BỐN NGUYÊN NHÂN ĐỂ TÁI SANH TỊNH ĐỘ PHẬT A DI ĐÀ -GARCHEN RINPOCHE

BỐN NGUYÊN NHÂN ĐỂ TÁI SANH TỊNH ĐỘ PHẬT A DI ĐÀ

GARCHEN RINPOCHE

GHI LẠI BUỔI THUYẾT PHÁP SÁNG 21/7/2019 TẠI CHÙA VẠN ĐỨC

-----o0o-----

Thầy nói rằng thế nào là phẩm tánh của cõi Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc? Ở đây chúng ta có một cái bài nguyện vô cùng quan trọng gọi là bài nguyện để tái sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Khi chúng ta nói rằng chúng ta thực hành pháp môn Tịnh Độ, thực hành trì tụng minh chú của Đức Phật A Di Đà thì chúng ta thực hành theo cái bài nguyện tái sinh theo Tây Phương Cực Lạc đó chính là...
BỐN NGUYÊN NHÂN ĐỂ TÁI SANH TỊNH ĐỘ PHẬT A DI ĐÀ -GARCHEN RINPOCHE

Ngài nói rằng bốn nguyên nhân để tái sinh về cõi Tịnh Độ Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Nguyên nhân đầu tiên chính là có sự hỗ trợ hay là nhờ sự trợ giúp của Bồ Đề Tâm, thực tế mà nói tất cả chúng sinh trong Sáu cõi luân hồi này ai cũng có trong mình Phật Tánh, không phải chư Phật mà tất cả chúng sinh, ai cũng mang trong mình hạt giống của sự giác ngộ, hạt giống của sự tỉnh giác, giờ đây chúng ta vẫn còn là chúng sinh lang thang ở trong luân hồi. Cõi Luân Hồi của chúng ta chính là sự hóa hiện của sự đau khổ, còn cõi Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà chính là sự hóa hiện của sự hỉ lạc toàn hảo của hạnh phúc toàn hảo và cái hạnh phúc toàn hảo đó nó đến từ đâu? Nó đến từ cái nhân duy nhất đó chính là Bồ Đề Tâm.

Như vậy nguyên nhân đầu tiên dẫn đến cho chúng ta có được tái sinh nơi cõi Tịnh Độ Cực Lạc đó chính là Bồ Đề Tâm. Cái Tâm trong trạng thái rỗng rang của chúng ta cần phải được thấm đượm tình yêu thương, thấm đượm lòng bi mẫn. Như vậy chúng ta có thể hỏi rằng cõi Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc ấy nó đến từ đâu? Và chúng ta nói rằng cõi Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc ấy đến từ chính tình yêu thương và Bồ Đề Tâm của Đức Phật A Di Đà.

Nguyên Nhân thứ hai chính là nền tảng của sự quán tưởng hay là sự quán tưởng ra những hình ảnh của cõi Tịnh Độ Cực Lạc.

Thầy nói rằng thế nào là phẩm tánh của cõi Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc? Ở đây chúng ta có một cái bài nguyện vô cùng quan trọng gọi là bài nguyện để tái sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Khi chúng ta nói rằng chúng ta thực hành pháp môn Tịnh Độ, thực hành trì tụng minh chú của Đức Phật A Di Đà thì chúng ta thực hành theo cái bài nguyện tái sinh theo Tây Phương Cực Lạc đó chính là phương pháp để chúng ta phát khởi được Bồ Đề Tâm, phương pháp để chúng ta có thể đạt được sự tái sinh nơi cõi Tây Phương Cực Lạc.

Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu rằng tất cả những phẩm tánh của cõi Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc ấy nó đến từ đâu? Nó không đến từ một nguyên nhân nào khác ngoài chính Bồ Đề Tâm. Tất cả chúng sinh trong chúng ta ai cũng đều có Bồ Đề Tâm dù cho cái Bồ Đề Tâm ấy hiện giờ nó là nhỏ bé như thế nào đi chăng nữa, kể cả con vật như con kiến cũng có Bồ Đề Tâm, thể hiện ra dưới dạng tình yêu thương của nó dành cho đứa con của nó. Đó là Bồ Đề Tâm nơi những con vật. Như vậy khi tình yêu thương của những chúng sinh càng lớn hơn thì cái hạnh phúc của chúng sinh ấy đạt được cũng càng lớn hơn. Vì vậy nhiệm vụ của chúng ta là nhận ra cái tình yêu thương của mình, hãy xác định được trong tâm của mình có được một tình yêu thương và hãy bảo vệ cái tình yêu thương của mình bằng mọi giá, bằng sự nhẫn nại, bằng sự thực hành hạnh kham nhẫn. Những chúng sinh bình phàm như chúng ta tuy rằng cũng có tình yêu thương đó nhưng mà tình yêu thương đó lại rất dễ dàng đánh mất, nó quý giá như vậy nhưng mà chúng ta lại không biết giữ gìn. Chúng ta đánh mất tình yêu thương một cách dễ dàng bằng những sự giận dữ, bằng những sự sân hận. Vì vậy tất cả những pháp hành mà chúng ta thực hành gọi là chúng ta thực hành Phật pháp chỉ nhằm một mục đích duy nhất là để trì giữ, là để bảo vệ tình yêu thương bằng mọi giá. Chúng sinh ai cũng có tình yêu thương, thế nhưng tình yêu thương của chúng ta quý giá như vậy mà ta lại không biết giữ gìn. Bởi vậy chúng ta thực hành pháp chỉ nhằm một mục đích duy nhất đó chính là bảo vệ tình yêu thương và tình yêu thương của chúng ta phải được bảo vệ bằng việc kham nhẫn, bằng việc nhẫn nhịn.

Tất cả chư Phật của mười phương và ba thời thì đều ca ngợi Bồ Đề Tâm và nói rằng Bồ Đề Tâm thật là trân quý, và Bồ Đề Tâm ấy chúng ta hiểu đó chính là tình yêu thương trên đời này, có những vị Đại Đức, Đạo Sư Tâm Linh tuyệt vời như là Thầy Hòa Thượng Trụ Trì và cố Hòa Thượng Trụ Trì đây người đã xây dựng nên tu viện, người mà đã xây dựng nên cái ngôi chùa này.

Và thậm chí có những người chẳng biết chăm sóc cho bản thân mình. Ví dụ: Như những người ăn xin, hay là những người không nhà không cửa. Đó là tại sao? Đó là tại vì khi mà chúng ta kết nối Phật Tánh vốn dĩ đã có trong tâm của chúng ta với sự bám chấp, với sự chấp nê vào bản ngã thì khi đó chúng ta sẽ lại tái sinh vào cõi thấp.

Như vậy tất cả phụ thuộc vào chúng ta có tình yêu thương giàu có như thế nào? Chúng ta có tình yêu thương bao la dạt dào đến như thế nào? Khi mà tình yêu thương của chúng ta càng lúc càng lớn lên thì lúc đó chính là lúc mà trí tuệ của chúng ta cũng dần dần phát triển, dần dần tăng trưởng. Như vậy điều đầu tiên chúng ta phải không hề được có bất kỳ một nghi ngờ gì về sự tồn tại của cõi Tịnh Độ Cực Lạc. Khi mà chúng ta đã hiểu được phẩm tánh của tình yêu thương thì lúc đó chúng ta sẽ càng hiểu và càng thêm tin sâu hơn về phẩm tánh tuyệt vời của cõi Tịnh Độ.

Đức Phật A Di Đà là ai? Cũng như tất cả chư Phật trên cõi đời này là ai? Tất cả các ngài là hóa hiện của tình yêu thương không có gì khác hơn như thế. Tất cả các ngài là hóa hiện những phẩm tánh tuyệt vời của tình yêu thương. Và hiện giờ trong tất cả chúng sinh ai trong chúng ta cũng có tình yêu thương ấy. Ngày hôm nay khi Thầy đến ngôi chùa này, Thầy cảm thấy thật hoan hỉ, thật hạnh phúc và đối với Thầy nơi đây không khác gì chốn Tịnh Độ Cực Lạc. Bởi vì chư Tôn Đức Tăng Thiền Đức ở đây đã luôn luôn phát triển, luôn luôn chấn hưng Phật giáo ở đất nước này. Khiến cho mọi con dân ở đất nước này có thể thấm nhuần được tư tưởng của Phật giáo, có thể tiếp tục học hỏi về Bồ Đề Tâm, tiếp tục trưởng dưỡng về Bồ Đề Tâm. Vì vậy đối với Thầy, cõi chốn này hôm nay chẳng khác gì Tịnh Độ.

Như vậy, cái nguyên nhân đầu tiên khiến cho chúng ta đạt được tái sinh trong cõi Tịnh Độ Cực Lạc đó chính là tình yêu thương. Tình yêu thương ở đây có thể hiểu như là cái tiền hay là cái phí để cho chúng ta có thể đi được đến cõi Tịnh Độ ấy. Và chúng ta phải hiểu được một điều rằng tình yêu thương và lòng bi mẫn của chúng ta đều cùng mầm mống, đều giống như tình yêu thương và lòng bi mẫn của tất cả chúng sinh khác và đồng thời cũng là tình yêu thương và lòng bi mẫn của tất cả mọi chư Phật, cũng giống như “37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo” là biểu hiện của tình yêu thương. Thầy xin gửi đến tất cả các bạn ở đây cuốn sách “37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo”, điều đó cũng tựa như là dấu hiệu nói rằng Thầy thật lòng rất là yêu thương các bạn, bởi vì chính vì cõi Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc chính là hóa hiện của tình yêu thương.

