NHỮNG CON ĐƯỜNG VÀ NHỮNG CẤP ĐỘ – KHENPO TSULTRIM GYAMTSO RINPOCHE - BÀI CA ĐẸP ĐẼ CỦA MARPA DỊCH GIẢ

NHỮNG CON ĐƯỜNG VÀ NHỮNG CẤP ĐỘ

BÀI CA ĐẸP ĐẼ CỦA MARPA DỊCH GIẢ – KHENPO TSULTRIM GYAMTSO RINPOCHE

-----o0o-----

Câu kệ tiếp theo là về viên ngọc trên vương miện của những con đường và những cấp độ (bhumi, địa).
NHỮNG CON ĐƯỜNG VÀ NHỮNG CẤP ĐỘ – KHENPO TSULTRIM GYAMTSO RINPOCHE - BÀI CA ĐẸP ĐẼ CỦA MARPA DỊCH GIẢ

Câu kệ tiếp theo là về viên ngọc trên vương miện của những con đường và những cấp độ (bhumi, địa). Năm con đường là con đường tích tập, con đường nối kết, con đường thấy, con đường thiền định, và con đường không tu nữa. Là người mới học trên “con đường tích tập”, chúng ta chủ yếu tập trung vào tích tập công đức nhiều, để tạo ra những điều kiện đúng cho sự chứng ngộ trực tiếp tánh Không xảy ra. Con đường thứ hai nối kết chúng ta với sự chứng ngộ trực tiếp của các bậc cao cả, thế nên nó được gọi là “con - đường nối kết”. Trên con đường này, những hành gia chủ yếu tập trung vào thiền định về tánh Không như một trừu tượng, thuộc khái niệm, và như một kết quả, họ dần dần gần hơn sự chứng ngộ trực tiếp tánh Không. Có bốn giai đoạn trên con đường nối kết, gọi là “noãn”, “đảnh”, “nhẫn” và “pháp tối cao”. Và cuối cùng của cái thứ tư, người ta kinh nghiệm sự chứng ngộ trực tiếp “con đường thấy”, “thị kiến sống động tánh Không”. Đây là địa thứ nhất của mười địa Bồ tát. Khi người ta đạt đến con đường thấy, người ta được gọi là một “Bồ tát cao cả” (đại Bồ tát), nữ hay nam. Sự chứng ngộ của những Bồ tát cao cả bấy giờ tăng trưởng dần năng lực khi đi qua chín địa còn lại trên “con đường của thiền định”. Mỗi cấp độ hay địa là một sự quá độ khi những Bồ tát tiến lên càng gần hơn với chứng ngộ hoàn hảo bản tánh chân thực của thực tại. Mỗi quá độ được đánh dấu bằng sự rơi rụng những màn che càng lúc càng vi tế che ám sự chứng ngộ ấy. Khi mọi màn che và mọi khuynh hướng thói quen vi tế khiến sanh ra những màn che này hoàn toàn được tịnh hóa, đây là cấp độ hay địa của Phật quả, gọi là con đường “không tu nữa”. Trong tiếng Tây Tạng, “Phật” được dịch là “sang - gye”, với sang nghĩa là “được thanh tịnh” và gye nghĩa là “trải rộng”. Lý do đằng sau từ này là một màn che của vô minh đã được hoàn toàn tịnh hóa, và sự chứng ngộ tánh Không, bản tánh chân thật của tâm trải rộng cho đến hoàn thiện trọn vẹn.

Mỗi địa có “những dấu hiệu xảy đến khi vượt qua con đường” - những dấu hiệu của chứng ngộ càng lúc càng rực rỡ hơn. Chẳng hạn, trên con đường thấy, những Bồ tát có thể du hành đến một trăm cõi Phật cùng lúc, nhận những giáo lý từ một trăm vị Phật, lưu xuất một trăm hóa thân cho lợi lạc của chúng sanh, và vân vân. Thế nên khi một cấp độ Bồ tát nối kết với những dấu hiệu riêng biệt của con đường, bấy giờ đây là sự làm đẹp đặc biệt, viên ngọc trên vương miện của địa riêng biệt ấy.

-----o0o-----

Trích: “Bài Ca Đẹp Đẽ Của Marpa Dịch Giả”.

Tác giả: Khenpo Tsultrim Gyamtso Rinpoche.

Việt Dịch: Ban Dịch Thuật Thiện Tri Thức.

NXB Thiện Tri Thức – 2021.

Ảnh nguồn: Internet.

Bài viết liên quan