PHẨM THỨ HAI: ĐỦ DUYÊN NHẬP MẠN-TRÀ-LA CHÂN NGÔN - NHẤT HÀNH THIỀN SƯ THUẬT KÝ - KINH ĐẠI NHẬT THÍCH NGHĨA

PHẨM THỨ HAI: ĐỦ DUYÊN NHẬP MẠN-TRÀ-LA CHÂN NGÔN

Kinh Đại Nhật Thích Nghĩa

Nhất Hành Thiền Sư Thuật Ký

---o0o---

Kinh nói: “Bấy giờ, đức Bạch-già Phạm Tỳ-lô Giá-na ở giữa chúng đại hội, quan sát cùng khắp, rồi phán với Ngài Chấp Kim-cang Bí Mật Chủ rằng: Kim-cang Thủ! Hãy lắng nghe cho kỹ. Nay ta môn hạnh tu hành Mạn-trà-la, đầy đủ các pháp môn của trí Nhất thiết trì trí”.Đại-hội ở đây tức là chúng sanh đáng được độ, thuộc chỗ sở-nhiếp của pháp-giới Mạn-trà-la.Nay Phật muốn nói...
PHẨM THỨ HAI: ĐỦ DUYÊN NHẬP MẠN-TRÀ-LA CHÂN NGÔN - NHẤT HÀNH THIỀN SƯ THUẬT KÝ - KINH ĐẠI NHẬT THÍCH NGHĨA

Kinh nói: “Bấy giờ, đức Bạch-già Phạm Tỳ-lô Giá-na ở giữa chúng đại hội, quan sát cùng khắp, rồi phán với Ngài Chấp Kim-cang Bí Mật Chủ rằng: Kim-cang Thủ! Hãy lắng nghe cho kỹ. Nay ta môn hạnh tu hành Mạn-trà-la, đầy đủ các pháp môn của trí Nhất thiết trì trí”.

Đại-hội ở đây tức là chúng sanh đáng được độ, thuộc chỗ sở-nhiếp của pháp-giới Mạn-trà-la.

Nay Phật muốn nói hạnh thân mật, vì muốn khiến cho chẳng sai đạo cơ, nên ngài dùng Huệ nhãn quan sát cùng khắp: nhờ Huệ nhãn này gia trì cho nên các mầm thiện đời trước, không đâu chẳng mở phát; giống như ruộng tốt đã được rải các hạt giống lành, tức nó có thể đón nhận mưa đúng thời thì rưới nước cho nó.

Việc tu hành này, chữ Phạn gọi là “Na-da”, tức 1 “thừa” (cỗ xe), là “đạo” (con đường); thành Phật, trong thời gian ấy, nơi mỗi mỗi địa pháp nào được dùng như cỗ xe chở đi, con đường nào đã nối theo, thảy đều gọi chung là “Na–da”. Trong Mạn-trà-la, chư vị Thiện tri thức như người tạo xe, sửa đường, và đưa đường dẫn lối, còn chúng sanh theo đó mà đi thì gọi là tu hạnh Mạn-trà-la. Hạnh này, chữ Phạn gọi là “chiết-lợi-da”.

Vả lại, như văn sau nói: “Trước vì đệ tử, chọn sửa đất băng.v.v... ”, nếu luận việc ở ngoài thì do nơi sự việc mà giải thích theo lối đường; Nếu vì phàm phu điên đảo chấp Ngã mà giải thích thì chọn được một tiệm ăn chay giữ giới của chủng tử tâm để sửa trị cho nó đúng đắn (bình chánh) cũng gọi là “sửa đất” (trị địa); cho nên vì Bồ-tát nhất-sanh bổ-xứ (chỉ còn 1 đời nữa là thành Phật) mà chọn trừ cái bợn dơ hết sức vi tế trong tâm Vô minh phụ mẫu cũng gọi là “sửa đất”. Căn cứ theo đó mà nói, ắt trong Văn kinh, mỗi lời nói về nghĩ trị địa sau nầy, phàm có bao nhiêu tầng lớp, thì hãy chiếu theo “10 câu duyên sanh” mà chuyển dần thêm sâu hết thảy chẳng có thể cùng tận vậy.

Ngài Chấp Kim Cang thưa thỉnh Phật; Phật trở lại dùng ấn đó (dùng Huệ nhãn quan-sát cùng khắp) mà ấn cho (gia-trì cho); sau mới diễn nói, cho nên nói là “đầy đủ các pháp môn của Nhất thiết trì trí”. Nếu địa này chẳng đầy đủ, ắt chẳng có thể vì tất cả chúng sanh mà làm việc cứu giúp khắp nơi khiến cho an lạc được.

