NYOSHÜL LUNGTOK TENPE NYIMA (1829-1901) - Đạo sư Dòng Truyền thừa Longchen Nyingthig - Trích: Các Đạo Sư Của Sự Thiền Định Và Những Điều Huyền Diệu Cuộc Đời Các Đạo Sư Phật Giáo Vĩ Đại Của Ấn Độ Và Tây Tạng

NYOSHÜL LUNGTOK TENPE NYIMA (1829-1901)

Đạo sư Dòng Truyền thừa Longchen Nyingthig

Trích: Các Đạo Sư Của Sự Thiền Định Và Những Điều Huyền Diệu

Cuộc Đời Các Đạo Sư Phật Giáo Vĩ Đại Của Ấn Độ Và Tây Tạng

Tác giả: Tulku Thondup Rinpoche

Việt dịch: Thanh Liên – NXB Tôn Giáo 2014

--o0o--

Ngài được coi là tülku (tái sinh) của Shāntarakshita, Kong-nyon Bepe Naljor, và Jewön Küntröl Namgyal. Ngài sinh ra trong bộ lạc Nyoshil thuộc dòng Mukpo Dong là con trai của Chösung Tadrin.
NYOSHÜL LUNGTOK TENPE NYIMA (1829-1901) - Đạo sư Dòng Truyền thừa Longchen Nyingthig - Trích: Các Đạo Sư Của Sự Thiền Định Và Những Điều Huyền Diệu Cuộc Đời Các Đạo Sư Phật Giáo Vĩ Đại Của Ấn Độ Và Tây Tạng

 

NYOSHÜL Lungtok Tenpe Nyima là một trong những Đạo sư thiền định vĩ đại nhất của Dzogpa Chenpo (Đại Viên mãn) trong dòng Longchen Nyingthig. Ngài là đệ tử chứng ngộ vĩ đại nhất của Paltrül Rinpoche. Có một câu tục ngữ: “Nếu không có Lungtok, Paltrül không có con.

Ngài được coi là tülku (tái sinh) của Shāntarakshita, Kong-nyon Bepe Naljor, và Jewön Küntröl Namgyal. Ngài sinh ra trong bộ lạc Nyoshil thuộc dòng Mukpo Dong là con trai của Chösung Tadrin.

Ngài tu học với Gyalse Zhenphen Thaye Khenchen Pema Dorje, Dzogchen Rinpoche đệ tứ, và về sau học với Khyentse Wangpo. Ngài được ngài Gyalse Zhenphen Thaye cho thọ giới xuất gia và ban pháp danh là Lungtok Tenpe Nyima.

Vị Thầy gốc (bổn sư) của Lungtok là ngài Paltrül Rinpoche. Khi sống với Paltrül hai mươi năm không chút ngăn cách, ngài nhận lãnh sự truyền dạy những giáo lý khác nhau và đặc biệt là giáo lý Nyingthig của Longchen Rabjam và Jigme Lingpa. Ngài đã nhận những giáo huấn về giáo lý Trekchö và được giới thiệu sự thuần tịnh nguyên thủy hiện diện như bản tánh tối hậu của mọi hiện hữu hiện tượng. Ngài thọ nhận các giáo huấn về giáo lý Thögal, giới thiệu cho ngài những sự xuất hiện chói ngời là ba thân Phật. Cùng với Paltrül Rinpoche, ngài sống khoảng mười năm quanh các trụ xứ của Dodrupchen ở các thung lũng Ser và Do.

Tại rừng Ari trong Thung lũng Do cách Tu viện Dodrupchen hiện tại vài dặm, Lungtok và thầy Paltrül sống đơn độc với nhau trong sáu tháng. Một bao nhỏ đầy tsampa làm thực phẩm, bộ quần áo đang mặc, và đôi quyển sách là những vật sở hữu duy nhất của các ngài. Vào buổi trưa, các ngài tụ lại và dùng một ít tsampa. Rồi các ngài cột bao tsampa vào một gốc cây và để mặc nó cho tới ngày hôm sau. Sau đó ngài Paltrül giảng cho Lungtok một hai câu kệ trong Bodhicharyāoatāra (Nhập Bồ Tát Hạnh). Không lâu sau đó, nhiều đệ tử tới Rừng Ari, và Paltrül bắt đầu giảng Ngalso Korsum và Yönten Dzö và những giáo lý khác. Ngài Paltrül ban một giáo lý, sau đó đệ tử thiền định về nó trong rừng trong nhiều ngày. Ban đầu họ có một ít tsampa để dùng mỗi ngày, nhưng chẳng bao lâu tsampa cạn kiệt. Sau đó họ thu lượm thức ăn dành cho chó của dân du cư hay thực phẩm được bỏ lại, và nhờ đó họ sống thêm một thời gian nữa. Họ không muốn đi quanh lều trại của người du cư để khất thực, nhưng rất vui thích được sống bằng những gì họ vứt bỏ.

