BẢN NGÃ KHÔNG BAO GIỜ CHẾT - CHỮA LÀNH 5 TỔN THƯƠNG - LISE BOURBEAU

BẢN NGÃ KHÔNG BAO GIỜ CHẾT

CHỮA LÀNH 5 TỔN THƯƠNG - LISE BOURBEAU

NGƯỜI DỊCH: XUÂN CHI

NXB DÂN TRÍ – SÁCH THIỆN TRI THỨC

-------o0o--------

Hãy tưởng tượng, chẳng hạn như, rằng bạn tham gia vào một cuộc tranh luận nảy lửa với người hàng xóm và đi ngủ vào buổi tối hôm đó cùng với những cảm xúc bị giằng xé, với cảm giác tức giận và bất an, không biết phải làm thế nào để giải quyết vấn đề. Ngày hôm sau, vẫn không thể tự mình giải quyết chỉ vì thời gian đã trôi qua. Những tổn thương bị kích hoạt bởi cuộc...
BẢN NGÃ KHÔNG BAO GIỜ CHẾT - CHỮA LÀNH 5 TỔN THƯƠNG - LISE BOURBEAU

 

 

Bạn hẳn đã nhận ra trong khi đọc cuốn sách này, rằng bước quan trọng nhất trong việc chữa lành các tổn thương là chấp nhận chúng. Nó cũng có nghĩa là chấp nhận thực tế rằng bản ngã của bạn tin là nó đang giúp bạn bằng cách nuôi dưỡng những niềm tin về mỗi tổn thương của bạn. Bởi vì nó chỉ có thể liên hệ đến những gì nó nhớ, nó không thể làm bất cứ một điều gì khác. Nó chẳng hiểu gì về những nhu cầu của linh hồn của bạn, con người bạn và kế hoạch cuộc đời của bạn.

Theo như chúng ta được biết, bạn có thể tái sinh hàng trăm lần, và bản ngã sẽ không ngừng nỗ lực thuyết phục bạn tuân theo những lý luận của nó. Đừng quên rằng ban đầu bạn đã chấp nhận nó. Ngay khi nó nhận ra rằng có một niềm tin mới đang giúp bảo vệ bạn, nó sẽ sớm sử dụng đến phương thức này.

Bản ngã không bao giờ chết bởi vì nó giống như một thứ trang sức tinh thần, bạn vốn đã có sẵn hàng trăm niềm tin khi bạn được sinh ra. Mọi điều bạn thu nạp trong nhiều kiếp sống khác nhau cả về tình cảm lẫn tinh thần đều được khắc sâu vào linh hồn, vốn bất tử, của bạn. Bạn có thể so sánh cuộc sống của linh hồn với cuộc sống trên trái đất. Mỗi ngày, bạn mặc một chiếc áo khác nhau, dành thời gian đến những nơi khác nhau, tham gia những hoạt động và trải nghiệm những cảm xúc khác nhau. Mọi thứ bạn sống từ ngày này qua ngày khác đều được ký gửi vào bộ nhớ.

Hãy tưởng tượng, chẳng hạn như, rằng bạn tham gia vào một cuộc tranh luận nảy lửa với người hàng xóm và đi ngủ vào buổi tối hôm đó cùng với những cảm xúc bị giằng xé, với cảm giác tức giận và bất an, không biết phải làm thế nào để giải quyết vấn đề. Ngày hôm sau, vẫn không thể tự mình giải quyết chỉ vì thời gian đã trôi qua. Những tổn thương bị kích hoạt bởi cuộc tranh cãi này vẫn đang khiến bạn đau khổ.

Vụ việc có thể thậm chí còn trở nên nghiêm trọng hơn với bạn nếu bạn đã vô thức nổi cơn thịnh nộ vào ban đêm. Nếu bạn cho phép những ngày, hoặc thậm chí là những tháng, trôi qua, vấn đề chưa được giải quyết sẽ ngày càng khiến bạn đau đớn, không chỉ về cảm xúc và tinh thần mà còn về thể chất, nó sẽ rút cạn năng lượng của bạn.

