DU HÀNH TRONG SIÊU TOÀN ẢNH - VŨ TRỤ TOÀN ẢNH - MICHAEL TALBOT

DU HÀNH TRONG SIÊU TOÀN ẢNH

VŨ TRỤ TOÀN ẢNH - MICHAEL TALBOT

Người dịch: Phạm Văn Thiều – Nguyễn Đình ĐiệnNXB Trẻ, 2018

“Sự tiếp cận thực tại toàn ảnh có thể thực hiện được bằng thực nghiệm khi ý thức của con người thoát khỏi sự phụ thuộc vào thể xác vật chất. Chừng nào con người còn bị ràng buộc vào cơ thể và những phương thức cảm giác, thì thực tại toàn ảnh, may mắn lắm cũng chỉ là một kết cấu của trí óc."
DU HÀNH TRONG SIÊU TOÀN ẢNH - VŨ TRỤ TOÀN ẢNH - MICHAEL TALBOT

 

-------o0o-------

Michael Talbot (1953 – 1992) là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy như Vượt ngoài giới hạn lượng tử, Chủ nghĩa thần bí và vật lý mới, Vũ trụ toàn ảnh, và một vài tiểu thuyết khác. Ông từng sống tại thành phố New York.

---o0o---

“Sự tiếp cận thực tại toàn ảnh có thể thực hiện được bằng thực nghiệm khi ý thức của con người thoát khỏi sự phụ thuộc vào thể xác vật chất. Chừng nào con người còn bị ràng buộc vào cơ thể và những phương thức cảm giác, thì thực tại toàn ảnh, may mắn lắm cũng chỉ là một kết cấu của trí óc. Khi một người (được giải phóng khỏi cơ thể) thì sẽ trải nghiệm thực tại toàn ảnh một cách trực tiếp. Điều đó giải thích tại sao, những người thần bí nói về những ảo giác của họ với sự chắc chắn và thuyết phục như vậy, trong khi những người không được tự trải nghiệm lĩnh vực đó vẫn còn hoài nghi hoặc thậm chí thờ ơ."

_Dr. Kenneth Ring – Sự Sống Vào Lúc Chết

Thời gian không phải là thứ duy nhất là ảo giác trong một vũ trụ toàn ảnh. Không gian cũng vậy, nó cần được nhìn nhận như là một sản phẩm của cách thức cảm nhận của chúng ta. Thậm chí hình dung được điều này còn khó khăn hơn ý tưởng cho rằng thời gian là một kết cấu, vì khi cố gắng để khái niệm hóa “tính không có không gian” (spacelessness), thì không có sự tương tự dễ hiểu nào, cũng như không có hình ảnh về những vũ trụ amip, hoặc những tương lai kết tinh để dựa vào. Chúng ta đã quen với suy nghĩ về không gian như cái gì đó tuyệt đối đến mức rất khó có thể hình dung nổi một cõi giới không tồn tại không gian có nghĩa là như thế nào. Tuy nhiên, cuối cùng đã có chứng cứ cho thấy sự ràng buộc của chúng ta với không gian cũng chẳng hơn gì với thời gian.

Những bằng chứng như vậy đã được tìm thấy trong các hiện tượng ngoài cơ thể, trong đó ý thức của một cá nhân tách rời khỏi thể xác vật chất của mình, và du hành tới một vị trí nào đó khác. Những trải nghiệm thoát xác, hay TNTX (out-of-body experiences), đa được thuật lại bởi những người thuộc mọi tầng lớp xã hội trong suốt chiều dài lịch sử. Aldous Huxley, Goeth, D. H. Lawrence, August Strindberg và Jack London, hết thảy đều kể về TNTX. Nó cũng đã từng được những người Ai Cập, người da đỏ Bắc Mỹ, Trung Hoa, Do thái và Hồi giáo, những triết gia Hy Lạp, những nhà giả kim thời trung cổ, người dân châu Đại Dương và người Hindu biết tới. Trong một nghiên cứu so sánh các nền văn hóa của 44 xã hội không thuộc phương Tây, Dean Shiels đã khám phá ra rằng chỉ có ba nơi là không tin vào TNTX. Trong một nghiên cứu tương tự, nhà nhân loại học Ekira Bourguignon đã xem xét 488 xã hội trên thế giới-xấp xỉ 57% tất cả các xã hội được biết tới-và phát hiện ra rằng 437 trong số đó, hay 89%, chí ít đều có mầm mống của một số truyền thống nhất định liên quan đến TNTX.

