MỘT MÌNH TRONG BÓNG TỐI - Pico Lyer

MỘT MÌNH TRONG BÓNG TỐI

-Pico Lyer

 -----o0o-----

Dĩ nhiên, không ai trong chúng ta lại muốn cái hoàn cảnh Không đi đâu cả mà chúng ta đã không hề lựa chọn như hoàn cảnh của tù nhân, những người tàn tật. Mỗi khi tôi tới Bắc Triều Tiên hay Yemen-hay tới bất kỳ một nơi đóng kín với thế giới hay nghèo đói- tôi thấy rằng hầu hết mọi người sinh ra tại đó đều dường như khao khát đi tới một nơi chốn khác, mong muốn tới thăm những...
MỘT MÌNH TRONG BÓNG TỐI - Pico Lyer

Dĩ nhiên, không ai trong chúng ta lại muốn cái hoàn cảnh Không đi đâu cả mà chúng ta đã không hề lựa chọn như hoàn cảnh của tù nhân, những người tàn tật. Mỗi khi tôi tới Bắc Triều Tiên hay Yemen-hay tới bất kỳ một nơi đóng kín với thế giới hay nghèo đói- tôi thấy rằng hầu hết mọi người sinh ra tại đó đều dường như khao khát đi tới một nơi chốn khác, mong muốn tới thăm những đất nước khác với tự do mà một số người trong chúng ta đang thụ hưởng. Từ San Quentin đến New Dehil, những phạm nhân trong tù được dạy ngồi thiền, nhưng chỉ để thấy rằng họ có thể nhìn nhận được rằng trong sự giam cầm vẫn có thể có những khoảnh khắc tự do. Nếu không, những ai đang cô quạnh có thể cảm thấy họ đang bị dội bom vì những nỗi sợ hãi cùng những tai họa khôn lường mà Emily Dickinson đã biết tới trong “Cuộc đời- Núi lửa - Tĩnh lặng” của mình.

Tôi từng tới vùng rừng núi Alberta và ngồi trong một ngôi nhà gỗ nhỏ ngày qua ngày đọc những lá thư của Dickinson, nhà thơ nổi tiếng với lối sống khép kín vì hiếm khi rời khỏi nhà. Niềm mê say của bà làm tôi xúc động đến nỗi phải quay mặt đi, cái cảm giác thật mãnh liệt và ngột ngạt; lời thư là những chất nổ trong hộp nữ trang. Tôi tưởng như đang đứng cùng với người phụ nữ mặc đồ trắng bên cửa sổ phòng bà, ngắm nhìn người anh trai của bà với người vợ trẻ, Susan- người Dickinson nhắc tới trong một số lá thư tình cảm nhất của bà (“Ôi, người yêu dấu của tôi”; “trái tim tôi tràn đầy hình ảnh của cậu, chẳng có ai ngoài cậu ở trong tâm trí của tôi”)- trong ngôi nhà mà họ cùng ở nằm cách đó hơn 90 m phía bên kia của khu vườn. Tôi cảm thấy bà lướt qua phòng khách trong khi anh bà đang thông dâm với kẻ khác ở phòng bên cạnh, phản bội cô vợ Sue mà cả ông ta và bà đều quý trọng. Tôi nhìn thấy bà cặm cụi với những lá thư nồng cháy gửi cho “Thầy” của bà trong cơn nóng giận, không khí đậm đặc nỗi cô đơn vây quanh bà, hoặc trong lời viết “Ta thấy rõ ngươi- trong bóng tối”.

Bà có thể cảm nhận Thần chết đang gọi mình trên giường, bà viết, khi bà dò tìm những mảng tối trong sự tĩnh lặng; bà cứ liên tục tưởng tượng về mình sau khi chết, những người than khóc “giẫm bước- giẫm bước” trong trí óc bà. Bà biết rằng bạn không cần phải là một căn phòng để bị ma ám, rằng “Chính là chúng ta đằng sau cái chúng ta bị che giấu- Đáng giật mình nhất”. Lời thơ khó hiểu của bà gợi nhớ tới nhà văn Herman Melville tội nghiệp, người cùng lúc đó đang tạo nên phiên bản một con ma không chịu đi đâu cả, Bartleby một thây ma khéo ăn nói đang tiến hành một sự phản kháng tạm thời theo kiểu Chiếm lấy Phố Wall bằng cách ngồi trong văn phòng của một luật gia ở Hạ Mahattan, “chuộng” sự không đi đâu cả.

