TỪ BI VÀ NHỮNG PHẠM TRÚ KHÁC - ANÀLAYO -TỪ BI VÀ TÍNH KHÔNG TRONG TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO SƠ KỲ

TỪ BI VÀ NHỮNG PHẠM TRÚ KHÁC

ANÀLAYO -TỪ BI VÀ TÍNH KHÔNG TRONG TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO SƠ KỲ

-------o0o-------

Với sự hoan hỷ lành mạnh có mặt trong tâm, thoát khỏi các chướng ngại, sự khởi lên các tâm vô lượng có thể đảm đương trong nhiều con đường. Hai lối tiếp cận chính căn cứ trên hoặc là dùng một câu đặc thù biểu lộ tình cảm của mỗi phạm trú hoặc là dùng một hình ảnh trong tâm, chẳng hạn như về một em bé, một con thú nuôi....
TỪ BI VÀ NHỮNG PHẠM TRÚ KHÁC - ANÀLAYO -TỪ BI VÀ TÍNH KHÔNG TRONG TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO SƠ KỲ

Từ Bi Và Những Phạm Trú Khác

Các kinh văn cung cấp một tập hợp những tỉ dụ rõ ràng cho mục đích hoan hỷ trong trạng thái tâm không chướng ngại, vốn so sánh sự có mặt của năm chướng ngại: nợ, đau bệnh, bị trói buộc, làm nô lệ, và trên một cuộc viễn hành nguy hiểm. Những tỉ dụ này là một cơ hội để hoan hỷ khi tâm không chướng ngại. Một tâm thoát khỏi chướng ngại có thể so sánh với việc đã trả một món nợ, đã phục hồi khỏi bệnh tật, được giải thoát khỏi trói buộc hay nô lệ, và đã hoàn thành an toàn một cuộc viễn hành nguy hiểm. Một người kết hợp sự thực hành trong con đường này với một thành tố chủ định về sự hoan hỷ trong tâm thái lành mạnh những chướng ngại khó có thể tái phát về sau. Đồng thời, điều này cống hiến một cơ sở tuyệt vời cho an định sâu xa, vốn tới một cách tự nhiên một khi sự hoan hỷ lành mạnh có mặt trong tâm.

Với sự hoan hỷ lành mạnh có mặt trong tâm, thoát khỏi các chướng ngại, sự khởi lên các tâm vô lượng có thể đảm đương trong nhiều con đường. Hai lối tiếp cận chính căn cứ trên hoặc là dùng một câu đặc thù biểu lộ tình cảm của mỗi phạm trú hoặc là dùng một hình ảnh trong tâm, chẳng hạn như về một em bé, một con thú nuôi.... Bất cứ thứ gì kích khởi tốt nhất phạm trú tương ứng cũng có thể trở thành khởi điểm cho sự toả chiếu Vô lượng.

Trong trường hợp một người quyết định khởi sự bằng những phản ánh trong tâm, trong hình thức của những câu kinh, những câu này tốt nhất nên ngắn gọn và súc tích ngay từ khởi đầu. Cả hai thứ, những suy ngẫm và những tâm ảnh, có thể là những phương tiện thiện xảo để khởi lên các tâm vô lượng; tuy nhiên, một khi đã làm tròn nhiệm vụ, chúng nên bị bỏ lại đằng sau. Những công cụ như thế cốt để dẫn tới một giai đoạn thực hành, nơi chúng không còn cần thiết nữa.

Trong những kinh văn sơ kỳ việc sử dụng những câu hay những hình ảnh dường như không hề được nêu ra trong tương quan với các phạm trú. Suy ngẫm quả có xảy ra trong tương quan với việc thực hành về hồi tưởng chẳng hạn, và những tâm ảnh xuất hiện trong tương quan với định tưởng về nghĩa trang như là thành phần của định tưởng satipatthana (niệm trú) về thân thể. Như vậy, sự kiện các kinh văn không dùng bất cứ suy nghĩ hoặc tâm ảnh nào trong tương quan với các phạm trú không phải là vì trợ giúp như thể không hề được khích lệ, mà đúng hơn là một đặc trưng của những kinh văn này trong việc mô tả về sự vun bồi các tâm vô lượng. Những gì mà các kinh văn này quả có cung cấp là những chỉ dẫn về những tâm sở đối lập với các phạm trú, một chủ đề tôi sẽ quay lại dưới đây.