Mặt khác, nếu bạn lý luận rằng vị hàng xóm kia không hiểu được vấn đề và rằng sẽ chẳng có ích gì khi cố gắng giải quyết vấn đề này với anh ta, thái độ của bạn được biết đến như một phủ nhận. Mỗi lần bạn kìm nén một vấn đề trong nội tâm, nó sẽ càng trở nên tồi tệ hơn và khiến bạn thậm chí còn đau đớn hơn nữa. Hãy nhớ lại ví dụ về vết nhiễm trùng da mà bạn đã quấn băng để khỏi phải nhìn thấy nó.

Chừng nào linh hồn còn chưa giải phóng bản thân nó khỏi những sự phát triển về tinh thần mà bản ngã nuôi dưỡng nó với những vấn đề chưa được giải quyết, linh hồn còn tái sinh. Nó mang theo tất cả những hành lý về tinh thần và cảm xúc mà nó đã tích trữ được qua suốt vô vàn kiếp sống của bạn. Hãy nhớ rằng những sự phát triển đó là không tự nhiên. Cơ thể của bạn, một sinh mệnh vô cùng thông minh, luôn luôn tìm kiếm cách để quay trở lại với trạng thái tự nhiên của nó, với sự giúp đỡ của linh thánh nội tại của bạn.

Hãy thử tưởng tượng, trong giây lát, cơ thể của bạn bị bao phủ bởi những cái mụn cóc lớn (phát triển về thể lý). Bạn có thể cảm thấy thoải mái với bản thân và với những người khác không? Tôi chắc chắn bạn sẽ trả lời không. Bạn sẽ cố gắng rất, rất nhiều để có thể thoát khỏi những cái mụn đó để có cảm giác tốt về bản thân bạn và với những người xung quanh bạn.

Linh hồn của bạn cũng muốn giống như thế. Nó biết rằng việc bị bao phủ bởi những sự phát triển về lý trí (những niềm tin của bản ngã) là không bình thường và rằng chúng ngăn cản bạn quay trở lại với tình yêu thực sự, với sự bình an trong tâm trí. Đó là lý do tại sao nó có khuynh hướng tự tái sinh. Chỉ trong thế giới vật chất nó mới có thể giải phóng bản thân.

Sau khi chết, linh hồn nhận ra những gì chưa được giải quyết và nhận sự giúp đỡ từ các vị thầy hướng dẫn tâm linh cho kế hoạch cuộc đời tiếp theo của mình. Thật không may, một khi linh hồn đã trở lại trái đất, nó dần dần quên đi kế hoạch cuộc đời của mình, và trong suốt bảy năm đầu đời, nó bắt đầu đau khổ, bởi vì bản ngã đã được cho phép giành lại thế thượng phong. Tại sao chúng ta lại lắng nghe bản ngã của mình thay vì lắng nghe những nhu cầu của linh hồn? Bởi vì điều quan trọng là chúng ta bắt đầu nhận thức được bản ngã của mình có sức kìm hãm lớn đến mức nào lên chúng ta trước khi chúng ta có thể xoay xở để giành lại quyền kiểm soát cuộc sống của mình.

Đó là lý do tại sao động lực chính của tôi là nghĩ ra, nhiều nhất có thể, những cách thức tôi có thể làm để giúp mọi người thức tỉnh thông qua các cuộc hội thảo, hội nghị và những cuốn sách của Listen to Your Body. Chẳng hạn như, những người tham gia hội thảo phải làm rất nhiều bài tập cùng nhau để giúp họ có được nhận thức nhanh chóng hơn, và họ rời đi với những phương pháp thực sự mà họ có thể thực hành trong cuộc sống hàng ngày của họ. Hãy nhớ rằng việc thực hành những kiến thức đã thu nhận được trong thực tế là một việc vô cùng quan trọng.

Dù bạn có làm gì trong thâm tâm mình, bất kể qua sách vở, hội nghị hay hội thảo, sẽ chẳng có gì thay đổi trong cuộc sống của bạn cho tới tận khi bạn áp dụng một thái độ và hành vi mới.

