CHUYỂN HÓA NỖI SỢ HÃI - Valerie Mason - John

Đôi khi tôi không cho phép mình trải nghiệm những cảm giác của mình, chúng hiện hữu như nỗi đau. Khi tôi buồn, tôi cảm nhận nó trong cổ họng mình, như thể tôi nghẹn vì nước mắt. Nỗi đau trong cơ thể là sự tắc nghẽn. Nếu tôi cho phép mình khóc, nỗi đau trong cổ họng cuối cùng cũng sẽ chấm dứt. Bước vào mối quan hệ với cơ thể mình là một phương thuốc chữa lành hiệu nghiệm. Nó...
CHUYỂN HÓA NỖI SỢ HÃI - Valerie Mason - John

CHUYỂN HÓA NỖI SỢ HÃI

Valerie Mason - John

-----o0o-----

Valerie Mason-John là tiến sỹ văn chương danh dự thành tựu trọn đời về đóng góp cho phòng trào di dân của người châu Phi và châu Á. Bà đoạt nhiều giải thưởng danh giá của Anh, Canada và Hoa Kỳ trong mảng tiểu thuyết và sách rèn luyện bản thân. Bà còn là huấn luyện viên về cuộc sống cũng như về lĩnh vực giải quyết xung đột cho nhiều cá nhân và tồ chức.

Tâm tràn ngập những nỗi sợ hãi nghĩa là tâm tràn ngập những loại độc tố. Nỗi tức giận và sự ghét bỏ chắc chắn sẽ làn những ý nghĩ nhiễm độc. Giúp tâm thoát khỏi nỗi sợ hãi cũng giống như giúp chúng ta thoát khỏi nỗi tức giận và sự ghét bỏ. Sau sự kiện khuấy động cảm giác sợ hãi, khi chúng ta an toàn trở về nhà, chúng ta cần dừng lại, hít thở sâu, quan sát những ý nghĩ, và lắng nghe cơ thể của mình.

Nếu chúng ta muốn chăm sóc chính mình khi nỗi sợ xuất hiện, trước tiên chúng ta cần cho phép mình nhìn nhận những cảm giác thể chất khó chịu. Thông qua tái kết nối với cơ thể, chúng ta cũng tự cho phép mình cảm nhận những cảm giác thể chất từ những cảm xúc và ý nghĩ của mình. Tới đây, tôi muốn nhắc đến Tì-kheo-ni Pema Chodron và nhu cầu trải nghiệm của mình, cho dù chúng khó chịu ra sao. “Khi chúng ta thực hành thiền định, chúng ta từ từ củng cố khả năng với chính mình. Dù điều gì xảy ra – xương đau nhức, chán chường, ngủ gật, hoặc những ý nghĩ và cảm giác ngông cuồng nhất – chúng ta vẫn phát triển sự trung thành với trải nghiệm của mình. Mặc dù nhiều nhà hành thiền xem trọng nó, nhưng chúng ta đừng rên la khi rời khỏi phòng. Thay vào đó, chúng ta nhìn nhận xung lực này như là sự suy nghĩ, không dán nhãn cho nó là đúng hoặc sai. Đây không phải là chuyện nhỏ. Không bao giờ được xem nhẹ khuynh hướng muốn trốn chạy khi chúng ta bị tổn thương”.

Trong Phật giáo, người ta nói kết nối với cơ thể, những cám giác thể chất, cảm xúc, ý nghĩ của mình là nền tảng của hạnh phúc. Mỗi khi một cảm giác thể chất xuất hiện, chúng ta sẽ có phản ứng với nó, hoặc là ham muốn hoặc là ghét bỏ. Nếu chúng ta cảm thấy khó chịu trong cơ thể, chúng ta có thể muốn xua đuổi nó. Nếu chúng ta cảm nhận sự dễ chịu trong cơ thể, chúng ta muốn có nhiều hơn và bám chặt lấy nó. Chúng ta phản ứng với những ý nghĩ và cảm giác của mình theo cùng một cách, khi chúng ta không cho phép mình trải nghiệm chúng một cách đầy đủ, chúng sẽ bị kẹt trong cơ thể chúng ta.