Kinh nói: “Lúc ấy, đức Thế Tôn Tỳ-lô Giá-na đã thành tựu Pháp giới vô tận theo bổn nguyện xưa. Vì đã độ thoát chúng sanh giới không còn thừa, cho nên tất cả Như Lai cùng đồng tập họp, chư vị theo thứ lớp, dần dần chứng nhập đại bi thai tạng, phát sanh Tam-ma-địa".

Theo bổn hạnh của Như Lai, lúc hành đạo Bồ tát Ngài có lập lời thề nguyền như vậy: “Ta sẽ thành tựu tất cả chư Phật, độ thoát pháp-giới, hết thảy chúng sanh giới, không thừa”.

Nay sở nguyện đã mạn, nhưng còn phải độ chúng sanh chẳng hết, bởi chúng sanh không hết, tức là pháp giới cũng không hết vậy.

Giới có 3 loại là: Pháp giới, tâm giới, chúng sanh giới; chúng sanh giới tức là pháp giới. Lìa tâm giới, không riêng có pháp giới; pháp giới tức là tâm giới. Nên biết: 3 loại ấy, không hai, không riêng. Vì muốn chuyển thích nghĩa của pháp giới, cho nên trên đây nói:

“Chúng sanh giới không thừa". Bởi chúng sanh giới chưa được giải thoát tất cả, tức là pháp giới chưa được thành tựu đầy khắp, cho nên Như Lai siêng tu sự nghiệp, không xá ngừng nghỉ; tức do nhân duyên bổn nguyện này, nên “tất cả Như Lai cùng đồng tập họp”: giống như các loại kiết giới, thuyết giới, vv... thì chư tăng cùng họp lại để cùng ẩn trì việc giữ chung 1 giới, theo 1 kiến giải như nhau. Cho nên chẳng được họp riêng vậy.

Nay sắp nói đầy đủ các pháp môn của trí Nhất-thiết-trí cũng là nhân duyên đại sự của chư Phật, bởi cùng chung 1 bổn thệ, chung một pháp giới, cho nên hết thảy đều tập họp, để cùng nhau dùng thần lực mà gia–trì vậy.

“Theo thứ lớp, dần dần chứng nhập” là:

–Lúc mới bắt đầu Vô-úy (không sợ) thì dùng pháp Quán: chữ của tâm mà tu hạnh Mạn-trà-la.

–Đến bậc Vô-úy thứ hai thì vào trong pháp Quán có tướng mà tu hạnh Mạn-trà-la.

–Đến Vô-úy bậc 3 thì vào trong tâm “chỉ có Uẩn Vô-ngã” mà tu hạnh Mạn-trà-la.

–Đến Vô-úy bậc 4, thì vào “tâm duyên pháp”, tu hạnh Mạn-trà-la.

–Đến Vô-úy bậc 5, thì vbào “tâm Vô duyên” tu hạnh Mạn-trà-la.

–Đến Vô-úy bậc 6, thì vào “tâm bình đẳng” tu hạnh Mạn-trà-la.

Từ địa ly cấu (lìa dơ) trở đi, mỗi nơi tự địa, đều quán trong tâm; cho nên việc tu hạnh thành 16 tầng lớp, sâu cạn chẳng đồng nhau.

Trong mỗi một hạnh vị đều có chủng tử tâm Bồ đề, có nhân duyên làm tăng trưởng thai tạng đại bi, có huệ phương tiện, quả nghiệp thọ dụng, như trước đã nói: từ mỗi một môn đều lưu xuất các loại môn.v.v.., trong đó từ Nhân hướng về Quả, ắt phương tiện “tam mật" xoay chuyển chẳng đồng, nhưng xét đến cuối cùng thì tới biển lớn tâm vương mới là một vị, không có riêng khác.