Tuy nhiên, một tiền lệ cho việc dùng các câu có thể thấy được trong Patisambhidamagga (Vô Ngại Giải Đạo), một cẩm nang về đường (đạo) theo quy điển của truyền thống Theravāda (Thượng toạ bộ). Trong sự mô tả về mettã/ Từ, Vô Ngại Giải Đạo đặt công thức một mong ước bốn mặt hướng về tất cả chúng sinh. Dù cho Vô Ngại Giải Đạo đặt tương quan của tất cả những thứ này với tâm từ, từ một góc nhìn thực hành, tôi thấy rằng những câu ấy có thể được sử dụng để khởi lên tất cả bốn phạm trú. Bốn mặt là mong ước cho tất cả chúng sinh được:

  • thoát khỏi thù nghịch
  • thoát khỏi phiền não
  • an khang,
  • chăm sóc hạnh phúc của chính họ.

Câu đầu tiên mong ước tất cả chúng sinh “thoát khỏi thù nghịch”, averã hontu, có thể liên hệ về việc dồn nén thù nghịch xuống và việc gánh chịu thù nghịch của kẻ khác. Điều này biểu hiện một cách hiệu quả hai khía cạnh của Từ như là che chở và được che chở. Cả hai nảy sinh từ một thái độ tử tế và nhân hậu sẵn sàng kết bạn với tất cả những ai mà mình có tiếp xúc.

Ý nguyện cho tất cả chúng sinh được “thoát khỏi phiền não”, avyāpajjhã hontu, cũng có thể đảm nhận trong một cách kép, tức là liên hệ về sự vắng mặt của cả việc bị phiền não cũng như gây phiền não cho người khác. Điều này cho phép cùng mối tương liên của những chiều kích bên trong và bên ngoài như trường hợp trước đây của Từ. Từ vyāpajjha về từ nguyên có quan hệ mật thiết với vyāpāda, chính là tâm sở ác ý mong ước cho kẻ khác bị phiền não. Mong ước thoát khỏi phiền não biểu hiện một cách súc tích động lực chính của Bi.

Mong ước cho tất cả chúng sinh được “an khang”, anigha  hontu. Một mong ước như thế cần phải được kết hợp với một sự thấu hiểu về những gì dẫn tới sự an khang đích thực. An khang đích thực chỉ có thể xảy ra trong cảnh giới của những gì lành mạnh. Những việc làm không lành mạnh có thể mang lại khoái lạc nhất thời, nhưng chúng không có khả năng mang lại sự an khang đích thực của tâm. Vậy nên mong ước người khác được an khang tốt nhất mang hình thức mong ước người khác được an khang trong những con đường lành mạnh, muốn họ tìm thấy niềm vui trong việc làm và chủ định những gì là lành mạnh. Điều này có mối quan hệ mật thiết với Hỷ.

Phạm trú thứ tư, Xả, ắt tìm thấy một biểu hiện thích hợp trong sự mong ước là tất cả chúng sinh “chăm sóc hạnh phúc của chính họ”, sukhiattanam pariharantu. Công thức này làm sáng tỏ rằng tâm thái khởi lên ở đây không phải là sự dửng dưng, đúng ra là một hình thức của sự bình thản lành mạnh cho phép kẻ khác đảm nhận trách nhiệm và làm những gì họ mong ước làm, không có toan tính can thiệp nào. Nhưng đồng thời người đó vẫn mong ước họ hạnh phúc.

Với bốn câu này, vốn được sử dụng bằng tiếng Pali nguyên thuỷ, trong bản dịch, hay trong bất cứ ý kiến nào phù hợp nhất với những sở thích cá nhân, tâm có thể được kích khởi an trú trong phạm trú tương ứng. Như đã nêu ra bên trên, bất cứ câu nào rồi cũng nên bị buông bỏ là một người chỉ an trú trong tâm vô lượng tương ứng như vậy.