Đôi khi tôi không cho phép mình trải nghiệm những cảm giác của mình, chúng hiện hữu như nỗi đau. Khi tôi buồn, tôi cảm nhận nó trong cổ họng mình, như thể tôi nghẹn vì nước mắt. Nỗi đau trong cơ thể là sự tắc nghẽn. Nếu tôi cho phép mình khóc, nỗi đau trong cổ họng cuối cùng cũng sẽ chấm dứt. Bước vào mối quan hệ với cơ thể mình là một phương thuốc chữa lành hiệu nghiệm. Nó không chỉ giúp tôi yêu quý cơ thể mình hơn, mà nó còn giúp tôi buông bỏ nỗi sợ hãi. Tập luyện thể dục hay yoga rất có ích trong quá trình đặt tôi vào mối liên lạc với cơ thể và hơi thở của mình.

Những ai trong chúng ta không thích hoạt động thể chất cũng có thể bước vào mối quan hệ với cơ thể mình thông qua việc kết nối với những cảm giác. Hãy thử thực hành bài tập cảm giác thể chất ở chương 3 một lần nữa. Khi bạn ý thức về nỗi sợ hãi, hãy tự hỏi mình sắp kể cho mình nghe chững câu chuyện gì. Hãy theo sát những sự kiện. bạn dang cảm nhận điều gì? Nếu bạn cảm thấy khó chịu về mặt thể chất, hãy lại tự hỏi mình đang nghĩ gì ngay lúc này. Hãy đừng phản ứng bằng cách tỏ ra căng thẳng nhiều hơn. Hãy hành thiền, và buông bỏ bất kỳ suy nghĩ độc hại nào.

Không có thể mất đi khi bạn sống chậm lại và kết nối với cơ thể mình, những cảm giác thể chất, cảm xúc, và những ý nghĩ. Thay vào đó, có nhiều thứ để gặt hái. Chúng ta có thể bắt đầu hiểu tâm trí mình hoạt động ra sao, tự cảnh báo mình thời điểm mình cảm thấy dễ bị tổn thương, tỉnh thức trước giọng nói tiêu cực của mình, cảm thấy mình quan trọng, và cuối cùng là trở nên an lạc.

Sự tử tế dành cho người không quen biết.

Khác biệt có thể là nguồn gốc của sự sợ hãi, thành kiến, và sự ghét bỏ. Khi chúng ta có thành kiến với sự khác biệt, chúng ta thực hành thiền định tâm từ ái như tôi đã giới thiệu. Phần thứ ba của bài thiền định này sẽ giới thiệu người bình thường, người chúng ta hầu như không quen biết, thường gặp nhưng ít khi chú ý tới, ví dụ như tài xế xe buýt, nhân viên ở cửa hàng, hoặc một người ăn xin.

Nhớ ai đó chúng ta không quen biết có lẽ là thách thức lớn nhất của các giai đoạn. Nghĩ một cách thân thiện về một người theo cách đó có thể rất đáng sợ. tập trung vào một người xa lạ theo cách này là điều chúng ta không thường làm. Thành kiến có thể xuất hiện khi chúng ta nghĩ về họ, thậm chí còn có ác cảm nữa, vì thế phần này của bài thiền định rất sâu sắc. Nó đã thay đổi mối quan hệ của tôi với những người hành khất, ví dụ. Tôi không sống trong nỗi sợ về họ nữa; tôi xem họ như là những người giống như tôi, những người đang cố tồn tại trong thế giới điên rồ này. Phần thứ ba của bài thực hành là thách thức nỗi sợ sự khác biệt của người khác.

Thực hành: Phát triển tâm từ ái đến người xa lạ

- Hãy hít thở sâu nhiều lần, đặt cuốn sách xuống và an tọa. Hãy đảm bảo là ghế mình ngồi vững chắc và chân bạn chạm vào mặt sàn. Sau đó, ý thức về hơi thở của mình đang lan tỏa khắp cơ thể.

- Hãy thử giai đoạn đầu của bài thiền tâm từ ái như ở chương 4. Hãy bắt đầu giai đoạn đầu của bài thiền bằng cách nghĩ về chính mình, tự chúc mình hạnh phúc, và cảm nhận lòng trắc ẩn hướng về nỗi đau của mình. Một khi bạn đã hoàn thành giai đoạn này, tiếp tục tới giai đoạn mới sau đây của bài thiền định.

