SAU KHI NGỘ TRỞ LẠI THẾ GIAN MỞ RỘNG VÒNG TAY TỪ BI TẾ ĐỘ CHÚNG SANH - TỌA THIỀN HÒA TÁN –AMKUKI SESAN – THIỀN SƯ NHẬT BẢN - BẠCH ẨN HUỆ HẠC (1686 – 1769)

TỌA THIỀN HÒA TÁN –AMKUKI SESAN – THIỀN SƯ NHẬT BẢN - BẠCH ẨN HUỆ HẠC (1686 – 1769)

Dịch giả: Thuần Bạch – Hạnh Huệ

--o0o--

Ngay lần gặp gỡ đầu tiên Đã có sẵn sự biệt ly trong tương lai. Người luôn ở lại với chúng ta thì chỉ như cái bóng!
SAU KHI NGỘ TRỞ LẠI THẾ GIAN MỞ RỘNG VÒNG TAY TỪ BI TẾ ĐỘ CHÚNG SANH - TỌA THIỀN HÒA TÁN –AMKUKI SESAN – THIỀN SƯ NHẬT BẢN - BẠCH ẨN HUỆ HẠC (1686 – 1769)

SAU KHI NGỘ TRỞ LẠI THẾ GIAN MỞ RỘNG VÒNG TAY TỪ BI TẾ ĐỘ CHÚNG SANH

--o0o--

Trong tướng thấy được vô tướng,

Đi hoặc về vẫn thường an trụ.

Trong niệm thấy được vô niệm,

Ca và múa tất cả đều là tiếng nói của đạo.

     Giống như những hàng trước, ở đây mô tả trạng thái giác ngộ. Có thể sẽ không khó lắm để đạt đến một cách tương đối trạng thái mà nhân và quả là một; sự giác ngộ về tính Bình Đẳng của vạn pháp xuất phát từ sự hiểu biết này, ngay từ đầu đặt căn bản trên con người. Nhưng điều quan trọng là tiếp tục từ đó, và qua sự hiểu biết khác sau khi đã chứng ngộ, chúng ta cần phải thấy tính sai biệt một lần nữa trên hình tướng, và phát nguyện cứu độ tất cả. Đây không phải chỉ đơn thuần là vấn đề chứng ngộ và thức tỉnh khỏi cơn mê. Cứu cánh là tỉnh thức và sau đó khởi hoạt dụng. Đây là điểm quan trọng đặc biệt thường bị hiểu sai lạc. Nếu tu tập thiền để giác ngộ cho riêng mình thoát khỏi đau khổ của tử và sanh, của đúng và sai, sẽ không phải là thiền của Đại thừa. Cứu cánh là phải vượt qua giác ngộ, hoặc theo thiền ngữ, nhảy thêm bước nữa qua khỏi đầu sào trăm trượng, và trở lại thế gian mở rộng vòng tay từ bi tế độ chúng sanh. Theo truyền thống, sau khi chứng ngộ sự tu tập vẫn luôn luôn được chú trọng, gọi là trưởng dưỡng thánh thai. Theo nghĩa này, con đường thượng cầu (Phật đạo) là phương tiện thù thắng của thiền, và con đường hạ hóa (chúng sanh) là cứu cánh.

     Tông Tịnh độ cũng quan niệm như vậy. Người đã vào cõi Tịnh độ mà hy sinh công đức vô lượng để trở lại sanh trong loài người hầu cứu độ kẻ khác cũng về Tịnh độ, sẽ cao quý hơn người ở luôn trong Tịnh độ.

     Nhiều người trên thế gian cho rằng mục đích đời người rất đơn giản, chỉ cần thành công và tạo được tiếng tăm, đó là sai lầm lớn. Còn làm gì nữa sau khi đạt được thành công và tiếng tăm? Vấn đề là tìm một mục đích tối hậu cho đời người. Với người theo đuổi sự thành công hết mình, và còn hơn nữa, đối với người gần đến sự thành đạt, lúc hưng thịnh nhất, tôi muốn nói rằng: “Nếu sự thành đạt là mục đích cuộc đời, và sau đấy bạn sẽ phải chịu đựng buồn phiền không tránh được lúc suy vi, bạn sẽ tính sao?”