Ngay cả những nghiên cứu hiện nay cũng chỉ ra rằng TNTX vẫn còn phổ biến. Tiến sĩ Robert Crookall, một nhà địa chất học quá cố thuộc Đại học Aberdeen và cũng là một cận tâm lý học nghiệp dư, đã điều tra nghiên cứu các trường hợp chủ đề viết chín cuốn sách về chủ đề này. Vào những năm 1960, Celia Green, Giám đốc Viện Nghiên cứu Tâm sinh lý ở Oxford, đã thăm dò ý kiến của 115 sinh viên của Đại học Southampton, và phát hiện rằng 19% thừa nhận có TNTX. Khi 380 sinh viên Oxford được hỏi tương tự, 34% xác nhận có TNTX. Trong một cuộc thăm dò ý kiến của 902 người trưởng thành, Haraldson phát hiện ra 8% đã từng có TNTX ít nhất một lần trong đời. Và đợt thăm dò ý kiến vào năm 1980 do tiến sĩ Harvey Irwin ở Đại học New England, Australia tiến hành cho thấy 20% trong số 177 sinh viên đã từng có TNTX. Những con số này chỉ ra rằng, trung bình năm người sẽ có một người trải qua TNTX một lần tại thời điểm nào đó trong cuộc đời họ. Những nghiên cứu khác gợi ý rằng, tỷ lệ trên có thể gần khoảng 1/10 hơn, nhưng sự thật vẫn là sự thật: các TNTX xảy ra phổ biến hơn nhiều so với phần đông chúng ta tưởng.

TNTX điển hình thường là tự phát và thường xảy ra nhất là trong lúc ngủ, lúc suy niệm, lúc bị gây mê, hay khi ốm đau do chấn thương (mặc dù chúng cũng có thể xảy ra trong những hoàn cảnh khác). Một người nào đó bỗng dưng trải nghiệm cảm giác sống động rằng tâm trí của mình đã rời khỏi cơ thể. Thường thì người đó cảm thấy trôi nổi phía trên cở thể mình và phát hiện ra mình có thể di chuyển hoặc bay tới những nơi khác. Sẽ như thế nào khi thấy mình thoát khỏi cơ thể và nhìn xuống thể xác vật chất của chính mình? Năm 1980, trong một nghiên cứu 339 trường hợp về du hành thoát xác, tiến sĩ Glen Gabbard thuộc Quỹ Menninger ở Topeka, tiến sĩ Stuart Twemlow thuộc Trung tâm Y học Cựu chiến binh Topeka và Tiến sĩ Fowler Jones thuộc Trung tâm Y học của Đại học Kansas đã phát hiện ra rằng, có đến 85% những người được hỏi mô tả trải nghiệm này là rất dễ chịu và hơn một nửa trong số họ nói rằng trải nghiệm này rất thích thú. Tôi biết cảm giác đó. Tôi đã trải qua một TNTX tự phát khi còn ở tuổi teen, và sau khi vượt qua cú sốc thấy mình trôi lơ lửng phía trên và nhìn xuống cơ thể đang nằm ngủ trên giường, tôi đã có khoảng thời gian sung sướng khôn tả khi bay qua các bức tường và vượt lên cao bên trên những ngọn cây. Trong cuộc du hành không cơ thể, tôi còn tình cờ gặp một cuốn sách thư viện của cô hàng xóm đánh mất và ngày hôm sau tôi đã nói cho cô ấy biết cuốn sách đó đang nằm ở đâu. Tôi đã mô tả chi tiết trải nghiệm này trong cuốn sách Vượt ngoài lượng tử.

Một điều có ý nghĩa không nhỏ là những nghiên cứu cảu Gabbard, Twemlow và Jones về khía cạnh tâm lý của những người có những trải nghiệm thoát xác đã phát hiện ra rằng họ hoàn toàn bình thường về mặt tâm lý và rất hòa hợp với hoàn cảnh xung quanh. Tại hội nghị năm 1980 của Hội Nghiên cứu Tâm thần Hoa Kỳ, họ đã trình bày những kết luận của mình và tuyên bố với các bệnh nhân làm quen với các cuốn sách về chủ đề này có tác dụng “trị liệu tốt hơn” so với điều trị tâm thần. Họ thậm chí còn gợi ý rằng, sẽ có lợi cho các bệnh nhân tâm thần nếu họ được trò chuyện với một yogi có kinh nghiệm về TNTX hơn là với một bác sĩ tâm thần!

Tuy nhiên, không có số liệu thống kê nào có sức thuyết phục bằng những báo cáo hiện thời về các trải nghiệm như vậy. Ví dụ, Kimberly Clark, một nhân viên công tác xã hội của bệnh viện ở Seattle, Washington, vốn không tin những TNTX cho đến khi cô gặp một bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành tên là Maria. Vài ngày sau khi nhập viện, Maria gặp phải tình trạng ngừng tim nhưng đã nhanh chóng được cứu sống. Chiều hôm đó Clark đến thăm Maria, và nghĩ rằng sẽ thấy Maria lo lắng về việc tim cô ngừng đập trước đó. Đúng là Maria tỏ ra rất lo âu, nhưng thực ra không phải vì lý do Clark đã nghĩ.