Không đâu cả có thể là một nơi đáng sợ, ngay cả khi đó là nơi đến mà bạn đã lựa chọn; ở đấy không có chỗ nào để trốn cả. Khi bị khóa chặt bên trong đầu, bạn có thể sẽ phát điên hay cảm thấy bị bỏ lại với một con quỷ mà sẽ nói rằng bạn hãy ở nhà, hãy ở nhà cho tới khi bạn bị mắc kẹt sâu bên trong những suy nghĩ của mình đến mức bạn không thể nào thoát ra hoặc không thể gợi lên sức mạnh của ý định.

Nhiều khi, một cuộc đời tĩnh lặng chẳng dẫn tới nghệ thuật, mà là mang tới nổi nghi ngờ và sự thờ ơ, lãnh đạm; người ước ao được nhìn thấy ánh sáng thì lại đang cam kết sẽ ngồi yên lặng nhiều đêm trong im lặng và bóng tối. Khi viếng thăm một tu viện, tôi cũng nhận ra rằng người ta rất dễ đến đây để trốn tránh hoặc đến trong sự đau khổ vì một nỗi mê đắm mà chắc chắn sẽ không kéo dài. Cũng như bất cứ một chuyện tình nào, những ngày đầu mới phải lòng “sự tĩnh lặng” sẽ không cho thấy một chút dấu hiệu nào của những khó khăn sẽ đến.

Nhiều lần, ăn khi tôi trở lại tu viện vào giữa mùa đông, thời tiết thật tệ hại khi tôi dừng xe. Mưa rơi lộp độp lên chiếc mui xe bằng thiếc trên chiếc xe thùng của tôi suốt đêm. Cảnh vật bên ngoài những khung cửa sổ chỉ toàn là sương mù. Tôi không thấy ai mà cũng chẳng nghe thấy tiếng người trong nhiều ngày, và thời gian lúc đó với tôi y như một cuộc thử nghiệm, một bài tập sám hối trong cô đơn. Mưa rơi không ngớt khiến tôi không thể ra ngoài, vì thế tôi ngồi trong màn sương, bế tắc và khổ sở, nhớ rằng môi trường bên ngoài có thể dễ dàng trở thành một sự phản chiếu của- đôi khi là một chất xúc tác cho- một cái tôi ẩn giấu bên trong.

Như Thomas Merton, một vị tu sĩ có tài hùng biện, đã nói: “Phong cách trầm tư không phải là một phương cách, và nếu ai đó cứ cố theo đuổi thì những gì anh ta tìm thấy là không gì cả” Một trong những nguyên tắc của việc ngồi yên lặng, thực vậy, là “nếu bạn đi vào nó với mục tiêu đã định sẵn như tìm sự trầm tư, hay thậm chí tồi tệ hơn là an lạc, bạn sẽ chẳng tìm thấy gì cả. Bạn sẽ không thể tìm thấy gì cả nếu trước tiên, trong ý nghĩa nào đó, mục tiêu không bị từ bỏ”. Điều này khá là nghịch lý- khó khăn tương tự như giải một Công án Thiền- nhưng tôi có thể nắm được điểm mấu chốt ở đây là: Một người ngồi trong yên lặng thì cô đơn, thường là thế, nhớ đến những gì mà anh ta không có. Và những gì anh ta có thì có thể rất giống như không có gì.