Như thế, việc đầu tiên chúng ta cần phải làm là hãy xác định, hãy nắm được trong tâm của mình rằng có một mầm mống của tình yêu thương, phải thật sự xác định được điều đó. Sau đó chúng ta phải làm mọi cách để trưởng dưỡng cho mầm mống của tình yêu thương ấy càng lúc càng sinh sôi, càng lúc càng nảy nở, chớ đừng bao giờ thối chuyển. Và đó cũng chính là cái cách mà chúng ta gọi là thực hành pháp để tích lũy thêm công đức và tịnh trừ nghiệp chướng.

Tựu chung trên con đường thực hành giáo pháp thì chúng ta có 3 thừa:

1. Biệt Giải Thoát Thừa.

2. Bồ Tát Thừa.

3. Kim Cang Thừa.

Thì tất cả những giáo huấn trong thực hành 3 thừa ấy nhằm mục đích đem chúng sinh đến bến bờ giác ngộ. Đã có rất nhiều những vị Đạo Sư nhờ thực hành theo truyền thống đó mà đạt được giác ngộ, còn những chúng sinh như chúng ta thật sự có rất là ít chúng sinh có khả năng thực hành giáo pháp có tín tâm theo bước hướng về giáo pháp. Phần lớn những chúng sinh thì chúng ta để mặc cho số phận, để mặc cho nghiệp chướng nó dẫn dắt chúng ta, khiến chúng ta lại tiếp tục tái sinh vào 3 cõi thấp.

Mặc dù sự tồn tại của các cõi Tịnh Độ là có thật, thế nhưng chúng ta vẫn chẳng thể nào đạt được sự tái sinh vào cõi Tịnh Độ. Vì vậy tất cả chư Phật của mười phương và ba thời đều khởi lên một phát nguyện rằng các ngài cần phải tạo ra một cái cõi Tịnh Độ để cho chúng sinh có thể nhanh chóng dễ dàng được tái sinh vào cõi Tịnh Độ ấy, chỉ cần những chúng sinh ấy thật sự nhất tâm cầu nguyện, nhất tâm niệm đến mong nguyện đạt được cõi tái sinh ấy thì chúng sinh ấy sẽ được toại nguyện. Vì vậy tất cả chư Phật đều cùng đồng ý và cầu nguyện để có một cõi Tịnh Độ như vậy ra đời. Đó là lý do cõi Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà được ra đời.

Cõi Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc thật là một cõi Tịnh Độ rất là mới chỉ có 7 ngày ở cõi trời, thế nhưng mà đối với chúng ta, thì khoảng thời gian của nó là 7 đại kiếp. Nhưng nó cũng được gọi là cõi Tịnh Độ rất là mới. Cõi Tịnh Độ ấy được sinh ra để dành cho những chúng sinh nào hoàn toàn có được một sự tín tâm, hoàn toàn có được một mong nguyện không hề xoay chuyển, được tái sinh trở lại cõi đó, thì chúng sinh ấy sẽ đạt được như nguyện.

Và những điều này chính là điều đã được giải thích bởi đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là lý do bởi vì vào những đại kiếp trước Đức Phật A Di Đà chính là vị Chuyển Pháp Luân Vương và đức Phật Thích Ca lúc đó, bấy giờ là một vị đại thần của vị Chuyển Pháp Luân Vương ấy. Bởi vì 2 ngài có sự gắn kết về nghiệp như vậy. Bởi vì 2 ngài có giới mật nguyện thanh tịnh như vậy cho nên kiếp này đức Phật Thích Ca Mâu Ni hóa chuyển thành Phật Thích Ca Mâu Ni lịch sử để có thể giảng giải cho chúng ta về những điều tuyệt vời, và những phẩm tánh tuyệt vời của cõi Tịnh Độ, khiến cho chúng ta mong nguyện tín tâm mong cầu được tái sinh trở lại cõi đó.

Ngài nói tiếp, nguyên nhân thứ 2 đã được tái sinh nơi cõi Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc chính là chúng ta phải tích tập công đức và tịnh trừ nghiệp chướng. Tích tập như thế nào là tích tập công đức? Tích tập công đức chính là chúng ta làm những thiện hạnh, trưởng dưỡng tình yêu thương, đầu tiên chúng ta phải hiểu được là tình yêu thương ấy như thế nào? Tình yêu thương ấy ở đâu? Đối với những người như chúng ta, chúng sinh bình thường thì khi chúng ta nhắc đến những người bạn của mình hay những người đối xử tốt với chúng ta, thì lập tức chúng ta sẽ phát khởi được một tình yêu thương và khi chúng ta nghĩ về người bạn mà chúng ta thật sự rất là thương quý, thật sự rất là dễ thương đối với ta, thì lúc đó cái tâm chúng ta trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên trở nên hạnh phúc, cũng tự nhiên trở nên rộng mở hơn. Đó cũng chính là những cái mà phẩm tánh tuyệt vời của tình yêu thương.

Thế nhưng tình yêu thương của chúng ta thật sự nó vẫn còn nhỏ nhoi lắm. Nó vẫn còn có những điều kiện gắn kèm, bởi vậy một tình yêu thương thật chất chính là trạng thái tâm bao la của chư Phật. Chư Phật thì rộng lớn tựa như đại dương, còn tất cả những chúng sinh chúng ta thì có tâm chấp ngã nên tâm của chúng ta dần đóng lại như những tảng nước đá. Vì vậy mỗi khi nào mà chúng ta phát khởi được tình yêu thương, thì khi đó tâm chúng ta trở nên buông thư, trở nên dịu dàng, và nhẹ nhàng. Đó chính là dấu hiệu cho thấy rằng cái tảng nước đá của tâm chấp ngã nó đang dần dần được tan chảy và đó là lý do tại sao chúng ta mỗi khi nghĩ về ai với tâm yêu thương thì chúng ta cũng sẽ trở nên hạnh phúc.

Vì thế cái phương pháp để giúp cho chúng ta trì giữ được tình yêu thương là thế nào? Chúng ta trì giữ tình yêu thương bằng cách phát khởi lòng từ bi, lòng từ bi trong đó có bao từ ái, từ bi với những người bạn của chúng ta thì rất là dễ dàng, nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải phát khởi lòng từ bi với tất cả mọi người, tất cả những người khác.

Mục tiêu của chúng ta là chúng ta phải nuôi dưỡng lòng từ bi của mình cho đến lúc nó lớn lên, càng ngày nó càng lớn hơn nữa, cho đến lúc nó bao trùm cả những người mà ta xem là kẻ thù.

Như thế nào là kẻ thù? Những kẻ thù của chúng ta đến từ đâu? Chúng ta phải hiểu được rằng là chúng ta cần phải phát khởi tình yêu thương cho tất cả chúng sinh và tất cả chúng sinh ở đây bao gồm cả kẻ thù của chúng ta nữa. Thực tế mà nói, những kẻ thù ấy chính là những người đã yêu thương ta hết mực. Những người đã đối xử với ta rất là tốt ở những đời, những kiếp trước. Thế nhưng bởi vì chúng ta đối xử với họ tệ bạc, đối xử với họ không ra gì, khiến yêu thương của họ chuyển hóa thành cơn giận, khiến cho sự yêu thương tràn đầy của họ bị nhiễm ô.

Đức Phật có giảng dạy rằng: “Tất cả mọi công hạnh tuyệt vời đều sẽ bị gãy đổ chỉ bằng khoảnh khắc nổi lên cơn sân giận, vì thế thật sự sự tức giận đó là nguy hiểm đối với tình yêu thương.” Vì vậy chúng ta cần phải trưởng dưỡng tình yêu thương, chúng ta cần phải bảo bọc tình yêu thương ấy bằng những thực hành nhẫn nhịn, chúng ta cần phải trưởng dưỡng phát khởi tình yêu thương với tất cả mọi người, không phải là chỉ với những người bạn của mình, hay là với cha mẹ mình, những người gần mình mà thôi. Bởi vì tất cả mọi chúng sinh trong cuộc đời này, trên cõi giới này không có một ai không từng là cha là mẹ của chúng ta trong kiếp trước. Vì vậy trong lời nguyện cầu Phật, chúng ta có nói rằng, nguyện cho tất cả chúng sinh mẹ hiền vô lượng như hư không.

Bởi vì tất cả chúng sinh vô lượng như hư không ấy, không có một ai không từng là cha là mẹ của chúng ta trong các kiếp trước. Không có một ai là đã không yêu thương chúng ta với một tình yêu thương vô bờ bến. Vì vậy, chúng ta cần phải phát khởi tình yêu thương vĩ đại như tất cả mọi người. Kể cả những người đã làm cho chúng ta đau khổ. Kể cả những người mà không ưa thích chúng ta, Khi mà chúng ta phát khởi được tình yêu thương đến với những người không ưa thích chúng ta, đến với những người gây cho ta bao nhiêu đau khổ, thì tình yêu thương ấy trở nên vô cùng mạnh mẽ, năng lực của tình yêu thương ấy không thể nghĩ bàn.

Tình yêu thương tất cả mọi chúng sanh hiện giờ ai cũng có, ai cũng có tâm từ bi, thế nhưng tình yêu thương của chúng ta nó vẫn còn rất là hạn hẹp, nó vẫn còn rất là bó buộc. Vì vậy mục đích của chúng ta là hãy phát khởi tình yêu thương đó cho càng lúc nó càng rộng lớn hơn nữa, càng lúc nó càng vô lượng hơn nữa, tình yêu thương ấy trong nó bao hàm sự từ ái.

Như vậy trong cái nguyên nhân thứ 2 thì công đức ở đây chính là tình yêu thương và lòng bi mẫn và đầu tiên khi mà chúng ta nghĩ về những người thân trong gia đình của chúng ta, nghĩ đến bạn bè của chúng ta, thì chúng ta phát khởi tình yêu thương và lòng bi mẫn, sau đó chúng ta cũng phải coi tất cả mọi chúng sinh trên cõi đời này là những người thân trong gia đình của chúng ta và cũng như vậy khi mà chúng ta đến đây, nhìn thấy tất cả mọi người đang ngồi nghiêm chỉnh ở sảnh đường này, chúng ta đều cảm thấy sự thân thuộc dâng lên như thể chúng ta là một người thân trong một gia đình và chúng ta cũng đối xử với nhau như vậy, như thể chúng ta đã là người thân trong một gia đình.