Các giáo viên của tôi và tôi thường xuyên gặp những người cứ hỏi đi hỏi lại những câu hỏi giống hệt nhau từ cuộc hội thảo này sang cuộc hội thảo khác. Đó là bởi họ không thực hành những gì chúng tôi đã gợi ý cho họ trong quá khứ và những gì sẽ giúp họ có những trải nghiệm khác biệt.

Điều này không nhất thiết phải có nghĩa là mọi người đều nhận được những lợi ích như nhau. Chẳng hạn như, sau khi đọc xong cuốn sách này, bạn có thể nhanh chóng thử những điều đã được gợi ý và sẽ nhận được những kết quả có lợi. Một người có thể cũng thử chính gợi ý đó và có những kết quả khác hẳn. Sự khác biệt giữa hai người sẽ phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng và quả quyết của bạn nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của chính bạn.

Chỉ có duy nhất một cách để tìm hiểu xem một lời khuyên có lợi hay không có lợi cho bạn và đó là thông qua thử nghiệm. Phán đoán của bạn sau đó sẽ nói cho bạn biết hướng đi nào tốt nhất. Việc chỉ đơn giản là mở lòng đủ để tiếp nhận những lời khuyên đã là một dấu hiệu cho thấy bạn thực sự muốn sống với những trải nghiệm mới mẻ.

Việc cởi mở với những trải nghiệm mới và lời khuyên mới giúp bạn duy trì sự kết nối với trực giác của bạn.

Ngay cả khi kết quả mang lại không được như bạn mong đợi, hãy lắng nghe tiếng nói từ trái tim mình để xác định xem lựa chọn nào là tốt nhất cho bạn. Hãy chú ý đến câu trả lời đầu tiên xuất hiện trong tâm trí bạn. Trực giác luôn tự phát. Bạn phải nắm bắt cơ hội ngay khi nó tự xuất hiện. Trong suốt một thời gian rất dài, tôi luôn tự hỏi liệu bản ngã hay trái tim đang nói chuyện với mình. Cách duy nhất để trả lời là kiểm tra xem ta đang cảm thấy thế nào. Nếu chúng ta cảm thấy dù chỉ một chút không thoải mái, chẳng hạn như lo lắng hay sợ hãi, câu trả lời đến từ bản ngã, không phải từ trực giác của chúng ta.

Hãy xem xét ví dụ về việc viết cuốn sách này, cuốn sách thứ 24 của tôi. Tôi từng trải nghiệm vô số tình huống khi tôi đang sống với trái tim mình và những tình huống khác, khi tôi cho phép bản ngã kiểm soát tôi. Khi tôi lên kế hoạch về cấu trúc của một cuốn sách mới và tôi có cảm giác thoải mái, nguồn năng lượng tinh thần của tôi đang phục vụ trái tim tôi để hồi đáp với nhu cầu của thời điểm này.

Tuy nhiên, khi Flyzy nhúng mũi vào, tôi bắt đầu có chút lo lắng. Tôi tự hỏi liệu tôi có thành công nổi không, liệu độc giả có đón nhận cuốn sách không, liệu tôi có đủ tư liệu cho chủ đề này không, liệu nó có ngốn quá nhiều thời gian của tôi không. Ngay khi tôi nhận ra điều này, tôi phải nói với nó thế này, mặc dù có thể tôi sẽ mất kha khá thời gian để làm việc đó: Cám ơn, cảm ơn cậu rất nhiều, Flyzy. Tôi biết cậu lo lắng cho tôi, bởi vì cậu muốn tôi hoàn hảo và thành công. Nhưng tôi muốn đề nghị cậu hãy nghỉ ngơi đi và hãy cho phép tôi làm cuốn sách này khi tôi thấy phù hợp. Tôi thật sự mong cậu hãy tin tưởng tôi khi tôi cảm thấy mình có đủ khả năng để đón nhận mọi hệ quả sẽ xuất hiện trên con đường của mình. Tôi đề nghị cậu không làm như thế thay vị trí của tôi.