Không nên quá kiêu hãnh!

Vầng trăng tuy tròn

Nhưng chỉ được một đêm thôi!

     Chúng ta phải thâm nhập điều đó tận thâm tâm. Mục đích đời người không phải điều mà thế gian gọi là thành công. Nếu ta dùng sức lực và tài đức, mà sự thành công thế gian đã cho ta, vào mục tiêu xuất thế, ta có thể đạt đến bất tử. Mục đích đời sống chỉ đáng được đeo đuôi theo đường lối nay.

     Cốt tủy trong sự giải thoát tối thượng của thiền đạo tu tập là du hí tam-muội. Sau khi cổng giác ngộ mở, nhân với quả là một, nắm được thực tướng - tướng của vô tướng - và qua lại không đâu không là nhà mình hết, vọng tưởng phân biệt được buông bỏ để tiến tới Thực Tại Bình Đẳng. Nhưng trong tính Bình Đẳng đó, nếu ta lại rơi vào chỗ không thấy nhân quả Bình Đẳng, rốt cuộc sẽ trở thành ảo tưởng. Thức ăn và phân bón giống nhau, ta trở nên một thiền quái nuốt hết cả trời đất. Nhưng nếu tiếp tục trong sự tu tập thể cứu bản lai diện mục, ta sẽ không bị nguy hiểm rơi vào Bình Đẳng lầm lẫn, và ta có thể tiến một bước nữa, từ bình đẳng tánh trí đến sai biệt trí như chánh văn nói: “Nhận được thực tướng, tướng của vô tướng”.

     Trong chương bất nhị của kinh Duy-ma, Bồ-tát Thiện Kiến giải thích tướng và vô tướng từ cái thấy tột cùng. Khá nhiều người nghĩ rằng những sự phát biểu “Mọi vật là nhất tướng” và “Mọi vật là vô tướng” là hoàn toàn đối nghịch, nhưng sự thật tất cả hiện tượng không có tự tánh cố định, được sanh và diệt theo đúng với sự tương quan nhân quả, và vì thế trên nền tảng là KHÔNG. Mọi vật không hình tướng và cũng có hình tướng. Có tướng bởi vì không tướng; không tướng bởi vì có tướng. Theo cách này, ngài giải thích thuyết vô tướng và vô lượng.

     Trong bài có nói về tướng của vô tướng. Thông thường trong Phật giáo chữ “tướng” có nghĩa là tất cả sắc tướng, mọi sự vật nhận thức được, và chúng ta được cảnh giác rằng đó là sự biểu thị tạm thời của vọng tâm. Tất cả được phân loại theo bốn thời kỳ: sanh, trụ, dị, diệt; hoặc theo ngôn ngữ thường tình là sanh, lão, bệnh, tử. Thế giới và vạn vật trong đó ban đầu sanh ra, rồi tồn tại trong một thời gian nào đó, rồi biến đổi, và cuối cùng diệt vong. Như thế, mọi vật đều trải qua bốn giai đoạn từ đầu đến cuối. Đối với con người, trước hết được sinh ra, rồi già đi, rơi vào bệnh tật, rồi chết; thế là trải qua sanh, lão, bệnh, tử. Bốn giai đoạn này được gọi là “tướng”. Mọi sự đều từ quan điểm phân biệt, và khi bước vào giai đoạn thực chứng, chúng ta đi đến để thấy rằng tất cả bình đẳng, nói cách khác là “vô tướng”. Ở đây tướng tức vô tướng. Nhưng nếu chúng ta bám vào đó cho là thật vô tướng, chắc chắn đó là cái nhìn hư vọng về hình tướng. Một người chứng ngộ bám dính vào sự chứng ngộ của mình cũng chỉ là một loại ảo tưởng. Tiến thêm một bước thì tướng lại hiện ra trong cái vô tướng; tướng là vô tướng và vô tướng là tướng. Đó không phải là giác ngộ về bình đẳng tuyệt đối. Bằng sự tu tập thiền định, chúng ta có thể đi từ tướng đến vô tướng, và rồi từ vô tướng đến tướng. Triệt ngộ là trạng thái vô tướng, nơi tất cả là Không và Nhất Như, đồng thời phải là trạng thái có tướng rõ rệt khác nhau, chỗ mà có núi và có sông. Tuy vậy chúng ta vẫn không bị lừa dối bởi những hình tướng khác nhau này. Những dòng: “Trong đó không một vật, lại là kho tàng vô tận; có hoa nở, trăng sáng và tháp cao” là nói đến tướng của vô tướng.