Nay, bổn hạnh của chư Phật 10 phương. Lúc hành đạo Bồ tát, mỗi vị đều dùng một pháp môn làm xe đưa đến địa Nhất thiết trí, bởi sắp nói các hạnh phổ môn, nên phát khởi nhân duyên đồng cùng chung nhập tam-muội “đại–bi thai tạng” này. Từ chỗ tu hành ban đầu, theo thứ lớp dần dần chứng nhập, mỗi mỗi đều quán xét; như Bồ tát lúc tu thiền, nơi 9 cấp định, xuất nhập thuận nghịch, vui chơi hăng nhanh không có điều gì chẳng được tự tại; đó là chỉ Như Lai lần hồi chứng nhập thai tạng đại-bi; phát sanh tam-ma-địa lại cũng như vậy; hoặc quán pháp giới vô tận, lấy tất cả tâm làm một tâm, lấy tất cả các môn làm một môn; hoặc quán chúng sanh giới không thừa, lấy một tâm làm tất cả tâm, lấy tất cả các môn làm một môn; nếu dùng hết 16 lớp huyền nghĩa này, tức ngang dọc thống-nhiếp 12 bộ kinh. Ắt xoay chuyển không cùng tận vậy.

Kinh nói: "Tất cả chi phần của đức Thế Tôn đều xuất hiện nơi thân Như lai".

Trước đây, lúc hiện tạng trang nghiêm thì mỗi mỗi thân phổ-môn đều cùng khắp 10 phương tùy duyên ứng vật. Nay muốn nói viên-vị Man-trà-la cho nên trở lại thu gọn thân Phật thành thể thượng, trung, hạ, theo bộ loại mà chia ra:

Từ rún trở xuống thì hiện sanh thân Thích-ca, đồng với nhơn pháp, và 6 thứ của 3 thừa với đủ loại hình, sắc tượng uy nghi, ngôn âm đàm tọa mỗi mỗi sai khác: cùng các quyến thuộc của họ xoay chuyển chẳng đồng: cùng khắp 8 phương như bổn vị của Mạn-trà-la thứ lớp mà trụ.

Từ rún trở lên đến cổ họng thì xuất hiện vô lượng chư Bồ tát thập trụ, tất cả đều trì thân tam mật, với vô lượng quyến thuộc, cùng khắp 8 phương như bổn vị của Mạn-trà-la theo thứ lớp mà trụ. Tuy nhiên, trong 2 phần trên đây, lại tự phân thành 2 lớp: từ tim trở xuống là chư vị đại quyến thuộc của 10 cõi Phật bằng số bụi nhỏ, trì vạn hạnh đại bi; từ tim trở lên là chư vị nội quyến thuộc, có tên chung là “chúng đại-lâm” của 10 cõi Phật bằng số bụi nhỏ, trì kim-cang mật huệ.

Từ cổ họng trở lên đến tướng đỉnh Như-lai thì xuất hiện 4 Trí, 4 quả đức tam-muội của thân Phật; tức 8 thân này, nơi tất cả các thế-giới có đồ chúng, quốc độ; danh hiệu, thân nghiệp, các sự thọ dụng đều chẳng đồng nhau; cũng nơi 8 phương như bổn vị Mạn-trà-la, theo thứ lớp mà trụ.

Kinh nói: “Bởi từ lúc mới phát tâm cho đến thập địa, thảy đều vì chúng sanh, cho nên cùng khắp 10 phương trở lại hoàn về bản vị thân Phật; trụ trong bản vị rồi lại hoàn nhập”.

Lúc mới phát tâm tịnh Bồ đề, thấy Mạn-trà-la này đã cùng-khắp pháp giới thăng lên đệ nhị trụ; lại thêm rộng thêm sâu, qua 10 lần chuyển làm cho mở sáng thêm, đến sau địa thứ 11 rồi mới thấy tròn khắp; an bố phần−vị như thế xong, tức đều đến khắp 10 phương tự nơi pháp-giới-môn làm sự nghiệp chân ngôn thì hiện tiến tu, theo thứ lớp truyền dạy cho chúng sanh; các tướng ấy hiện ra trước mặt rõ ràng không ngại. Các điều sẽ nói ở văn sau chỉ là mở cái tâm ấy ra, lập thành danh tự để lưu thông mà thôi.

Nay phổ hiện thân tùy loại nà nói tất cả đều hiện thân Như Lai, tức làm sáng tỏ dấu vết xưa chỉ là sự gia-trì bất nhị chẳng nghĩ bàn, há muốn khiến làm nên các loại hình cho một pháp-giới độc nhất sao? Lúc hành giả hiểu rõ như vậy thì quán đức Tỳ-lô-giá-na và các quỷ, súc sanh.v.v... với tâm bình đẳng, không có tưởng hơn thua, bèn từ một môn mà nhập, đều thấy tâm-vương; bởi vậy, khi làm việc Phật sự xong, trở lại nhập vào bản-vị thân Phật. “Trụ trong bản-vị rồi lại hoàn nhập” là ý muốn nói rõ: tất cả các phương tiện cuối cùng đều đồng qui vậy.