Một sáng đầu hè, khi năm tôi đang đi thăm Louisville, Kentucky, một người bạn mới đề nghị chở tôi đi thăm tu viện mà Thomas Merton Đã sống hơn 1/4 thế kỷ. Chẳng mấy chốc thành phố đã ở lại phía sau, và chúng tôi vượt qua những cánh đồng xanh tươi vắng vẻ, thi thoảng mới gặp vài ngôi nhà với một cây thánh giá (hay những lời khi trích từ trong Kinh thánh) ở bên ngoài nhà. Khi chúng tôi tới nơi mà Merlon đã khiến nó trở nên quá nổi tiếng một nơi mang vẻ trang nghiêm và đáng sợ, giống như một bệnh viện thời Nữ hoàng Victoria dành cho những người bị tâm thần- một thầy tu cao gầy và trầm lặng, người đã từng là học trò của Merton, đã đề nghị dẫn chúng tôi tới chỗ ẩn tu mà Cha Louis (ở đây người ta vẫn gọi Merton như vậy) đã dành hầu hết thời gian của hai năm cuối đời để ở đó, bởi ông thấy rằng ngay cả tu viện cũng đầy những thứ gây xao lãng và rối loạn.

Chúng tôi đi qua những nấm mồ và vượt qua một cánh đồng đồng. Vị tôi sẽ cất tiếng trong khi vẫn sải những bước dài khỏe khoắn dù ông đã ngoài 70 tuổi: “Trong khoảng ba năm nay tôi đã yêu” Ông dừng lại một lúc. “Một người phụ nữ tên là Emily Dickinson”.

Chúng tôi bỏ qua câu chuyện này và theo người đàn ông mặc áo tu tới một căn phòng khá cũ kỹ và nhỏ bé “nằm dưới bóng của một cây thánh giá lớn bằng gỗ tuyết tùng” như Merton đã từ miêu tả căn phòng ấy, có một nhà khu chuồng trại tiếp giáp với nó và một cánh cổng nhỏ phía trước có một cái ghế tựa.

Bên trong, nơi này có đồ đạc giản dị, mặc dù nó khá rộng so với tiêu chuẩn của một tu viện. Người dẫn đường của chúng tôi ngồi xuống và bắt đầu đọc vài dòng thơ của Rainer Maria Rilke. Nhà thơ người Đức viết: “Luôn luôn có thế giới, và không bao giờ có Không đâu cả mà không có Không: cái phần tử không tách rời ấy người ta hít thở mà không hề mong muốn và không ngừng biết đến”.

Tiếp theo là thơ của Dickenson:

Trí óc- thì rộng hơn bầu trời

Khi- đặt chúng cạnh nhau

Cái này cái kia sẽ chứa đựng

Dễ dàng - và Bạn - bên cạnh

Sau đó ông đứng dậy và lấy ngẫu nhiên một cuốn sách trên giá, Ông nói: “Tôi thích đọc một điều gì đó trong những tập nhật ký của Cha Lousi mỗi khi đưa mọi người tới đây. Để mang tư tưởng của ông vào trong nhóm của chúng ta. Như vậy chúng ta có thể cảm thấy ông ấy vẫn ở đây”.

Ông mở ra một trang bất kỳ và bắt đầu đọc.

“Chúng tôi đã ăn cá chích và thịt hun khói (cũng không ăn nhiều lắm!), uống rượu vang, đọc thơ, nói về nhau và chủ yếu là làm tình, yêu đương và yêu đương trong vòng năm giờ liền. Dù chúng tôi đã cam đoan với bản thân và đồng ý rằng tình yêu của chúng tôi phải luôn luôn trong sạch cũng như sự hy sinh này là cốt yếu, thế mà cuối cùng, chúng tôi lại thiên về nhục dục. Thế nhưng, thay vì rất sai trái, nó lại có vẻ rõ ràng là đúng đắn. Dù sao thì giờ đây chúng tôi cũng yêu bằng cả con người của chúng tôi và tôi có cái cảm giác trọn vẹn rằng bản thân nàng (ngoại trừ giới tính của nàng) thì hoàn toàn như tôi vậy”.