     Ở trạng thái này, dòng suối trong thung lũng là tướng lưỡi rộng dài (của Phật), màu sắc núi non là thân thanh tịnh, như Tô Đông Pha đả diễn tả trong thơ. Khi liễu ngộ rằng đi và đến vẫn luôn an trụ tại nhà, sẽ không có địa ngục để sợ hãi hoặc thiên đường để đạt tới. Núi sông, co cây, toàn thể trái đất, như chúng đang hiện hữu, là Tịnh độ sáng ngời. Khóc hay cười, cả hai đều là Pháp âm. Sự an bình đó của tâm bất khả thuyết, đó là trạng thái của duy tâm tịnh độ.

     Nắm vững câu “tướng của vô tướng”, ta có thể hiểu cũng như vậy về “niệm của vô niệm”. Niệm ở đây có nghĩa là tất cả sự phân biệt hão huyền, nói cách khác là vọng tưởng. Khi vọng tưởng được buông bỏ, đó là chánh niệm—bước thứ sáu trong Bát Chánh Đạo, Chánh niệm là thanh tịnh không có tạp loạn, và vì thế cũng được gọi là vô niệm. Từ vô niệm chúng ta phải tiến vào niệm, nhưng bây giờ đã thoát khỏi mê vọng. Người ta nghĩ rằng vô niệm giống như một cây chết, hoàn toàn không có sự hoạt động của trí tuệ, nhưng đó là điều hết sức lầm lẫn. Vô niệm không bao giờ có nghĩa chỉ trở thành một cục đá, nhưng nghĩa là ở trong chánh niệm. Trong chánh niệm, khi những tư tưởng sai khác nổi lên, “hoa xuân, trăng thu, gió hạ, tuyết đồng,” nếu tâm an tĩnh không dính mắc, mọi mùa đều tốt đẹp”. Đó là giải thoát và an lạc, ca và múa đều là Pháp âm. Đó là du hí tam-muội. Chữ du hí theo nghĩa đen là giải trí hay vui chơi, và đúng nghĩa ở đây là trong trò chơi chúng ta hành theo ý muốn, không gò bó tâm trí, vì thế tam-muội này là hành động hồn nhiên trong tự tại.

     Có người mới thực hành chút ít (và đặc biệt đua đòi theo thiền), và trước khi đạt đến một ánh sáng tâm linh nào đó, đã nhảy ào vào “không suy nghĩ gì cả”, và sau đó phát ra ngôn cú to lớn đẹp đẽ nhưng rỗng tuếch. Họ tham gia mọi thứ kỳ quái để tỏ rằng họ khác thường thế nào, và nghĩ rằng sự vô ý vô tâm và không thực tế là tâm giải thoát. Coi thường mọi sự họ cho là tỉnh giác và sự phù phiếm họ cho là hạnh xả ly. Họ nói năng lập dị và hành động như kẻ điên. Hội những tên hề này không thể được xem như cùng hội cùng thuyền với những người tỉnh giác “đã đạt chánh niệm, niệm của vô niệm”.

