TỊNH QUANG MẸ VÀ TỊNH QUANG CON - NHỮNG CHỮ VÀNG – GARAB DORJE VỚI BÌNH GIẢNG CỦA PATRUL RINPOCHE

TỊNH QUANG MẸ VÀ TỊNH QUANG CON

NHỮNG CHỮ VÀNG – GARAB DORJE VỚI BÌNH GIẢNG CỦA PATRUL RINPOCHE

–––––o0o–––––

Đây là sự việc cực kỳ căn bản. Bây giờ chúng ta sống trong tấm gương và không sống trong những bóng dáng phản chiếu nữa. Bây giờ không có khác biệt nào giữa trạng thái tham thiền bằng phẳng (mnyam-bzhag, Skt. samahita) trong thời thiền định và tình trạng đi vào lại cái thức bình thường và cuộc sống hàng ngày khi thời thiền định đã xong, cái sau được biết là hậu thiền định hay sự...
TỊNH QUANG MẸ VÀ TỊNH QUANG CON - NHỮNG CHỮ VÀNG – GARAB DORJE VỚI BÌNH GIẢNG CỦA PATRUL RINPOCHE

Trong thực hành thiền định, chúng ta nhận biết rằng bất cứ tư tưởng nào khởi lên đều biểu thị năng lực hay tiềm năng của tánh Giác biểu lộ. Tánh Giác này như mặt trời trong bầu trời, và năng lực của nó như những tia sáng mặt trời. Chúng ta nhận biết rằng mọi tư tưởng lan man này, bất kể chúng dị biệt thế nào, bản tánh của chúng chính là Tịnh Quang thực sự của Nền Tảng, nó không gì khác hơn là Pháp thân, Mẹ Vĩ Đại. Và bản tánh hay cội nguồn này được gọi là Tịnh Quang Mẹ thường trụ như Nền Tảng. Quả thực, Tịnh Quang là thể trạng hay cách thế hiện hữu (gnas-lugs) tự nhiên của chúng, cách thức trong đó những tư tưởng hiện hữu một cách tự nhiên. Và Bà Mẹ này là một cái gì phổ quát hơn là cá nhân, theo nghĩa dù có nhiều vị Phật khác nhau xuất hiện ở khắp thời gian và không gian, tất cả các ngài đều tham dự trong một Pháp thân duy nhất siêu vượt khỏi mọi nhị nguyên và đa nguyên. Chúng ta nhận ra Tịnh Quang nhờ đã được đưa vào cái thấy hiểu bởi đạo sư, ngài chỉ nó cho chúng ta, “Đây là Tịnh Quang của Tự Tánh Giác Rigpa vốn sẵn của anh”. Cái Tịnh Quang cá nhân mà đạo sư đưa chúng ta vào và chúng ta cứ kinh nghiệm trở đi trở lại trong thiền định của chúng ta suốt cả đời mình, được biết là Tịnh Quang của Con Đường hơn là Tịnh Quang của Nền Tảng. Cái quang minh gặp trên con đường này cũng được biết là Tịnh Quang Con, khác với Tịnh Quang Mẹ. Đứa con này giống như một tia sáng nhỏ của toàn thể Tịnh Quang. Chẳng hạn, nó không khác gì một ngọn đèn sáp so với mặt trời giữa trưa là nguồn của mọi ánh sáng. Con, Tịnh Quang của Con Đường, được kinh nghiệm trong thực hành thiền định của chúng ta trong suốt đời, nhưng Mẹ, Tịnh Quang của Nền Tảng lúc chết mới gặp được khi Tịnh Quang hiển lộ vào lúc bắt đầu Bardo (Trung Ấm) của Thực Tại.

Trong truyền thống Dzogchen, ba Bardo hay ba trạng thái

trung gian được phân biệt theo cái chết và tái sanh:

1. Bardo của Khi Chết (Chi-khai Bardo),

2. Bardo của Thực Tại (Chos nyid Bardo),

3. Bardo của Hiện Hữu (Srid-pai Bardo).

Tịnh Quang Mẹ biểu lộ vào lúc bắt đầu của Bardo thứ hai trước khi những hiện ảnh của những Hóa Thần Bổn Tôn Bình An Và Hung Nộ sanh khởi. Với kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta, Bardo Khi Chết tương ứng với tiến trình rơi vào giấc ngủ, và Bardo của Thực Tại tương ứng với sự biểu lộ trong khoảnh khắc của Tịnh Quang trước lúc bắt đầu mộng, trong khi bản thân trạng thái mộng tương ứng với Bardo của Hiện Hữu. Nhưng trừ phi chúng ta thực hành tham thiền suốt đời, sự biểu lộ của Tịnh Quang sẽ xảy ra quá nhanh và chớp nhoáng đến độ chúng ta sẽ không nhận ra nó.(2) Nhưng nếu chúng ta thực hành tham thiền trong trạng thái thức, bấy giờ khi chúng ta chết, chúng ta sẽ sẵn sàng. Vào lúc chết, khi Tịnh Quang hiện lên, chúng ta sẽ nhận ra nó và chúng ta sẽ có khả năng giải thoát tức thời vào Pháp thân. Đây là loại Phowa hay chuyển di tâm thức cao nhất. Vào lúc này khi Tịnh Quang của Con Đường và Tịnh Quang của Nền Tảng hòa lẫn và hợp nhất bất khả phân, đó gọi là sự gặp gỡ của Tịnh Quang Mẹ và Tịnh Quang Con. Điều này giống như một đứa con nhận ra bà mẹ thương yêu của nó sau một cuộc chia ly dài do sự lang thang lạc lõng của nó.

Chẳng hạn vào thời xưa, một người dự quán đảnh nhập môn vào những Nghi Lễ Huyền Bí (của Hy Lạp, La Mã cổ đại) được

dẫn qua một loạt những phòng tối, gần như một mê cung, bao vây bởi những âm thanh khủng khiếp và những sự hiện diện đáng ngại. Rồi đến căn phòng làm lễ, căn phòng cuối cùng, có một sự tỏa sáng đột ngột. Giáo sĩ tấn phong gọi thí sinh đến dự, “Hãy nhìn ánh sáng, con ta! Nó chính là bản tánh và đời sống của con.” Chính cái epopteia này, hay tỏ sáng thình lình, là sự đưa vào Tịnh Quang, nó chính là tự tánh của chúng ta. Quá trình quán đảnh nhập môn trong những tôn giáo Bí Mật cổ thời bắt chước kinh nghiệm chết và tái sanh và dẫn thí sinh vào cái ở bên trên, để người ta không phải sợ chết nữa. Tiến trình nhập môn này có thể so sánh với Tử Thư Tây Tạng.

Qua sự thực hành tham thiền, chúng ta trở nên quen thuộc với Tịnh Quang của Con Đường. Tịnh Quang của Nền Tảng (Pháp

thân) là cội nguồn từ đó lưu xuất những tư tưởng và tình cảm như là những đại diện của năng lực sáng tạo bẩm sinh của nó. Như vị giáo sĩ nghi lễ huyền bí, đạo sư đưa vào ánh sáng của con đường và chúng ta theo ánh sáng này trong sự thực hành của chúng ta. Như vậy, cuối cùng chúng ta khám phá được, trong một khoảnh khắc sáng tỏ và tự nhận biết, một hiểu biết hay trí huệ, nó không chỉ là kiểu mẫu thí dụ mà là thực sự. Chúng ta khám phá Tịnh Quang của Phật tánh sẵn có của chúng ta. Trước kia đạo sư đã đưa chúng ta vào cái tỉnh giác quang minh sẵn có này, và nhờ cái thấy hiểu Tịnh Quang này, chúng ta nhận biết được chính mình. Như thế chúng ta thể hiện sự quán đảnh nhập môn tối hậu, và điều này đưa ta vượt lên khỏi Tantra, tiến trình chuyển hóa.

12. Khám Phá Lại một Tánh Giác Trực Tiếp Trần Trụi

Lại Phá Tan những Tư Tưởng và Kinh Nghiệm

Nếu thiền định của chúng ta tiến hành êm thấm và chúng ta thấy mình ở trong một trạng thái trong sáng, thế là tốt; nhưng nếu không, tốt hơn là nên ngưng thiền định, thư giãn vài phút và nghỉ ngơi. Không có gì có thể đạt được bằng cách tự ép mình; cố gắng quá sức là một lỗi lầm của thiền định; cũng như không cố gắng chút nào là một lỗi lầm. Nếu cố gắng quá mức, những khó khăn sẽ khởi lên và tâm thức chúng ta sẽ không trong sáng khi chúng ta gắng sức ép buộc nó. Chúng ta sẽ trở nên mệt mỏi và phiền muộn, và bản thân tâm thức sẽ nổi loạn chống lại sự thực hành thiền định. Thế nên thực hành những thời thiền định ngắn thì tốt hơn. Khi những người mới học tham thiền trong một thời dài, thường thì những kinh nghiệm bắt đầu sanh khởi. Vào lúc đó tốt hơn là bắt đầu ngưng thiền định và nghỉ ngơi, chỉ sau đó mới thực hành lại. Nếu không, chúng ta sẽ bám luyến vào những kinh nghiệm trong thiền định này. Bấy giờ chúng trở thành như những tấm màn dần dần che đậy khuôn mặt trần của Rigpa.