- Hình dung ra người mình không quen biết, người mình có lẽ đi ngang qua trên đường hoặc nơi làm việc. Hãy chọn người bạn cảm thấy mình có đôi chút cảm giác, tích cực hoặc tiêu cực. Hãy tưởng tượng ra những nỗi sợ hãi, thất vọng, khao khát, và ước mơ của họ. Nếu thấy khó, đơn giản hãy hình dung ra họ và nhớ họ cũng là người như mình, họ không muốn chịu đựng. Đừng nuôi dưỡng ý nghĩ là việc này kỳ quặc hoặc can thiệp tới người kia. Những ý nghĩ này có thể tự nhiên trỗi dậy rồi tan biến nếu bạn không nuôi dưỡng nó. Sau một phút, hãy tự nhủ: “Cầu chúc cho họ được hạnh phúc”, rồi hít thở và nhìn nhận cảm giác do đều này mang lại. Sau đó, tự nhủ: “Cầu chúc cho họ được khỏe mạnh”, rồi hít thở và nhìn nhận việc mình vừa làm. Sau đó, tự nhủ: “Cầu chúc cho họ được giải thoát khỏi mọi nỗi đau”. Sau đó, hít thở, và tiếp tục nói 3 câu vừa rồi xen kẽ với những lần hít thở. Sau 5 phút, kết thúc bài thiền định và ăn mừng việc mình vừa đối mặt với một nỗi sợ, đó là sự khác biệt.

- Quay trở về với hơi thở của mình. Nhẹ nhàng cảm nhận mọi vật chung quanh và dừng lại. hãy ngẫm nghĩ về những gì bạn vừa trải nghiệm.

Chấp nhận sự thay đổi

Khi chúng ta bắt đầu cân nhắc nỗi sợ hãi của mình, chúng ta thấy chúng đều được kết nối với sự mất mát hoặc sự thay đổi mà nhìn chung đều như nhau. Nếu chúng ta chấp nhận sự vô thường trong cuộc sống, tâm trí chúng ta sẽ thoát khỏi nỗi sợ hãi. Nếu chúng ta có thể chấp nhận rằng mọi việc đều sẽ thay đổi, rằng sẽ không phải lúc nào chúng ta cũng khỏe mạnh, rằng không phải bạn bè và người thân sẽ số đến khi mình tới tuổi 60, chúng ta sẽ bắt đầu giải phóng mình khỏi gọng kìm độc hại của nỗi sợ hãi. Khi gọng kìm này lơi đi, chúng ta sẽ trở nên tự do, thoát khỏi những phán xét, chỉ trích, đổ lỗi, và sự tức giận. Tâm không sợ hãi là tâm tràn đầy sự thương cảm.

Đầu những năm ở lứa tuổi 30, tôi làm việc siêng năng để từ bỏ những chứng ăn uống vô độ. Đầu tôi tràn ngập những ý nghĩ như: “Nếu mình từ bỏ chứng ăn uống vô độ này thì mình sẽ trở thành người như thế nào?”. Nó là một phần của vấn đề trong nửa cuộc đời tôi. Tôi sợ hãi đến độ không thể từ bỏ và thay đổi, tôi tiếp tục đổ lỗi cho mình bằn cách ăn vào rồi nôn ra. Tôi tự tuyết phục rằng mình chỉ có thể sống trong tình trạng vô trật tự và hỗn độn này. Nếu chứng rối loạn còn tiếp tục, sẽ không còn thêm những bi kịch trong đời mình nữa. Mình sẽ là ai? Ôm giữ nỗi sợ, tôi ôm giữ chứng bệnh này. Chứng rối loạn này là nỗi giận dự với thế giới và về sự tự ghét bỏ mình. Tôi không sẵn sàng thay đổi; tôi không muốn thay đổi. Sự tức giận và tự ghét bỏ mình là nỗi sợ lan truyền khắp tâm trí mình. Nó là năng lượng độc hại giúp nỗi tức giận và sự ghét bỏ của mình tồn tại. Không thể thay đổi, sẽ không thay đổi sao? Thực tế là chúng ta luôn luôn thay đổi.