Và tất cả mọi người trên đất nước này đều cũng cùng như vậy, chúng ta đừng có sự phân biệt rằng người này đến từ đất nước này, người kia đến từ đất nước kia, người này thì ở vùng này, người kia thì ở vùng kia, có sự phân biệt như vậy chính là chúng ta đã phạm phải sai lầm. Ở đây đó chính là công đức.

Thế còn như thế nào là nghiệp chướng? Chúng ta tịnh trừ nghiệp chướng, chúng ta tịnh trừ cái gì? Ở đây nghiệp chướng chính là chúng ta làm tan đi tảng băng của tâm chấp ngã. Khi mà tình yêu thương của chúng ta càng lúc càng lớn lên, thì trí tuệ của chúng ta càng lúc càng khai mở, trí tuệ khai mở để cho chúng ta thấy được rằng tất cả mọi chúng sinh ai cũng đang đều phải chịu nỗi đau khổ của luân hồi. Và như vậy khi mà chúng ta có được trí tuệ khai mở rộng lớn hơn thì chúng ta đã biết được rằng là chúng ta phải làm điều gì? Và chúng ta không nên làm điều gì? Chúng ta hãy làm những điều mà đem lại lợi lạc cho người khác và đừng làm những điều mà khiến cho những người khác đau buồn và đừng khiến cho người khác buồn khổ.

Như vậy bằng việc phát khởi tình yêu thương, bằng việc phát khởi lòng bi mẫn chúng ta có thể tịnh trừ được những nghiệp chướng. Và cái nghiệp chướng ấy chính là đến từ tâm chấp ngã. Tâm chấp ngã ấy tựa như là những hạt bông tuyết rơi xuống càng lúc càng dày, khiến cho mặt nước bao la của tâm bị đóng băng, khi mà chúng ta nghĩ đây là cái ly trà của tôi, đây là đồ của tôi, cái này của tôi, cái kia của tôi, thì lúc đó cái tâm chấp ngã trong chúng ta càng lúc càng trở nên dày hơn. Càng lúc càng trở nên cứng chắc hơn. Vì vậy việc nhận ra rằng chúng ta đang có tâm chấp ngã, và việc nhận ra điều đó chính là thực hành tích lũy công đức.

Thậm chí kể cả khi chúng ta không làm gì được đi chăng nữa, nhưng chúng ta phát khởi hạnh nguyện vĩ đại rằng: “Nguyện mong cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc, nguyện mong cho tất cả chúng sinh đều thoát khỏi khổ đau”. Thì chỉ riêng cái hạnh nguyện ấy thôi thì lúc ấy chúng ta đã đồng thời vừa tích tập được công đức và cũng vừa tịnh trừ được nghiệp chướng.

Khi tình yêu thương phát khởi lên, thì có 2 đối tượng tình yêu thương, thứ nhất tình yêu thương hóa hiện với hình dạng của sự sùng mộ, lòng tôn kính đối với tất cả những đấng ở trên chúng ta, chính là những đấng giác ngộ, chư Phật. Và tình yêu thương ấy phát hiện ra với dạng thức của sự bi mẫn đối với những chúng sinh ở dưới chúng ta, những chúng sinh vẫn đang chịu khổ hơn chúng ta, chúng ta hiểu được rằng là tất cả những nguyên nhân của tốt đẹp, của hạnh phúc đến với chúng ta đời này, đồng thời nguyên nhân dẫn đến sự đau khổ đời này cũng đều tới từ chính chúng ta mà ra.

Và đó là sự thực hành giáo pháp, thực ra có rất là nhiều tôn giáo trên đời này, chúng ta phải hiểu là tất cả những tôn giáo nào cũng đều là tốt cả, tất cả những tôn giáo nào cũng đều là tuyệt vời cả. Nếu như có những vấn đề gì xảy ra với tôn giáo ấy, nhân danh cái tôn giáo ấy, thì thực tế là do lỗi lầm của những cá nhân. Những cá nhân ấy họ đã trộn lẫn cái tâm từ bi với những cái xúc tình tiêu cực, với giáo pháp. Thậm chí là kể cả trong Phật giáo cũng có những trường hợp xảy ra những cuộc xung đột, những cuộc chiến tranh nhân danh tôn giáo. Đó không hề là lỗi lầm của giáo pháp. Đó là lỗi lầm của những cá nhân, khi mà họ cố tình trộn lẫn tâm sân hận, tâm ghen tuông với tâm giáo pháp. Vì vậy chúng ta phải thực sự phát khởi được một tri kiến thanh tịnh.

Như thế nào là tri kiến thanh tịnh? Là tri kiến thấy được rằng tất cả mọi truyền thống tôn giáo ở trên đời này đều thật sự là vô cùng tốt đẹp. Tất cả những người đi theo dòng phái tôn giáo đều là tăng đoàn và những người còn lại chính là những người cha, người mẹ của chúng ta trong kiếp trước, đó chính là khi mà tâm chúng ta càng lúc càng rộng mở hơn, rộng lớn hơn tựa như hư không. Khi mà tâm chúng ta rộng mở tựa hư không, thì lúc đó tâm chấp ngã của chúng ta sẽ càng lúc càng giảm thiểu, đó là lúc mà chúng ta thật sự có thể phát khởi lên lời nguyện từ tận đáy lòng rằng: “Nguyện mong cho tất cả chúng sinh đều có được hạnh phúc”. Thì đó là lúc mà chúng ta tịnh trừ được nghiệp chướng. Nếu như chúng ta hiểu được về phẩm tánh của Bồ Đề Tâm thì chắc chắn không thể nào nghi ngờ, và chúng ta cũng sẽ tin tưởng sự tồn tại của cõi Tịnh Độ.

Vì sao lại nói như thế? Bởi vì cõi Tịnh Độ Cực Lạc thật chẳng khác gì ngoài sự hóa hiện của Bồ Đề Tâm. Bởi vì có Bồ Đề Tâm nên chắc chắn một điều rằng có sự tồn tại của cõi Tịnh Độ Cực Lạc. Giờ phút này chỉ cần chúng ta phát khởi một tình yêu thương dù cho là nhỏ nhoi nhất đi chăng nữa, thì cũng giúp cho chúng ta gieo những nhân đạt được hạnh phúc, tạm thời là được tái sinh ở cõi cao. Chúng ta hiểu được như thế, thì chúng ta thật sự tin chắc rằng có cõi Tịnh Độ Cực Lạc tồn tại.

Chúng ta hỏi rằng như thế nào là cõi Tịnh Độ Cực Lạc? Cõi giới ấy ở đâu? Thầy có thể nói một cách chắc chắn rằng cõi Tịnh Độ Cực Lạc thật sự có. Còn cái việc mà chúng ta có đạt được đến đó hay không, có đạt được sự tái sinh ở cõi giới đó hay không lại tùy thuộc vào chính chúng ta. Nếu như chúng ta mong nguyện được tái sinh ở đó, chúng ta nhất tâm cầu nguyện thì chắc chắn chúng ta sẽ được tái sinh ở đó. Đó là cái điều không có gì phải nghi ngờ cả, chúng ta hãy nhìn xung quanh cuộc sống của mình, những chúng sinh đây trong cuộc sống của chúng ta là cõi Ta Bà, đang phải chịu rất là nhiều nỗi đau khổ từ những việc nhỏ như là chúng ta chịu nóng khi mà chúng ta không có quạt, không có máy lạnh, rồi phải chịu lạnh v.v... cho đến nỗi thống khổ hơn, tất cả chúng sinh trong cõi giới này, ai cũng đang chịu khổ, không có một chúng sinh nào là không chịu khổ, vì vậy khi mà chúng ta nhận ra được những phẩm tánh của tình yêu thương chúng ta phát khởi được tình yêu thương vô điều kiện đến với tất cả mọi chúng sinh. Thì đó là lúc mà chúng ta đang thực hành tích tập công đức.

Như vậy tại sao trên cõi giới này lại có sự hiển hiện của những người, rồi những chư tăng, chư ni rồi đồng thời cũng có những sự hóa hiện của những con vật trông rất là dữ tợn và rất là đáng sợ, đó là bởi vì cái tình yêu thương, cái sự phát khởi tình yêu thương lớn nhỏ, khác nhau trong mỗi dòng tâm thức của mỗi chúng sinh đó. Khi mà chúng ta không có tình yêu thương thì chúng ta cũng chẳng có trí tuệ để nhận ra được sự vận hành của nghiệp, nhân và quả và đồng thời chúng ta để cho những cái nhân ác đó nó cuốn cho chúng ta đi xa hơn với con đường hạnh phúc. Khi mà chúng ta để cho cái nhân ấy cuốn đi xa hơn khỏi con đường hạnh phúc thì lúc đó chúng ta sẽ phải chịu cảnh tái sinh vào 3 cõi thấp. Ví dụ như là tái sinh làm súc sinh. Và thật sự khi mà chúng ta đã tái sinh làm súc sinh rồi thì thật chẳng có gì để có thể giúp cho chúng ta được nữa. Vì thế chúng ta lại tiếp tục để cho nghiệp quả kéo đi, khiến cho chúng ta lại tiếp tục tái sinh vào những cõi thấp hơn nữa. Đó chính là tai hại của việc vô minh. Vì vậy, tất cả chúng ta hàng phật tử thật sự phải có lòng tin tưởng vào nghiệp, nhân và quả, đồng thời phát khởi một tình yêu thương vô lượng đến mọi chúng sinh. Tình yêu thương của chúng ta hướng đến những đối tượng cao hơn đó chính là sự sùng mộ với hàng chư Phật, chư Bồ Tát, chư Tăng. Đối với những chúng sinh thấp hơn chúng ta, chúng ta phát khởi được lòng từ bi. Khi mà chúng ta làm được như vậy, đó chính là sự lợi lạc lớn nhất cho chính bản thân mình.