Văn: “Bấy giờ, đức Bà-già-phạm lại phán với ngài Chấp-kim-cang Bí Mật Chủ rằng: Kim-cang-thủ! Hãy nghe cho kỹ. Vị Mạn-trà-la ban đầu là A-xà-lê”.

Nghĩa: Từ đây về sau, đến hết phần Quán đảnh thì mới trọn lời dạy.

Ngài Kim-cang thủ hỏi rằng: Người thiện nam, thiện nữ được bao nhiêu phước đức nhóm họp lại, mà có vị bạch Phật, nói là: từ nay về sau con phải cúng dường người thiện nam tử, kẻ thiện nữ nhơn đó? – Ấy là vì người thiện nữ đó đồng được thấy đức Phật Thế Tôn. Điều này chứng tỏ rằng; chúng nhập Mạn-trà-la có nhiều chi-phần. Lại, từ Đạo–lực minh-phi đến cuối phẩm thứ hai, nói rõ trong việc noi theo đàn mà hành sự, có các chân-ngôn trọng-yếu; trong các chi-phần ấy, thì trước hết là phải biết rõ chi phần A-xà-lê. Sở dĩ như vậy là vì: Phật nói kinh này thiết yếu là phải do bậc Thầy truyền dạy cho, chứ không được tự ý tu hành. Nếu không có minh-sư ắt không nơi nương gởi vậy.

Về bậc A-xà-lê thì có 2 loại nghĩa là: can lược và sâu xa. Nếu xét thấy người trước chưa có cơ thâm giải, ắt thuận theo lối thường, trùy văn mà giải thích. Nếu đã thành tựu trí huệ lợi căn ắt diễn giảng thông suốt, sâu xa, chỉ dạy những điều thân mật, trở lại dùng cả 2 phần sâu, cạn, mà giải thích nghĩa A-xà-lê.

Nếu đối với các loại chi phần của Mạn-trà-la nầy, và tất cả chư Tôn, Chân–ngôn, thủ ẩn, quán hạnh, tất-địa, thảy đều thông đạt, được truyền giáo Quán đảnh thì gọi là A-xà-lê. Nếu độ được 8 tâm thuận nghịch, chứng được tịch-nhiên giới thì gọi là A-xà-lê. Nếu Tâm vương đã tự tại, biết tự tâm vốn chẳng sanh thì gọi là A-xà-lê. Nếu sanh tâm hoàn toàn vô tự-tánh, được nhập Mạn-trà-la hải hội như trên thì gọi là A-xà-lê. Từ đó, có được 10 tầng thâm hạnh, cho đến đối với việc giải tam-mật trong người, được làm vị thượng-thủ như Kim-cang-tát-đỏa thì gọi là A-xà-lê. Lại nữa, đức Tỳ-lô Giá-na cũng gọi là A-xà-lê, cho nên lúc làm sự nghiệp tối sơ của bậc A-xà-lê là phải nên quán chiếu tự-thân tức đồng với Ngài Kim-cang-tát-đỏa Tỳ-lô Giá-na dùng mật−ấn Thân, Ngữ, ý, mà làm việc gia–trì, mới gọi là “thiện-trụ Sư−vị” (giỏi đứng ở cương vị bậc thầy). Nếu chẳng như thế thì không thể thành tựu được gì. Các thâm hạnh còn lại, có thể dùng các ý trên mà hiểu. Sau đây sẽ nói rõ các đức của bậc A-xà-lê.

Văn: “Nên phát tâm Bồ đề”.

Nghĩa: Phát tâm Bồ đề là sanh quyết định thể nguyện một hướng chí cầu Nhất-thiết trì trí, tất nhiên sẽ phổ độ pháp giới chúng sanh. Tâm này giống như lá cờ dẫn đầu cho chúng đi đường, giống như chủng tử căn bản cho muôn đức. Nếu chẳng phát tâm ấy thì cũng như gởi gá chủng thức Ca-la-la, ắt thai tạng đại-bi chẳng do đâu mà được nuôi dưỡng; tự nó chẳng có thể dựng lập căn lành, huống là được làm bậc Thầy của người sao?

Nên lấy điểm quan trọng ở mỗi mỗi địa để giải thích chỗ sâu kín, cho đến cái tên của đức Tỳ-lô Giá-na ban đầu gọi là “pháp giới vô tận” để phát tâm rốt ráo.

