nhận biết đó?

DAVID BOHM: Theo nguyên tắc, nếu anh có thể thực hiện nó ngay tức khắc sẽ không có nhu cầu cho sự ham muốn.

KRISHNAMURTI: Dĩ nhiên, đó là một việc. Nhưng tôi không thể thực hiện nó ngay tức khắc.

DAVID BOHM: Vì vậy, anh nghĩ cái gì đó đang bỏ lỡ. Điều gì tôi thấy nên là cách này, nhưng tôi không thể thực hiện nó ngay tức khắc.

KRISHNAMURTI: Bạn nhận biết cái thực sự – chúng ta hãy giải thích nó theo cách này – cái thực sự được nhận biết. Trong cái thực sự đó của sự nhận biết, sự ham muốn chen vào ở đâu?

DAVID BOHM: Không phải trong cái thực sự của sự nhận biết.

KRISHNAMURTI: Đó là điều gì tôi đang nói.

DAVID BOHM: Nhưng chúng ta phải tìm ra tại sao nó lại chen vào.

KRISHNAMURTI: Đó là điều gì tôi muốn nhắm đến.

DAVID BOHM: Chúng ta hãy sử dụng điều gì đó rất đơn giản. Tôi nhận biết một vật nào đó, như một quả táo. Tôi thích ăn nó và tôi chỉ ăn nó – không có vấn đề của sự ham muốn. Nó hiện diện ở đó.

KRISHNAMURTI: Chúng ta hãy thâm nhập sâu thêm nữa.

DAVID BOHM: Ngược lại, nếu tôi không thể có được quả táo, vậy thì có lẽ hiện diện vấn đề của sự ham muốn. Tôi không đang nói nó là sai lầm hay đúng đắn, nhưng giả sử rằng tôi nhận biết vật gì đó mà tôi không có được ngay tức khắc, hay tôi không biết làm thế nào có được nó. Lúc đó, sự ham muốn có thể nảy sinh. Nhưng nó không phải.

KRISHNAMURTI: Nó có lẽ nảy sinh bởi vì tôi ham muốn quả táo đó, bởi vì tôi ưa thích mùi vị và vân vân. Đó là một việc. Tôi nhận biết cái thực sự của xã hội và tôi hành động – sự ham muốn chen vào đó ở đâu?

DAVID BOHM: Nếu anh có hành động, sự ham muốn không chen vào, nhưng anh có lẽ cảm thấy rằng anh không biết phải hành động như thế nào.

KRISHNAMURTI: Tôi có lẽ không biết phải hành động như thế nào, vì vậy tôi sẽ bàn luận, nói chuyện.

DAVID BOHM: Trong khi anh đang bàn luận, anh có lẽ bị nản chí.

KRISHNAMURTI: Sự nhận biết của tôi quá rõ ràng đến độ nó không thể bị nản chí.

DAVID BOHM: Đó có lẽ như thế, nhưng tôi đang diễn tả việc gì thông thường xảy ra. Chúng ta hãy nói, tôi nhận biết sự giả dối và sự thoái hóa của xã hội, và tôi suy nghĩ làm thế nào thay đổi nó. Tôi nói chuyện với nhiều người và vân vân, nhưng chẳng mấy chốc tôi bắt đầu thấy rằng không thể thay đổi dễ dàng mọi việc. Có lẽ tại chặng đường nào đó, có lẽ tôi bắt đầu cảm thấy nó có vẻ khó xảy ra được. Nhưng dẫu vậy có lẽ hiện diện một ao ước thay đổi nó.

KRISHNAMURTI: Không, nếu tôi thấy không thể thay đổi nó, vậy thì nó chấm dứt. Vậy thì đó là nó.

DAVID BOHM: Vâng, nhưng tại sao con người không chấp nhận điều đó? Tôi chỉ đang diễn tả điều gì là trải nghiệm thông thường. Khi thấy rằng điều này không thể xảy ra được, có một ao ước cho điều không thể xảy ra được này. Và đó là hình thức của sự ham muốn mà luôn luôn bị thất vọng, mà tạo ra tất cả những vấn đề này.

