PHI-THỰC CHẤT - ÁNH SÁNG GIÁC NGỘ – EVELYN DE SMEDT

Quang minh, ánh sáng tâm linh, nguyên thủy là phi-thực chất, phi-hiện hữu. Vì vậy, dầu nhiều vị Phật chứng ngộ được ánh sáng ấy ở trần gian, họ không thuộc cõi trần gian. Ở niết-bàn nhưng họ cũng không ở niết-bàn.
PHI-THỰC CHẤT - ÁNH SÁNG GIÁC NGỘ – EVELYN DE SMEDT

PHI-THỰC CHẤT

ÁNH SÁNG GIÁC NGỘ – EVELYN DE SMEDT

-------o0o-------

Quang minh, ánh sáng tâm linh, nguyên thủy là phi-thực chất, phi-hiện hữu. Vì vậy, dầu nhiều vị Phật chứng ngộ được ánh sáng ấy ở trần gian, họ không thuộc cõi trần gian. Ở niết-bàn nhưng họ cũng không ở niết-bàn.

[Theo Thiền sư Đạo Nguyên, “chư Phật” chỉ Phật Thích Ca cùng các Phật trong quá khứ hoặc tương lai, kể cả các vị đã giác ngộ. (Chú thích của người dịch)]

Komyo nguyên thủy là phi-thực chất, phi-hiện hữu, là ku, không, trông rộng.

Ku, sunyata, không, trống rỗng, không có nghĩa là hư vô, trái lại, đó là không gian, toàn bộ vũ trụ, cái bao hàm mọi vật và không gạt bỏ bất cứ thứ gì. Tánh thể của tất cả mọi hình tướng được chứa đựng trong tánh không, cũng như hạt giống chứa các bộ phận khác nhau sẽ tạo thành đóa hoa. Mọi sinh thể và mọi sự vật đều từ không mà tới và trở về đó. Sự sống sinh ra từ không và phải trở về đó. Không là bản thể thật của vũ trụ.

Đó là cái vòng vô tận, bầu trời rộng lớn vô nhiễm, tồn sinh tuyệt đối, tánh thế duy nhất và bất khả tư nghì.

Trong Bát nhã tâm kinh có nói:

Sắc chẳng khác không, Shiki fui ku

Không chẳng khác sắc, Ku fu i shiki

Sắc tức thị không, Shiki soku xe ku

Không tức thị sắc, Ku soku ze shiki.

Bốn câu đó tạo thành cột trụ trung tâm của bài kinh và là nguồn gốc của toàn bộ Phật giáo.

“Ta không ngừng nhắc lại: Bản thân sắc là không và ngược lại, Shiki soku xe ku, ku soku ze shiki, Thí dụ, mùa hè, cây dẻ xanh tươi, lá che phủ cành nhưng rồi mùa thu tới, màu sắc thay đổi, lá rụng, mùa đông làm cây dẻ trơ trụi, lá biến mất, trở thành không. Và chuyện đó kéo dài tới mùa xuân khi chồi mới lại xuất hiện, cây xanh lại: không trở thành sắc. Giống như vậy, nhan sắc của một phụ nữ đẹp không kéo dài. Cô ta tàn tạ và quay lại quan tài.”

Mọi thứ thay đổi: Vô thường, Mujo.

Mọi sinh tồn và toàn bộ vật chất đều vô thường.

Ở mỗi điểm trong không gian, giữa trời và đất, trong tất cả những gì tồn tại, không có gì thoát khỏi sự thay đổi và cái chết. Người ta sinh ra, lớn lên, già đi và chết, đó là điều không tránh được.

Trong cuộc đời thường, người ta thường quên tính vô thường của vạn vật và người ta tham luyên đồ đạc, ý tưởng, ý kiến, bản thân.

Qua trạng thái bất động của thân thể và hơi thở ra sâu, nếu không tư lự về các từ niệm của mình, ngườ ta có thể cảm nhận tốt hơn sự thay đổi và sự tương thuộc của mọi vật. Hoàn toàn an nhiên, trong thanh tinh tĩnh lặng, ý thức của chúng ta tự nhiên đi theo trật tự vũ trụ và chuyển động của tự nhiên. Đó là ý thức giác ngộ.

