NHỮNG GIÁO LÝ ĐỘC NHẤT CỦA ĐẠI TOÀN THIỆN VỀ NHỮNG KHÁC BIỆT THEN CHỐT - DUDJOM LINGPA - TRÁI TIM CỦA ĐẠI TOÀN THIỆN

NHỮNG GIÁO LÝ ĐỘC NHẤT CỦA ĐẠI TOÀN THIỆN VỀ NHỮNG KHÁC BIỆT THEN CHỐT

DUDJOM LINGPA

TRÁI TIM CỦA ĐẠI TOÀN THIỆN

---o0o---

Sự biểu lộ của nền móng như là không gian tuyệt đối là pháp thân, Samantabhadra. Sự biểu lộ của không gian tuyệt đối của ý thức là đại trí huệ. Sự biểu lộ của bản tánh tối hậu của tâm là con đường tối thượng của tánh giác nguyên sơ. Sự biểu lộ của thức bị điều kiện hóa cháy sáng như năng lực sáng tạo của thức bổn nguyên. Sự biểu lộ của bản tánh tinh túy của...
NHỮNG GIÁO LÝ ĐỘC NHẤT CỦA ĐẠI TOÀN THIỆN VỀ NHỮNG KHÁC BIỆT THEN CHỐT - DUDJOM LINGPA - TRÁI TIM CỦA ĐẠI TOÀN THIỆN

1” Cắt đứt những quan niệm sai lầm bằng Nghe và Nghĩ

Sự biểu lộ của nền móng như là không gian tuyệt đối là pháp thân, Samantabhadra.

Sự biểu lộ của không gian tuyệt đối của ý thức là đại trí huệ.

Sự biểu lộ của bản tánh tối hậu của tâm là con đường tối thượng của tánh giác nguyên sơ.

Sự biểu lộ của thức bị điều kiện hóa cháy sáng như năng lực sáng tạo của thức bổn nguyên.

Sự biểu lộ của bản tánh tinh túy của chúng sanh là chính Phật quả.

Sự tắt mất của những xuất hiện và khuôn khổ tâm bất tịnh là giải thoát đích thực.

Khi sự hiểu thấu đến bản tánh tối hậu, chứng ngộ là chắc chắn.

Có sáu khác biệt được rút ra: giữa (a”) nền móng và pháp thân, (b”) ý thức và trí huệ, (c”) tâm và tánh giác nguyên sơ, (d”) thức bị điều kiện hóa và thức bổn nguyên, (e”) giải thoát và mê lầm, và (f”) hiểu và chứng ngộ.

 

a” Sự khác biệt giữa Nền móng và Pháp thân

Nền móng thì rất vi tế, kèm theo bám chấp vi tế vào cái tôi khó phân tích; và một khi nó đã sanh khởi, nó là vô minh, giống như bóng tối. Nền tảng bổn nguyên của hiện thể thì giống như không gian. Khi chúng hợp nhất với nhau, có một trống không không có chánh niệm, như giấc ngủ sâu hay bất tỉnh. Đây chính là nền móng (a lại da). Bằng cách thiền định khi để cho thức nền móng, nó tạm thời quang minh, yên nghỉ sống động trong bản tánh của cái trống không này, các tập hợp của tư tưởng lang thang dừng lại, khiến một cái trống không rạng rỡ xuất hiện.

Thứ hai, về phần pháp thân, sự biểu lộ của hai loại nền móng (nền móng đích thực và nền móng tạm thời quang minh) như là không gian tuyệt đối, không để cho chúng trượt vào một trạng thái trung tính về đạo đức, là pháp thân, Samantabhadra. Đây không phải là một cái trống không phi vật chất, nhưng bằng cách để nó ở yên không sửa chữa, bạn được tự giải thoát. Nó tự soi sáng bởi đại trí huệ, năng lực sáng tạo của sự tỏa chiếu của nó là vô ngại, và không đi vào thành những đối tượng, nó là pháp thân nhân. Không biến đổi, do sự trong suốt tự nhiên của nó như là không gian tuyệt đối tự đột khởi, không có trung tâm và chu vi, nó tỏa khắp bình đẳng như đại bất nhị, soi sáng những chiều sâu của thức bổn nguyên, thức bổn nguyên này biết (thực tại như nó là) và tri giác (dãy những hiện tượng). Sự biểu lộ này của mọi phẩm tính giác ngộ là pháp thân quả. Pháp thân nhân được dùng như con đường bằng cách biết bản tánh tinh túy của thực tại, trong khi pháp thân quả siêu vượt chúng với quả vĩ đại, khiến chúng tỏa khắp thực tại một cách không giới hạn.