     Trung Hoa thời xưa, có một người đua đòi học thiền đến gặp tọa chủ Kosen để trình kiến giải. Chơi chữ trên cái tên của tọa chủ có nghĩa là “bột”, y hỏi: “Đó là bột mì hay bột gạo?” Tọa chủ bình thản trả lời: “Thử đi rồi thấy”. Y hét lên một tiếng, bắt chước cách xử sự của các thiền nhưng tọa chủ chỉ nói: “Đừng ho! Đừng ho!” và vỗ vào lưng y. Ngày nay cũng có nhiều người non nớt loại này.

     Thiền sư Lâm Tế bảo rằng thần lực có nghĩa là có khả năng bước vào thế giới hình tướng nhưng không bị huyễn tướng chinh phục, và cũng như thế với mùi, vị và ngủ nghỉ. Khi biết mọi thứ đó hoàn toàn trống rỗng thì không thể bị trói buộc. Ngài lại giải thích rằng như người vào lửa không bị cháy, vào nước không bị ướt, và nếu vào địa ngục cũng giống như dạo chơi vườn cảnh; ca hát và múa nhảy tất cả đều là Pháp âm, đứng hay ngồi luôn luôn phù hợp với lẽ phải. Đó là tâm thái thực ngộ.

Con vịt trời trên đường bay không để lại dấu vết,

Nhưng nó không bao giờ quên đường.

     Đó là du hí tam-muội hay Na-già thường tại định. Tất cả đời sống thực sự thánh thiện phải là như thế: hoàn toàn hài hòa, thoát khỏi mọi trói buộc, và hành động vô ngã sẽ chan chứa lòng bị mẫn.

     Một tấm gương điển hình là cuộc đời của Bạch Ấn, người mà trong tám mươi bốn năm đã ngự trị thế giới tâm linh. Với diễn văn và bài viết Sư đã “thông tay vào chợ” trong du hí tam-muội. Là một giảng sư không chỗ đứng trong văn học, nhưng rất giàu ngôn từ và có nhiều tác phẩm văn chương, đặc biệt trong lãnh vực đại chúng hóa Thiền tông. Dĩ nhiên Sự bỏ qua nhiều việc làm có tính cách chuyên môn, thuyết pháp, thi ca, nhưng đồng thời Sư nói về đạo qua dân ca, bằng những buổi nói chuyện thông thường, những bài viết dùng ngôn ngữ thông tục, bài ca lao động, đạo ca, và “cuồng ca”. Trong những bài viết dùng ngôn ngữ bình dân, chính bài Hòa Tán là một kiệt tác của thời bấy giờ và chí đến ngày nay. Tranh của Sư nhiều vô kể, nhiều bức độc đáo, nhưng không một chút gì chế nhạo tục lệ, và ngày nay lại được cất kỹ như của báu trong nhiều gia đình. Trong cách tập luyện môn đệ, Sư rất tuyệt diệu; từ khắp nơi họ đến tu tập theo Sư. Quanh ngôi mộ của Sư tại chùa Tùng Âm (Shoin-ji) có các ngôi mộ môn đệ đã đến đây bị bệnh và từ trần trước khi hoàn tất việc tu tập; đã có nhiều người xuất sắc trong họ. Trong số nhiều Pháp đăng do Sự đào tạo có tọa chủ Túy Ông Nguyên Lư (Zui-o) và Đông Lãnh Viên Từ (Torei) có thể nói là hai vị thánh cột trụ của ngài. Cả hai đều đạt du hí tam-muội và sống tỉnh giác, tới lui họ đều luôn luôn về nhà.