Khi mà chúng ta làm được cái điều gì tốt cho bất kỳ một chúng sinh nào khác, thì lúc đó, đó chính là phẩm vật cúng dường tuyệt vời nhất dâng lên chư Phật. Không có phẩm vật cúng dường nào tuyệt vời hơn như thế. Đó là lý do các vị đạo sư, những người thuộc tăng đoàn, đang ngày đêm không ngừng quản ngại mệt mõi làm lợi lạc cho tất cả mọi chúng sinh, bởi vì cái việc làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh ấy là phẩm vật tuyệt vời dâng cúng lên chư Phật. Vì thế chư vị không quản ngại gian khó, luôn luôn hoằng dương lợi pháp, vì công đức của mọi chúng sinh, vì lợi lạc của mọi chúng sinh. Đó chính là cách mà chúng ta thực hành noi theo gương chư vị. Đó chính là cách mà chúng ta tịnh trừ được nghiệp chướng và tích tập được công đức. Có như vậy thì chúng ta mới càng ngày càng hiểu rõ hơn về phẩm tính tuyệt vời của Tâm Bồ Đề.

Như vậy nguyên nhân thứ 2 là chúng ta phải tích tập được công đức và tịnh trừ được nghiệp chướng. Chúng ta cần phải hiểu được rằng, nghiệp chướng của chúng ta đến từ đâu? Nghiệp chướng ấy là do bởi dấu ấn, dấu vết về nghiệp mà chúng ta đã tạo ra từ vô thủy, vô chung. Vì vậy trong thực hành Kim Cang Thừa có những pháp hành như quán tưởng hình tướng của vị Bổn Tôn, hay là chúng ta trì tụng minh chú, chúng ta quán tưởng hình tướng của vị bổn tôn nhằm mục đích thanh tịnh nghiệp chướng trong thân khẩu và ý của chúng ta. Đó chính là những pháp hành đặc biệt về Kim Cang Thừa.

Tất cả những chúng sinh như chúng ta đều chính là những thân hư huyễn, và đồng thời chư Phật là những thân hư huyễn. Nhưng sự khác nhau ở đây, chúng ta chính là những thân hư huyễn bất tịnh, còn chư Phật chính là những thân hư huyễn thanh tịnh, xuất hiện ra như là những cầu vòng ánh sáng trong pháp giới bao la. Chúng ta cũng có thể nói rằng có rất là nhiều chư Phật, nhưng tất cả chư vị đều có cùng một tâm duy nhất. Đó chính là nhất vị, hóa hiện ra những hình tướng khác nhau. Đồng thời có rất nhiều những hình tướng khác nhau của chư Phật. Nhưng tất cả chư vị đều cùng là một, là nhất vị tựa như nước trên thế gian này, toàn bộ nước trên đại dương này đều là một và rộng lớn bao la, thì như thế tất cả chư Phật cũng đều là một, mặc dù cũng có những hóa hiện khác nhau, khi mà chúng ta khẩn nguyện một vị Phật nào đó. Ví dụ như ở đây, chúng ta khẩn nguyện đức Phật A Di Đà, thì đức Phật A Di Đà hiển hiện trong hình tướng màu đỏ, trong bức ảnh của Thầy cầm trên tay và chúng ta thấy những hình tướng như vậy là những hình tướng khác nhau của vị Phật này, vị Phật kia. Thế nhưng tất cả chư vị đều chỉ là một và tất cả chư vị đều tỏa ra như những ánh sáng cầu vòng tỏa ra từ quả cầu pha lê cõi Tịnh Độ.

Như vậy cõi Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà là cõi giới tuyệt vời với những ánh sáng ấm áp, chiếu sáng tỏa đến mọi chúng sinh. Thật tế có vô vàn, vô lượng đức Phật A Di Đà và các ngài đang an trú trên đỉnh đầu của tất cả mọi chúng sinh.

Tại sao ta có thể nói được như vậy? Ta nói được như vậy, đó là nhờ 3 phẩm tánh tuyệt hảo của đức Phật.

Thứ nhất là toàn tri, tâm của chư Phật là toàn tri. Bởi vì ngài biết được tâm của chư Phật, tâm của chúng ta cùng tất cả mọi chúng sinh ở trên cõi đời này đều như nhau không hề sai biệt. Tâm của các ngài thì tựa như nước ở đại dương, còn tâm của chúng sinh thì đóng băng thành tảng nước đá, bởi vì có sự chấp ngã, nhờ vậy, nhờ vào phẩm tánh đầu tiên chính là giác ngộ toàn tri. Cho nên ngài chứng biết được điều đó.

Cái phẩm tánh tuyệt vời thứ hai đó chính là tình yêu thương vô lượng dành cho tất cả chúng sinh không phân biệt, những chúng sinh này hiện giờ đang phải chịu đau khổ, bởi vì chúng sinh ấy vẫn chưa nhận ra được Chân Tâm, Bản Tánh của mình, bởi vậy cho nên vẫn tiếp tục phạm sai lầm, vẫn tiếp tục phải tái sinh trong luân hồi. Ta nói rằng đấng Quán Thế Âm ... là sự hóa hiện của vô lượng đại bi, và tình yêu đó trở nên rộng lớn bao la, thì đó chính là năng lực vô cùng mạnh mẽ, đó cũng là phẩm tánh thứ 3 của chư Phật, một tình yêu thương mạnh mẽ có thể bảo hộ được tất cả mọi chúng sinh.

Vì vậy những hàng Phật tử như chúng ta, nếu như chúng ta thật sự phát khởi được lòng tin rằng có đức Phật A Di Đà, thì năng lực của ngài sẽ hoàn toàn bảo vệ được chúng ta. Đức Phật đã dạy rằng: “Tình yêu thương và lòng bi mẫn sẽ hóa hiện ra Bồ Đề Tâm”. Khi mà chúng ta không tin tưởng vào điều đó, nghĩ rằng cõi Tịnh Độ Cực Lạc không có thật, thì chẳng thể nào mà chúng ta đạt được tái sanh ở đó cả. Cũng tương tự, khi mà chúng ta để một tảng băng ở dưới nước, thì dù cho tảng băng đó có muốn hay không, thì nó cũng sẽ bị tan chảy, vì vậy cái ánh sáng ở đây chính là ánh sáng của tình yêu thương và lòng bi mẫn. Chỉ cần chúng ta phát khởi được ánh sáng của tình yêu thương và lòng bi mẫn thì lúc đó cái tảng băng chấp ngã của chúng ta chắc chắn sẽ tan rã.

Vì vậy trong thực hành Dzogchen (Đại viên mãn) theo truyền thống Kim Cang Thừa có nói rằng tánh Không của chúng ta thì thắm đượm tình yêu thương. Đồng thời trong thực hành Mahamudra (Đại Thủ Ấn) cũng nói rằng: “Chúng ta cũng phải phát khởi tình yêu thương”.

Tựu chung lại, chúng ta kết luận rằng: Nếu như không có tình yêu thương và lòng bi mẫn thì chẳng thể nào mà chúng ta đạt được tái sinh nơi cõi Tịnh Độ Cực Lạc. Thế nhưng chúng ta phải hiểu được rằng cái quá trình đó, quá trình mà làm tan đi cái tảng băng của tâm chấp ngã ấy nó phải diễn ra từ từ, nó phải diễn ra dần dần, chứ không thể nào mà tức thời được. Chúng ta có thể làm được như vậy, bởi vậy chúng ta phát khởi lòng tin nơi đức Phật A Di Đà, đó là phẩm tánh tuyệt vời của đức Phật A Di Đà. Hiện giờ ngài đang hiển hiện với lòng từ bi dành cho tất cả mọi chúng sinh. Ngài đang an trú trên mỗi đỉnh đầu của mỗi chúng sinh không sai biệt. Như vậy chúng ta cần phải phát khởi được lòng tín tâm sâu sắc, một sự xác tín không hề nghi ngờ gì về sự tồn tại của ngài và cõi Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc.

Như vậy đức Phật, tất cả chư Phật trên cõi này đều là hóa hiện của lòng từ bi vô lượng, và nếu như chúng ta cũng làm được như chư vị, tức là cũng phát khởi được lòng từ bi vô lượng, thì lúc đó chúng ta sẽ đạt thành giác ngộ, chúng ta sẽ đạt được giải thoát.

Trong năm trí tuệ của chư Phật, thì trí tuệ đầu tiên chính là trí tuệ tựa gương soi hay là Đại Viên Cảnh Trí, bởi vì cái tâm này thì thật sự thì không hề có bất kỳ một hình tướng nào, cũng không có bất kỳ một sắc tướng nào. Tất cả tâm ấy chỉ là sự hóa hiện. Ở đây nếu như chúng ta có Tâm Bồ Đề và tình yêu thương là sự hóa hiện của cõi Tịnh Độ Cực Lạc. Còn nếu như tâm của chúng ta tràn đầy sự chấp ngã, có những dấu ấn về nghiệp thì sẽ hiện ra sáu cõi của Luân Hồi. Bởi vậy trạng thái tâm bao la tựa hư không ấy chính là Phật Tánh, bởi vậy Phật Tánh cùng với tâm của tất cả mọi chúng sinh đều có cùng một nền tảng, đều có cùng một gốc. Chỉ có sự khác nhau ở đây là tâm chúng ta có thanh tịnh, có nghĩ tưởng về chư Phật hay không?