Maria kể với Clark rằng, cô vừa trải qua một điều gì đó rất lạ lùng,. Khi tim cô ngừng đập thì cô đột nhiên cảm thấy mình đang từ trần phòng nhìn xuống và quan sát các bác sĩ, y tá đang xúm xít quanh cơ thể cô. Rồi một cái gì đó ở hành lang dẫn tới phòng cấp cứu đã làm cô mất tập trung, rồi ngay khi cô “nghĩ mình” ở đó, cô đã ở đó thật. Tiếp đó, Maria “nghĩ đến con đường” lên tầng ba của tòa nhà và nhận ra mình “đang nhìn chòng chọc vào sợi dây” của chiếc giày thể thao. Đó là một chiếc giày cũ và cô nhận ra ngón chân út đã làm rách một lỗ. Cô cũng nhận thấy một số chi tiết khác như sợi dây giày bị dính dưới gót. Kể chuyện xong, Maria tha thiết yêu cầu Clark tìm ở gờ tường xem có chiếc giày ở đó hay không để cô có thể xác nhận trải nghiệm của mình là thật hay ảo.

Hoài nghi nhưng tò mò, Clark ra ngoài và nhìn lên gờ tường, nhưng chẳng nhìn thấy gì. Cô lên tầng ba và đi vào các phòng bệnh, nhìn qua các cửa sổ hẹp đến mức cố phải ép mặt vào kính chỉ cốt nhìn thấy chút gì gờ tường. Cuối cùng, Clark tìm thấy một phòng, cô ép mặt vào cửa kính và nhìn xuống, và cô đã nhìn thấy chiếc giày thể thao. Nhưng từ vị trí của mình, cô không thể nói chắc được ngón chân út có làm rách một chỗ trên chiếc giày, hoặc bất kỳ một chi tiết nào khác mà Maria mô tả là đúng hay không. Chỉ tới khi lấy được chiếc giày cô mới thừa nhận những quan sát của Maria. “Cách duy nhất để Maria có thể nhìn thấy chiếc giày đó là cô đã trôi lơ lửng ở ngay bên ngoài với tầm nhìn rất gần chiếc giày thể thao”, Clark khẳng định. “Đó là bằng chứng rất cụ thể đối với tôi. Và từ đó, Clark là người hoàn toàn tin tưởng vào TNTX.

TNTX trong lúc tim ngừng đập tương đối phổ biến, đến mức Michael B. Sabom, một bác sĩ tim mạch, giáo sư y học tại Đại học Emory, và là bác sĩ trong biên chế thuộc Trung tâm Y học Cựu chiến binh ở Atlanta, quá mệt mỏi khi phải nghe các bệnh nhân của mình kể lại “đủ thứ tưởng tượng quái dị” và ông quyết định phải giải quyết vấn đề này một lần cho xong. Sabom chọn ra hai nhóm bệnh nhân, nhóm 1 gồm 32 bệnh nhân tim, những người đã kể về TNTX trong các cơ nhồi máu cơ tim, nhóm 2 gồm 25 bệnh nhân tim, những người chưa từng có TNTX. Sau đó ông phỏng vấn các bệnh nhân, yêu cầu những người từng có TNTX mô tả lại quá trình cấp cứu chính họ khi quan sát từ trạng thái thoát xác,và yêu cầu nhóm còn lại mô tả những gì mà họ tưởng tượng đã xảy ra với họ trong lúc được cấp cứu.

Trong số những người chưa từng trải qua TNTX, 20 người phạm những sai lầm nghiêm trọng khi mô tả quá trình cấp cứu, ba người đã mô tả đúng nhưng chỉ chung chung, còn hai người không có chút ý niệm nào về những gì đã xảy ra khi tim ngừng đập. Trong số những người từng trải qua TNTX, 26 người đã mô tả đúng nhưng cũng chỉ chung chung, 6 người mô tả đúng với nhiều chi tiết chính xác về sự hồi sức cấp cứu của mình, và một người mô tả chi tiết và chính xác đến mức Sabom phải sửng sốt. những kết quả trên đã truyền cảm hứng cho ông tìm tòi, nghiên cứu sâu hơn hiện tượng này, và cũng như Clark, bây giờ ông trở thành một tín đồ nhiệt thành và thuyết trình rộng rãi về chủ đề này. Dường như “ chưa có sự giải thích thỏa đáng cho tính chính xác của những quan sát liên quan tới những cảm giác vật lý thông thường này”, ông nói: “Giả thuyết về thoát xác dường như là phù hợp nhất với các số liệu hiện có.”