Để khám phá lại một tánh Giác tức thời trần trụi, chúng ta phải phá hủy những cơ cấu tâm trí quy ước vây bọc chúng ta và do đó phá hoại sự thiền định của chúng ta. Có một nguy hiểm lớn lao khi chúng ta bám luyến vào những kinh nghiệm thiền định của mình, nhất là những kinh nghiệm quang minh và lạc, như những cái nhìn thấy các cõi trời. Chúng ta trở nên phóng dật và lạc mất trong những kinh nghiệm khiến tham thiền phải chấm dứt và chúng ta lại bị bắt vào thế giới mộng ảo của sanh tử. Thế nên một lần nữa chúng ta có thể dùng âm PHAT! Như một sấm chớp phá tan mây mù. Ở đây bản văn nói đến bốn loại bám luyến vào những kinh nghiệm trong thiền định được xóa tan bằng PHAT:

1. những kinh nghiệm lạc phúc

2. những kinh nghiệm sáng tỏ, quang minh

3. trạng thái tĩnh lặng

4. sự sinh sôi, phát tán của tư tưởng.

Theo cách này, chúng ta có thể phá hủy mọi bám chấp và nhờ

đó tiếp tục trong trạng thái tham thiền.

Trạng Thái Tánh Giác Trực Tiếp Thấu Suốt

Trong thiền định, bất kể cái gì xảy ra về mặt kinh nghiệm, chúng ta phải nương dựa vào điểm thiết yếu này, là tiếp tục trong một tánh Giác không thể diễn tả, trực tiếp thấu suốt mà không để cho bị phóng dật. Từ ngữ zang-thal nghĩa nghĩa là “trực tiếp thấu suốt” theo kiểu không bị ngăn ngại, chẳng hạn khi một Thành Tựu giả cắm con dao phurba xuyên qua đá rắn không cần nỗ lực, không gặp sự chống lại, hay như ánh sáng đi thấu qua chất pha lê trong suốt. Thứ nhất, chúng ta phải thiết lập tham thiền bằng thực hành Shamatha như diễn tả ở trước, để khám phá Rigpa –hay cái hiện diện tức thời – trong trạng thái bình lặng trong mỗi thời thực hành. Bấy giờ cũng vẫn tánh Giác tức thời này được chuyển thành những chuyển động của tư tưởng. Cuối cùng, nảy sanh sự không khác biệt giữa trạng thái tĩnh lặng và chuyển động của những tư tưởng, bởi vì hiện diện một trạng thái đơn nhất và duy nhất của tánh Giác tức thời. Đó là Rigpa. Nhưng là những hành giả chúng ta không dừng ở đó. Mục tiêu trong Dzogchen không chỉ khai triển Rigpa giới hạn trong những thời thiền định, mà rồi trong thời gian giữa những thời thiền định, trở lại với những trạng thái phóng dật và mê lầm bình thường của thức. Hơn nữa, mục tiêu là khai triển một tánh Giác tức thời trực tiếp thấu suốt nơi bất kỳ cái gì chúng ta đang làm trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đích đến là lấy Rigpa từ những thời thiền định và đem nó vào mọi hoạt động của đời sống hàng ngày. Đã khám phá Rigpa trong trạng thái tĩnh lặng và trong chuyển động của tư tưởng, bây giờ chúng ta đem nó vào những chuyển động vật lý của thân thể, bắt đầu bằng những cử động rất đơn giản, như chuyển động đầu, tay... mà không mất sự hiện diện tức thời này. Về sau chúng ta đưa nó vào những cử động phức tạp hơn, như đi hay khiêu vũ, và tuy nhiên chúng ta vẫn ở trong trạng thái tham thiền suốt thời gian đó. (Một Thành Tựu giả hay người thành thạo có thể nói và nghĩ một cách hợp lý nhưng vẫn ở trong trạng thái tham thiền [samadhi] không bị xao lãng.) Dần dần mọi rào cản bị sụp đổ; tánh tỉnh giác tức thời này được đưa vào mọi hoạt động của thân, ngữ, tâm thức. Lần đầu tiên, chúng ta hoàn toàn thức tỉnh, thay vì là một kẻ mộng du.

Đây là sự việc cực kỳ căn bản. Bây giờ chúng ta sống trong tấm gương và không sống trong những bóng dáng phản chiếu nữa. Bây giờ không có khác biệt nào giữa trạng thái tham thiền bằng phẳng (mnyam-bzhag, Skt. samahita) trong thời thiền định và tình trạng đi vào lại cái thức bình thường và cuộc sống hàng ngày khi thời thiền định đã xong, cái sau được biết là hậu thiền định hay sự thể nghiệm sau đó (rjes thob, Skt. prsthalabdha). Khi tham thiền được trải rộng vào mọi phạm trù của đời sống, nó được biết là tham thiền toàn thể hay Đại-định, Maha-samadhi.