Trong Rừng Ari, một ngày kia ngài Paltrül hỏi Lungtok: “Ông có nhớ mẹ ông không?” Lungtok nói: “Không nhiều lắm, thưa thầy.” Ngài Paltrül nói: “Đó là bởi ông không thiền định về lòng bi. Bây giờ hãy đi tới những cây liễu kia và thiền định về nhận ra tình mẫu tử và tưởng nhớ lòng tốt của bà mẹ trong bảy ngày.” Lungtok đã thiền định như ngài Paltrül chỉ dạy, và Bồ Đề tâm của lòng từ và bị phát triển tự nhiên trong ngài mà không cần nỗ lực nào nữa.

Trong Rừng Ari, sau các giáo lý của Paltrül, Lungtok thiền định về ý nghĩa của Ngơi nghỉ trong Bản tánh Huyễn hóa (Gyuma Ngalso) của Longchen Rabjam. Những ý niệm của ngài về sự bám chấp những thực thể thực sự hiện hữu bị sụp đổ, và mọi hiện hữu hiện tượng xuất hiện như cái gì không thực như những ảo tưởng. Sau này Khenpo Ngachung hỏi ngài: “Đó có phải là một sự chứng ngộ không? “Ngài trả lời: “Không, nhưng là một kinh nghiệm hay" (Nyams).

Cùng với Paltrül, Lungtok rời Golok đi tới Tu viện Dzogchen. Lungtok thực hiện một cuộc nhập thất ba năm tại Kangtrỏ gần Tu viện Dzogchen để cầu nguyện cho sự trường thọ của Dzogchen Rinpoche đệ tứ. Ngài không có nhiều thực phẩm để dùng, cũng không có y phục ngoại trừ những chiếc y. Ngài dùng một hòn đá phẳng làm gối để ngồi trong kỳ nhập thất ba năm.

Sau đó Lungtok ở với ngài Paltrül tại ẩn thất Nakchung gần Tu viện Dzogchen. Mỗi ngày lúc chạng vạng tối, Paltrül thực hiện một thời khóa thiền định về sự tu tập của Namkha Sumtruk, nằm duỗi ngửa trên một tấm thảm len mới trên một khoảnh cỏ bằng kích thước của ngài. Một buổi tối, trong khi Paltrül đang nằm ở đó như thường lệ, ngài hỏi Lungtok: “Lungche [Lung thân mến]! Ông nói rằng ông không hiểu được chân tánh của tâm à?” Lungtok trả lời: “Vâng, thưa ngài, con không hiểu.” Paltrül nói: “Ồ, có gì mà không hiểu. Lại đây.” Thế là Lungtok đi tới chỗ vị thầy. Paltrül nói: “Nằm xuống như ta và nhìn bầu trời” Khi Lungtok nằm xuống, cuộc đối thoại tiếp tục như sau: “Ông có thấy những ngôi sao trên trời?”

“Dạ có”

“Ông có nghe tiếng chó sủa trong Tu viện Dzogchen [ở một quãng xa]?”

“Dạ có”

“Tốt, đó là thiền định.”

Ngay lúc đó, Lungtok đạt được xác tín trong sự tự chứng. Ngài được giải thoát khỏi những gông cùm ý niệm của “nó là” hay “nó không là.” Ngài đã chứng ngộ trí tuệ nguyên sơ, sự hợp nhất trần trụi của tánh Không và giác tánh nội tại, Tâm Phật.

Lungtok và những Pháp hữu quý mến của ngài Tendzin Norbu, Khenpo Könchok Özer, Minyak Kunzang Sönam, và Naktha Tulku khẩn cầu ngài Paltrül cho phép họ được tiếp tục làm những ẩn sĩ lang thang trong phần đời còn lại của họ. Nhưng ngài Paltrül bổ nhiệm Könchok Tendzin Norbu giảng dạy tại Tu viện Gemang, còn ba Özer làm một khenpo của Tu viện Dzogchen; ngài bảo người kia trở về quê hương và duy trì những ẩn thất. Vì thế Các Đạo sư Dòng Truyền thừa Longchen Nyingthig Lungtok trở về quê hương và trụ trong nhiều ẩn thất, nhưng chính yếu là tại một ẩn thất có tên là Jönpa Lung. Tại ẩn thất Shuku Shar, Lungtok thiền định về ba năm. Về sau, ngài nói với vẻ diễu cợt: “Suốt mười ba năm Bodhicharyāoatāra trong mười năm và về Ngalso Korsum trong phóng chiếu và thu thúc tư tưởng, tôi cố gắng gò ép tư tưởng của mình khiến chúng không thể tăng trưởng. Nếu tôi thiền định về Dzogpa Chenpo ngay từ đầu thì bây giờ tôi đã có thể chứng ngộ một cái thấy và thiền định tốt đẹp.”

