CÁI THẤY KHÔNG THỂ ĐƯỢC THẤY LÀ CÁI THẤY TỐI THƯỢNG - H.E Garchen Triptul Rinpoche - Ngọn Đèn Trí Huệ Tỏa Khắp

Khi bạn nhìn vào cái người đang nghĩ như vậy, không có gì được nhìn thấy. Chỉ có một tánh giác rỗng rang sáng tỏ. Có một tánh giác biết rằng không có gì được nhìn thấy, thế nên nó trống không. Đó là một sự hợp nhất giữa tánh giác sáng tỏ và tánh Không. Khi bạn nhìn vào nó, bạn sẽ không nhìn thấy bất kỳ thứ gì cả, do vậy, nó tựa hư không. Khi bạn nhìn trực tiếp vào nó, chẳng có gì ở đó cả, chỉ có một tỉnh giác làm sửng sốt chợt nghĩ “điều gì xảy ra vậy?”. Vào ngay khoảnh khắc ấy, bạn thấy tánh giác của bạn như nó là. Bất kể khi nào có nghi ngờ, hãy nhìn thẳng vào nghi ngờ này, vào cái người đang nghi ngờ.

Khi bạn thấy bản tánh này, bạn đã thấy ra Pháp thân Phật. Một số người nghĩ rằng, khi họ nhìn thấy bản tâm thì chẳng có Phật nào khác để tìm kiếm. Điều này có thể đưa họ đến chỗ suy nghĩ rằng chẳng có gì khác lìa ngoài đó. Và cũng không có trời hay quỷ thần, không có chư Phật hay chúng sinh – chẳng có gì khác mà chỉ có tâm của người ấy. Tuy nhiên bạn cũng cần nhìn vào “hư không” này, nó có nghĩa là gì? Tánh Không chỉ có nghĩa là thực ra không có sự nhị nguyên. Ví dụ nếu bạn có mười tảng băng, chúng xuất hiện riêng rẽ nhưng chúng vẫn có chung bản tánh nước. Chúng xuất hiện như những tảng băng khác nhau, và chúng ta lại bám chấp vào sự xuất hiện ấy và lại đi tin rằng có ba, bốn hay năm hình tướng khác nhau. Chúng ta nhìn nhận như thế chỉ bởi vì chấp xuất ngã.

Nếu một người đã chứng ngộ bản tâm thì người ấy sẽ nhìn thấy rằng chẳng có gì khác ngoài tâm này. Cho dù tảng băng xuất hiện thì bản chất của nó vẫn là nước. Ví dụ trên thế giới này nước xuất hiện dưới nhiều hình thái khác nhau – là sông, là đại dương, là tảng băng. Cho dù có vô số hình thái của nước trên thế giới này, cũng chỉ có nhất một thứ gọi là nước; chỉ có một bản chất của nước. Tương tự như thế, bạn nghĩ rằng có thứ này và thứ kia; có ta và người; có các vị trời, quỷ thần và chư Phật. Đây là bám chấp nhị nguyên. Thực ra chỉ có một nền tảng duy nhất. Khi bạn nghỉ ngơi trong bản tâm thì sẽ không nghĩ rằng nó tồn tại hay không tồn tại; khi không có sự bám chấp vào bất cứ thứ gì thì khi đó sẽ chỉ có một trạng thái duy nhất. Khi ấy không có nhận thức nhị nguyên. Mặc dù chỉ có một trạng thái duy nhất nhưng không có nghĩa là không có gì hiện hữu.