Bạn sẽ nhận thấy rằng tôi luôn luôn khuyên bạn nên làm lại phần vừa rồi mỗi lần bạn nói chuyện với bản ngã của mình. Lý do là vì hầu hết những lần chúng ta mắc lỗi hoặc phải nhận những kết quả mà chúng ta không mong muốn, chúng ta chỉ trích bản thân. Trên thực tế, bản ngã của chúng ta đang buông ra những lời chỉ trích này.

Hãy giả sử, trong ví dụ vừa nêu, rằng một số điều không mong muốn đã xuất hiện và tôi cần lượng thời gian gấp hai lần dự kiến để hoàn thành cuốn sách. Điều này thực ra cũng đã xảy ra vài lần rồi. Nếu nó xảy ra và tôi càu nhàu như sau: Mình thật là ngu ngốc. Độc giả hẳn sẽ rất thất vọng khi phải chờ đợi cuốn sách này suốt hai năm. Mình không nên cho phép bản thân lạc bướng. Mình rõ cần có khả năng tổ chức tốt hơn. Lẽ ra mình không nên đi thêm chuyến đó nữa. Mình nên thế nọ, mình phải thế kia… Vâng, đúng là như thế, nhưng đó không phải là lỗi của mình. Có vẻ như mình đã làm tốt nhất có thể rồi… với kinh nghiệm của mình, lẽ ra mình phải biết rằng việc đối phó với những điều không mong muốn như vậy đang xảy ra ngày càng thường xuyên hơn.

Chà, những giọng nói thì thầm này đang vang lên trong đầu chúng ta, và chúng thật phiền phức, đúng không? Chúng không bao giờ dừng lại. Tại sao Flyzy lại vẫn tiếp tục nói với tôi theo cách này, thậm chí mặc dù tôi đã cố để không nghĩ về nó thêm một chút nào nữa? Bởi vì nó đang tin rằng nó sai rồi và nó cần phải cảnh báo tôi, thậm chí còn nhiều hơn nữa. Nó tin rằng nó có trách nhiệm với những hậu quả xảy ra với tôi. Nó sẽ nói: Tôi đã bảo cậu phải chú ý đến cái này, cái kia rồi. Cậu sẽ thấy là tôi đúng, và giờ thì cậu đang không vui. Lần sau hãy nhớ nghe lời tôi đấy!

Nó sẽ tiếp tục nói chuyện với tôi theo kiểu đó cho tới tận khi tôi chấp nhận nó và thể hiện sự đánh giá cao với những nỗ lực của nó. Vậy nên khi tôi lắng nghe tiếng nói từ trái tim mình, tôi nói với nó: Ừ, Flyzy, tôi nghe cậu và cậu đúng. Tôi biết là cậu muốn giúp tôi với những lo lắng mà cậu đã chỉ ra khi tôi bắt đầu cuốn sách này và trong vài dịp khác. Đừng lo cho tôi. Đúng là tôi đang thất vọng, nhưng tôi hứa là điều đó sẽ chẳng giết chết được tôi đâu, và rằng mọi thứ sẽ sớm tự ổn lại thôi. Hẳn là việc quyển sách ra muộn hơn kế hoạch là có lý do của nó, và đó là một lý do chính đáng. Tương lai sẽ khẳng định điều này. Cảm ơn vì đã rất lo lắng cho tôi.

Ngay khi Flyzy cảm thấy yên tâm rằng tôi không buộc tôi nó, nó sẽ biến mất. Mỗi lần nó rời đi, nó sẽ không được thúc giục thêm nữa và mờ nhạt dần mà không cần ta hay biết. Quay trở lại với ví dụ về vết bẩn không biết rằng nó là vết bẩn trên bức vẽ, điều này cũng có thể áp dụng với Flyzy. Nó không nhận thức được rằng nó đang mất dần sức mạnh và ảnh hưởng lên tôi. Đó là một quá trình dần dần, xảy ra trong nhiều năm. Khi bản ngã mờ nhạt dần, ảnh hưởng của những tấm mặt nạ liên quan đến tổn thương cũng dần mờ nhạt đi.