Một cách khác, có thể dùng ngay từ ngữ của phạm trú về tâm vô lượng mà mình có ý hướng vun bồi. Vắn tắt gợi lên trong tâm từ ngữ metta (Từ) khi đó cũng có thể trở thành cơ sở cho việc thực sự an trú trong tâm vô lượng tương ứng, và cùng cách này cũng có thể sử dụng cho karuna (Bi), muditã (Hỷ), và upekkha (Xả).

Để tiến bộ trên con đường thanh tẩy tâm, việc khởi lên các tâm vô lượng có thể hữu ích nếu đi cùng với một nhắc nhớ về những chướng ngại mà mỗi phạm trú đặc thù đối lập. Như được nêu ở trên, những chỉ dẫn liên quan tới các tâm sở đối lập với các phạm trú có thấy trong nhiều kinh văn. Trong trường hợp của Từ, điều này có nghĩa là an trú trong phạm trú này là không có bất cứ ác ý nào. Karunã (Bi) hàm ý đã vượt qua bất cứ hình thức nào của độc ác. Muditã/ Hỷ là giữ xa lánh khỏi sự ghen tị và bất mãn, và Upekkhă/ (Xả) bao hàm việc không bị xúc động bởi bất cứ ham muốn nào (cũng như bất cứ ghê tởm nào). Chú ý tới những chướng ngại trong tâm trí đã được vượt qua có thể giúp hiện thực hoá tiềm năng giải thoát của các phạm trú và củng cố quyết tâm tránh sa vào những gì đối nghịch với các tâm vô lượng.

Khi do sự mê loạn dài lâu, phạm trú nào đó đã bị hoàn toàn thất lạc, bất cứ trợ giúp nào đã sử dụng để đánh thức tâm vô lượng ấy có thể lại được đưa vào một cách mau mắn để tái thiết lập nơi an trú thiền định của mình. Nhưng hình thức thực thụ của việc thực hành tu tập, khi cái đà đã được thiết lập, chỉ là ở cùng với một tâm chan chứa Từ, Bi, Hỷ, Xả. Với sự thực hành tiến tới, bất cứ công cụ nào có thể đã được chọn lựa sẽ ngày càng sử dụng ít đi, cho đến khi sau cùng có thể làm khởi dậy mỗi phạm trú tuỳ ý, không cần bất cứ nhu cầu nào để hình dung câu niệm hoặc đưa những hình ảnh vào tâm trí.

Trải nghiệm thực thụ về mỗi tâm vô lượng đều có một cảm nhận riêng biệt và chính sự quen thuộc với cảm nhận riêng biệt rốt ráo sẽ khiến một hành giả có thể khơi dậy các phạm trú mà không cần dựa vào những câu niệm hay những hình ảnh. Để minh hoạ cho phẩm tính riêng biệt của mỗi tâm vô lượng và sự toả chiếu của chúng trong mọi hướng, tôi để nghị một tỉ dụ để so sánh, căn cứ vào mặt trời. Tỉ dụ này dựa vào việc tưởng tượng rằng một người đang ở trong một nơi chốn có một khí hậu mát mẻ, nơi ánh mặt trời như điều làm vui thích và dễ chịu hơn là một sự đè nặng.

Một khía cạnh của tỉ dụ này tương thích cho cả bốn phạm trú căn cứ vào con đường ánh mặt trời phát sinh. Trong trung tâm của mặt trời có một quy trình về phản ứng nhiệt hạch (thermonuclear fusion) diễn ra. Sự hợp nhất này có hậu quả là giải pháp các photon (quang tử) khi chúng chuyển động vào không gian gây ra hiện tượng ánh dương.

Trong thực hành thiền định thực thụ có một sự kết hợp tương tự việc hợp nhất hướng nội của tâm trong an định thành sự toả chiều hướng ngoại của các vô lượng tâm. Tâm càng hợp nhất trong an định thâm sâu, sự toả chiếu của phạm trú cũng trở nên uy lực và rộng khắp.