Khi một người đạt được giác ngộ thì Pháp thân không phải là cái gì đó biến mất đi. Pháp thân vẫn ở đó, an trụ như là sự hợp nhất của tánh sáng tỏ và tánh Không. Sự hợp nhất này không biến mất, hành giả vẫn tiến hành các hoạt động. Tuy nhiên chúng ta không thể nói Pháp thân hiện hữu bởi vì nó không thể được trực tiếp nhìn thấy. Bạn không thể nói rằng Pháp thân Phật hiện hữu và bạn cũng không thể nói nó không hiện hữu. Đơn giản nó là vượt ngoài mô tả và không thể gán cho định danh nào cả. Khi bạn nhìn vào chân tâm và thấy được Pháp thân thanh tịnh thì chẳng có gì biến mất đi, tuy thế bạn cũng không thể nói nó hiện hữu bởi vì nó không có hiện hữu nội tại. Nó không có đặc tính và nó cũng không bao gồm bất cứ nguyên tử nào - nó không hiện hữu một cách vật chất. Nhưng bạn cũng không thể nói nó không hiện hữu bởi vì chính nó tạo ra mọi thứ trong luân hồi và niết bàn. Có một tánh giác hoạt động và nhận biết mọi thứ. Vì thế bạn không nên nghĩ răng Pháp thân hiện hữu hay không hiện hữu. Chỉ cần nhìn vào tánh giác và tiếp tục ở trong tánh giác ấy. Như thế thì mọi thứ sẽ trở nên bình đẳng. Chỉ khi có chấp ngã thì sự nhị nguyên mới sinh khởi – sự chấp trước nhị nguyên vào ta và người.

Nếu có hai người thì có sự chấp trước “kia là anh ta và đây là tôi”. Nhưng nếu bạn nhận ra chân tâm thì không còn nhị nguyên nữa. Chúng sinh tạm thời xuất hiện trong các thân tướng tách biệt do bởi nghiệp và tập khí của họ. Họ xuất hiện là nam hay nữ v.v. nhưng trên phương diện nền tảng tâm thì tất cả đều hoàn toàn như nhau. Họ cùng có một nền tảng duy nhất. Họ xuất hiện nhưng không có hiện hữu vốn có. Vì thế nó được gọi là hợp nhất của hiện tướng và tánh Không. Chúng là những sự xuất hiện hay hiện tướng tạm thời như huyễn. Thực chất thì ta và người hoàn toàn cùng một nền tảng. Dấu hiệu cho thấy cùng một nền tảng duy nhất là, ví dụ, khi bạn yêu thương ai đó và người đó đến gần bạn, bạn thấy hạnh phúc bởi vì người ấy cũng yêu thương bạn. Nếu ai đó không thích bạn hay nếu có xung khắc, bạn sẽ cảm nhận thấy điều ấy và thấy không thoải mái. Đấy là dấu hiệu cho thấy có một nền tảng duy nhất bởi vì khi chúng ta gặp nhau thì cảm xúc sinh khởi, đó là vì chúng ta có kết nối với nhau. Tương tự như thế, tất cả các cảm xúc ô nhiễm có cùng một bản tánh, và tất cả mọi thứ trong luân hồi và niết bàn cũng như vậy. Có lợi ích gì khi hiểu được điều này? Khi bạn hiểu được điều này thì sự chấp trước vào ta hay người - coi rằng có sự tồn tại thực chất của ta và người sự chấp trước nhị nguyên, sẽ tan biến. Nếu bạn chánh niệm và không tin rằng mọi thứ hiện hữu chắc thực thì rồi mọi niệm tưởng bám luyến hay ghét bỏ sẽ tan biến. Lý tưởng nhất là chúng tan biến, còn đối với hành giả sơ cơ, ít nhất chúng cũng giảm bớt.

Trong Cầu Nguyện Phổ Hiền Như Lai có nói “nền tảng của tất cả không do duyên hợp, và Pháp giới vĩ đại tự sinh khởi siêu vượt mọi diễn tả không có tên gọi của luân hồi hay niết bàn. Nhận biết được điều này bạn là một vị Phật. Không nhận biết được điều này, bạn là một chúng sinh lang thang trong luân hồi”. Những từ này rất ý nghĩa bởi vì chúng chỉ ra rằng sự khác nhau duy nhất là ở chỗ nhận biết hay không nhận biết, chỉ là một khoảnh khắc chúng ta mắc kẹt chưa nhận ra được. Nhận biết được bản tánh này bạn là một vị Phật. Không nhận biết được bản tánh này, bạn là một chúng sinh lang thang trong luân hồi. Đây chỉ là sự khác biệt của một khoảnh khắc nhận biết. Chính vì thế tâm Phật không xa vời, nó có thể được nhìn thấy trong bất kỳ khoảnh khắc nào. Đây chính là lý do chúng ta đọc bài cầu nguyện này thường xuyên, bởi vì mỗi khi chúng ta đọc nó, chúng ta được chỉ cho thấy về tánh giác và có được sự thấu hiểu sâu sắc hơn qua mỗi lần tụng đọc.