Quan sát tổn thương thay vì cho phép tấm mặt nạ dẫn dắt

Bạn có thể đang tự hỏi liệu có bao giờ bạn đạt đến trạng thái không còn tổn thương nào nữa không. Tôi không hề biết bất cứ ai đã đạt được đến trạng thái này. Tôi tin rằng việc cảm thấy bị phủ nhận, bỏ rơi, nhục nhã, phản bội và cư xử bất công trong cuộc sống là những cảm giác hoàn toàn bình thường và rất con người. Khi một tổn thương được chữa lành, nó chỉ có nghĩa là cuộc sống của bạn sẽ không còn bị thống trị bởi những gì bạn đang cảm thấy. Ví như, bạn sẽ nhận thức được rằng những nhận xét mà ai đó vừa đưa ra có thể khiến bạn cảm thấy bị phủ nhận và nhanh chóng đủ khả năng để nhìn thấy nó trong bạn bằng cách nói rằng nó là một phần của việc làm người của bạn. Cái ngày mà bạn yêu thương và chấp nhận bản thân bạn vô điều kiện, bạn sẽ không còn cảm thấy là mọi người đang làm tổn thương bạn. Nhận thức của bạn về con người và các tình huống sẽ thay đổi.

Và câu hỏi sau hoàn toàn có thể xuất hiện trong đầu bạn: “Để những tấm mặt nạ dần dần biến mất, liệu tôi có thể xoay sở để chỉ đơn giản là quan sát tôi đang làm tổn thương chính mình mà không phải chịu đựng khổ đau không?”

Trong Chương 4, tôi đã giải thích rằng sự chấp nhận thực sự là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất để giảm dần ảnh hưởng của những tổn thương. Trước khi chấp nhận chính bản thân mình, chúng ta phải chấp nhận những ý định tốt đẹp của bản ngã và việc nó hiện diện khắp nơi trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải đặc biệt thừa nhận rằng chính CHÚNG TA đã cho phép nó làm việc đó.

Sự chấp nhận chỉ có thể khả thi nếu chúng ta gánh vác trách nhiệm của mình. Như trong tất cả những cuốn sách của tôi, tôi đang nhắc lại định nghĩa về trách nhiệm ở đây. Tôi tin rằng nó sẽ tiếp tục được lặp lại, vì bản ngã bác bỏ khái niệm tâm linh này. Chỉ sau khi đọc nó hoặc nghe nói về nó thật nhiều lần, chúng ta mới có thể thực sự tích hợp nó vào cuộc sống của mình.

Có trách nhiệm có nghĩa là nhận ra rằng chúng ta liên tục sáng tạo ra cuộc sống và rằng chúng ta phải chấp nhận mọi hệ quả của những quyết định, hành động và phản ứng của mình.

Nó cũng đồng thời có nghĩa là nhận ra rằng điều này cũng áp dụng với những người thân thiết của chúng ta, có nghĩa là chúng ta không cần phải chịu trách nhiệm với những quyết định của họ.

Bạn đang sống có trách nhiệm khi bạn chấp nhận thực hiện ba bước được nhắc đến trong chương trước để có thể khám phá ra tổn thương nào đang bị kích hoạt. Bạn sau đó nhận thức được rằng chính quan điểm và hành động của bản ngã, chứ không phải tình huống hay con người, đang tạo nên nỗi đau. Bạn chấp nhận ý tưởng rằng nỗi sợ mà bản ngã của bạn cảm nhận cho bạn ảnh hưởng đến quan điểm của bạn về một tình huống và phản ứng của bạn trước tình huống đó.

Nói tóm lại, đây là điều đang xảy ra với tất cả chúng ta:

Một tổn thương bị kích hoạt và chúng ta trải nghiệm nỗi đau;

Trong tích tắc, chúng ta đeo mặt nạ lên, với niềm tin rằng chúng ta sẽ bớt đau khổ hơn;

Bản ngã của chúng ta không biết rằng những hành vi phản ứng của tấm mặt nạ tạo ra rất nhiều cảm giác không thoải mái bên trong và xung quanh chính bản thân chúng ta;

Để kích hoạt quá trình chữa lành, chúng ta phải nhận ra, nhanh nhất có thể, rằng chúng ta đã không còn là chính mình nữa.