Liên quan tới phẩm chất riêng biệt của mỗi tâm vô lượng trong ngữ cảnh tỉ dụ về mặt trời, metta (Từ) giống như mặt trời vào giữa trưa trong một bầu trời không vướng mây, soi sáng mọi vật một cách bình đẳng và cung ứng hơi ấm trong tất cả mọi hướng. Hệt như mặt trời chiếu sáng lên những gì cao và thấp, sạch và bẩn, Từ cũng chiếu toả lên tất cả không phân biệt. Mặt trời vẫn chiếu sáng độc lập với việc các tia của nó được tiếp nhận ra sao. Nó không chiếu sáng hơn nếu người ta di động vào khoảng trống để được những tia sáng của nó sưởi ấm, nó cũng chẳng chiếu sáng kém đi bởi người ta lui vào trong nhà đằng sau những cánh cửa. Tương tự như vậy, Từ cũng không tuỳ thuộc vào sự đối đãi có qua có lại. Những tia sáng của Từ toả chiếu lên người khác xuất phát từ một sức mạnh bên trong bao phủ mọi hoạt động của thân thể, lời ăn tiếng nói, và những ý nghĩ, không mong chờ một sự đền đáp. Từ trung tâm tấm lòng của một người, Từ chiếu toả những tia của nó đến bất cứ ai gặp gỡ, hệt như mặt trời chiếu toả theo mọi hướng từ vị trí của nó trên bầu trời.

So sánh xoay vòng hẳn giống như mặt trời ngay trước lúc hoàng hôn. Bóng tối kề cận, hầu như có thể chạm tới được, thế nhưng mặt trời vẫn cứ toả sáng. Thực vậy, nó toả sáng chói lọi hơn, tô thắm màu trời lúc hoàng hôn. Tương tự như vậy, khi phải đối diện với khổ đau và phiền não, từ bi còn chiếu toả chói lọi hơn, không bị khuất bởi những tối tăm trong thế giới. Vào lúc hoàng hôn, mặt trời dường như đang lặn xuống. Cũng vậy, từ bi đang muốn chiếu rọi tới những ai ở vào một địa vị bất hạnh hơn.

Tiếp tục với hình ảnh về mặt trời, Hỷ có thể so sánh với buổi bình minh. Chim chóc hót vang, không khí tươi mát, và cảnh vật xung quanh được chiếu sáng do mặt trời mọc và dường như lan tỏa niềm hân hoan. Có những lúc các tia sáng của mặt trời tiếp xúc với một giọt sương trên một đoá hoa hay một cành cây và toả thành muôn vạn sắc màu. Cũng như vậy, niềm vui của người khác có thể trở thành nguồn mạch của vô vàn niềm hân hoan trong một người. Vào lúc rạng đông mặt trời như thể đang di động trên một quỹ đạo hướng thượng. Điều này phản ánh tâm thái hoan hỷ hướng những tình cảm tích cực tới những ai đang ở trong một địa vị tốt đẹp hơn chính mình.

Tâm vô lượng thứ tư, Xả, lại giống như trăng tròn trong một đêm không bị mây che. Hệt như mặt trời và mặt trăng, cả hai lên cao trong bầu trời bao la, cũng như thế bốn phạm trú tức là bốn tâm vô lượng san sẻ cùng nhau bản tính vô lượng vô biên của một tâm đã trở thành bao la giống như bầu trời. Mặt trăng vốn tự thân không phải là một nguồn mạch của ánh dương, không giống như mặt trời. Cũng thế, Xả không tích cực liên can với kẻ khác trong con đường của ba tâm vô lượng kia. Tuy nhiên, đồng thời, mặt trăng phản chiếu ánh sáng của mặt trời, hệt như Xả phản chiếu bên trong nó chiều hướng của ba tâm vô lượng kia.

Thực Hành Toả Chiếu

Tiến hành từ sự khơi dậy ban sơ của các tâm vô lượng tới sự toả chiếu vô hạn của chúng, có thể đáng khuyên để dấn thân vào mỗi phạm trú trong một thời gian, cho đến khi mỗi thứ được thiết lập vững chắc, trước khi di chuyển tới tâm vô lượng kế tiếp. Điều này không bao lâu sẽ nhường chỗ cho một lối thực hành không phải cố công gắng sức mà vẫn di động qua cả bốn phạm trú ngay trong một buổi ngồi thiền ngắn.