MỌI SỰ ĐỀU LÀ CON ĐƯỜNG

Bản văn gốc nói rằng “Cái thấy là Longchen Rabjam: Pháp giới vĩ đại, toàn khắp”. Cầu Nguyện Phổ Hiền Như Lai nói, “Nền tảng của tất cả không do duyên hợp, và Pháp giới vĩ đại tự sinh khởi siêu vượt mọi diễn tả không có tên gọi của luân hồi hay niết bàn”. Sự diễn tả đó muốn nói đến Cái thấy siêu vượt sự diễn tả. Đó là pháp giới vĩ đại tự sinh khởi. Khi bạn nhận biết tánh giác thì bất cứ thứ gì sinh khởi trong tâm, bạn sẽ nhận biết nó với chánh niệm. Niệm tưởng là tạm thời – chúng xuất hiện và rồi tan biến. Tánh giác luôn luôn tồn tại.

Đức Phật nói, “Bên trong mọi chúng sinh đều là Phật”. Phật thật sự chính là tánh giác của bạn. Đức Phật cũng nói, “tuy thế, chúng sinh bị che chướng bởi những ô nhiễm tạm thời”. Những ô nhiễm tạm thời này chính là những niệm tưởng mà chúng ta bám chấp vào. Mặc dù niệm tưởng là ngẫu phát nhưng chúng ta lại đi tin rằng chúng là chân thực, vì thế chúng ta làm sinh khởi càng nhiều niệm tưởng bám luyến và ghét bỏ. Những niệm tưởng bám chấp này sẽ bó buộc tâm bởi vì chúng ta sẽ đi vào hành động, và những hành động nghiệp này sẽ để lại dấu ấn trong tâm. Những dấu ấn này tạo ra thân tướng – bất kỳ thân tướng nào trong sáu cõi luân hồi. Gốc rễ của luân hồi chính là niệm tưởng. Nếu bạn không bám chấp vào niệm tưởng và để mặc nó, nêu bạn không quan tâm đến niệm tưởng thì nó sẽ biến mất. Niệm tưởng sẽ không bao giờ lưu lại nếu bạn để mặc nó và để cho nó tan biến đì, nó không thể làm gì cả. Nếu bạn bám chấp vào niệm tưởng thì bạn sẽ trải nghiệm sự khổ đau to lớn. Đôi khi người ta không thể kiểm soát được bản thân và bật khóc bởi vì họ bám chấp vào những niệm tưởng của mình. Nhưng nếu bạn để mặc kệ niệm tưởng, thì nó không thể tác động đến bạn dù gì chăng nữa. Sự khác nhau chỉ nằm ở chỗ bám chấp hay không bám chấp. Khi bạn đã nhận biết tánh giác nội tại, bạn có được sự tự do lựa chọn có bám chấp hay không bám chấp. Nếu bạn muốn bám chấp thì bạn bám chấp. Nếu bạn không muốn bám chấp thì bạn có thể dừng niệm tưởng theo ý muốn.