Giác ngộ trước ý thức vũ trụ, trước trí tuệ, là yêu chỉ của Thiên, sự chú tâm của Phật, là chánh định, niết-bàn sống.

Bao la. Vô hạn. Đó là tiếp xúc với hiện thực vô hạn và vĩnh cửu của bản thể chúng ta. Và nếu ta đạt tới chỗ quên mình với tư cách là người, tính đại đồng đó tự nó phát lộ.

Tất cả mọi sinh tồn của sắc tướng giống ngôi sao bằng, như giấc mộng, như bóng ma, như bọt nước trên sống, như cái bóng, như giọt sương mai trên ngọn cỏ hay một tia chớp trên trời. Đối với sắc giới, chỉ thực tại của biến dịch không ngừng là hiện hữu.

Tất cả tế bào của thân và tâm chúng ta đều thay đổi. Tư tưởng của chúng ta chuyển động như nước của dòng sông. Mọi thứ không ngừng thay đổi.

Từ ku, không, mọi hiện tượng sinh ra, rồi chúng trở về ku. Do đó, cần phải xem xét cả hai mặt của một hiện tượng. Cũng vậy, hư không bao hàm vô hạn. Cái trống không là toàn thể và, ngược lại, mọi thứ là trống rỗng.

Mỗi sự vật, toàn thể sinh tồn, toàn bộ thân tâm của chúng ta, và toàn bộ vật chất được cấu tạo bằng tính tương thuộc và sự cộng tác của nhiều yếu tố. Nhưng | không thứ gì có bản chất riêng. Tất cả không ngừng thay đổi, toàn bộ sinh tồn đều không bản chất, vô thường và chỉ hiện hữu bằng sự tương thuộc,

Nhân duyên, Engi, luật nhân quả, tương thu nền tảng kiến tạo và tổ chức của vũ trụ.

Long Thọ Bồ Tát, tổ sư thứ mười bốn người Ấn, nói: “Tương tác là luật phát lộ của uy lực vũ trụ cơ bản. Nói cách khác, tiềm lực của vũ trụ, khi phát lộ, sẽ phân tán và thể hiện năng lực vũ trụ. Năng lực này được chia thành phần nhỏ và được sắp xếp theo một trật tự do luật tương thuộc chi phối. Duy có luật này làm cho năng lực có diện mục của sắc giới.”

Nếu ta tự xem xét như một thực thể tự trị, có ý chí riêng, ta chỉ có thể đi từ sai lầm này tới sai lầm khác, va chạm với vũ trụ xung quanh ta. Thân và tâm không có thực chất. Thực chất của chúng là một dạng tiềm tàng của hiện hữu nhất thời. Vì vậy hiện hữu là bất khả đắc, fu ka toku,.

Không có gì để tìm kiếm trong cảnh giới giác ngộ, không có người cũng không có Phật. Hẳng hà sa số vũ trụ giống như những bóng nước trong đại dương. Tất cả Thánh hiến và Tổ sư giống như những ánh chớp trong bầu trời.”

“Liễu liễu kiến vô nhất vật,

Diệc vô nhân, diệc vô Phật,

Đại thiên sa giới hải trung âu,

Nhất thiết thánh hiện như điện phất.”

(“Suốt suốt thấy không một vật,

Cũng không người, cũng không Phật,

Thế giới ba ngàn bọt nước xao,

Mỗi mỗi thánh hiền như điện phất.”

Chứng Đạo Ca – Huyền Giác, Trúc Thiên dịch.)

“Học đạo Phật là soi rọi chính mình. Soi rọi chính mình là quên chính mình. Quên chính mình là buông bỏ thân tâm và gột bỏ cái ngã của mình nơi người khác. Gột bỏ cái ngã của mình nơi người khác là được chứng minh bởi tất cả mọi sinh tồn trong vũ trụ.”