Mặc dù TNTX mà các bệnh nhân trải qua là tự phát, nhưng một số người đã nắm vững khả năng rời bỏ cơ thể của mình theo ý muốn. Người nổi tiếng nhất trong số đó là nguyên giám đốc một cơ quan phát thanh và truyền hình tên là Robert Monroe. Khi Monroe có những TNTX đầu tiên vào cuối những năm 1950, ông đã nghĩ mình bị điên và vội vàng tìm cách điều trị bằng y học. Các bác sĩ đã khám phá và kết luận mọi việc đều rất ổn, nhưng Monroe tiếp tục có những trải nghiệm kỳ lạ và ông tỏ ra rất lo lắng. Cuối cùng, sau khi Monroe được một người bạn là một nhà tâm lý học cho biết, những yogi Ấn Độ đã thuật lại rằng họ luôn luôn rời khỏi mình. “Tôi có hai lựa chọn,” Monroe nhớ lại. “Hoặc là chấp nhận như thế cho đến cuối đời, hoặc là học hiểu về trạng thái này để có thể kiểm soát được nó.

Từ ngày đó trở đi, Monroe bắt đầu viết nhật ký về những trải nghiệm của mình, ông cẩn thận ghi lại mọi thứ mà ông học được về trạng thái thoát xác. Ông khám phá ra mình có thể đi xuyên qua những vật thể rắn và du hành trên những khoảng cách rất xa trong nháy mắt chỉ đơn giản bằng cách “nghĩ” mình ở chỗ đó. Ông cũng nhận ra những người khác hiếm khi ý thức được sự hiện diện của ông, mặc dù những người bạn mà ông đã đến thăm trong “trạng thái thứ hai” này nhanh chóng thừa nhận tài năng của ông khi nghe ông mô tả chính xác quần áo và công việc họ đang làm ở thời điểm mà ông tới thăm trong trạng thái thoát xác. Ông cũng phát hiện ra rằng, ông không đơn độc trong chuyện này, đôi khi ông “đâm sầm” vào những người du hành thoát xác khác. Monroe đã mô tả những trải nghiệm của mình trong hai cuốn sách cực kỳ hấp dẫn, Những hành trình thoát xác và Những cuộc hành trình xa.

Những TNTX trong phòng thí nghiệm cũng được ghi chép lại cẩn thận. trong một thí nghiệm, nhà cận tâm lý học Charles Tart đã mời được một người có khả năng TNTX thuần thục mà ông chỉ ghi vắn tắt danh tính là cô Z và cô ấy đã xác định đúng một số có năm chữ số được viết vào một mảnh giấy mà chỉ có thể nhìn thấy được nếu cô ấy bay lơ lửng trong trạng thái thoát xác.

Trong một chuỗi thí nghiệm được tiến hành tại Hội Nghiên cứu Tâm thần Hoa Kỳ ở New York, Karles Osis và nhà tâm lý học Janet Lê Mitchell tìm ra một vài người có tài “bay tới” các địa điểm khác nhau xung quanh thành phố và mô tả đúng một phạm vi rộng lớn các vật, bao gồm những vật đặt trên bàn, những hình mẫu kỷ hà nhiều màu sắc treo duwosi trần nhà và những ảo ảnh quang học chỉ có thể nhifnt hấy khi người quan sát nhifnq ua một cửa sổ hẹp trong một thiết bị đặc biệt. Tiến sĩ Robert Morris, giám đốc nghiên cứu tại Quỹ Nghiên cứu Tâm thần ở Durham, Bắc Carolina, còn sử dụng động vật để phát hiện sự xuất hiện của trạng thái thoát xác. Ví dụ, trong một thí nghiệm, Morris phát hiện ra rằng một chú mèo con của người TNTX tài năng tên là Keith Harary, sẽ luôn ngừng kêu meo meo và rừ rừ thích thú bất kỳ khi nào Harary hiện diện một cách vô hình.

Trải Nghiệm Thoát Xác – Một Hiện Tượng Toàn Ảnh

Xét về tổng thể thì bằng chứng này dường như là quá rõ ràng. Mặc dù được dạy rằng chúng ta “nghĩ” bằng bộ não, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Trong những hoàn cảnh xác định, ý thức – phần nhận thức tư duy của chúng ta – có thể tách ra khỏi thể xác vật chất và tồn tại ở bất cứ đâu mà nó muốn. Hiểu biết khoa học hiện nay không thể giải thích được hiện tượng này, nhưng nó đã trở nên dễ dàng giải thích hơn nhiều nhờ ý tưởng toàn ảnh.