Nhưng nếu bạn không nhận biết tánh giác nội tại thì thậm chí bạn không muốn bám chấp nhưng bạn vẫn cứ bám chấp, và bất cứ niệm tưởng nào sinh khởi sẽ ngay lập tức được hấp thu vào trong tâm bạn – bạn thậm chí không thể tách biệt niệm tưởng khỏi mình. Khi bạn nhận ra được tinh túy của tánh giác nội tại tức là bạn đã thấy Phật, và bạn có thể xác tín vào điều đó. Đó chính là tâm giác ngộ của Phật Phổ Hiền. Nếu bạn xác tín vào tâm ấy bạn sẽ không lạc lối. “Nền tảng của tất cả không do duyên hợp. Không có bất kỳ một hiện tượng nào trong luân hồi hay niết bàn là không do duyên hợp; vạn pháp trong luân hồi và niết bàn là duyên hợp và do đó mang bản chất vô thường. Nhưng “bản tâm thì không do duyên hợp”. Trong bản tâm này không thể tìm thấy sự nhị nguyên; không thể nói nó là một mà cũng không thể nói nó là nhiều. Đó là trạng thái thường hằng không sinh khởi từ các “nhân” và nó cũng không thể bị hủy diệt bởi các “duyên”. Nó có bản tánh của Phật Kim Cang Trì (Vajradhara) và siêu vượt sinh tử. Vì thế chẳng có gì phải sợ hãi sinh tử, tâm chưa từng sinh và sẽ không bao giờ diệt – nó không dứt. Chi cần ở trong sự hợp nhất của tánh giác và tánh Không như thế. Bản chất của tánh giác là tánh Không; bản chất của tánh Không là tánh giác sáng tỏ. Bạn có thể xác tín vào bản chất này – chỉ cần tiếp tục duy trì trong chính tánh giác ấy. Nếu bạn không tin tưởng vào bản tánh này thì đó là do bởi che chướng mà đặc biệt là che chướng vi tế ngăn cản không cho nhận ra bản tâm. Cũng có che chướng của cảm xúc ô nhiễm, nghiệp và các dấu ấn tập khí. Để có thể loại bỏ các che chướng này thì phương pháp tốt nhất là trưởng dưỡng lòng sùng mộ đối với Đạo sư và lòng bi mẫn đối với chúng sinh. Nếu bạn có được hai thứ đó, bạn sẽ được tự do thoát khỏi mọi hoài nghi một cách tự nhiên.

---o0o---

Khi bạn thấy bản tánh này, bạn đã thấy ra Pháp thân Phật. Một số người nghĩ rằng, khi họ nhìn thấy bản tâm thì chẳng có Phật nào khác để tìm kiếm. Điều này có thể đưa họ đến chỗ suy nghĩ rằng chẳng có gì khác lìa ngoài đó. Và cũng không có trời hay quỷ thần, không có chư Phật hay chúng sinh – chẳng có gì khác mà chỉ có tâm của người ấy. Tuy nhiên bạn cũng cần nhìn vào “hư...
CÁI THẤY KHÔNG THỂ ĐƯỢC THẤY LÀ CÁI THẤY TỐI THƯỢNG - H.E Garchen Triptul Rinpoche - Ngọn Đèn Trí Huệ Tỏa Khắp

Khi bạn nhìn vào cái người đang nghĩ như vậy, không có gì được nhìn thấy. Chỉ có một tánh giác rỗng rang sáng tỏ. Có một tánh giác biết rằng không có gì được nhìn thấy, thế nên nó trống không. Đó là một sự hợp nhất giữa tánh giác sáng tỏ và tánh Không. Khi bạn nhìn vào nó, bạn sẽ không nhìn thấy bất kỳ thứ gì cả, do vậy, nó tựa hư không. Khi bạn nhìn trực tiếp vào nó, chẳng có gì ở đó cả, chỉ có một tỉnh giác làm sửng sốt chợt nghĩ “điều gì xảy ra vậy?”. Vào ngay khoảnh khắc ấy, bạn thấy tánh giác của bạn như nó là. Bất kể khi nào có nghi ngờ, hãy nhìn thẳng vào nghi ngờ này, vào cái người đang nghi ngờ.

Khi bạn thấy bản tánh này, bạn đã thấy ra Pháp thân Phật. Một số người nghĩ rằng, khi họ nhìn thấy bản tâm thì chẳng có Phật nào khác để tìm kiếm. Điều này có thể đưa họ đến chỗ suy nghĩ rằng chẳng có gì khác lìa ngoài đó. Và cũng không có trời hay quỷ thần, không có chư Phật hay chúng sinh – chẳng có gì khác mà chỉ có tâm của người ấy. Tuy nhiên bạn cũng cần nhìn vào “hư không” này, nó có nghĩa là gì? Tánh Không chỉ có nghĩa là thực ra không có sự nhị nguyên. Ví dụ nếu bạn có mười tảng băng, chúng xuất hiện riêng rẽ nhưng chúng vẫn có chung bản tánh nước. Chúng xuất hiện như những tảng băng khác nhau, và chúng ta lại bám chấp vào sự xuất hiện ấy và lại đi tin rằng có ba, bốn hay năm hình tướng khác nhau. Chúng ta nhìn nhận như thế chỉ bởi vì chấp xuất ngã.