KRISHNAMURTI: Vâng.

DAVID BOHM: Lúc này, ngược lại, anh không thể nói rằng con người nên chấp nhận rằng xã hội sẽ tiếp tục giả dối mãi mãi.

KRISHNAMURTI: Thưa bạn, liệu sự nhận biết đang thôi thúc họ, hay liệu họ đã chưa bao giờ nhận biết và chỉ sự ham muốn đang vận hành?

DAVID BOHM: Có lẽ như thế, nhưng có vẻ rằng chính sự ham muốn được sinh ra từ sự nhận biết, ít ra điều gì họ nghĩ đã là sự nhận biết. Nhưng vậy thì câu hỏi là, sự ham muốn đã khởi đầu từ đâu?

KRISHNAMURTI: Đó là một vấn đề khác.

DAVID BOHM: Có vẻ rất khó hiểu tại sao nên có sự ham muốn này ở đó.

KISHNAMURTI: Không. Tôi thấy chiếc xe hơi đó, tôi thích có được nó, tôi liên quan chiếc xe hơi đó với sự vui thú.

DAVID BOHM: Nó sẽ chỉ có thể bị trói buộc trong đó nếu, tại chặng đường nào đó, sự nhận biết thất bại.

KRISHNAMURTI: Tôi hoàn toàn không theo kịp.

DAVID BOHM: Sự nhận biết chấm dứt vấn đề nếu anh không có ao ước mãnh liệt này, mà là sự ham muốn, mà thôi thúc anh.

KRISHNAMURTI: Tôi thấy.

DAVID BOHM: Anh có thể nói, ‘Tôi thích có được chiếc xe hơi đó; nếu điều đó có thể được, tôi sẽ có được nó, nếu không có được, tôi sẽ không’.

KRISHNAMURTI: Tôi sẽ không, điều đó đơn giản. Không có vấn đề.

DAVID BOHM: Nhưng thông thường đó không là điều gì được có ý bởi sự ham muốn.

KRISHNAMURTI: Sự ham muốn có nghĩa ao ước.

DAVID BOHM: Ao ước cho điều gì anh không thể có được. Dù anh có thể có được nó hay không, anh ao ước nó.

KRISHNAMURTI: Bạn thấy, tôi không vận hành theo cách đó.

DAVID BOHM: Chúng ta phải hiểu rõ sự vận hành này, bởi vì dường như nó là sự vận hành thông thường.

KRISHNAMURTI: Nó là sự vận hành thông thường, tôi đồng ý.

DAVID BOHM: Trước hết, tôi không hiểu rõ tại sao nó nên ở đó. Theo lý luận, không có lý do cho nó. Nhưng đến mức độ người ta có thể thấy, nó vẫn còn ở đó, rất uy quyền, khắp thế giới.

KRISHNAMURTI: Liệu sự ham muốn được đặt nền tảng trên sự cảm xúc, sự tưởng tượng, một vui thú được tưởng tượng mà người ta dự định có?

DAVID BOHM: Vâng, tôi nghĩ nó được đặt nền tảng trên sự tưởng tượng không chỉ của sự vui thú, nhưng còn cả của vẻ đẹp, hay thậm chí của điều gì đó tốt lành. Thông thường, con người ham muốn những thứ được nghĩ như đẹp đẽ. Ham muốn những thứ như vàng bạc hay đá quý, mà không có giá trị bao nhiêu trong chính chúng. Con người trao cho chúng sự giá trị bởi vì vẻ đẹp vĩnh cửu của chúng. Vì vậy, họ sẵn sàng thực hiện bất kỳ việc gì để có được những thứ đó.

–––––o0o–––––

Trích: Giới Hạn Của Suy Nghĩ

Tác giả: j. Krishnamurti

Dịch Giả: Ông Không

Ảnh: Nguồn Internet

Bài viết liên quan