Cần nhớ rằng trong vũ trụ toàn ảnh,bản thân vị trí là một ảo giác. Giống như hình ảnh của một quả táo không có một vị trí cụ thể trên một mẩu phim toàn ảnh, trong một vũ trụ được tổ chức theo nguyên lý toàn ảnh, vạn vật cũng không có vị trí xác định, và xét cho cùng thì mọi thứ đều là không định xứ, kể cả ý thức, Vì vậy, mặc dù ý thức được định xứ trong đầu chúng ta, nhưng trong những điều kiện nhất định, nó có thể dễ dàng định xứ ở góc trên cùng của căn phòng, lượn lờ trên một bãi cỏ, hoặc trôi nổi nhìn chăm chú vào sợi dây giày thể thao nằm trên gờ tường tầng ba của một tòa nhà.

Nếu như ý tưởng cho rằng ý thức không định xứ là khó nắm bắt, thì lại một lần nữa người ta tìm được một sự tương tự có ích trong giấc mơ. Hãy tưởng tượng bạn nằm mơ mình đang dự một triển lãm nghệ thuật, thì ý thức của bạn dường như định xứ trong đầu bạn. Nhưng thực sự thì ý thức của bạn đang ở đâu? Một sự phân tích nhanh chóng sẽ cho thấy rằng, nó ở trong mọi thứ của giấc mơ, trong những người đang xem triển lãm, trong các tác phẩm nghệ thuật, thậm chí trong chính không gian của giấc mơ. Trong một giấc mơ , sự định vị cũng là một ảo giác, vì mọi thứ - con người, các vật thể, không gian, ý thức và v.v. - đều được triển khai từ một thực tại sâu hơn và cơ bản hơn của người nằm mơ.

Một đặc điểm toàn ảnh nổi bật khác của TNTX là tính mềm dẻo về hình dạng con người một khi đã thoát ra khỏi cơ thể. Sau khi tách khỏi thể xác vật chất, những người trải qua TNTX đôi khi thấy mình trong một cơ thể ma quái, một bản sao chính xác cơ thể sinh học của họ. Điều này khiến cho các nhà nghiên cứu trong quá khứ mặc nhiên thừa nhận mỗi con người đều có “bản sao ma” (phantom double) đúng như được mô tả trong văn học phiêu lưu mạo hiểm.

Tuy nhiên, những phát hiện gần đây đã phơi bày một số vấn đề với giả thuyết này. Mặc dù một vài người đã trải qua TNTX mô tả bản sao ma này là trần trụi, nhưng một số người khác lại thấy mình ở trong một cơ thể mặc quần áo đầy đủ. Điều này gợi ý răng, bản sao ma không phải là những bản sao năng lượng thường hằng của cơ thể sinh học, mà thay vào đó, là một laoị toàn ảnh có thể nhận nhiều hình dạng khác nhau. Quan niệm này đã được khẳng định bởi thực tế là những bản sao ma này không phải là những dạng duy nhất mà người ta nhận thấy trong thời gian TNTX. Có nhiều thông báo trong đó con người cũng cảm nhận mình là những quả cầu ánh sáng, là những đám mây năng lượng không hình dạng, và thậm chí, nói chúng là chẳng có hình dạng gì hết.

Thậm chí lại có chứng cứ cho rằng hình dạng mà một người khoác lấy trong TNTX là hệ quả trực tiếp của những niềm tin và kỳ vọng của họ. Ví dụ, trong cuốn sách Cuộc đời bí ẩn viết năm 1961, nhà toán học J. H. M. Whiteman đã hé lộ rằng, ông đã trải qua TNTX ít nhất hai lần trong một tháng trong phần lớn cuộc đời trưởng thành cảu mình và ông đã ghi lại hơn hai nghìn trường hợp như vậy. Ông cũng thổ lộ rằng, ông luôn luôn cảm thấy mình giống như một người phụ nữ mắc bẫy trong cơ thể đàn ông, và khi tách ra khỏi cơ thể, đôi khi điều đó khiến cho ông cảm nhận mình trong hình dạng một phụ nữ. Trong những cuộc phiêu lưu thoát xác, Whiteman đã trải qua rất nhiều hình dạng khác nhau, gồm cả cơ thể trẻ em, và ông kết luận rằng, các niềm tin, kể cả ý thức lẫn vô thức, là những nhân tố quyết định hình dạng của cơ thể thứ hai này.

Monroe đồng ý và khẳng định rằng, cái tạo ra các dạng của cơ thể thứ hai chính là “thói quen nghĩ ” (thought habits) của chúng ta. Vì quá quen với sự tồn tại trong một cơ thể nên chúng ta có xu hướng tái tạo chính hình dạng đó trong trạng thái thoát xác. Tương tự như thế, Monroe tin rằng phần lớn con người đều cảm thấy khó chịu khi trần trụi, điều đó khiến cho những người trải qua TNTX khoác một cách vô thức cho cơ thể thứ hai của mình cả trang phục nữa. “Tôi đố rằng người ta có thể thay đổi cơ thể thứ hai thành bất cứ hình dạng mong muốn nào” Monroe nói.