Khi mà chúng ta vẫn còn có sự nghi ngờ, có sự mâu thuẫn trong tâm. Không thật sự tin tưởng rằng có đức Phật tồn tại, thì chúng ta chẳng thể nào đạt được giải thoát trên cõi Tịnh Độ Cực Lạc. Vì vậy, khi mà chúng ta phát khởi một Tâm Bồ Đề, thì cùng với sự phát khởi của Bồ Đề Tâm, chúng ta dần dần xua tan đi mọi nghi ngờ mà mình đã có ở trong tâm. Không có điều gì sai trệch về điều đó cả.

Khi chúng ta phát khởi được Tâm Bồ Đề, thì đó cũng là lúc phát khởi được 3 loại tín tâm đến đức Phật A Di Đà. Đầu tiên chính là sự tín tâm sáng rõ. Sau đó là sự tín tâm xác tín, chúng ta không hề có bất kỳ một sự nghi ngờ gì cả.

Và sau cùng là chúng ta có tín tâm khát khao, khát khao mong muốn được tái sinh trở lại cõi Tịnh Độ Cực Lạc. Vì thế khi mà chúng ta không có được hạt giống của Bồ Đề Tâm, không phát khởi được Bồ Đề Tâm, thì chúng ta vẫn sẽ tiếp tục để cho những nghiệp chướng cuốn trôi chúng ta, hóa hiện thành cõi Luân Hồi.

Vì vậy một trong những thực hành để cho chúng ta tiếp tục phát khởi được mong nguyện trở về cõi Tây Phương Cực Lạc chính là việc chúng ta quán tưởng cõi Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà. Chúng ta quán tưởng về hình tướng của ngài.

Giờ phút này đây, tự hỏi bản thân mình rằng hình tướng của đức Phật A Di Đà có xuất hiện trong tâm trí của chúng ta hay không? Khi mà chúng ta phát khởi một sự sợ hãi, nỗi sợ dù cho nó có nhỏ bé như thế nào đi nữa, thì ngay lập tức cũng hãy nhớ nghĩ đến đức Phật A Di Đà. Khi mà chúng ta sợ hãi thì chuyện gì sẽ xảy ra? Khi mà chúng ta sợ hãi, chúng ta chẳng thể nào nghĩ tưởng đến chư Phật. Chẳng thể nào có hình tưởng đức Phật ở trong tâm chúng ta được. Nhưng mà thực tế mà nói, dù có làm gì đi chăng nữa, chúng ta cũng chẳng thể bảo vệ được tấm thân này. Điều duy nhất mà chúng ta có thể bảo vệ là bảo vệ được cái tâm của chúng ta mà thôi. Dù cho chúng ta có nổi tiếng như thế nào đi chăng nữa, có năng lực hùng mạnh như thế nào đi chăng nữa, với nhiều vũ khí, tiền bạc, thuốc thang như thế nào đi chăng nữa, đều không bảo vệ được cái tâm này. Mà chỉ duy nhất chúng ta mới có thể bảo vệ được tâm này mà thôi. Vì vậy bất cứ khi nào mà trong chúng ta một nỗi sợ khác nổi lên, hãy ngay lập tức nhớ nghĩ đến đức Phật A Di Đà.

Ở Tây Tạng, những người Tây Tạng đều có thói quen khẩn cầu đến Tam Bảo khi có chuyện gì xảy ra. Đây là cái điều rất là tuyệt vời, đây là cái điều đặc biệt, đặc biệt khi mà chúng ta (chết) qua đời. Nỗi sợ hãi mà chúng ta trải nghiệm lúc đó thật sự nó rất là lớn. Vì vậy giờ phút này đây hãy tập cho mình một thói quen nghĩ tưởng đến đức Phật A Di Đà, Khi đó vào lúc mà chúng ta chết gọi là giai đoạn Cận Tử Nghiệp, mà chúng ta nhớ nghĩ đến đức Phật A Di Đà, thì 100% Thầy tin chắc rằng lúc đó thần thức của chúng ta sẽ chuyển hóa thành đức Phật A Di Đà.

Vì sao Thầy có thể tin tưởng chắc chắn như vậy? Bởi vì trong giáo lý Đại Viên Mãn Dzogchen có nói rằng từ thuở bản nguyên, tâm của chúng ta là thanh tịnh, và tâm ấy là tâm của chư Phật. Vạn pháp trong luân hồi và niết bàn không có điều gì là không bao hàm chứa trong trạng thái tâm ấy. Và vì thật chẳng có điều gì cần phải nói nhiều hơn nữa về Đại Viên Mãn. Bởi vì tất cả đều viên thành trong một trạng thái tâm ấy. Tất cả tâm của chư Phật cùng với tất cả tâm của chúng sinh đều là một.

Vì vậy, chúng ta đừng nghĩ quá nhiều về lý lẽ, mà phải trực diện vào tâm của chúng ta. Trực diện vào cái tâm ấy, cái tâm muốn đem đến tất cả lợi lạc cho tất cả chúng sinh đó chính là trạng thái tâm của chư Phật. Kể cả khi chúng ta chẳng thể làm gì được nữa chúng ta vẫn có thể phát khởi được cái hạnh nguyện vĩ đại, mong muốn đem lại lợi lạc cho mọi chúng sinh, đó là cái hạnh nguyện lúc chúng ta phát khởi lúc quy y, đó là điều chúng ta nương tựa khi quy y.

Đối với bản thân Thầy đây, thật là một người có đầy tội lỗi, nhưng mà đức Tara mẹ hiền Quan Âm đã cứu độ Thầy những 8 lần. Vì vậy Thầy tin tưởng chắc chắn rằng, mẹ hiền Tara sẽ cứu độ tất cả các bạn. Bởi vì ngài đã thực sự cứu Thầy 8 lần rồi. Giờ đây Thầy chia sẽ chuyện này với những đạo hữu trân quý của Thầy, tất cả có thể phát khởi được lòng tín tâm vào chư vị. Thật ra, Thầy chẳng bao giờ mong cầu nổi tiếng, Thầy bao giờ mong cầu được giàu có v.v…, Thầy chỉ mong muốn rằng các bạn có sự tin tưởng không hề xoay chuyển vào chư Phật, vào sự cứu hộ, vào năng lực bảo hộ của chư Phật, không có điều gì nghi ngờ về điều đó cả, Thầy chia sẻ những kinh nghiệm trãi nghiệm cá nhân của mình để nhắc nhở các bạn rằng phải luôn luôn nhớ nghĩ về những vị bổn tôn trong tâm trí. Ở đây bổn tôn chúng ta là đức Phật A Di Đà, chúng ta đừng bao giờ có bất kỳ một sự nghi ngờ nào cả, khi mà chúng ta không còn bất kỳ một sự nghi ngờ nào nữa, thì Thầy tin chắc rằng thì tất cả sẽ được tái sinh nên cõi Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc.

Như vậy, khi mà chúng ta hiểu được lý do tại sao chúng ta cần phải tích lũy công đức, tịnh trừ nghiệp chướng, thì chúng ta hiểu được về cái nhân duyên, cái nhân của việc tích lũy công đức và tịnh trừ nghiệp chướng. Điều này thì cũng tương tự như chúng ta giặt quần áo vậy, cái vết dơ bẩn ở đây chính là cái tâm chấp ngã và xà phòng giúp cho chúng ta giặt sạch những vết nhơ ấy chính là lòng từ bi vô lượng.

Khi mà không có tình yêu thương, không có lòng bi mẫn thì sẽ chẳng thể nào chúng ta tịnh trừ được nghiệp chướng. Như vậy những cái nghiệp chướng hay là những ô trược bất tịnh đó nó đến từ đâu? Nó đến từ 6 cảm xúc bất tịnh khởi sinh. Giả sử khi mà chúng ta ăn một thức ăn thật ngon, ngay lập tức chúng ta sẽ có suy nghĩ rằng là: Ôi! Cái thứ ăn này thật là ngon quá và chúng ta sẽ muốn ăn nữa, muốn ăn nữa. Đó là lúc mà chúng ta phát khởi xúc tình tiêu cực, cái sự tham luyến, hoặc giả khi mà chúng ta nhìn thấy được ai mà chúng ta không ưa thích hay mà điều gì mà chúng ta không ưa thích, thì chúng ta sẽ nổi lên một cái sự sân hận, giận dữ và chán ghét. Tất cả những xúc tình tiêu cực ấy, nó chính là cái điều che chướng chúng ta, khiến cho chúng ta không thể nhận ra được Chơn Tâm, Bản Tánh của mình. Và tất cả những điều đó nó trộn lẫn với nhau thành sự vô minh, cũng giống như là việc mà chúng ta đỗ rất là nhiều màu sắc khác nhau vào trong chậu nước, rồi cuối cùng cái chậu nước ấy trở nên đen thui, không khác gì nước của bồn cầu.

Chúng ta phải thực sự hiểu như thế nào, vì sao, 6 cái xúc tình tiêu cực ấy nó lại khởi lên? Đầu tiên 6 cái xúc tình tiêu cực ấy đến từ chính trong tâm của chúng ta, chứ không đến từ đối tượng ở bên ngoài nào khác. Giả sử khi mà đầu tiên chúng ta có người bạn mà chúng ta thấy rất là dễ thương, chúng ta thấy rất là yêu quý, chúng ta thương người bạn đó hết mình, thế nhưng mà một lúc sau, chúng ta thấy người bạn đó làm cái gì mà ta không vừa ý thì lập tức, chúng ta trở nên giận dữ với người đó, dần dần tình yêu thương của chúng ta nó chuyển hóa thành sự giận dữ, rồi sau đó thì chúng ta xa lánh người bạn đó. Rồi sau cùng thì chúng ta nhìn lại xung quanh chúng ta, chúng ta sẽ chẳng còn người bạn nào, chúng ta sẽ trở nên rất là cô đơn.