     Qua những bức tranh và bài viết của Sư, ta có thể nhận thấy phong cách tiêu dao tự tại và giải thoát nơi Bạch Ấn. Tokutomi Soho nói về tác phẩm của Sư: “Tranh của Bạch Ân vẽ Bồ-đề Đạt-ma là chân dụng của chính Sư, chữ nho ông viết đôi khi giống như dây thừng cũ, đôi khi nguệch ngoạc như sâu bò, có lúc giống như nút thắt của cây dương xỉ diều hâu, tất cả đều là phóng ảnh của tự tâm. Tuy hình dạng có thể khác, tựu trung đều là phản ánh một cái gì của chính Sư. Những tác phẩm từ bút lông có thể làm ta biết đến Sư, và hơn nữa không người nào chưa biết Sư lại có thể thưởng thức tranh và sách của Sư.” Đó là lời nhận xét thâm thúy.

     Bạch Ấn vẽ một người ăn xin, và để một bài thơ lên bức tranh: “Dù là ai, nếu khi còn trẻ y là tên lưu manh phung phí tiền của, và cuối cùng bất hiếu với cha mẹ, thé rồi vị sư trẻ tuổi ấy giống như tôi, với bao tử trống rỗng và ốm đói. Bạn có thể dành cho hắn một đồng xu không?” Ngày nay đối với những kẻ đầu đường xó chợ, nghe một bài thơ như thế chắc chắn sẽ cay đắng.

     Trên bức tranh vẽ đoàn người đánh cá ra đi ban đêm với bầy chim bắt cá và ngọn lửa để nhử cá, Ngài có viết:

Ngọn lửa của bầy chim bắt cá thật sự là,

Ngọn lửa của địa ngục ngay trước mặt.

Coi chừng! Coi chừng!

     Trên một bức tranh vẽ chiếc búa nhiệm mẫu của thần tài Daikoku ban cho của cải, có đề:

Cái búa nện xuống và kho báu vô tận xuất hiện.

Đó là nói dối!

Đó là chiếc búa đập nát lòng kiêu căng vì giàu có.

     Ngài có vẽ một bức về Hotei, một vị thần tài đưa một tay lên và nói: “Hỡi các bạn trẻ, cho dù bạn có nói gì  - trừ phi bạn nghe được âm thanh của một bàn tay— không có gì làm bạn đầy đủ cả!” Bạn có học, có biết được gì đi nữa, nếu không nghe được âm thanh thầm lặng của Trời và Đất, thì tất cả đều vô nghĩa.

     Một bài thơ ca tụng con búp bê “lật đật” Daruma (Bồ-đề Đạt-ma) tròn trĩnh, có sức nặng đủ để luôn luôn bật trở dậy mỗi khi bị hất ngã lăn

Từ bỏ thiện và ác,

Cuối cùng vẫn đứng bật lên,

Tu sĩ bé bỏng!

     Trên một bức tranh vẽ tọa chủ Nhất Hưu tay cầm đầu lâu:

Đây là ai cũng được;

Hãy coi chừng! Coi chừng!

     Trên một bức họa thần tài Hotei và một thần tài khác đang múc rượu ra:

Hạnh phúc thay! Ngồi dựa vào cột

Với những người bạn tâm đầu ý hợp,

Và nghe tiếng tách chạm leng keng!

     Tình người cảm động biết bao trong bài thơ này!

     Một người làm một bài thơ hỏi có đời sau hay không, và Bạch Ân đã trả lời cũng bằng một bài thơ:

Đời sau có hiện hữu hay không?

Thực là một mê cung.

Không ai biết ngoại trừ chính người hỏi.

Hãy đi mà tìm hắn!

     (Trước đây anh cũng đã sống, và đây là đời sống sau cái chết). Người nào khác giải quyết được câu hỏi này? Đây là câu hỏi ngược lại.

     Một bài thơ diễn tả nỗi niềm ray rứt vì phân ly:

Ngay lần gặp gỡ đầu tiên

Đã có sẵn sự biệt ly trong tương lai.

Người luôn ở lại với chúng ta thì chỉ như cái bóng!

     Đó là cái gì, ông ta hỏi, cái mà chúng ta có được với mình mãi mãi và không bao giờ mất.