 

b” Sự khác biệt giữa ý thức và trí huệ

Ý thức đột khởi nhờ bóng tối của nền móng che ám sự rạng rỡ và năng lực sáng tạo của trí huệ, và nó là căn bản cho sự hiểu lầm hiện hữu tự biết của mọi xuất hiện và khuôn khổ tâm. Năng lực sáng tạo của nó, hay tâm thức khái niệm, là sự nhận biết mọi hoạt động có học và không có học và bám chấp vào chúng.

Về phần cái sau, sự biểu lộ của không gian tuyệt đối của tâm thức là trí huệ. Về điều này có trí huệ biểu lộ và trí huệ con đường. Cái trước biết và thành tựu thực sự bản tánh của hiện hữu của thực tại tối hậu, hay tánh Như. Cái sau vẫn là thức trong tự tánh của nó, rộng mở và trần trụi, và không thể định nghĩa, không biến đổi bởi trí năng, tâm thức, hay khái niệm. Như thế, bản tánh tinh túy của nó là trống không, bản tánh biểu lộ của nó là quang minh, và lòng bi của nó là tự nhiên giải thoát và vô ngại, không đi vào thành đối tượng. Bằng cách trở nên quen thuộc với nó, những lời và nghĩa trôi ra từ khoảng không này là những biểu lộ sáng tạo của nó. Nếu kiêu ngạo sanh khởi trên căn cứ này và bám chấp xảy ra, trí huệ bị che ám, xoay bạn khỏi con đường. Điều này giống như trên ngưỡng cửa có được sự giàu có lớn lao mà rồi mất nó cho một tên trộm. Thế nên, khi những phẩm tính cao cả không thể nghĩ bàn tuôn ra từ khoảng không gian ấy, biết điểm trọng yếu là để khỏi lạc là quan trọng. Ý thức là cơ sở của tâm, và điểm trọng yếu là không ôm lấy những biến đổi, lấy và bỏ, hay những kinh nghiệm trộn lẫn với khao khát như con đường của bạn. Trí huệ là không làm gì cả. Đây là con đường đích thực, thế nên nó là điều quan trọng nhất để biết.

 

c” Sự khác biệt giữa tâm và tánh giác nguyên sơ

Trước hết, tâm là bản tánh thiết yếu của sanh tử, nguyên nhân của nó là vô minh, những hiện hình như huyễn của nó là những xuất hiện, những diễn đạt sáng tạo của nó là những tư tưởng, và sự phô diễn của nó là những chân lý tương đối. Về phần phân chia của nó, có hai loại tâm: tâm mê lầm và tâm tìm kiếm con đường. Cái thứ nhất là tâm của tất cả chúng sanh, họ lòng vòng trong mê lầm. Cái thứ hai ám chỉ tâm của những người muốn đi vào con đường đích thực và họ lấy tâm làm con đường của mình. Về phần nguyên nhân của nó, bởi vì nó được phát sanh bởi nền tảng của sanh tử, kết quả của nó cũng chỉ giới hạn trong sanh tử, thế nên nó là một chân lý tương đối.

Sự biểu lộ của không gian tuyệt đối của bản tánh tối hậu của tâm bởi tánh giác nguyên sơ là do đại trí huệ làm chủ. Vào lúc ấy, nền tảng của nó là pháp thân, sự tỏa sáng của nó là trí huệ, và những diễn đạt sáng tạo của nó không gì khác hơn là những phô diễn của thức bổn nguyên. Bởi vì ba thân được phát sanh bởi nền tảng thành tựu tự phát, mọi cái thấy và thiền định duy chỉ là những kết quả của toàn giác, thế nên đây là con đường tối thượng đích thực.

Thứ hai, có hai loại tánh giác nguyên sơ: tánh giác nguyên sơ nhân và tánh giác nguyên sơ quả. Cái trước do đại trí huệ rộng mở làm chủ, nó an định và hòa tan một cách tự nhiên không biến chất vào bản tánh tinh túy của thực tại, toàn khắp, không trung tâm và chu vi. Sự tỏa sáng của nó là những phô diễn sáng tạo vô ngại không bị ảnh hưởng bởi những hoàn cảnh khách quan và không trộn lẫn với những đối tượng. Dù những người sơ học có thể nhận ra nó, họ dao động giữa hoàn thành tĩnh lặng và rồi rơi lại vào mê lầm do quên mất. Sự an trụ của họ trong những trạng thái luân phiên này chỉ ra cho thấy sự bám nắm vi tế với trí năng và ý thức nỗ lực. Điều này cho thấy họ chỉ đã đi vào con đường; tuy nhiên, bởi vì họ chưa hoàn thành sự an định và không vững chắc, nó là giai đoạn chỉ nhận biết con đường.