Nếu một người đã chứng ngộ bản tâm thì người ấy sẽ nhìn thấy rằng chẳng có gì khác ngoài tâm này. Cho dù tảng băng xuất hiện thì bản chất của nó vẫn là nước. Ví dụ trên thế giới này nước xuất hiện dưới nhiều hình thái khác nhau – là sông, là đại dương, là tảng băng. Cho dù có vô số hình thái của nước trên thế giới này, cũng chỉ có nhất một thứ gọi là nước; chỉ có một bản chất của nước. Tương tự như thế, bạn nghĩ rằng có thứ này và thứ kia; có ta và người; có các vị trời, quỷ thần và chư Phật. Đây là bám chấp nhị nguyên. Thực ra chỉ có một nền tảng duy nhất. Khi bạn nghỉ ngơi trong bản tâm thì sẽ không nghĩ rằng nó tồn tại hay không tồn tại; khi không có sự bám chấp vào bất cứ thứ gì thì khi đó sẽ chỉ có một trạng thái duy nhất. Khi ấy không có nhận thức nhị nguyên. Mặc dù chỉ có một trạng thái duy nhất nhưng không có nghĩa là không có gì hiện hữu.

Khi một người đạt được giác ngộ thì Pháp thân không phải là cái gì đó biến mất đi. Pháp thân vẫn ở đó, an trụ như là sự hợp nhất của tánh sáng tỏ và tánh Không. Sự hợp nhất này không biến mất, hành giả vẫn tiến hành các hoạt động. Tuy nhiên chúng ta không thể nói Pháp thân hiện hữu bởi vì nó không thể được trực tiếp nhìn thấy. Bạn không thể nói rằng Pháp thân Phật hiện hữu và bạn cũng không thể nói nó không hiện hữu. Đơn giản nó là vượt ngoài mô tả và không thể gán cho định danh nào cả. Khi bạn nhìn vào chân tâm và thấy được Pháp thân thanh tịnh thì chẳng có gì biến mất đi, tuy thế bạn cũng không thể nói nó hiện hữu bởi vì nó không có hiện hữu nội tại. Nó không có đặc tính và nó cũng không bao gồm bất cứ nguyên tử nào - nó không hiện hữu một cách vật chất. Nhưng bạn cũng không thể nói nó không hiện hữu bởi vì chính nó tạo ra mọi thứ trong luân hồi và niết bàn. Có một tánh giác hoạt động và nhận biết mọi thứ. Vì thế bạn không nên nghĩ răng Pháp thân hiện hữu hay không hiện hữu. Chỉ cần nhìn vào tánh giác và tiếp tục ở trong tánh giác ấy. Như thế thì mọi thứ sẽ trở nên bình đẳng. Chỉ khi có chấp ngã thì sự nhị nguyên mới sinh khởi – sự chấp trước nhị nguyên vào ta và người.