Năm 1883, khi ngài ở ẩn thất Gyaduk, một bé trai năm tuổi được người cha đưa tới gặp ngài. Bé trai ấy sau này là Khenpo Ngawang Palzang (1879-1941), người hộ trì dòng truyền thừa chính của ngài.

Khoảng năm 1895, Lungtok di chuyển tới Pema Ritho và thiết lập một khu trại của những ẩn sĩ, và Ngawang Palzang chính thức trở thành đệ tử của ngài bằng sự tu tập ngöndro và những giáo lý khác cùng nhiều người khác.

Ngài Lungtok nói: “Tôi chưa từng làm điều gì nghịch lại lời chỉ dạy của Paltrül Rinpoche, trừ một điều là ngài đã bảo tôi đừng dạy Dzogpa Chenpo trước năm mươi tuổi. Sau đó, nếu có thể, tôi nên dạy nó. Nhưng trước năm mươi tuổi, tôi đã dạy chút ít cho Onpo Tenzin Norbu khi ông ta nài nỉ. Vì thế samaya của tôi với vị thầy của tôi là một dây xích vàng không đứt đoạn.”

Sau này, ngài bảo các đệ tử: “Nếu các ông thiền định đúng đắn, những thiền giả xuất sắc nhất sẽ tiến bộ mỗi ngày, các thiền giả trung bình sẽ tiến bộ mỗi tháng, và các thiền giả kém hơn sẽ tiến bộ mỗi năm. Đối với việc thiền định, điều quan trọng là phải hiểu rõ những thiện xảo cốt yếu của sự thiền định. Cho dù các ông thiền định, nếu không có tiến bộ thì đó là dấu hiệu cho thấy các ông thiếu sự hiểu biết về những thiện xảo cốt yếu của sự thiền định”

Trong suốt đời ngài, ngài đã chia sẻ những giáo lý của Paltrül với tất cả những ai đến với ngài, và đặc biệt là sau tuổi năm mươi, ngài đã ban giáo lý Dzogpa Chenpo. Tuy nhiên, giống như Paltrül Rinpoche, ngài khó khăn khi ban bất kỳ sự trao truyền lễ quán đảnh nào ngoại trừ ban cho Sershül Khenpo Ngawang và Anye Khenpo Tamchö của Tu viện Dodrupchen, Lạt ma Ngawang Tendzin, Lạt ma Dorli, Khenpo Ngawang Palzang, và một quán đảnh kama tại Khangtsik Gar.

Ngài đã viết một giáo huấn chi tiết về thiền định Trekchö cho Nyakla Rangrik, khi ấy ông ta đang ở Trung Tây Tạng, và ngài yêu cầu ông đốt nó đi sau khi đọc. Nyakla Rangrik đốt giáo huấn này theo lời dạy của vị thầy, nhưng sứ giả đã nhìn thấy nó ở dọc đường và sao chép trước khi nó tới tay Nyakla Rangrik. Nhiều tác phẩm gây kinh ngạc của Khenpo Ngawang Palzang cũng chính là những lời giảng của Nyoshül Lungtok, có nguồn gốc từ Paltrül Rinpoche.

Ngài Nyoshül Lungtok thị tịch ngày hai mươi lăm tháng năm, năm Mộc Ngưu thuộc Rabjung thứ mười lăm (1925) ở tuổi bảy mươi hai. Khi ấy, ánh sáng cầu vồng uốn cong trên đầu, một trận mưa hoa nhẹ nhàng rơi, và người ta nghe được tiếng âm nhạc du dương. Sau lễ hỏa thiêu, xá lợi xuất hiện từ tro tàn như những dấu hiệu của sự thành tựu và là đối tượng kính ngưỡng cho các đệ tử của ngài. Hóa thân của ngài là Shedrup Tenpe Nyima (1920-?).

Ảnh nguồn internet

Bài viết liên quan