Vậy hình dạng thực, nếu có, của chúng ta là gì khi chúng ta ở trạng thái thoát xác? Monroe phát hiện ra rằng, một khi chúng ta buông bỏ tất cả những mặt nạ, thì từ tận cốt lõi, chúng ta là một “hình mẫu dao động (bao gồm) nhiều tần số tương tác và tăng cường nhau.” Khám phá này là một khẳng định tuyệt vời cho lý thuyết toàn ảnh và cung cấp thêm bằng chứng cho kết luận rằng, chúng ta -giống như vạn vật trong một vũ trụ toàn ảnh – xét cho cùng chẳng qua chỉ là hiện tượng tần số và tâm trí chúng ta đã biến nó thành những hình dạng toàn ảnh khác nhau mà thôi. Điều này cũng làm tăng thêm lòng tin vào kết luận của Hunt rằng ý thức của chúng ta không chứa trong bộ não, mà trong một trường toàn ảnh plasma của năng lượng thấm đẫm cả không gian bao quanh và thể xác vật chất.

Hình dạng mà chúng ta khoác lên ở trạng thái thoát xác không phải là thứ duy nhất biểu lộ tính mềm dẻo toàn ảnh. Mặc dù quan sát của những người du hành thoát xác tài giỏi khá chính xác, nhưng các nhà nghiên cứu từ lâu đã bối rối nhận thấy một số điều rõ ràng là không phù hợp. Ví dụ, nhan đề cuốn sách thư viện đã mất mà tôi tình cờ gặp trong thời gian ở trạng thái thoát xác có màu xanh sáng. Nhưng sau khi trở lại thể xác vật chất của mình và tìm lại cuốn sách, tôi thấy chữ viết nhan đề cuốn sách thực tế có màu đen. Các tài liệu nhan nhản những miêu tả không nhất quán tương tự, và những ví dụ trong đó những người du hành thoát xác mô tả khá chính xác một căn phòng đầy người ở rất xa, trù việc họ thêm vào một nhân vật thừa hoặc thấy ở đó một chiếc trường kỷ, nhưng thực tế chỉ là một cái bàn.

Nếu sử dụng ý tưởng toàn ảnh, thì điều này có thể giải thích là do những người du hành thoát xác đó chưa phát triển đầy đủ khả năng biến đổi các tần số mà họ cảm nhận được trong khi ở trạng thái thoát xác thành biểu diễn toàn ảnh hoàn toàn chính xác cảu thực tại. Nói cách khác, vì những người trải qua TNTX dường như dựa vào một tập hợp những giác quan hoàn toàn mới, những giác quan này có thể còn chưa thuần thục nghệ thuật biến đổi cả miền tần số thành một kết cấu có vẻ như khách quan của thực tại.

Các cảm giác phi vật lý này còn bị cản trở bởi những ràng buộc do niềm tin tự-hạn-chế của chính chúng ta áp đặt lên chúng. Một số người du hành thoát xác tài năng nhận thấy rằng một khi đã quen hơn trong cơ thể thứ hai, họ phát hiện ra có thể “nhìn thấy” theo mọi hướng cùng một lúc mà không phải quay đầu. Nói cách khác, mặc dù nhìn thấy theo mọi hướng dường như là bình thường trong trạng thái thoát xác, nhưng do đã quá quen tin tưởng rằng chỉ có thể nhìn bằng mắt – ngay cả khi họ ở trong một toàn ảnh phi vật lý của cơ thể - đến nỗi niềm tin đó thoạt đầu đã ngăn họ nhận ra rằng mình có thể nhìn được 360 độ.

Đã có bằng chứng chỉ ra rằng, ngay cả những cảm giác vật lý cũng là nạn nhân của sự kiểm duyệt này. Bất chấp niềm tin không thể lay chuyển răng chúng ta nhìn bằng mắt, vẫn có các thông báo về những cá nhân có thể “nhìn không bằng mắt”, hoặc nhìn bằng những vùng khác trên cơ thể. Mới đây, David Eisenberg, bác sĩ y khoa, cộng tác viên khoa học của Trường Y thuộc Đại học Harvard đã công bố báo cáo về hai chị em người Trung Hoa đang là học sinh ở Bắc Kinh, cả hai có thể “nhìn thấy” khá tốt bằng da ở nách cảu mình đến mức có thể đọc và nhận biết màu sắc. Ở Italy, nhà thần kinh học Cesare Lombroso đã nghiên cứu một cô gái mù có thể nhìn bằng chóp mũi và thùy tai trái. Vào những năm 1960, Viện Hàn Lâm khóa học Liên Xô nổi tiếng đã điều tra nghiên cứu một nữ nông dân tên là Rosa Kuleshova, người có thể nhìn thấy các bức ảnh và đọc báo bằng đầu ngón tay, và thừa nhận những khả năng của bà là thực. Điều quan trọng là các nhà khoa học Xô viết đã bác bỏ khả năng Kuleshova chỉ xác định các màu khác nhau theo bức xạ nhiệt tự nhiên của chúng – bằng chứng là Kuleshova có thể đọc được cả báo đen trắng thậm chí khi nó được che bằng một tấm kính đốt nóng. Những khả năng này đã làm cho Kuleshova trở nên rất nổi tiếng đến nỗi tạp chí danh giá Life cuối cùng đã công bố một bài báo viết về bà.