Như vậy suy xét cho cùng, thì ai chính là người tạo ra nỗi khổ đó đây, ngoài chính chúng ta. Chính chúng ta là người phát khởi nên tâm sân hận che lấp cái tâm yêu thương đó. Điều đó chính là cái sự sai lầm đẩy chúng ta đi hết lỗi lầm này, tạo hết nghiệp này đến hết nghiệp khác. Những người mà trong tâm của họ tràn đầy những xúc tình tiêu cực như là sân hận, như là đố kỵ, giận dữ, kiêu mạn thì lúc sau họ trở thành như là đầy gai xung quanh mình. Chẳng ai muốn đến gần, chẳng ai muốn thân cận họ nữa. Như vậy chúng ta gọi nó là những che chướng. Để thực hành xóa tan đi những che chướng bất tịnh đó, thì chúng ta có thực hành thất chi nguyện hay thực hành lời nguyện bảy nhánh. Mỗi nhánh trong lời nguyện đó chính là phương thức đối trị lại xúc tình tiêu cực của chúng ta.

Đầu tiên, ai trong chúng ta cũng có một phần nào của cái sự keo kiệt, chúng ta không có muốn bỏ ra những gì mà mình đang có. Vì vậy chúng ta phải thực hành “cúng dường”. Thực hành cúng dường chính là sự liều thuốc đối trị lại với tâm bám chấp, sự keo kiệt. Sau đó, bởi vì chúng ta vẫn còn có sự kiêu mạn, chúng ta vẫn còn nghĩ là ta là nhất. Cho nên chúng ta phải thực hành “lễ lạy”, tiếp theo bởi vì chúng ta rất là dễ dàng nổi lên sân hận, khi những gì không phù hợp với ý của mình, cho nên chúng ta thật sự cần phải nhận ra cái cơn sân hận đó phát khởi. Nhận ra rồi, thì chúng ta lập tức “sám hối”, chúng ta lập tức nói rằng sẽ không bao giờ phạm phải những lỗi lầm đó nữa. Thì đây là cái nhánh thực hành thứ 3, thực hành sám hối. Chúng ta biết được rằng là chúng ta nổi cơn giận, cơn giận này thật sự là không tốt một chút nào, tác hại của nó thật là vô cùng to lớn, khi mà chúng ta nhận ra được cái điều đó rồi, thì chúng ta sẽ nhận thấy cơn sân hận của chúng ta tự nhiên nó được chuyển hóa, tự nhiên nó được giảm nhẹ hẳn đi, còn nếu như chúng ta không nhận ra cái cơn sân hận đó, thì chúng ta để cho cơn sân hận đó càng lúc càng lớn, càng lúc càng chiếm cứ lấy tâm trí của chúng ta. Vì vậy nếu như chúng ta đã khởi lên một tâm sân hận rồi, thì ngay lập tức chúng ta cần phải nhận ra rằng à là mình đang nổi giận, sau đó thì chúng ta ngay lập tức sám hối vì mình đã nổi giận, bởi vì mình biết sự tác hại khôn cùng của sân giận, như thế đó là 3 món thuốc đầu tiên để đối trị lại với 3 xúc tình tiêu cực.

Khi mà chúng ta thực hành hạnh bố thí, hãy hiểu rằng chúng ta đang thực hành để có thể đối trị lại với cái sự lưu luyến, bám chấp trong tâm của chúng ta. Chúng ta thực sự phải hiểu được tác hại của sự tham luyến, tác hại của sự tham lam. Chư Phật đã dạy rằng: Tất cả tiền tài của cải và tất cả sự sung túc mà chúng ta đạt được trong đời này, chính là nhờ có cái nhân của sự bố thí ở đời kiếp trước, nếu mà chúng ta không có cái nhân đó, thì dù cho chúng ta có làm gì đi chăng nữa, đời này có cố gắng đến bao nhiêu đi chăng nữa, thì chúng ta chẳng thể nào đạt được sự sung túc như mong nguyện.

Vì vậy đối với những người mà chúng ta đã không gieo được những nhân đó ở đời trước, đến đời này chúng ta lại càng không tin nhân quả, không tin sự vận hành của nghiệp nhân và quả, thì chúng ta chính tự tay mình cắt đứt đi cái nguồn sống của mình. Cái nguồn sống đó chính là bồ đề, chính là sự từ bi.

Khi mà chúng ta bám chấp vào những điều mà mình đang có, chúng ta không có muốn chia sẻ một chút xíu nào của sự sở hữu của mình, chúng ta lại còn tự hào rằng là mình nhiều tiền, tự hào rằng là mình giàu có, càng lúc chúng ta càng phạm phải nhiều sai lầm hơn. Khi mà chúng ta có thật là nhiều tiền, chúng ta sẽ dẫn đến rất là nhiều nỗi đau khổ khác nhau, ví dụ như khi bố mẹ có rất là nhiều tiền thì con cái lại dành nhau, chia nhau tài sản, không có quan tâm chăm sóc cho bố mẹ, khi bố mẹ qua đời thì chỉ có chăm lo chia di chúc, chia gia sản. Chính điều này làm cho những người bố người mẹ đó mặc dù rất là giàu có, nhưng mà lại phiền não. Lại luôn luôn tức giận.

Vì vậy càng có nhiều tiền, càng sở hữu nhiều bao nhiêu đi nữa, thì cái tâm của chúng ta càng bị bó buộc, càng bị chật hẹp, cái tâm bó buộc chật hẹp đó, nó sinh ra sự tham lam. Mà chính cái nhân tham lam đó, nó đẩy chúng ta tái sinh vào những cõi ngạ quỹ, đồng thời nó cắt đứt đi cái con đường đạt thành giác ngộ của chúng ta và thậm chí là khoan nói đến con đường đạt thành giác ngộ, nó còn cắt đứt đi cái nhân được tái sinh ở cõi cao của chúng ta. Bởi vì cái nhân tái sinh ở cõi cao chính là tình yêu thương và sự trì giữ giới.

Còn khi mà chúng ta nổi lên cơn sân hận, thì hãy hiểu được rằng, cái cơn sân hận chính là những sự giận dữ, chính là nguyên nhân dẫn đến sự tái sinh ở cõi địa ngục. Có những người mặc dù là rất là giàu, nhưng mà quá tức giận với con cái của mình cho nên nói rằng: khi mà tôi chết đi chẳng để lại gì cho con cái cả, cho hết cho chó mèo, nghĩ như vậy thì thật sự, thì rất là sai lầm, bởi vì có một khi mà trong tâm của các bạn có một sự sân hận như vậy khởi lên, thì đó chính là cái nhân đẩy các bạn vào cõi địa ngục, vì vậy điều tốt nhất là chúng ta hãy không có bám chấp vào bất kỳ một điều gì cả. Khi mà chúng ta qua đời, hãy nghĩ tưởng đến Tam Bảo, hãy cúng dường toàn bộ cho Tam Bảo, hãy cúng dường phần tiền đó để giúp đỡ cho những người khác, như thế chúng ta mới gọi là có trí kiến thanh tịnh. Chính những tình yêu thương đó mới là cái nhân cho chúng ta đạt được tái sinh ở những cõi giới cao hơn trong những đời vị lai.

Đồng thời đức Phật cũng nói rằng: những gì mà chúng ta cho đi mới thật sự là của ta, những gì mà ta bo bo giữ lại thật sự không phải là của ta. Các bạn thật sự cần phải hiểu những tác hại của việc tham lam, tác hại của sự bám chấp, bám luyến, bởi vì đó chính là cái nhân dẫn tới 3 cõi thấp. Cái điều này hết sức nguy hiểm vì vậy các bạn phải từ bỏ cái tâm bám chấp, phải từ bỏ sự bám luyến trong tâm của chúng ta, cái điều này các bạn thật sự cần phải quán xét sâu sắc.

Nhánh thứ 3 trong thực hành thất chi nguyện của lời nguyện 7 nhánh chính là “sám hối” và đây chúng ta sám hối với xúc tình sân hận. Có nhiều người hỏi Thầy rằng: Thầy ơi! Liệu con đã được tịnh hóa nghiệp chướng chưa? Có còn nghiệp xấu ác hay không? Thật sự để trả lời cho cái điều này, không có ai khác ngoài chính bản thân bạn. Các bạn phải thực sự nhìn vào tâm của chúng ta xem, liệu có còn những tư tưởng, liệu còn những xúc tình tiêu cực hay không? Tất cả mọi chúng sinh trên đời này ai cũng đều có những nổi thống khổ và tất cả những nỗi khổ đau đó đều đến từ nhân duy nhất là xúc tình tiêu cực, và xúc tình tiêu cực ở đây chính là sự sân hận nặng nề. Trên thế giới này chúng ta có thể thấy mỗi ngày những tin tức về cuộc chiến tranh, nó đang diễn ra không ngừng, những nạn đói cũng diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới, những con người phải chịu cảnh tàn sát, phải chịu cảnh thảm sát. Vì sao những cảnh tượng đó vẫn diễn ra hằng ngày như vậy? Đó là bởi vì ở trong họ nghiệp chướng của sự sân hận và giận dữ, nghiệp chướng và sự sân hận, giận dữ đó nó không đến từ bất kỳ một nhân bên ngoài nào khác, mà nó đến từ chính trong tâm của bạn.

Vì vậy các bạn thật sự cần phải có sự chánh niệm, chánh niệm để nhận ra rằng, à ta đang giận dữ, chánh niệm để nhận ra rằng sự giận dữ này đã đem lại tác hại khôn lường. Khi mà trong tâm của các bạn, có sự chánh niệm để nhận ra xúc tình tiêu cực khi nó khởi lên, thì một cách tự nhiên chúng ta sẽ có thể hóa giải được cảm xúc đó. Khi đó chúng ta có thể nhẹ nhàng để cảm xúc đó qua một bên, và chúng ta quỳ lạy và sám hối trước chư Phật, chư Bồ Tát. Chúng ta thật sự cần phải làm điều này. Chúng ta phải sám hối mỗi ngày. Bởi vì trong mỗi một thời, mỗi một ngày, mỗi một khắc, có nhiều những giây phút cơn sân hận xuất hiện trong chúng ta. Đồng thời chúng ta cũng hiểu được rằng, cơn sân hận của ta cùng với tất cả chúng sinh khác nó đều cũng chỉ là một.