Bằng năng lực tăng trưởng điều này qua sự làm quen, trong trạng thái thức chúng được giải thoát vào khoảng vô tận của bản tánh của hiện hữu, không dao động giữa tĩnh lặng và mê lầm.

Trong trạng thái mộng, ngược lại, đôi khi những người ấy ở dưới ảnh hưởng của tĩnh lặng, trong khi những lúc khác họ lạc mất trong mê lầm. Đây là giai đoạn họ chỉ mới đạt đến con đường, thế nên đây là tánh giác nguyên sơ đạt đến con đường.

Nhờ tăng cường sự làm quen với điều này, tánh giác nguyên sơ không hề mất năng lực của riêng nó trong bất cứ thời gian nào khi trạng thái mộng hay trạng thái thức, và điều này được gọi là tánh giác nguyên sơ mở rộng. Khi mọi lúc và trong mọi tình huống không có sự lạc khỏi đại tịnh quang của tánh giác nguyên sơ_ giống như sự vắng mặt của bóng tối một khi mặt trời đã lên_ tánh giác nguyên sơ đã biểu lộ, nhờ đó mọi cách thức thô và tế của nắm hiểu cái thấy và thiền định tiêu tan ngay tại chỗ, và không có nhiễm ô nào của tâm sanh khởi. Đây là tánh giác nguyên sơ trong đó sự tin chắc đã đạt được.

Sự kiện những phẩm tính cao cả của lãnh vực Như Lai tạng chưa biểu lộ là một dấu hiệu rằng bạn chưa vượt khỏi những che ám của nền móng, thế nên đây là tánh giác nguyên sơ còn là nhân. Tương tự như khi bình minh trước lúc mặt trời lên. Bằng cách thực hành với nhiệt tình không lay chuyển, tánh giác nguyên sơ nhân được đánh thức trong không gian tuyệt đối của đại quả. Đi vào lòng của pháp thân, vô tướng, nó biểu lộ vô hạn như những phô diễn của những thân và mặt của thức bổn nguyên. Tánh giác nguyên sơ quả thì mạnh mẽ hơn, như ánh sáng bình minh không sáng bằng lúc mặt trời đã lên. Trong giai đoạn đầu khi nhận ra được tánh giác nguyên sơ, nhưng bạn chưa vượt khỏi sanh tử dù một sợi tóc, nên nó được xác minh như là nhân.

Nói chung, lý do đây được gọi là quả thừa_ khác với việc bạn đi vào thực hành trong hiện tại những đức hạnh về nhân của thân, ngữ, và tâm với sự giả định bạn sẽ hoàn thành Phật quả trong tương lai_ ở đây bạn lấy chính thực tại tối hậu làm con đường, tự làm quen với nó, và đạt giải thoát ngay chỗ bạn đang ở. Bởi vì không có quả được hoàn thành ngoài cái này, nó được gọi là quả thừa.

 

d” Sự khác biệt giữa thức bị điều kiện hóa và thức bổn nguyên

Thứ nhất, một khi con mắt trí huệ bị che, thức bị điều kiện hóa có tính chất hiểu và tìm những hình thể đột khởi từ nền móng và sinh sôi như những thực thể rời rạc, khởi lên và qua mất, như cái cấu tạo ra sanh tử.

Thứ hai, khi không gian tuyệt đối của thức bị điều kiện hóa biểu lộ, dầu nó có vẻ cháy sáng như năng lực sáng tạo của thức bổn nguyên chưa có trước đó, thật ra điều này chỉ biểu lộ nhờ sự làm quen với sự thấu hiểu rằng nó luôn luôn là tự xuất hiện.

Cuối cùng, khi những bất tịnh của vô minh được xóa sạch trong không gian tuyệt đối và thức bị điều kiện hóa tan vào nền tảng của hiện thể, mọi phương diện đặc biệt của những nền tảng và những con đường cho đến những mặt của thức bổn nguyên và những phẩm tính cao cả của Phật quả đều hiện diện rực rỡ như tự đột khởi và tự sanh khởi, khác với trí năng, tâm thức, và những khái niệm lần lượt sanh ra và qua mất. Đây là thức bổn nguyên tri giác dãy hiện tượng.