Nếu có hai người thì có sự chấp trước “kia là anh ta và đây là tôi”. Nhưng nếu bạn nhận ra chân tâm thì không còn nhị nguyên nữa. Chúng sinh tạm thời xuất hiện trong các thân tướng tách biệt do bởi nghiệp và tập khí của họ. Họ xuất hiện là nam hay nữ v.v. nhưng trên phương diện nền tảng tâm thì tất cả đều hoàn toàn như nhau. Họ cùng có một nền tảng duy nhất. Họ xuất hiện nhưng không có hiện hữu vốn có. Vì thế nó được gọi là hợp nhất của hiện tướng và tánh Không. Chúng là những sự xuất hiện hay hiện tướng tạm thời như huyễn. Thực chất thì ta và người hoàn toàn cùng một nền tảng. Dấu hiệu cho thấy cùng một nền tảng duy nhất là, ví dụ, khi bạn yêu thương ai đó và người đó đến gần bạn, bạn thấy hạnh phúc bởi vì người ấy cũng yêu thương bạn. Nếu ai đó không thích bạn hay nếu có xung khắc, bạn sẽ cảm nhận thấy điều ấy và thấy không thoải mái. Đấy là dấu hiệu cho thấy có một nền tảng duy nhất bởi vì khi chúng ta gặp nhau thì cảm xúc sinh khởi, đó là vì chúng ta có kết nối với nhau. Tương tự như thế, tất cả các cảm xúc ô nhiễm có cùng một bản tánh, và tất cả mọi thứ trong luân hồi và niết bàn cũng như vậy. Có lợi ích gì khi hiểu được điều này? Khi bạn hiểu được điều này thì sự chấp trước vào ta hay người - coi rằng có sự tồn tại thực chất của ta và người sự chấp trước nhị nguyên, sẽ tan biến. Nếu bạn chánh niệm và không tin rằng mọi thứ hiện hữu chắc thực thì rồi mọi niệm tưởng bám luyến hay ghét bỏ sẽ tan biến. Lý tưởng nhất là chúng tan biến, còn đối với hành giả sơ cơ, ít nhất chúng cũng giảm bớt.

Trong Cầu Nguyện Phổ Hiền Như Lai có nói “nền tảng của tất cả không do duyên hợp, và Pháp giới vĩ đại tự sinh khởi siêu vượt mọi diễn tả không có tên gọi của luân hồi hay niết bàn. Nhận biết được điều này bạn là một vị Phật. Không nhận biết được điều này, bạn là một chúng sinh lang thang trong luân hồi”. Những từ này rất ý nghĩa bởi vì chúng chỉ ra rằng sự khác nhau duy nhất là ở chỗ nhận biết hay không nhận biết, chỉ là một khoảnh khắc chúng ta mắc kẹt chưa nhận ra được. Nhận biết được bản tánh này bạn là một vị Phật. Không nhận biết được bản tánh này, bạn là một chúng sinh lang thang trong luân hồi. Đây chỉ là sự khác biệt của một khoảnh khắc nhận biết. Chính vì thế tâm Phật không xa vời, nó có thể được nhìn thấy trong bất kỳ khoảnh khắc nào. Đây chính là lý do chúng ta đọc bài cầu nguyện này thường xuyên, bởi vì mỗi khi chúng ta đọc nó, chúng ta được chỉ cho thấy về tánh giác và có được sự thấu hiểu sâu sắc hơn qua mỗi lần tụng đọc.

MỌI SỰ ĐỀU LÀ CON ĐƯỜNG

Bản văn gốc nói rằng “Cái thấy là Longchen Rabjam: Pháp giới vĩ đại, toàn khắp”. Cầu Nguyện Phổ Hiền Như Lai nói, “Nền tảng của tất cả không do duyên hợp, và Pháp giới vĩ đại tự sinh khởi siêu vượt mọi diễn tả không có tên gọi của luân hồi hay niết bàn”. Sự diễn tả đó muốn nói đến Cái thấy siêu vượt sự diễn tả. Đó là pháp giới vĩ đại tự sinh khởi. Khi bạn nhận biết tánh giác thì bất cứ thứ gì sinh khởi trong tâm, bạn sẽ nhận biết nó với chánh niệm. Niệm tưởng là tạm thời – chúng xuất hiện và rồi tan biến. Tánh giác luôn luôn tồn tại.