     Có bài thơ về cái muỗng trà sau đây:

Nó trải qua hàn ngục và hóa ngục,

Nhưng nó vô tâm và không phiền não,

Cái muỗng trà!

     Đây là đại định: “Khi tâm máy động ngừng lại, ngọn lửa tự nó sẽ nguội lạnh”.

     Ông gởi cho người nữ môn đệ O-San một bức tranh vẽ cây phất trần và cây chổi với bài thơ Trung Hoa:

Tam hiền và con cọp của họ

Đang cùng ngủ và ngáy như sấm.

Khi nghe tiếng, biết rằng bình minh,

Hàn Sơn và Thập Đắc lại đến.

     Người đệ tử trả lời:

Cây chối quét đi những tư tưởng gai góc

Sai lầm trên thế gian.

Ai có thể so sánh với Bạch An của hạt Hara!

     Có vài câu đố của trẻ con đầu đề là “Nhà của xã trưởng, sự giàu có và giòng dõi của ông ta”:

Cái gì giống như công việc của thợ mộc lương thiện?

Xã trưởng. Tại sao?

Bởi vì ông ta đẻo hết những gì gồ ghề.

Và cái gì giống như trái chín trong núi sâu?

Nhà của xã trưởng. Tại sao?

Bởi vì nó hư hỏng tất cả và bị mai một.

      Nếu bài Hòa Tán thấm vào lòng người thì ý nghĩa của những hàng trên rất phong phú, và không chỉ dành cho ông xã trưởng già.

     Trên bức tranh của thần tài mà tên còn có nghĩa là đen, Sư viết:

Vóc người ngắn,

Màu da đen,

Nhưng gương mặt tươi cười trông thật cảm động!

     Quả thật vậy. Có một bức tranh vẽ những con chuột ngồi thiền chung quanh một nhà sư, và trên bức tranh:

Một ngày nọ, tôn sư của lũ chuột

Đưa cái về lên thuyết giáo:

“Hãy để bất cứ đầu mèo nào đến, ta sẽ đập hết!”

     Qua cảm hứng sáng tạo của Bạch Ân, thiền sư trở thành thầy của lũ chuột, và đầu con mèo tượng trưng cho giác ngộ vừa xuất hiện. Sư còn có một bức tranh về lũ chuột đang đấu nhau, trên đó có đề:

Trong lòng mỗi chúng ta

Có hai con chuột, một đen và một trắng

Con trắng là hành động trong trắng, tâm ngay thẳng,

Con đen là hành động đen tối và ác niệm.

Đen và trắng luôn luôn xung đột,

Giống như một cặp đô vật.

Nếu con trắng thắng — Ô thật là cao quý!

Tất cả bất hạnh biến thành may mắn;

Thiện hạnh, mười đức hạnh đều có đủ;

Tam thân, tứ trí (của Phật) đều chắc có.

Nếu con đen thẳng Ô thật là hèn hạ!

Tất cả may mắn biến thành tai ương

Hạt giống trí tuệ Bát-nhã bị nghiền nát và hủy diệt;

Quả thánh Bồ-đề hoàn toàn thiêu hủy

Chi từ một ác niệm,

Chúng ta gánh chịu đau khô vô cùng tận.

Không chỉ tôn hại trong đời này,

Nhưng trong tương lai lâu dài chúng ta

Đau khổ không nói được.

Như ma quỷ, như thú vật, bò và ngựa,

Chúng ta sẽ đau khổ

Trong cuộc đời trôi lăn trong hạ giới.

Thần tài, dù tên là Đen,

Lại oán ghét màu đen. Hãy chú ý, hỡi các người!

     Và trên bức tranh của Bồ-đề Đạt-ma:

Du hành sang Trung Hoa đời Lương và Ngụy.

Ngài trao truyền tâm ấn;

Tôi đi khắp đất Nhật ở Kai và Shinano,

Tôi đã phỉ báng pháp thiền của ngài.