Học đạo của Phật là hiểu cái ngã, tính cá biệt của mình. Nhưng cái tôi là gì? Chúng ta lệ thuộc tất cả những gì vây quanh chúng ta, mặt đất chúng ta sống trên đó, vùng khí hậu nơi chúng ta ở, “gien”của ông cha chúng ta, sự giáo dục của chúng ta, ảnh hưởng của người khác... Cái ngã, tính cá biệt tồn tại nhưng không có bản chất riêng cho nó. Không có gì thực chất là tôi. Đặc tính của chúng ta là ảnh hưởng của di truyền, của tất cả những gì vây quanh chúng ta và của nghiệp chúng ta.

Chúng ta chỉ là những tập hợp của nghiệp tùy theo tổ tiên, môi trường của chúng ta và những hành động của thân, khẩu và ý của chúng ta. Nếu hiểu được điều đó, người ta hiểu cái ngã.

Cái ngã hiện hữu nhưng nó chỉ là nghiệp và có tính tương tùy..

Nó không có bản chất riêng. Vô ngã, Muga,.

Nếu ta quan sát một người, ta nhận thấy hắn ta gồm có da, thịt, máu, vật chất và hoạt động theo ngũ uẩn, tiếng Phạn là skandha, tiếng Hán Nhật vẫn là Go Un.

Tất cả những hiện tượng thể chất và tinh thần của một cá nhân đều có nguồn gốc từ ngũ uẩn. Và năm tập hợp đó là sự phẫu tích cái mà người ta tin là ngã.

Uẩn thứ nhất là hình tướng, vật chất, Sắc, Shiki, thịt, da, tủy.

Uẩn thứ nhì là cảm giác, Thọ, ju, con người tiếp nhận qua các cơ quan thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác.

Uẩn thứ ba là tưởng, so, là sự kết hợp giữa vật chất và cảm giác, làm phát sinh các quan niệm tinh thần, nó gây nên hành, gyo, hành động của thân và tâm, gần thứ tư.

Cũng thế, xuất hiện ý thức của tâm, i shiki, thức, uần thứ năm.

Năm uẩn này vận hành hoàn toàn phụ thuộc lẫn nhau, và tạo thành cuộc sống của thân và tâm của tất cả chúng sinh. Chúng tạo thành cái ngã, tính cá biệt và mọi mặt của pháp giới. Và do sự kết hợp của các yếu tố khác nhau đó mà ta có ảo tưởng về một cái ngã tự chủ. Con người không hề có bản chất riêng cho mình.

Mọi sinh tồn đều có thể quan sát được dưới của ý thức chúng ta, nhưng không có bản chất riêng cho chúng. Không có thực tướng, Arche, theo tiếng Hy Lạp.

Không có gì tự thân hiện hữu. Tất cả là kết quả của sự tương thuộc và vô thường. Đối với sự pháp giới, chỉ hiện hữu duy nhất thực tại của sự biến thiên vĩnh cửu. Mọi sinh tồn là vô thường, biến thiên, và chỉ hiện hữu bởi sự tương thuộc với những gì ở xung quanh chúng.

Đó là cái ngã, không có bản chất. Nó không phải là một thực thể, nó không tự chủ. Nó chỉ là sự thực tại hóa nhất thời một tập hợp những nguyên nhân phụ thuộc lẫn nhau, tạo thành một mớ chằng chịt sự pháp, bản thân nó được biểu hiện bằng lực vũ trụ cơ bản.

Dưới mắt của ý thức chúng ta, các sinh tồn có thể quan sát được, nhưng ở cấp độ vũ trụ chúng không có bản chất riêng, chúng là ku, hiện hữu không thực tướng, là hư không.

Toàn bộ sinh tồn chỉ hiện hữu bằng phối hợp và trong quan hệ tương thuộc. Và nếu chúng ta nhận thức rằng không có thực tướng và bản chất riêng cho cái ngã, chúng ta được liên kết trực tiếp với mọi sinh tồn và toàn bộ vũ trụ.

Như thế, không còn tôi và người khác bị phân cách nữa, mà hoàn toàn phụ thuộc lẫn nhau, đó là buông xả cái ngã.

Chỉ có cái ngã chấp mới muốn gán cho các hiện tượng một bản chất riêng. Và những người theo chủ nghĩa cá nhân quá nặng thường quên sự tương thuộc của mỗi người, mỗi vật trong vũ trụ.