Tóm lại, có bằng chứng chỉ rõ rằng, chúng ta không quá bị giới hạn để chỉ nhìn được bằng đôi mắt vật lý. Điều này đã được chứng minh trong thí nghiệm với ông bạn Tom của cha tôi, ông có thể đọc được dòng chữ khắc trên chiếc đồng hồ đeo tay bị thân thể con gái ông che khuất, và cả trong những thí nghiệm về nhìn thấy từ xa. Người ta không thể không băn khoăn tự hỏi: phải chăng khả năng nhìn không bằng mắt thực sự là một bằng chứng nữa chứng tỏ thực tại quả thực là một maya, một ảo ảnh, và thể xác vật chất chúng ta cũng như toàn bộ tính tuyệt đối biểu kiến của sinh lý học của nó, chẳng qua chỉ là một kết cấu toàn ảnh của ý thức như cơ thể thứ hai của chúng ta mà thôi. Có lẽ do chúng ta quá quen tin tưởng một cách sâu sắc rằng chỉ có thể nhìn bằng mắt đến mức thậm chí trong thế giới vật lý, chúng ta đã tự che chắn không cho mình nhìn thấy hết toàn bộ những khả năng cảm nhận của mình.

Một khía cạnh toàn ảnh khác của những trải nghiệm thoát xác là sự mờ nhạt của ranh giới phân chia giữa quá khứ và tương lai đôi khi xảy ra trong những trải nghiệm này. Osis và Mitchell khám phá ra rằng khi tiến sĩ Alex Tanouns, một nhà ngoại cảm nổi tiếng và cũng là nhà du hành thoát xác tài giởi ở Maine, bay (vô hình) vào một căn phòng để cố gắng mô tả lại những đồ vật trắc nghiệm mà họ đặt trên một chiếc bàn, ông ấy có khuynh hướng mô tả những hạng mục đặt ở ở đó nhiều ngày sau. Điều này gợi ý rằng, cái cõi giới mà con người ở trạng thái thoát xác bước vào là một trong những cấp độ tinh tế hơn của thực tại mà Bohm đã nói tới, một miền gần với trật tự ẩn hơn, và vì vậy gần hơn với cấp độ của thực tại mà ở đó sự phân chia giữa quá khứ, hiện tại và tương lai không còn tồn tại nữa. Nói cách khác, thay vì hòa mình vào những tần số mã hóa hiện tại, dường như tâm trí của Tanous lại vô tình hòa mình vào các tần số đã chứa đựng thông tin về tương lai, và biến những tần số này thành một toàn ảnh của thực tại.

Chuyện cảm nhận căn phòng của Tanous là một hiện tượng toàn ảnh và không riêng khả năng nhìn thấy trước, cái chỉ xảy ra trong đầu ông, là được nhấn mạnh bởi một thực tế khác. Theo lịch, vào ngày Tanous tạo ra TNTX, Osis đã yêu cầu Christine Whiting, một nhà ngoại cảm ở New York, canh trong phòng và cố gắng phát hiện xem có “khách” nào tới thăm không. Mặc dù không được biết về người sẽ bay vào phòng và vào lúc nào, nhưng khi Tanous đến trong trạng thái thoát xác, Whiting đã nhìn thấy sự hiện diện rõ ràng của Tanous, và còn mô tả ông mặc quần dài bằng nhung kẻ màu nâu và áo sơ mi bằng vải bông màu trắng, bộ quần áo mà ông mặc ở Maine vào thời điểm ông thực hiện TNTX.