Văn: “Diệu huệ từ-bi”.

Nghĩa: “Diệu-huệ” là Bát-nhã. Bát-nhã có 2 loại:

- Một là Bát-nhã hòa-hiệp với 6 ba-la-mật.

- Hai là Bát-nhã thật tướng.

Diệu-huệ ở đây có ý nói về loại bát-nhã thứ nhất: nó giống như gió đúng lúc, có thể làm cho tâm ca-la-la tuân giữ nghề lành, khiến cho trăm thể đều thành tựu. Do có Huệ ấy, hành-giả ắt có thể khéo biết đường thông lối bít, phán quyết phải trái; đối với tất cả các sự-nghiệp trong Mạn-trà-la, có thể hành động hiệp với khuôn phép; tâm không bị ngưng trệ vì nghi ngờ; cho đến có thể làm bậc A-xà-lê, nói được những điều thiếu yếu. Nếu đồng với trí-nghiệp tròn đầy của đức Tỳ-lô Giá-na thì gọi là “thâm hạnh A-xà-lê” vậy.

 “Từ-bi” là lòng thương xót suốt đến cốt tủy, có làm việc gì cũng đều vì muốn xây dựng cho chúng sanh mà làm; nhất định thành–tựu được cái vui sướng cho pháp-giới vô tận, độ thoát được cái đau khổ cho chúng sanh giới không còn thừa, không có tâm nầy, ắt như thai-tạng chẳng thành. Lại trong yên ổn, có chỗ được nuôi dưỡng thắm thiết, cho đến như đức Tỳ-lô Giá-na dùng bổn nguyện mà trụ trong sự gia–trì thế-giới, phổ hiện Bi sanh Mạn-trà-la, thì gọi là “thâm mật A-xà-lê”.

Văn: “Kiêm họp các nghề”.

Nghĩa: Đây là tinh khéo các nghề nghiệp và nghệ thuật của thế gian như: thanh–luận, nhân–luận, 18 minh xứ, 64 khả năng toán số, cho thuốc trị bệnh, xem tướng, các loại công xảo vậy. Nhân vì các điều trọng yếu trong Mạn-trà-la đều chẳng bắt chước người ta mà làm, thứ nữa công cuộc thi vì phải không có lỗi thiếu sót, sau đó mới kham nhận làm bậc A-xà-lê. Lại nữa, trong các việc làm như thế, mà cuối cùng, đối với thực–tướng gọi là “tinh khéo các nghề”. Lại nữa, đối với tất cả các môn tam-muội trong trì, các độ đạo phẩm, 4 biện tài, 4 nhiếp pháp, các lực, vô-úy.v.v.. đều được thiện xảo, ắt có thể tùy ý tạo tác Mạn-trà-la bí mật, thì mới gọi là “tinh khéo các nghề”.

Văn: “Thiện xảo tu hành Bát-nhã ba-la-mật”.

Nghĩa: Đây là sâu tu quan-sát 10 câu duyên sanh. thấy Trung-đạo rất sâu, chiếu soi cái Không bất-khả-đắc, như trong Ma-ha Bát-nhã rộng nói như thế. Nếu hành giả, nơi văn tự và trong sự quan Tâm, khéo được thông–đạt, lìa sự đắm thấy, thì mới nên vì Người mà làm bậc A-xà-lê của thế gian.

Lại nữa, kiếp ban đầu, trí huệ giống như chung đi với Nhị thừa, chẳng phải là Bát-nhã rất sâu .

Qua kiếp thứ hai, trí-huệ còn chung nghe với Nhị thừa, cũng chẳng phải là Bát nhã rất sâu.

Đến kiếp thứ ba, tâm bình đẳng với hư-không, trí huệ vô biên; tất cả nhị thừa chẳng có thể nghĩ bàn, mới gọi là Bát-nhã rất sâu, có thể làm hạnh bí mật A-xà-lê vậy. Bởi trong bí mật, lại lần hồi chuyển sâu thêm, cho đến Phật vị 10 địa mà nói Bát-nhã, ắt 9 địa chẳng phải là cảnh giới của họ, chỉ có đức Đại Tỳ-lô Giá-na mới được gọi là bậc A-xà-lê cứu cánh vậy.

Văn: “Thông–đạt 3 thừa”.

