GIÚP CUỘC SỐNG THÊM Ý NGHĨA - BẢY BƯỚC YÊU THƯƠNG – DALAI LAMA 14TH

GIÚP CUỘC SỐNG THÊM Ý NGHĨA

BẢY BƯỚC YÊU THƯƠNG – DALAI LAMA 14TH

Biên Dịch: Lê Tuyên

Hiệu đính: Lê Gia

-----o0o-----

Đức Phật dạy rằng mọi người không nên tham gia rèn luyện quá sức. Việc tự hành hạ bản thân mình là việc cần được tránh xa. Theo lời Nagarjuna nói trong cuốn Những lời khuyên quý báu: Rèn luyện không có nghĩa là hành xác, Và khi bạn hành xác thì có nghĩa là Bạn vẫn đang gây hại cho một người nào đó, Và điều đó có nghĩa là bạn vẫn không giúp ích cho mọi người
GIÚP CUỘC SỐNG THÊM Ý NGHĨA - BẢY BƯỚC YÊU THƯƠNG – DALAI LAMA 14TH

Việc nới lỏng sợi giây gắn chặt bản thân với đời sống này không có nghĩa là bạn nên ngưng việc tự quan tâm chăm sóc chính bản thân mình và mọi người. Khi tôi đề nghị rằng bạn nên xem thể xác của mình là luôn mang bản chất đau khổ thì điều đó không có nghĩa là luôn mang bản chất đau khổ thì điều đó không có nghĩa là bạn nên bỏ mặc thể xác của mình. Cơ thể bạn có thể giúp bạn đạt được những mụ tiêu to lớn vĩ đại. Theo lời Shantideva nói trong cuốn Hướng dẫn sống đời Bồ Tát:

Nhờ vào con tàu này, nhờ vào thể xác này, Bạn hãy tự giải phóng chính mình thoát ra khỏi dòng sông của sự đau khổ.

Vật chất trần gian dù có nhiều đến mấy rồi đây cũng thành vô nghĩa nhưng thể xác này cần phải được xem là phương tiện để đem đến lợi ích cho tất cả mọi sinh linh.

Đức Phật dạy rằng mọi người không nên tham gia rèn luyện quá sức. Việc tự hành hạ bản thân mình là việc cần được tránh xa. Theo lời Nagarjuna nói trong cuốn Những lời khuyên quý báu:

Rèn luyện không có nghĩa là hành xác,

Và khi bạn hành xác thì có nghĩa là

Bạn vẫn đang gây hại cho một người nào đó,

Và điều đó có nghĩa là bạn vẫn không giúp ích cho mọi người

Khi bạn không quan tâm gì đến những nhu cầu cơ bản của thể xác, khi đó bạn sẽ gây hại cho vô số những sinh vật đang sống trong cơ thể bạn. Bạn cũng nên tránh đừng quá nuông chiều thể xác của mình trong nhung lụa. Điểm quan trọng nhất là bạn cần phải kiểm soát được những phẩm chất nội quan chẳng hạn như thói quen đam mê thể xác và lòng lưu luyến; những nhân tố ngoại vi tự bản thân chúng không tốt cũng không xấu.

Tự hài lòng là bí quyết ở đây. Nếu bạn có được sự tự hài lòng với những vật chất mà mình có được thì khi đó bạn thực sự là một người giàu có. Nếu bạn không có được sự hài lòng thì dẫu rằng bạn là một tỉ phú đi nữa bạn cũng chẳng thể tìm được hạnh phúc thanh thản trong tâm hồn mình. Bạn sẽ liên tục cảm thấy ham muốn và ngày càng muốn có nhiều hơn nữa, việc này khiến bạn trở thành một người nghèo khó nhất thế gian. Nếu bạn tìm kiếm sự hài lòng từ vật chất ngoại thân, bạn sẽ chẳng bao giờ tìm được nó. Tham vọng của bạn sẽ chẳng bao giờ được lấp đầy.

Sự tự hài lòng là một nhân tố thiết yếu để có được niềm hạnh phúc, thế nên bạn cần phải cố gắng tự hài lòng với thức ăn, quần áo và nơi trú ngụ mà mình đang có được. Một người qua đam mê về thú vui xác thịt chắc chắn rồi sẽ gặp phải tai họa. Tất cả mọi thứ đều phải được cảm nhận và thực hiện một cách cân bằng hài hòa. Đây là vấn đề thiết yếu.

Lòng khoan dung cũng là một yếu tố quan trọng. khi Đức Phật tham gia thiền định trước khi Người giác ngộ, khi ấy có nhiều ma quỷ xuất hiện quấy rối Người. Người chỉ chuyên tâm thiền định luyện tập lòng yêu thương và lòng từ bi, qua bài luyện tập Người đã đẩy lùi sức mạnh ma quỷ đó.

Việc từ bỏ sự lưu luyến với thế giới trần tục không có nghĩa là bạn cần phải tự tách rời chính mình với thế giới trần tục này. Khi bạn phát huy khao khát sao cho tất cả mọi người được hạnh phúc, khi đó nhân tính trong bạn trỗi dậy mạnh mẽ. Khi bạn cố gắng tách rời khỏi thế gian, hay nói đúng hơn là khi bạn phủ nhận nhân tính của mình, bạn lại càng trở nên nhân đạo hơn. Mục tiêu cuối cùng của các bài luyện tập Phật giáo là nhằm giúp đỡ tất cả mọi người. Để làm được điều đó thì bạn cần phải tồn tại cùng thế giới trần gian.

-----o0o-----

Trích “Bảy Bước Yêu Thương”

Tác giả : Dalai Lama 14th

Biên Dịch: Lê Tuyên

Hiệu đính: Lê Gia

Nhà Xuất Bản Văn Hóa Dân Tộc

 

 

 

Bài viết liên quan