Vì vậy hãy cố gắng để giảm thiểu cơn sân hận của chúng ta, để chúng sinh khác cũng có thể giảm thiểu được cơn sân hận của họ. Cái cơn sân hận đó nó đến từ đâu, nó đến từ chính cái tâm chấp ngã, cái sự bám chấp vào cái tôi của chính chúng ta. Vì vậy, đó mới chính là kẻ thù đích thực của chúng ta, chứ không phải một tác nhân bên ngoài nào khác, bất cứ những điều đau khổ mà bạn đang phải chịu trong cuộc đời này, nó đến từ những sự sân hận duy nhất từ các bạn mà thôi. Chính các bạn mới là người gây ra lỗi lầm. Những lỗi lầm đó giờ đây khiến các bạn phải chịu những nỗi đau khổ của cuộc đời này, chứ không phải là một tác nhân bên ngoài nào cả.

Vì vậy đức Phật đã dạy rằng: “Hãy nhận ra 6 xúc tình tiêu cực, đồng thời hãy nhận biết những tai hại của những xúc tình tiêu cực ấy”. Vì vậy khi mà chúng ta gặp phải những khó khăn trong cuộc đời này. Thì hãy hiểu được rằng, à đây là chúng ta đang trả lại những nghiệp chướng mà chúng ta gieo trong kiếp trước, rồi dần dần những nghiệp chướng của chúng ta sẽ được tịnh hóa, khi đó mặc dù chúng ta vẫn đang chịu cảnh mà người ngoài nhìn vào thấy là khổ đau, nhưng thực tế thì chúng ta không phải chịu bất kỳ một đau khổ nào trong tâm cả.

Khi mà chúng ta hiểu được điều đó thì chúng ta sẽ biết cách làm điều đúng đắn. Như thế nào là biết làm điều đúng đắn? Ví dụ đời này chúng ta không có cái nhân của sự giàu sang sung túc, thì chúng ta phải hiểu được rằng, à đó là do những đời kiếp trước tôi đã quá keo kiệt, vì vậy đời này tôi không thể keo kiệt nữa, tôi phải thực hành hạnh bố thí cúng dường. Tôi phải từ bỏ những gì mà tôi bám chấp, chúng ta cúng dường lên Tam Bảo, Phật Pháp Tăng, chúng ta bố thí cho tất cả mọi chúng sinh, chúng ta phụng sự chúng sinh bằng tất cả thân khẩu và ý của mình. Khi mà chúng ta làm được điều đó, thì chúng ta nhận ra được rằng, tất cả mọi chúng sinh ai cũng đều đau khổ và sự đau khổ ấy nó đến từ không đâu khác ngoài chính trong tâm chúng ta.

Khi đó chúng ta có thể bỏ ra một bên một xúc tình tiêu cực của mình, nhận ra nó đang phát khởi lên trong tâm. Khi mà đã nhận ra rồi, thì ta có thể sẵn sàng sám hối, đó là cái năng lực mạnh mẽ của việc sám hối. Sự mạnh mẽ của sự sám hối nó đặt trên nền tảng là chúng ta có nhận ra được chúng ta đang phát khởi xúc tình tiêu cực hay không.

Xúc tình tiêu cực thứ 4, đồng thời là nhánh thứ 4 trong bài Nguyện 7 nhánh chính là “liều thuốc đối trị, đối với sự đố kỵ”. Sự đố kỵ là xúc tình tiêu cực hết sức là vi tế chúng ta thường thường khó mà nhận ra. Đó cũng là lý do tại sao nó rất là nguy hiểm, bởi vì sự đố kỵ một khi đã khởi sinh, nó sẽ phá tan đi mọi công đức của chúng ta đã tích tập từ bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp, làm như thế nào mà xúc tình tiêu cực của sự đố kỵ có thể phá tan đi.

Như thế nào là đố kỵ? Đố kỵ là khi mà chúng ta vui vẻ khi thấy người chịu đau khổ, chúng ta vui vẻ khi thấy người khác phạm phải lỗi lầm, đó là bởi vì chúng ta quá bám chấp vào cái tôi, nghĩ rằng mình là nhất, vì thế khi mà người ta phạm phải lỗi lầm thì chúng ta vui vẻ. Đó chính là cái nguồn cơn của sự đố kỵ, khi mà chúng ta nhìn thấy những người khác đang chịu cảnh đau khổ thì thật sự lúc đó, chúng ta phải phát khởi được lòng từ bi và đồng thời khi mà chúng ta nhìn thấy người khác làm được điều gì đó tốt lành thì chúng ta phải hoan hỷ, thì ở đây thực hành hoan hỷ, hạnh hoan hỷ khi thấy người điều thiện lành của người khác, chính là cái liều thuốc đối trị lại với lòng tham luyến với cái tâm đố kỵ, cái cảm xúc xúc tình tiêu cực, đố kỵ nó rất rất là nguy hiểm.

Các bạn đạo hữu của chúng ta khó có thể nhận ra cái xúc tình tiêu cực ấy. Bởi vì, cái xúc tình đó, nó thật sự nó rất là vi tế, nó rất là khó để chúng ta có thể trực nhận và phát hiện ra. Vì vậy chúng ta cần phải có cái sự quán chiếu sâu sắc về bản tâm của mình. Xem xem trong tâm của ta có nổi lên xúc tình đó hay không? Bởi vì sự đố kỵ chính là nguyên nhân nguy hiểm nhất để chúng ta tái sanh vào 3 cõi thấp. Bởi vậy, nó có năng lực cực kỳ mạnh mẽ, phá hủy toàn bộ công đức của chúng ta đã tích tập được rất là nhiều đời, nhiều kiếp.

Nhánh thứ 5 của thực hành Thất Chi Nguyện, chính là chúng ta “khẩn cầu chư Phật chuyển Pháp Luân”, cái điều này là vô cùng quan trọng. Đức Phật đã từng nói rằng: Chúng sinh thì vô lượng, vô biên tựa hư không. Mà khi nào mà chúng sinh vẫn còn công hạnh của các ngài vẫn không chấm dứt. Điều này thì cũng tương tự như một lò lửa chỉ khi nào mà củi trong lò đã cháy hết, thì lúc đó lửa mới tắt, còn nếu như trong lò vẫn còn củi, thì lửa ấy sẽ mãi mãi bùng cháy. Vì vậy nếu như mà vẫn còn chúng sinh trên cõi đời này, thì công hạnh của các ngài vẫn không dừng lại, việc chúng ta thỉnh cầu đức Phật chuyển Pháp Luân là vì sao? Bởi vì trên cõi giới này có rất là nhiều chúng sinh đang phải chịu đau khổ và chúng sinh ấy không biết được rằng là bản thân chúng sinh đang phải chịu đau khổ. Vì vậy chúng ta vẫn cần phải có Tăng Đoàn, chúng ta vẫn cần có những vị Thầy, những vị Đạo Sư tâm linh giảng dạy cho chúng ta, giúp cho chúng ta nhận ra điều đó, và đó chính là Giáo Pháp.

Giáo Pháp là như thế nào? Tất cả chúng ta không hề biết được rằng là mình đang bám chấp vào cái tôi. Cho nên vẫn tiếp tục phạm phải sai lầm, và chúng ta hoàn toàn không nhận ra được sự trân quý của Bồ Đề Tâm. Khi đó tất cả những vị Thầy, vị Đạo Sư tâm linh. Những thành viên trong Tăng Đoàn dạy cho chúng ta rằng: Chỉ khi nào chúng ta phát khởi được tình yêu thương và lòng bi mẫn thì lúc đó chúng ta mới tạo được cái nhân dẫn đến hạnh phúc của tạm thời và rốt ráo.

Đức Phật là đấng Toàn Tri, không ai có thể chứng ngộ được điều này trừ ngài, không ai có thể nhìn thấy, không ai có thể mua được tình yêu, giả sử như mà chúng ta cầm vàng đến, thì chúng ta cũng chẳng thể nói rằng, xin hãy bán cho tôi tình yêu được. Vì vậy việc chúng ta thực hành giáo pháp là nhằm mục đích phát khởi tình yêu thương.