Sự khởi lên của Từ có thể được cảm nhận trong thân thể như một cảm giác ấm áp của sự dịu dàng nằm đâu đó ở trung tâm lồng ngực. Vậy nên một người đơn giản cho phép Từ trào dâng từ trái tim toả chiếu trong những hướng khác nhau. Việc thực hành sự toả chiếu bắt đầu bằng sự lan tỏa phía trước, rồi hướng bên phải, phía lưng, và bên trái. Đã thiết lập trong con đường này, sự lan tỏa khắp bốn hướng của Từ, lên trên rồi xuống dưới. Thêm một chỉ dẫn từ bản song hành trong Trung A-hàm với Karajakaya-sutta (Kinh Thần Y Sinh), để thuận lợi quy chiếu).

Một người an trú đã bao phủ một hướng với tâm trí chan chứa metta/ Từ, cũng như thế các hướng thứ hai, thứ ba, và thứ tư, bốn hướng trung gian, bên trên và bên dưới, toàn diện và khắp nơi.

Sự toả chiếu của Từ là rất mềm mại và dịu dàng, thay vì là một sức đẩy mạnh mẽ tuôn vào những hướng này. Tính chất của sự toả chiếu có thể so sánh với một nguồn ánh sáng có tấm màn che khắp mọi bên. Để cho ánh sáng toả chiếu trong tất cả các hướng, cần chầm chậm và nhẹ nhàng rút tấm màn đi. Ánh sáng của Từ bây giờ có thể chiếu rọi được bao xa là việc không quan trọng. Việc cần làm là tháo gỡ bất cứ ranh giới nào, để ánh sáng ấy được tới vô biên. Với sự thực hành bền bỉ, ánh sáng bên trong sẽ toả chiếu với cường độ ngày càng tăng và sự soi sáng sẽ ngày càng rộng. Dù nó có trải gần hay xa được bao nhiêu, điều kiện căn bản của một sự giải thoát tạm thời của tâm được đạt tới ngay khi sự toả chiếu đã trở thành không ranh giới trong tất cả mọi hướng.

Kế đó, người ta chỉ đơn giản duy trì trong cõi bao la của sự giải thoát tâm do metta, không chú tâm gì nữa tới những hướng cá biệt. Trong giới hạn về tỉ dụ của tôi, những tấm màn đã được kéo rút đi, ánh sáng vẫn tiếp tục toả ra trong mọi hướng. Đây là phần kế tiếp của chỉ dẫn quy điển thuận tiện để quy chiếu:

Không còn những gông cùm của tâm trí tức oán hận, ác ý, hay tranh chấp, với một tâm trí chan chứa mettã/ Từ vốn là bao la và tối thượng, vô hạn và trải rộng, sự an trú đã bao phủ toàn thế giới.

Bên trong sự bao la như thế, bất cứ sự mê loạn nào, ngay cả sự khởi lên thoáng chốc của bực dọc, hoặc của bất cứ chướng ngại nào khác, không có cơ hội để duy trì. Ngay khi một sự mê loạn được ghi nhận, chỉ cần cho phép tâm quay trở lại điều kiện bao la của nó thì sự hẹp hòi của tâm cùng với điều ô trọc kia tiêu biến ngay.

Sau những thời kì dài lâu tập luyện chuyên tâm, với những mức độ càng lúc càng gia tăng sự tĩnh tâm, sau cùng, sự tiến nhập vào an định có thể xảy ra, căn cứ trên cảm thức về Từ. Cùng thể thức này cũng áp dụng cho ba phạm trú kia, nơi đó tương tự toả chiếu Bi, Hỷ, và Xả trong tất cả mọi hướng.

Vậy những bước chủ yếu trong sự thực hành thiền định về các tâm vô lượng được mô tả ở đây là như sau:

1. khởi lên tâm vô lượng, có thể với sự trợ giúp của một suy tư hay một tâm ảnh,

2. để cho tâm vô lượng dâng lên tràn trề từ trái tim

3. để cho tâm vô lượng toả chiếu vào các hướng đa dạng,

4. an tỉnh trong điều kiện toả chiếu vô hạn của tâm vô lượng.

Một số người có thể chuộng việc dẫn vào với tất cả bốn tâm vô lượng trong một con đường bình đẳng, tận hiến những khoảng thời gian đại thể đồng nhất cho sự vun bồi từng tâm vô lượng. Đối với những ai mong ước dành sự ưu thắng cho tâm từ, cũng được khuyến cáo dành thời gian cho ba tâm kia để đảm bảo những điều kiện tốt nhất có thể cho sự trổ hoa kết trái của Từ. Về mặt thực hành, trong trường hợp như thế, tôi khuyến cáo dành nhiều thời gian ngồi thiền thực thụ cho ba phạm trú kia cùng nhau.