                                                                                

Thức bổn nguyên con đường chỉ là dãy vô ngại của những xuất hiện sanh khởi khi nó thoát khỏi những màn che ám của nền móng. Tóm lại, khi thức bổn nguyên chìm vào ánh sáng bên trong của nó, sự tỏa rạng của nó tạo dựng nên những xuất hiện và năng lực sáng tạo của nó tạo dựng thức bị điều kiện hóa.

 

e” Sự khác biệt giữa chúng sanh mê lầm và chư Phật giải thoát

Thứ nhất, chúng sanh mê lầm tri giác thế giới vật lý và những chúng sanh ở đó cùng với mình và những cái khác, và rồi bám chấp vào chúng, lang thang lòng vòng trong sáu cõi.

Thứ hai, bản thân Phật quả là sự biểu lộ của khuôn mặt của chính bạn như bản tánh tinh túy của chúng sanh, Như Lai tạng. Với sự tắt mất của những xuất hiện và khuôn khổ tâm bất tịnh, cùng với các tập khí của chúng, có sự giải thoát đích thực. Bản tánh của nó là tính toàn khắp đồng nhất, thoát khỏi chuyển di và biến đổi, không rơi vào thiên lệch và các cực đoan, trải rộng vô biên như những phô diễn của những thân và mặt của thức bổn nguyên, siêu vượt những đối tượng, không thiết lập như vị thầy và vòng các đệ tử, siêu vượt thân, không có ta người. Bạn phải biết rằng trong bản tánh của đại lạc của không gian tuyệt đối của những hiện tượng, sự hiện thực hóa của ánh sáng bên trong của trí huệ tỏa khắp không rơi vào việc mang lấy những hình tướng. Như Kinh Kim cương cắt đứt (Vajracchedika Sutra) nói:

Những người thấy ta là sắc tướng

và người biết ta như âm thanh

đã đi vào một con đường sai lầm:

những người ấy không thấy được ta.

Chư Phật thấy thực tại tối hậu,

và những người hướng dẫn là pháp thân.

Thực tại tối hậu không phải là một đối tượng của hiểu biết,

thế nên nó không thể được biết với thức bị điều kiện hóa.

f” Sự khác biệt giữa hiểu và chứng

Thứ nhất, hiểu chỉ như tìm tòi theo trí năng nghĩa của tánh Không, hiểu bám chấp vào tánh Không như không có gì, và cái thấy rằng những hành động và những hậu quả của chúng… thậm chí không có hiện hữu tương đối, đó là cái hiểu sai lầm. Cái hiểu đích thực xác định bản tánh của mọi xuất hiện là không có hiện hữu thực, thế nên vô tự tánh thì giống như ảo ảnh và không hiện hữu thực giống như một giấc mộng. Sau khi bạn đã thăm dò hoàn toàn tính không có đối tượng như tầm bao quát của không gian, giai đoạn an trụ tự nhiên vào mọi lúc và mọi hoàn cảnh mà không tạo tác trong bản tánh của không bám chấp cho là thực chỉ là giai đoạn đầu của biển sanh khởi trong dòng tâm của bạn.

Thứ hai, khi cái hiểu đạt đến bản tánh tối hậu, chứng ngộ là chắc chắn. Điều này xảy ra khi mọi hiện tượng nhị nguyên sanh khởi không có bản chất giống như những ảo ảnh mà không bám nắm. Vào mọi lúc và mọi hoàn cảnh, tánh giác nguyên sơ trụ trong lãnh địa của riêng nó và không bị lầm là tâm. Nó không bị sửa đổi bởi trí năng, tâm thức và những khái niệm, cũng như không có bám nắm cho là thật khi bạn nhận biết mộng là mộng, sự vật chất hóa tan biến ngay tại chỗ. Kết quả sau cùng của chứng ngộ và làm quen là sự mở rộng vô hạn vào những phô diễn hoàn hảo trong không gian tuyệt đối của những hiện tượng.

Để tóm tắt ba khác biệt thứ nhất này, khi đại trí huệ biểu lộ mà không rơi vào một trung tính về đạo đức tan rã thành mê lầm, bạn thấy rằng bản tánh tinh túy là pháp thân, sự tỏa sáng của nó là trí huệ, những diễn đạt sáng tạo của nó là những mặt của thức bổn nguyên, và những phô diễn của nó là tối hậu. Khi đại trí huệ bị che ám bởi vô minh, bản tánh tinh túy của nó là nền móng a lại da, sự tỏa sáng của nó là thức mạt na, những diễn đạt sáng tạo của nó là những yếu tố ý thức, và những phô diễn của nó là tương đối.

 

Bài viết liên quan