Đức Phật nói, “Bên trong mọi chúng sinh đều là Phật”. Phật thật sự chính là tánh giác của bạn. Đức Phật cũng nói, “tuy thế, chúng sinh bị che chướng bởi những ô nhiễm tạm thời”. Những ô nhiễm tạm thời này chính là những niệm tưởng mà chúng ta bám chấp vào. Mặc dù niệm tưởng là ngẫu phát nhưng chúng ta lại đi tin rằng chúng là chân thực, vì thế chúng ta làm sinh khởi càng nhiều niệm tưởng bám luyến và ghét bỏ. Những niệm tưởng bám chấp này sẽ bó buộc tâm bởi vì chúng ta sẽ đi vào hành động, và những hành động nghiệp này sẽ để lại dấu ấn trong tâm. Những dấu ấn này tạo ra thân tướng – bất kỳ thân tướng nào trong sáu cõi luân hồi. Gốc rễ của luân hồi chính là niệm tưởng. Nếu bạn không bám chấp vào niệm tưởng và để mặc nó, nêu bạn không quan tâm đến niệm tưởng thì nó sẽ biến mất. Niệm tưởng sẽ không bao giờ lưu lại nếu bạn để mặc nó và để cho nó tan biến đì, nó không thể làm gì cả. Nếu bạn bám chấp vào niệm tưởng thì bạn sẽ trải nghiệm sự khổ đau to lớn. Đôi khi người ta không thể kiểm soát được bản thân và bật khóc bởi vì họ bám chấp vào những niệm tưởng của mình. Nhưng nếu bạn để mặc kệ niệm tưởng, thì nó không thể tác động đến bạn dù gì chăng nữa. Sự khác nhau chỉ nằm ở chỗ bám chấp hay không bám chấp. Khi bạn đã nhận biết tánh giác nội tại, bạn có được sự tự do lựa chọn có bám chấp hay không bám chấp. Nếu bạn muốn bám chấp thì bạn bám chấp. Nếu bạn không muốn bám chấp thì bạn có thể dừng niệm tưởng theo ý muốn.

Nhưng nếu bạn không nhận biết tánh giác nội tại thì thậm chí bạn không muốn bám chấp nhưng bạn vẫn cứ bám chấp, và bất cứ niệm tưởng nào sinh khởi sẽ ngay lập tức được hấp thu vào trong tâm bạn – bạn thậm chí không thể tách biệt niệm tưởng khỏi mình. Khi bạn nhận ra được tinh túy của tánh giác nội tại tức là bạn đã thấy Phật, và bạn có thể xác tín vào điều đó. Đó chính là tâm giác ngộ của Phật Phổ Hiền. Nếu bạn xác tín vào tâm ấy bạn sẽ không lạc lối. “Nền tảng của tất cả không do duyên hợp. Không có bất kỳ một hiện tượng nào trong luân hồi hay niết bàn là không do duyên hợp; vạn pháp trong luân hồi và niết bàn là duyên hợp và do đó mang bản chất vô thường. Nhưng “bản tâm thì không do duyên hợp”. Trong bản tâm này không thể tìm thấy sự nhị nguyên; không thể nói nó là một mà cũng không thể nói nó là nhiều. Đó là trạng thái thường hằng không sinh khởi từ các “nhân” và nó cũng không thể bị hủy diệt bởi các “duyên”. Nó có bản tánh của Phật Kim Cang Trì (Vajradhara) và siêu vượt sinh tử. Vì thế chẳng có gì phải sợ hãi sinh tử, tâm chưa từng sinh và sẽ không bao giờ diệt – nó không dứt. Chi cần ở trong sự hợp nhất của tánh giác và tánh Không như thế. Bản chất của tánh giác là tánh Không; bản chất của tánh Không là tánh giác sáng tỏ. Bạn có thể xác tín vào bản chất này – chỉ cần tiếp tục duy trì trong chính tánh giác ấy. Nếu bạn không tin tưởng vào bản tánh này thì đó là do bởi che chướng mà đặc biệt là che chướng vi tế ngăn cản không cho nhận ra bản tâm. Cũng có che chướng của cảm xúc ô nhiễm, nghiệp và các dấu ấn tập khí. Để có thể loại bỏ các che chướng này thì phương pháp tốt nhất là trưởng dưỡng lòng sùng mộ đối với Đạo sư và lòng bi mẫn đối với chúng sinh. Nếu bạn có được hai thứ đó, bạn sẽ được tự do thoát khỏi mọi hoài nghi một cách tự nhiên.

---o0o---

Trích: Ngọn Đèn Trí Huệ Tỏa Khắp

Tác Giả: H.E Garchen Triptul Rinpoche

Trần Thị Lan Anh dịch, hiệu đính: Ban dịch thuật Thiện Tri Thức

Ảnh: nguồn Internet

Bài viết liên quan