Thiền Quán Vipashyana

Tiến trình đem tánh tỉnh giác dần dần vào những cử động của

thân, ngữ và tâm thức trong Dzogchen gọi là Vipashyana (lhag-mthong), nghĩa đen là “quán chiếu cao hơn”. Ở đây ý nghĩa của Vipashyana khác với trong hệ thống Kinh. Trong Dzogchen, quán chiếu cao hơn không chỉ là một chuyện trông chừng con cá bơi trong hồ nước trong, hay xem chúng nhảy khỏi mặt nước, sự so sánh thường thấy trong những Kinh. Hơn thế, khi một con cá thình lình nhảy khỏi mặt nước, chúng ta thấy mình không là một người quan sát bàng quan trên bờ hồ nữa, như chúng ta làm trong thực hành Shamatha. Bây giờ chúng ta thấy chúng ta là con cá. Chúng ta hòa nhập với nó, và không có khác biệt nào giữa người quan sát và cái được quan sát. Chúng ta đã trở thành cái nhìn thấy; cái bên ngoài và cái bên trong hòa nhập, vượt khỏi nhị nguyên. Thế nên Vipashyana trở thành một tiến trình hòa nhập tức thời trực tiếp tánh tỉnh giác vào chuyển động. Chuyển động là tỉnh giác, và tỉnh giác là chuyển động. Chúng ta không định làm một cái gì đó rồi chuyển động; đó là một cuộc sống nhị nguyên, và trong tình trạng đó chúng ta bị che chướng và giới hạn. Mà hơn nữa, chúng ta thể nhập và thực sự trở thành chuyển động. Chuyển động này là tự phát, không có tư tưởng hay ý định. Nhưng chuyển động này không mù quáng hay vô ý thức; nó hoàn toàn sống động và tỉnh thức. Vũ điệu của những Vidyadhara không chỉ là trò chơi của năng lực; nó cũng là “vũ điệu của tỉnh giác”.

Về hành động, Dzogchen không bị giới hạn bởi lề luật nào; bởi thế, không có hành động bị cấm đoán như vậy. Hơn nữa, thực hành Dzogchen nhằm đem tánh Giác tức thời vào mỗi hành động, và sự biểu lộ của tánh Giác vốn sẵn này là ý chí thực sự của ta. Tánh Giác và ý định không xung đột với nhau mà hòa nhập. Trong trạng thái tham thiền, lòng bi Bồ đề tâm thì tự nhiên và tự phát; nó không được thiết kế hay tạo dựng bởi tâm thức. Nhưng điều này chỉ chân thật khi chúng ta đang ở trong trạng thái tham thiền. Trạng thái Rigpa thì vượt khỏi nghiệp và những hậu quả của nó, vượt khỏi tốt xấu, nhưng cái thức nhị nguyên bình thường của chúng ta chắc chắn là không như thế. Vốn thanh tịnh, Rigpa vượt khỏi những động cơ ích kỷ và mọi hành động của nó là tự-toàn thiện một cách tự nhiên. Tất cả đây thực sự thuộc về tham thiền, nhưng nếu chúng ta có chút tự cho mình là một Thành Tựu giả, kiêu căng tuyên bố, “Tôi đang ở trong trạng thái Rigpa!” và làm như chúng ta muốn, theo sự thôi thúc và chiều theo mọi tham muốn phù du, chúng ta chỉ tự mê hoặc mình và sẽ chịu những nghiệp quả. Nghĩ mình đang ở trong trạng thái thì không giống như thật sự ở trong trạng thái ấy. Luật lệ duy nhất trong Dzogchen là tỉnh biết. Dzogchen dạy chúng ta trách nhiệm đối với những hoạt động của chúng ta, và điều này có nghĩa là tỉnh giác. Chúng ta luôn luôn tỉnh biết điều chúng ta làm và hậu quả của mỗi hành động. Hòa nhập với chuyển động không giống gì với bám luyến, vì cái sau tiêu biểu một sự thiếu tỉnh giác.

–––––o0o–––––

Trích: Những Chữ Vàng

Tác Giả: Garab Dorje với bình giảng của Patrul Rinpoche

Dịch Giả: Ban dịch thuật Thiện Tri Thức

NXB: Thiện Tri Thức in năm 2002

Ảnh: Nguồn Internet

Bài viết liên quan