Nghĩa: Thông đạt 3 thừa là đối với 3 tạng kinh giáo của Đại, Tiểu thừa, đều giỏi biết văn nghĩa, có thể vặn hỏi, có thể trả lời, được rành rồi trong tam học, nhiếp trừ các đệ tử tà, ác, cho đến có thể làm bậc A-xà-lê. Nếu chẳng như vậy, hoặc bị bậc thầy của tha–luận nghĩa-sự chiết-phục, ắt đối với việc truyền pháp sẽ không có sức, khiến cho người khác chẳng tin.

Lại, tôn chỉ của kinh này là tóm hợp tất cả Phật giáo, như nói: chỉ có Uẩn Vô–ngã, tâm Xuất–thế gian trụ trong Uẩn, tức nhiếp các bộ của 3 tạng Tiểu thừa; - như nói: quán Uẩn A-lại-da biết tự tâm vốn chẳng sanh, tức nhiệp các kinh nói về 8 thức và nghĩa của 3 Vô-tánh; - như nói: tâm hoàn toàn không có tự–tánh, 10 câu duyên sanh, ắt nhiếp Hoa-nghiêm, Bát-nhã; các loại cảnh-giới chẳng nghĩ bàn đều nhập vào trong đó; - như nói: biết tự-tâm như thật, gọi là nhất-thiết chủng trí, ắt Phật tánh của Nhất thừa, Bí-tạng của Như-lai, đều nhập vào trong đó, đối với Thánh–ngôn không có gì mà chẳng tóm được tinh yếu. Nếu có thể trì tâm–ân ấy, được rộng mở tất cả các pháp-môn thì gọi là “thông đạt 3 thừa” vậy.

Lại nữa, môn Chân–ngôn, thừa 3 mật−ấn, đến 3 địa bình–đẳng của Phật, gọi là “thông đạt 3 thừa” số lớp cạn sâu, như trước đã nói.

Văn: “Khéo giải thật nghĩa của Chân ngôn”.

Nghĩa: như môn Chân-ngôn có các loại chân ngôn, các loại thân–ấn, các loại bổn tôn, cho đến đủ duyên cúng vật. Mỗi mỗi chi phần, tiếng chữ, hình sắc: các tướng chẳng đồng theo sự mà phân biệt, biết tánh loại của chúng, biết xử dụng pháp làm lặng tai nạn như thế, xử dụng pháp tăng ích như thế, xử dụng pháp hàng phục như thế, như Trì–minh tạng, Tô-tất-địa.v.v... rộng phân biệt mà nói, vậy là thông đạt-thật-nghĩa của Chân-ngôn. Sở dĩ như vậy là bởi mỗi một Chân–ngôn đều là lời nói rất vi diệu của Như Lai, như trong Chân-ngôn có các chữ CHẤT, ĐA; giải nghĩa cạn chỉ gọi là TÂM, nếu giải-thích nghĩa sâu kín thì chữ CHẤT là chữ GIÀ, mang âm thanh tam-muội. GIÀ có nghĩa là không dời đổi; không dời đổi tức là Phật tánh; Phật-tánh cũng gọi là Bát-nhã ba-la-mật, cũng gọi là “Thủ-lăng-nghiêm tam-muội”, bởi vậy. Định Huệ đều đầy đủ. Chữ ĐA là tất cả các pháp đều NHƯ NHƯ giải thoát, nghĩa bất-khả-đắc. Nếu nói TÂM như thế, mới gọi là “lời nói rất vi-diệu”.

Lại nữa, như Thân–ấn thì tay trái là nghĩa tam muội; tay phải là nghĩa bát-nhã; 10 ngón tay là nghĩa đầy đủ 10 ba-la-mật, cũng là nghĩa thí dụ 5 bánh xe của Nhất–thiết–trí. Như hình bổn-tôn thì nữ là Thiền định, nam là Trí-huệ; sắc vàng là thân kim-cang, sắc trắng là đại–bi; sắc đỏ là đại–huệ; sắc xanh là đại không; sắc đen là đại lực; cho đến trong tất cả các duyên đều có nghĩa thực tế bậc nhất, há có thể theo như lời văn mà giải được sao? Nếu thông-đạt thật nghĩa như thế mới nên làm rút gọn được 3 kiếp, 10 địa, để nói rõ thâm hạnh.

---o0o---

Trích: Kinh Đại Nhật Thích Nghĩa

Nhất Hành Thiền Sư Thuật Ký

Dịch giả: Như Pháp Quân

Ảnh: nguồn Internet

Trang: 97-103

Bài viết liên quan