Đó là một đoạn ngắn trong tập Năm của những tập nhật ký đã được in, có thể là phần gây sốc nhất trong số các suy ngẫm của vị tu sĩ hay cáu kỉnh này. Ở tuổi 51, Merton đã phải tới bệnh viện St. Joseph ở Louisville để phẩu thuật lưng. Trước chuyến đi đến bệnh viện ông đã châm biếm- “Tôi không kỳ vọng nhiều vào sự giúp đỡ của các bác sĩ và những viên thuốc chết tiệt của họ”- và vào buổi sáng trước khi ra đi, ông đã viết, tự động viên mình, “Ta mới chỉ đang bắt đầu được cấm túc trong nỗi cô đơn”. Niềm nối tiếc duy nhất của ông, nếu phải chết, như ông đã viết, là “mất mát những năm tháng cô đơn mà có thể vẫn còn”. Nhưng khi ở bệnh viện, ông đã rất nhanh chóng- sau gần 25 năm rời xa thế giới-phải lòng một y tá thực tập 20 tuổi “rất thân thiện và tận tụy,” người đã chăm sóc cho ông.

Hàng trăm trang nhật ký thấm đẫm cảm xúc mãnh liệt mà ông viết dành cho cô gái khiến người ta cảm thấy đau đớn khi đọc; có vẻ như con người biết quá nhiều về sự tĩnh lặng và về sự thật lại một lần nữa trở trên giường cố gắng giải nghĩa một thứ tình yêu mà ông chưa từng nếm trải kể từ khi ông lập nguyện quyết giữ gìn sự trong sạch. Ông bắt đầu bủa vây cô gái trẻ với thư từ, những lời van nài, thực hiện những cuộc gọi không được phép tới cô ấy từ văn phòng của vị phụ trách thực phẩm trong tu viện trong khi các tu sĩ huynh đệ của ông đang ăn tối. Khi một tu sĩ khác tình cờ nghe được thì ông thú nhận điều đó với vị tu viện trưởng đang giữ hạnh kham nhẫn (“chỉ thú tội về những cuộc gọi mà thôi!”), nhưng ông vẫn không từ bỏ ý hướng ra đi với “M” và sống cùng nàng trên một hòn đảo.

Merton đã viết: “Tôi ngập tràn trong an tịnh (dù rằng Chủ nhật trước, chỉ riêng ý tưởng đó đã đủ giày vò tôi bằng âu sầu và sợ hãi). Một lần nữa tôi đầu hàng một loại trí tuệ tai quái của phụ nữ có trong M. mà theo bản năng, nó tìm ra vết thương ấy. Thay vì cảm thấy không trong sạch, tôi cảm nhận hoàn toàn được gột rửa (đây là những điều chính tôi đã viết trong bản thảo “Bảy lời” dành cho Ned O’Gorman). Tôi cảm thấy rằng bằng một cách nào đó, dục tính của tôi đã được tạo thành thực sự và đàng hoàng trở lại sau nhiều năm bị dồn nén cực độ (vì dù tôi nghĩ rằng tôi đã thực sự kiểm soát nó, điều này chỉ là ảo tưởng).

Vị tu sĩ của chúng tôi, thật đáng nể phục, vẫn tiếp tục đọc cho hết đoạn văn đó mà không hề lưỡng lự hay quyết định rằng vài đoạn văn khác có thể hay hơn. Chỉ một năm trước khi gặp “M”., ngất ngây trong nơi ẩn dật mới của mình, Merton đã viết: “Tôi đã quyết định kết hôn với sự vắng lặng của rừng. Sự ấm áp ngọt ngào trong bóng tối của toàn thể vũ trụ sẽ trở thành vợ của tôi”. Cả điều này nữa, cũng tương tự như thế, dường như đã thay đổi, giống như những bầu trời trong những bức ảnh của Matthieu Ricard. Bạn chẳng vượt qua được những bóng tối bên trong bạn chỉ bằng cách đi khỏi chúng được.

-----o0o-----

Trích: Nghệ Thuật Của Sự Tĩnh Lặng

Tác giả: Pico Iyer

Dịch: Tuấn Mẫn-Tú Oanh

Nhà Xuất Bản Lao Động-2017

Ảnh: nguồn Internet

Bài viết liên quan