Những ai mong muốn thêm một thành tố trực quan xa hơn cho sự thực hành toả chiếu này, có thể thực hành bằng cách kết hợp hình thức tu tập trên với sự vun bồi các Bồ đề phần. Những thứ này là:

1. tỉnh thức,

2. cứu xét các pháp,

3, tinh tấn,

4. hỉ,

5, an tịnh,

6. định,

7, xả.

Trong khuôn khổ của một sự vun bồi về một tâm vô lượng như thế, tỉnh thức đóng chức năng như một nền tảng qua sự hiện diện của nhận thức suốt trong việc khởi lên tâm vô lượng. Sự thiết lập tâm vô lượng khi đó sẽ được giám sát bằng sự khảo sát các pháp vốn đóng vai trò quan sát chú tâm. Sự khảo sát như thế cần phải được nỗ lực tinh tấn đầy đủ để có thể liên tục cảnh giác về bất cứ sự mất đi nào của việc toả chiếu vô hạn ngay lập tức. Sự khảo sát tinh tấn khi ấy nên dịu lại để nó dẫn tới Hỷ, thay vì gây ra sự căng thẳng trong tâm trí. Hỷ lành mạnh được khởi lên theo cách này không nên trở thành quá độ hào hứng, mà phải nên duy trì một kiểu hoan hỷ êm dịu dẫn tới an tịnh. An tịnh trong thân và tâm một cách tự nhiên dẫn tới trạng thái định. Sự thiết lập những nhân tố giác ngộ khi ấy lên tới đỉnh điểm trong cân bằng Xả.

Trong con đường này, một người có thể vun bồi cả bảy bồ đề phần trong khi an trú trong một tâm vô lượng. Thoạt tiên có phần đòi hỏi để giữ việc giám sát cả bảy cùng với sự thực hành toả chiếu thực thụ. Trong trường hợp này, chỉ kết hợp tỉnh thức với một sự chú tâm bền vững cũng đầy đủ như một nền tảng. Một khi đã tiến tới giai đoạn không gắng sức ở đó có thể thêm vào một sự nhằm tới cân bằng. Với sự quen thuộc hơn về việc vun bồi các bồ đề phần qua thực hành lặp đi lặp lại, có thể vun bồi cả bảy nhân tố mà không cần phải gắng sức trong lúc thực hành một phạm trú.

Để bảy nhân tố về giác ngộ trở thành nội quán về giải thoát, chúng cần phải được kết hợp với bốn chủ đề liên quan tới nội quán này nữa:

1. tuỳ thuộc vào việc ẩn cư,

2. tuỳ thuộc vào sự vô cảm hay không mê luyến,

3. tuỳ thuộc vào sự dứt bặt,

4. dẫn tới sự buông xả.

Vậy nên, một khi thời gian an trú trong sự toả chiếu gần kết thúc, người ta duy trì trong một điều kiện tâm ẩn cư khỏi những chướng ngại và trong đó những nhân tố giác ngộ còn đang hiện diện. Người đó khởi lên sự ly tham đối với trải nghiệm cao cả của sự giải thoát tâm tạm thời vừa được trải nghiệm, nhận thức rằng trải nghiệm tâm tuyệt đẹp về việc toả chiếu một tâm vô lượng trong tất cả mọi hướng, dù cho có sâu xa, an định, hoan hỷ, và cân bằng tới đâu đi nữa, cũng chỉ như mọi tâm thái khác: nó bị ràng buộc phải chấm dứt. Dù cho có an bình tới đâu bất cứ một trải nghiệm thiền định đặc thù nào có thể đã là, người đó sẵn lòng buông xả nó.

-------o0o-------

Trích: “Từ Bi Và Tính Không Trong Tư Tưởng Phật Giáo Sơ Kỳ”
Tác giả: Anàlayo

Người dịch: Nguyễn Tiến Văn

NXB: Hồng Đức, 2019

Ảnh: Nguồn internet

Bài viết liên quan