Vô thường, Mujo, Vô ngã Muga, Nhân duyên, Engi, Không, Ku, Sắc, Shiki: là cơ sở của toàn bộ sự vận hành của vũ trụ.

Sắc tức thị không, Shiki soku ze ku. Không tức thị sắc, Ku soku ze shiki.

Đó là một chuyển động khứ hồi liên tục. Chuyển động này không diễn ra nếu không có chuyển động kia. Chuyển động không ngừng đi từ cực này tới cực kia. Cũng vậy, âm hàm ẩn dương và trở thành dương khi đến lúc. Cũng theo cùng cách đó, âm tự triệt tiêu bằng cách bật ra dương.

Quá trình tương tự cũng diễn ra với mọi sắc tướng và hiện tượng của thế giới hữu hình. Sự sống xuất hiện từ cái chết. Sinh nhất thiết dẫn tới tử. Mọi thứ đều có khả năng trở thành cái đối nghịch.

Thiên Lợi Hưu, Sen Rikyu, người sáng lập nghi thức trà đạo, một hôm nhận được những đóa hoa rất đẹp. Một nhà sư trẻ phải đem vào cho ông. Nhà sư trượt chân và làm rơi hoa ngay trước phòng uống trà. Các cánh hoa rơi rụng cả, chỉ còn trơ lại cành trần trụi. Nhà sư bối rối, xin lỗi. Thiên Lợi Hưu liền đặt một chiếc bình trống trong phòng riêng (tokonoma) và cắm cành không vào. Rồi ông bày các cánh hoa xung quanh chiếc bình trên tấm nệm rơm. Trông rất tự nhiên, đơn giản và đẹp.

Thiên Lợi Hưu nói với nhà sư trẻ: “Khi con đem các đóa hoa này tới, chúng là sắc, shiki. Sắc tức thị sắc Shiki soku ze shiki. Khi rơi rụng, chúng trở thành không, ku, không còn hoa nữa: sắc tức thị không, shiki soku xe ku.

“Vạn pháp vốn không. Không có gì cả, căn phòng vì thể trở nên rất đẹp, đẹp hơn khi người ta sắp đầy đủ trang trí. Không tức thị sắc, Ku soku ze shiki. Sắc xuất hiện từ không.”

Chính vì thế, khi tìm cái chết chính trong ta, ở đây và bây giờ, ta có thể tìm thấy sự sống đích thực và tự do tối thượng. Vì nếu ta buông bỏ tất cả, thì không còn gì mất hay được nữa.

Và một khi tâm thoát khỏi mọi luyến chấp với cảm giác, tình cảm, tư tưởng, ý kiến, ham muốn, ý muốn, ta có thể tiếp nhận cả vũ trụ.

Mọi sinh tồn, mọi ảo tưởng đều dẫn tới không. Và thật ra, không có ảo tưởng, không có mất ảo tưởng, không có bóng tối, không có ánh sáng.

“Ánh sáng hiện hữu trong bóng tối. Đừng nhìn bằng nhãn kiến tối tăm. Bóng tối hiện hữu trong ánh sáng. Đừng nhìn bằng nhãn kiến sáng lòa'.” (Thạch Đầu Hi Thiên).

Nguồn của tâm vốn trong sáng, nhưng trong bóng tối, mọi vật trở thành tối và nguồn đó có vẻ tối tăm. Ánh sáng trọn vẹn là toàn bộ bóng tối và toàn bộ bóng tối trở thành ánh sáng.

Ánh sáng là cảnh giới những điều dị biệt, trong bóng tối, ngự trị sự đồng nhất.

Cái sáng trở thành cái tối, cái tối trở thành cái sáng.

Phật tính trở thành cuộc sống con người và vì vậy cuộc sống con người có Phật tính, bản chất linh thiêng, tâm thanh tịnh, trạng thái tự nhiên như ta phát hiện được cái tâm ấy khi cái vô minh tan biến.

-------o0o-------

Trích “Ánh Sáng Giác Ngộ”.

Tác giả: Evelyn De Smedt.

Dịch giả: Lê Thanh Lộc.

NXB Hồng Đức.

Ảnh: nguồn internet.

Bài viết liên quan