Thỉnh thoảng Harary cũng thực hiện những cuộc chu du thoát xác vào tương lai, và cũng nhất trí rằng, những trải nghiệm này khác biệt về chất so với những trải nghiệm nhìn thấy trước. “Những TNTX tới thời gian và không gian tương lai của tôi khác với những giấc mơ tiên tri theo nghĩa tôi thực sự “thoát ra” và chuyển động xuyên qua một vùng đen tối rồi kết thúc ở một cảnh tương lai sáng sủa”, ông tuyên bố. Khi thực hiện một chuyến thăm “thoát xác” tới tương lai, đôi khi ông đã nhìn thấy hình bóng chính tương lai của ông trong cảnh đó, và điều ấy không phải là tất cả. Khi những sự kiện mà ông chứng kiến cuối cùng xảy ra, ông có thể cảm thấy chính cái bóng TNTX du hành thời gian ấy bên cạnh mình. Ông mô tả cảm giác kỳ lạ đó như là “ gặp gỡ với chính mình, cứ như thế tôi là hai người vậy”, một trải nghiệm chắc chắn khiến bất kỳ hiện tượng déjà vu” thông thường nào cũng phải xấu hổ.

Cũng có những trường hợp được ghi lại về các cuộc chu du thoát xác về quá khứ. Nhà biên kịch Thụy Điển August Strindberg, cũng là một người du hành thoát xác (TX) thường xuyên, đã mô tả một trường hợp trong cuốn sách Những truyền thuyết của ông. Sự việc xảy ra khi ông ngồi trong một quán rượu, thuyết phục một bạn trẻ đừng từ bỏ con đường binh nghiệp. Để lý lẽ của mình thuyết phục hơn, Strindberg nhắc lại một chuyện hai người đã cùng trải qua trong quá khứ vào một buổi tối trong một quán trọ. Khi nhà biên kịch đang mô tả sự kiện này thì đột nhiên ông “bất tỉnh”, chỉ nhận ra một mình ông ngồi trong quán trọ đó và đang sống lại sự việc đã xảy ra. Trải nghiệm này chỉ kéo dài chốc lát, sau đó bất ngờ ông nhận ra đã trở về cơ thể của mình trong hiện tại. Có thể lý luận rằng khả năng nhìn thấu các sự kiện quá khứ mà chúng ta đã khảo sát ở chương 7, trong đó các nhà thấu thị có những trải nghiệm như thể họ thực sự có mặt, hoặc thậm chí “bay” trên các địa điểm lịch sử mà họ mô tả cũng là một dạng TNTX vào quá khứ.

Thực vậy, khi đọc các tập tài liệu dầy cộm hiện có về hiện tượng TX, ta thường xuyên gặp sự tương tự giữa các mô tả TNTX của người du hành và những điểm đặc trưng mà bây giwof chúng ta thướng gắn với một vũ trụ toàn ảnh. Bổ sung cho việc trạng thái TX như một nơi mà ở đó thời gian và không gian không còn thực sự tồn tại nữa, nơi mà suy nghĩ có thể biến đổi thành những dạng tựa như toàn ảnh và là nơi ý thức, xét cho cừng, là những hình mẫu dao động hay tần số, Monroe còn lưu ý rằng, cảm nhận trong những TNTX dường như không dựa trên “sự phản xạ của các sóng ánh sáng”, mà phần lớn là vào “tác động bức xạ”, và điều này một lần nữa gợi ý rằng, khi một người bước vào cõi giới TX, là người đó bắt đầu đi vào miền tần số của Pribram. Những người du hành thoát xác khác cũng thường ám chỉ tới phẩm chất tựa tần số cảu trạng thái thứ hai này. Ví dụ, Marcel Louis Forhan, một nhà trải nghiệm TX người Pháp có bút danh “Yram”, đã dành nhiều trang trong cuốn sách của mình nhan đề “Thực hành phóng chiếu sao, để mô tả những tính chất tựa như sóng điện từ của cõi giới TX. Còn những người khác thì bình luận về cảm giác thống nhất vũ trụ mà họ trải nghiệm trong trạng thái TX, và đã tổng kết nó như cảm giác “tất cả hòa tan trong tất cả” và “Tôi là thế đó.”

Dù vậy, tính toàn ảnh của TNTX chỉ là phần nổi của tảng băng trôi khi tiếp cận với những trải nghiệm trực tiếp hơn các khía cạnh tần số của thực tại. Và mặc dù không nhiều người trong số chúng ta có khả năng TNTX để trải nghiệm điều này, nhưng vẫn có tình huống khác mà tất cả chúng ta có thể tiếp xúc gần gũi hơn với miền tần số. Đó là khi chúng ta bước vào hành trình tới xứ sở chưa hề được khai phá mà từ đó không ai trở về. Toàn bộ vần đề là ở chỗ, với tất cả lòng kính trọng với Shakespeare, một số nhà du hành đã trở về. Và những câu chuyện họ kể lại, lại một lần nữa, đầy rẫy những chi tiết chứng tỏ bản chất toàn ảnh của thế giới bên kia.

 

Bài viết liên quan