ĐỨC PHẬT NGHĨ GÌ VỀ XU HƯỚNG KINH DOANH “MÔI TRƯỜNG XANH"? ĐƯA ĐỨC PHẬT VÀO NƠI LÀM VIỆC

ĐỨC PHẬT NGHĨ GÌ VỀ XU HƯỚNG KINH DOANH “MÔI TRƯỜNG XANH"?

ĐƯA ĐỨC PHẬT VÀO NƠI LÀM VIỆC

FRANZ METCALF - BJ GALLAGHER

–––––o0o–––––

Khi khạc nhổ hay làm vệ sinh, Ta phải thận trọng và kín đáo. Xả rác ở nơi công cộng Và hệ thống sông ngòi, sẽ gây bệnh (Tịch Thiên - Nhập bồ đề hành luận, 5.91)
ĐỨC PHẬT NGHĨ GÌ VỀ XU HƯỚNG KINH DOANH “MÔI TRƯỜNG XANH

Khi khạc nhổ hay làm vệ sinh,

Ta phải thận trọng và kín đáo.

Xả rác ở nơi công cộng

Và hệ thống sông ngòi, sẽ gây bệnh

(Tịch Thiên - Nhập bồ đề hành luận, 5.91)

THEO ĐỨC PHẬT, chúng ta phải tôn trọng nơi sinh sống ở nhà cũng như nơi làm việc, đó là một chân lý và với muôn loài trên hành tinh này, thì mọi nơi đều là nơi sinh sống chung.

Hãy lấy một ví dụ cụ thể, chính sách tái chế rác thải có thể vượt quá giới hạn của việc kinh doanh bởi vì nó mang lại sự nhận thức về môi trường. Điều này đặc biệt đúng nếu xét đến việc tái chế giấy. Khi một số ít các công ty lớn trao đổi, buôn bán giấy tái chế thì nhiều công ty khác sẽ tham gia. Khi nhiều công ty đưa ra thay đổi thì họ sẽ tạo ra thị trường làm thay đổi việc sản xuất giấy theo tỷ lệ giấy tái chế dẫn đến giảm giá. Cuối cùng, chúng ta thoải mái dùng giấy tái chế và sẽ tự hỏi tại sao người ta lại có thể phá rừng nhiều đến thế. Rồi thì, sau đó chúng ta sẽ theo lời đại sư Tịch Thiên và thôi xả rác vào dòng nước.

Tái chế và dùng giấy tái chế tương đối dơn giản còn các vấn đề tái chế khác với tất cả sự phức tạp của hành động tạo ra khí thải và hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu trái dất. Sự thay đổi có thể bắt đầu từ một người nào đó có đủ can đảm, và kiên trì để tạo ra tiếng nói liêm chính và tiếp tục cho đến khi tất cả đồng tình và ủng hộ.

–––––o0o–––––

Trích "Đưa Đức Phật Vào Nơi Làm Việc"
Bùi Quang Khải dịch
NXB Hồng Đức, 2016.

 

 

Bài viết liên quan