Khi sự thay đổi xảy ra, chúng ta có thể làm điều tương tự: Cố tìm điều tích cực trong khó khăn, và nhớ bảo trọng vì chúng ta dễ bị tổn thương khi sự thay đổi diễn ra. Bảo vệ bản thân có nghĩa là sống chậm lại, tự cho phép mình ngủ thêm một giấc, cho phép có thời gian để trải nghiệm những cảm giác của mình.

Cách nay mấy năm, tôi bị sốc bởi vẻ đẹp của những đóa hoa héo mà người ta vất đi. Tôi quyết định lần sau khi mua hoa, tôi sẽ quan sát quá trình này. Tôi choáng ngợp bởi lòng trắc ẩn khi tôi quan sát một đóa hoa héo úa, một số héo nhanh hơn một số khác, rồi tôi nhận ra những đóa hóa này đang dạy tôi qui luật phổ quát của tính nhất thời. Thượng tọa Sangharakshita có viết: “Cơ thể chúng ta tương tự như những đóa hoa; một ngày kia chúng sẽ héo tàn”.

Thực hành: Suy ngẫm những đóa hóa

- Mua vài bông hoa và cắm chúng vào bình. Đặt nó ở nơi để bạn có thể ngắm nhìn thấy mỗi ngày. Làm bất kỳ điều gì bạn muốn để giữ chúng tươi. Ý thức về vẻ đẹp của chúng khi biết rằng chúng đang từ từ chết. Chú ý tới chúng mỗi ngày – màu sắc, hình dạng, thương thơm – và quan sát chúng thay đổi, úa héo và tàn ra sao. Hãy quan sát một đóa còn tươi trong khi những đóa khác thì héo dần. Dù sau bạn cho rằng chúng đã tàn, bạn hãy để chúng trong bình thêm mấy tuần nữa, hoặc càng lâu nếu bạn có thể chịu đượng được, và quan sát chúng phân rã.

- Xem những đóa hoa này như là một ẩn dụ về mình và các người bạn. Hãy nghĩ về các bạn cùng lứa tuổi. Hãy ý thức xem liệu một số người có tóc bạc trong khi một số khác thì chưa, liệu họ trông già hoặc trẻ hơn so với mình, và một số người có thể đã chết rồi.

- Hãy tái kết nối với hơi thở của mình một lần nữa, hãy ngắm nhìn những bông hóa đó, và suy ngẫm về cuộc đời chúng. Chúng mau già héo hơn chúng ta, nhưng nếu bạn có thể suy ngẫm về những đóa hoa này mỗi ngày, và ý thức về chúng trong từng khoảnh khắc, chúng sẽ dạy bạn điều không thể tránh khỏi và nét đẹp cuộc sống, sự héo úa, và tàn lụi. Thông qua bài thực hành này, chúng ta có thể bắt đầu khám phá ra rằng chúng ta có sự chọn lựa giữa đặt nỗi sợ hãi của mình đối mặt với tình yêu thương và lòng trắc ẩn, hoặc đối mặt với sự dổ lỗi, tức giận, và ghét bỏ. Tôi làm điều này mỗi khi tôi mua hoa.

- Nếu chúng ta có thể duy trì ý thức, và sự căng thẳng, rằng mọi thứ luôn có lúc thăng có lúc trầm, chúng ta sẽ sống khác đi. Sẽ ra sao nếu chúng ta sống mỗi ngày như thể nó là ngày cuối cùng của mình? Để đối mặt với những gì mình không biết trong khi nhận thưc rằng mỗi ngày đều là một ngày đáng quý? Thổ dân Mỹ có một câu ngạn ngữ: “Hôm nay là ngày tốt đẹp nhất để chết”. Đây là một quan niệm rất xác đáng, vì nếu nhiều người trong chúng ta thường hối tiếc. Có lẽ nó còn xác đáng hơn nếu mỗi ngày là một ngày tốt đẹp để sống, vì nếu vậy, chúng ta phải thay đổi.

-----o0o-----

Trích: Giải Thoát Thân Tâm-Detox Your Heart

Người dịch: Nguyễn Tư Thắng; Nhà xuất bản Hồng Đức

Ảnh: nguồn Internet

Bài viết liên quan