Khi mà chúng ta thực hành hạnh quy y, thì chúng ta phải biết được rằng chúng ta quy y nguồn gốc của Phật Pháp Tăng chính là gì? Với điều mà chúng ta được bảo hộ ở đây là gì? Chúng ta được bảo hộ bởi chính cái tình yêu thương của chúng ta. Khi mà chúng ta có tình yêu thương, thì lúc đó chúng ta nhận được sự bảo hộ sự che chở của chư Phật, đó chính là điều mà đức Phật đã giác ngộ ra được khi mà ngài thành đạo, cái điều đó là vô cùng quan trọng với chúng ta. Trong “37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo” có nói rằng: Tất cả mọi nỗi đau khổ trên cõi đời này đến từ việc mong cầu hạnh phúc cho cá nhân. Đồng thời đức Shantideva cũng nói rằng: Tất cả chúng sinh, ai cũng mong muốn đạt được hạnh phúc và mong muốn xa lìa khổ đau, thế nhưng vì vô minh, chúng sinh ấy bỏ chạy khỏi cái nhân, hạnh phúc tựa như là kẻ thù vậy. Vì thế, thực hành giáo pháp không điều gì khác chính là chuyển hóa tâm của chúng ta, khiến cho tâm của chúng ta không còn bám chấp nữa. Và khi chúng ta không còn có sự bám chấp nào nữa, thì chúng ta nói rằng, chúng ta đạt được trạng thái giác ngộ. Bởi vì chính trạng thái giác ngộ là chính trạng thái tâm không còn sự phân biệt nhị nguyên. Khi đó chúng ta sẽ trở thành Phật. Từ Phật trong tiếng tạng là Sanye và Sanye. San có nghĩa là tịnh trừ. Chúng ta tịnh trừ ở đây chính là sự bám chấp nhị nguyên, sự bám chấp đối đãi có ta và có người thật, bởi vì chúng ta không nhận ra được cái điều đó, không nhận ra được ta và người vốn là một. Cho nên chúng ta xuất hiện dưới nhiều hình tướng khác nhau của cõi luân hồi. Có những con vật thì to lớn như một ngọn núi, nhưng cũng có những con vật nhỏ bé, tựa như hạt mè, tất cả hình tướng hóa hiện của cõi luân hồi này đều chính là do tâm tạo. Đều do tâm bám chấp vào cái tôi, lúc nào cũng nghĩ rằng tôi tôi tôi là nhất đó chính là nguồn gốc của mọi sự xuất hiện trong vạn pháp của Luân Hồi. Vì vậy để mà giải thoát khỏi sự bám chấp, khỏi sự ràng buộc đó, điều duy nhất chúng ta có thể làm là thực hành giáo pháp. Vì vậy chúng ta khẩn cầu chư Phật thỉnh Pháp chuyển Pháp Luân, chúng ta khẩn cầu các Ngài hãy ban truyền giáo pháp, để cho chúng ta một con đường, để cho chúng ta một phương cách để đạt thành giác ngộ. Đó chính là con đường duy nhất, không có con đường nào khác hơn thế nữa.

Thực hành thứ 6 trong cúng dường 7 nhánh hay là Thất Chi Nguyện, chính là “thỉnh cầu chư Phật đừng bao giờ nhập Niết Bàn”. Hãy trụ thế dài lâu để đem lại lợi lạc cho hữu tình chúng sinh. Thật ra tất cả chư Phật, không có ai là nhập Niết Bàn cả, bởi vì các ngài đã siêu vượt đến và đi, siêu vượt sinh tử, lúc đó trạng thái của chư Phật chính là trạng thái Kim Cang Trì, không hề sinh cũng không hề diệt, không đến và không đi, thế nhưng chúng ta cần phải củng cố cái niềm tin đó, chúng ta cần phải phát khởi niềm tin vào chư Phật, vì vậy chúng ta liên tục nhắc nhở bản thân mình, chúng ta khẩn cầu các ngài rằng, hãy đừng bao giờ nhập Niết Bàn, mà hãy trụ thế dài lâu, có thể đem lại lợi lạc cho mọi chúng sinh.

Thực hành thứ 7 trong thực hành 7 nhánh Thất Chi Nguyện chính là “hồi hướng”. Hồi hướng là liều thuốc duy nhất đối trị với tâm chấp ngã, khi chúng ta thực hành bất kỳ thiện hạnh nào, chúng ta cũng đều cần phải hồi hướng, giờ đây vẫn còn rất nhiều người trong chúng ta khi mà thực hành những thiện hạnh, thì đều mong rằng, nương nhờ những thiện hạnh này, mong cho con đạt được thành tựu, mong cho con tái sinh trở về cõi Tịnh Độ Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. Nghĩ như vậy tức là vẫn còn có suy nghĩ ích kỷ, vẫn còn có suy nghĩ vị kỷ ở trong tâm, khi đó sự thực hành Phật Pháp, khi đó điều thiện hạnh của chúng ta, nó tựa như là uống thuốc kèm với thuốc độc vậy. Vì vậy chúng ta phải thực sự rũ bỏ được tất cả những suy nghĩ bám chấp đó, hãy nghĩ được rằng giờ đây con xin cho đi tất cả, không giữ lại bất cứ thứ gì. Giờ đây con làm thiện hạnh với một tâm mong cầu đạt được giải thoát cho con và cho mọi chúng sinh.

Vì chúng ta vẫn chưa đạt, vẫn chưa nhận ra được điều này, cho nên chúng ta vẫn còn phải ở lại trong Luân Hồi đau khổ, đức Phật là người đã nhận ra được điều ấy, đức Phật đã nhận ra rằng chính cái tôi, chính sự tồn tại của cái ngã, chính là điều ngăn cản chúng ta đạt được giác ngộ. Vì vậy khi chúng ta thực hành hạnh hồi hướng, thì đó chính là cái nhân, đó chính là cái liều thuốc đối trị, cho cái sự bám chấp vào cái tâm của cái tâm của chúng ta. Khi đó cái dòng thiện hạnh của chúng ta, khi mà chúng ta hồi hướng sẽ không tự phá hủy, mà nó sẽ hòa cùng với thiện hạnh của tất cả chư Phật khác. Vì vậy đây chính là phẩm tánh tuyệt vời của việc thực hành giáo pháp, và chúng ta cúng dường 7 nhánh này lên với Tam Bảo, Phật Pháp Tăng, về điều này thì có rất nhiều điều để nói, nhưng mà giờ đây Thầy chỉ có thể chia sẻ cho chúng ta vài điểm cốt yếu của thực hành 7 nhánh.

Thầy nói rằng trong cuộc đời của chúng ta có 2 hệ thống: Hệ Thống Tâm Linh và Hệ Thống Thế Tục. Và thực sự thì có nhiều người nghĩ rằng là 2 cái hệ thống này nó khác nhau, nó khác biệt hoàn toàn. Và cũng có một số người nghĩ rằng là tôi thì cũng không có cần thực hành tôn giáo làm cái gì cả, thế nhưng mà nghĩ như vậy rất là sai lầm về cả 2 cái lối suy nghĩ đó. Vị Sơ Tổ của dòng truyền thừa Drikung Kagyu đã nói rằng: Tất cả những công hạnh được tạo ra trên đời này được làm bởi chư Phật, và những công hạnh của chư Phật chính là nhờ vào tình yêu thương và lòng bi mẫn, nhờ có tình yêu thương và lòng bi mẫn thì trí tuệ mới khởi phát trong tất cả chúng ta.

Thật sự mà nói trí tuệ thuộc hàng chư Phật cùng với trí tuệ của chúng sinh đều là như nhau, đều có nguồn gốc như nhau. Sự khác biệt ở đây chính là sự khác biệt về cấp độ hay là mức độ của trí tuệ đó mà thôi. Tình yêu thương và lòng bi mẫn của chúng ta càng lớn thì trí tuệ của chúng ta càng phát triển. Khi mà nó đạt được trạng thái vô lượng, vô biên, thì lúc đó chúng ta đạt thành Phật Quả.

Vì vậy, giả sử có người hỏi Thầy rằng làm thế nào mà con có thể chung sống với người mà con không ưa suốt cả đời này. Thầy nói rằng chúng ta cần thực hành thứ nhất là tình yêu thương, lòng bi mẫn. Thứ hai chúng ta cần thực hành hạnh nhẫn nhục. Thứ ba chúng ta phải thực hành sự chánh niệm. Khi mà chúng ta có sự thực hành tình yêu thương, nhẫn nhục và sự chánh niệm, thì chúng ta có thể chung sống với tất cả mọi người đến suốt cuộc đời.

Vì thế nếu như nói rằng tôi chẳng cần giáo pháp, thì như thế chẳng khác nào tôi không cần tình yêu thương, tôi không cần lòng bi mẫn. Như thế thì thật là sai lầm. Bởi vì tôi có tình yêu thương, chúng ta chẳng thể nào phát khởi được trí tuệ, và vì không phát khởi được trí tuệ, cho nên chúng sinh càng phạm phải những sai lầm, không thể sửa chữa được, ví dụ chúng sinh ấy sử dụng các chất gây nghiện như là rượu, như là bia hay là phạm phải những lỗi lầm dẫn đến tự tử. Vì vậy, khi mà chúng ta nói rằng là chúng ta không cần phải có một tôn giáo gì cả, thì chính là chúng ta nói rằng chúng ta chẳng có cần tình yêu thương. Như thế thì thật sai lầm. Thật sự, hai cái Hệ Thống Tôn Giáo, Hệ Thống Thế Gian của cuộc đời này đều là một, một sự hợp nhất hòa nhập. Bởi vì nó cũng cùng một nền tảng trí tuệ, ở trên cái con đường đời của chúng ta, chúng ta cũng cần có tình yêu thương và lòng bi mẫn, bởi vì có được tình yêu thương và lòng bi mẫn mới đem lại cho ta cái nhân của hạnh phúc, đó chính là lời của Phật dạy.

Vì vậy, khi mà chúng ta hiểu được rằng đây là lời đức Phật dạy, thì chúng ta sẽ thấy tầm quan trọng của việc phát khởi tình yêu thương và lòng bi mẫn dù cho chúng ta đứng ở dưới góc độ nào, đời sống thế tục hay là đời sống tôn giáo.

Ngày hôm nay khi đến đây thì được gặp rất là nhiều quý vị ở trong Tăng Đoàn, đồng thời Thầy cũng nhìn thấy ở đây, những gương mặt của những người bạn đạo đã quen thân của Thầy. Chúng ta đã từng gặp nhau ở những lần trước, từng gặp nhau rất lâu rồi, vì vậy Thầy thật là rất hoan hỷ khi được trở lại đây. Thầy thật sự rất hạnh phúc khi được trở lại đây, điều này thì thật hết sức tuyệt vời.

-----o0o-----

Buổi Thuyết Pháp Sáng 21/7/2019 tại Chùa Vạn Đức

Ngài Garchen Rinpoche

Người ghi và đánh máy: Ngộ Châu

Bài viết liên quan