Chúng ta sau đó có đủ khả năng để quan sát tổn thương đã bị kích hoạt, biết rằng việc có những tổn thương là hoàn toàn bình thường và rất con người;

Bước tiếp theo là một cuộc thảo luận với Canta để cám ơn bản ngã vì đã muốn giúp đỡ chúng ta và trấn an nó rằng chúng ta hiện đang đặt ra mục tiêu trở thành những gì chúng ta muốn trở thành;

Đó là khi chúng ta ngừng tất cả các hành vi phản ứng, và trái tim của chúng ta một lần nữa lại trở về với trạng thái bình an.

Bạn phải thực hiện tất cả các bước của việc chấp nhận và chịu trách nhiệm để có thể đạt tới trạng thái quan sát. Sau đó thì việc nói chuyện với Canta sẽ trở nên dễ dàng hơn, và đó sẽ là gốc rễ của việc bạn có khả năng quan sát tổn thương của mình. Tôi muốn nhắc để bạn nhớ rằng mỗi lần bạn đọc cái tên Canta, sẽ tốt hơn nếu bạn thay nó bằng cái tên mà bạn đã đặt cho bản ngã của mình.

Bạn đã có đủ khả năng để nhìn nhận, từ những gì bạn đã đọc, rằng bản ngã của chúng ta thường điều hành cuộc sống của ta và rằng chúng ta thường xuyên chuyển đổi những tấm mặt nạ. Tuy nhiên, không phải tổn thương nào cũng bị kích hoạt ở cùng một mức độ.

Mức độ buộc tội hay phán xét càng gay gắt thì mức độ tổn thương và sợ hãi càng lớn.

Khi một tình huống hoặc một người khiến bạn phản ứng mạnh mẽ và bạn muốn được ở trong một vị trí để quan sát tổn thương mà không phải chịu đựng khổ đau, bạn sẽ phải thực sự tha thứ. Điều này sẽ được giải thích trong phần sau chương này.

Một vài trong số những ví dụ đã được đưa ra trong phần trước không giải quyết cơn đau cấp tính đã âm ỉ trong nhiều năm, ví dụ: không cần sự tha thứ. Hãy cùng chúng tôi xem xét lại một vài trong số những ví dụ này, bắt đầu với những lời chỉ trích của người khác.

Cậu có thấy cô ấy béo quá thể không? Chả có lẽ nhà cô ấy lại không có nổi một cái gương? (Tôi sẽ không bao giờ để BẢN THÂN MÌNH béo đến mức đấy. Tôi có ý chí mẽ hơn cô ấy.)

Anh ta không bao giờ ngừng nói. Anh ta nói hết phần người khác. Chẳng có lẽ anh ta lại không nhận ra rằng những người khác cũng muốn nói? (Tôi biết ý hơn anh ấy nhiều, và tôi biết quan tâm đến những nhu cầu của người khác.)

Cái gã ngốc kia đang làm cái quái gì trên đường không biết? Anh ta chặn đầu tôi và gần như đã đâm sầm vào tôi. Làm thế quái nào mà anh ta lại lấy được bằng lái nhỉ? (Tôi lái xe tốt hơn anh ta rất nhiều, tôi chưa bao giờ làm thế.)

Thật tệ, cứ vấn đề này chưa giải quyết xong thì vấn đề khác đã lại xuất hiện, và cô ấy ngày càng diễn tốt vai trò nạn nhân của mình. (Tôi chịu trách nhiệm với cuộc đời tôi, tôi không tìm kiếm sự chú ý thông qua vấn đề CỦA TÔI. Tôi không lợi dụng người khác như cô ấy.)

Tôi đã quá chán cái việc cứ phải lặp đi lặp lại một thứ rồi. Dường như những gì tôi nói đều đã rất rõ ràng rồi cơ mà. (Tôi lắng nghe tốt hơn, tôi tập trung hơn và nắm bắt mọi thứ nhanh hơn.)