Giáo lý mà ngài đã mang từ Tây Thiên

Đã gieo rắc như bụi cát;

Những đứa con tinh thần của ngài ở biển Đông Đều tan biến như muối hòa trong nước.

Bạch Ẩn  đã viết chữ “tử” theo Hán tự trên bức liễn có kèm theo một bài thơ:

Hỡi người bạn trẻ, nếu chết là đáng ghét, hãy chết ngay!

Chết một lần này, bạn sẽ không bao giờ chết nữa. Phiền não và khổ sở của thế gian này sẽ trở thành an lạc.

Bạn được gọi là hiệp sĩ. Bạn không sẵn sàng để chết ư?

Mặc cho những lời hoa mỹ,

nếu người hiệp sĩ không chết một lần này,

Thì khi cơn biến động xảy ra, bạn sẽ bỏ chạy hoặc ẩn nấp.

Sứ quân đã cho bạn tơ lụa và gạo trắng,

Như thế ông ấy có thể tin nơi bạn vào thời khắc này.

Ngay cả lưỡi gươm của vị thầy luyện kiếm đưa cho, nếu hiệp sĩ không nhận biết,

Gươm ấy cũng tầm thường như dao của bà nội trợ.

Người mà một lần chết đi với vết thương giữa bụng.

Nhát gươm của vị kiếm sư không thể chạm đến.

Người mà chết trong khi đang sống

vẫn tiếp tục bổn phận của mình,

thì mũi tên của vị xạ thủ bậc thầy không bắn đượcanh ta.

Người hiệp sĩ đã qua đời với vết thương giữa bụng Không tìm ra kẻ thù khắp thế gian.

Hãy ném ra xa tất cả, chết đi rồi sẽ thấy

Tử thần và ma quỷ đứng đó hoang mang kinh ngạc.

Trên ngưỡng cửa vô sanh tại giữa bụng,

Tham thiền về Ông Chủ của tâm và sẽ thấy

Ngay đó tất cả là toàn mãn, là thiên đường của sự song.

Dù một người đã biết làm thế nào

để an trú vững bền trong đức hạnh,

Nếu không thiền định khi vẫn chưa đạt đến. Thiền định là bí quyết thâm sâu nhất

của con đường hiệp sĩ đạo;

Khi còn sống, hãy thực tập thiền định.

 

Không nên tọa thiền ẩn nấp trong một góc tối.

Nhưng hằng sống thiền trong đi, đứng, nằm, ngồi.

Phải tiếp tục thiền từ thức đến ngủ,

Bất cứ nơi nào cũng là thiên đường.

Sau khi tu tập ba mươi hoặc bốn mươi năm,

Ta có thể biết rằng đã sống thiền một ít.

Dù có khoe khoang: “Tôi đã chết”,

nếu còn thấy ngã thì vẫn chưa giác ngộ,

Trung thành với người trên,

thương yêu và tôn kính cha mẹ.

Dù có khoe khoang: “Tôi đã tỉnh ngộ”,

nếu vô tình với chúng sanh,

thì rơi vào thế giới ma quỷ—lời thánh Kasuga đã nói vậy.

     Chúng ta đã nhìn một khía cạnh của du hí tam-muội; hương vị của nó là một mùi gì phải thưởng thức trong im lặng. Chúng ta đã thấy thế nào là du hí an lạc, chính là lời giáo huấn cao siêu và tỉnh giác. Chúng ta cũng vậy phải hoàn tất bổn phận hằng ngày trong du hí tam-muội, trong an lạc và vô ngại, và rồi cuộc đời chúng ta sẽ hỗ trợ trực tiếp cho xã

-------o0o-------

Trích: “Bạch Ẩn Huệ Hạc Ngữ Lục”

Tác giả: Amakuki Sessan

Dịch giả: Thuần Bạch – Hạnh Huệ

NXB Hồng Đức.

Ảnh: nguồn internet


 

Bài viết liên quan