Nếu bạn thấy bản thân mình phản ứng theo cách này, đấy là một dấu hiệu cho thấy bạn đang kiểm soát bản thân để không giống với những người mà bạn đang chỉ trích. Nếu bạn hành động như những người này, bạn sẽ chỉ trích và không chấp nhận được bản thân bạn.

Dưới đây là một số lời chỉ trích mà những người khác hướng vào bạn:

Món ăn mới đó khá là vô vị. (Rõ rồi, TÔI LÀ một đầu bếp tệ hại.)

Mẹ của bạn con không thường xuyên chỉ trích cậu ấy. (TÔI LÀ một người mẹ tồi tệ).

Cha của bạn con dành thời gian để ra ngoài chơi với cậu ấy. (TÔI LÀ một ông bố tồi tệ).

Đây là lần thứ ba cậu lặp lại đúng cái lỗi này rồi đấy. Phải đến bao giờ cậu mới thông não được đây? (TÔI LÀ một kẻ ngốc, không đáng một xu).

Và giờ thì chúng ta sẽ kết thúc với một số ví dụ về việc tự chỉ trích bản thân mình.

Tôi lại mất bình tĩnh với bọn trẻ rồi. Bao giờ thì tôi mới học được cách khoan dung hơn?

Tôi thực sự không cần miếng bánh thứ hai đó. Bao giờ thì tôi mới có được ý chí mạnh mẽ hơn chứ?

Tôi thực sự đã làm một việc tốt! Tôi hi vọng ông chủ sẽ hài lòng và trao thưởng cho TÔI!

Tôi hi vọng chồng CỦA TÔI sẽ không nhận ra rằng TÔI không có thời gian để thu xếp mọi thứ. Tôi thật sự rất vô tổ chức.

Tại sao tôi lại không xinh đẹp bằng chị gái tôi? Điều đó thật không công bằng.

Trong tất cả các tình huống được mô tả ở trên, nếu lời nhận xét hoặc buộc tội không kéo dài quá lâu, hoặc nếu bạn có thể dễ dàng quên nó đi, nó có nghĩa là tổn thương của bạn mới chỉ bị kích hoạt nhẹ. Vậy thì bạn có thể nói chuyện với Canta theo cách này: Cậu lại đến đấy à Canta, đến tôi cậu vẫn đang giúp tôi theo cách riêng của cậu đúng không? Tôi biết ý định của cậu, cậu muốn mọi thứ liên quan đều hoàn hảo. Tôi cũng biết rằng cậu muốn tránh cho tôi mọi khổ đau nếu tôi không đạt được tới mức độ hoàn hảo đó. BÂY GIỜ tôi sẵn sàng chấp nhận mọi hệ quả xảy ra theo cách của mình, thậm chí nếu tôi không đạt được đến độ hoàn hảo đó. Tôi muốn trải nghiệm việc cho phép bản thân mình được là một con người với những điểm mạnh, điểm yếu. Nhưng cảm ơn cậu vì đã giúp đỡ tôi. Tôi muốn cậu tạm dừng công việc đó lại. Hãy nghỉ ngơi và quan sát tôi tự ra những quyết định của riêng mình, từ giờ trở đi.

Sau khi luyện tập cách tiếp cận mới này vài tuần, bạn sẽ thấy rằng Canta ngày càng trở nên dễ tiếp thu hơn và sẽ không trở lại thường xuyên trong cùng một chủ đề. Ảnh hưởng của nó cũng sẽ không kéo dài quá lâu nữa.

Điều quan trọng nhất trong cuộc trò chuyện với Canta của bạn là nó PHẢI CẢM THẤY BẠN CHẤP NHẬN NÓ, THẬM CHÍ MẶC DÙ NÓ THƯỜNG LÀM BẠN SỢ VÀ KHÔNG HỀ NHẬN THỨC ĐƯỢC NHỮNG NHU CẦU THẬT SỰ CỦA BẠN. Nó phải đặc biệt cảm thấy rằng bạn thực sự đánh giá cao những ý định tốt đẹp của nó.

 

Bài viết liên quan