Sự khác nhau giữa trạng thái tỉnh thức và sự tìm hiểu nội tâm là gì?

Tỉnh thức là một trạng thái trong đó không-chỉ trích, không-biện hộ hay không-nhận dạng, và vì vậy có hiểu rõ; trong trạng thái tỉnh thức thụ động và cảnh giác đó, không có người trải nghiệm lẫn vật được trải nghiệm.
Sự khác nhau giữa trạng thái tỉnh thức và sự tìm hiểu nội tâm là gì?

Câu hỏi: Sự khác nhau giữa trạng thái tỉnh thức và sự tìm hiểu nội tâm là gì? Và ai tỉnh thức trong trạng thái tỉnh thức?

Krishnamurti: Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu chúng ta có ý gì qua những từ ngữ sự tìm hiểu nội tâm? Chúng ta có ý tìm hiểu nội tâm là đang nhìn vào chính mình, tìm hiểu về chính mình. Tại sao người ta tìm hiểu về chính mình? Với mục đích để hoàn thiện, với mục đích để thay đổi, với mục đích để bổ sung. Bạn tìm hiểu nội tâm với mục đích để trở thành cái gì đó, nếu không bạn sẽ không buông thả trong việc tìm hiểu nội tâm. Bạn sẽ không tìm hiểu về chính bạn nếu không có ham muốn để bổ sung, thay đổi, trở thành cái gì đó khác hơn cái gì bạn là. Đó là lý do rõ ràng cho việc tìm hiểu nội tâm. Tôi tức giận và tôi tìm hiểu nội tâm, tôi tìm hiểu về chính tôi, mục đích để loại bỏ sự tức giận hay để bổ sung hay để thay đổi sự tức giận. Nơi nào có sự tìm hiểu nội tâm, mà là ham muốn để bổ sung hay thay đổi những phản ứng, những hành động của cái tôi, luôn luôn có một kết thúc trong quan điểm; khi kết thúc đó không được thành tựu, có tâm trạng chán nản, trầm uất. Vì vậy sự tìm hiểu nội tâm luôn luôn theo cùng trầm uất. Tôi không biết liệu bạn nhận thấy rằng khi bạn tìm hiểu nội tâm, khi bạn nhìn vào chính bạn với mục đích để thay đổi chính bạn, luôn luôn có con sóng của trầm uất. Luôn luôn có một con sóng chán nản mà bạn phải đấu tranh chống lại; lại nữa bạn phải tìm hiểu về chính bạn để vượt qua tâm trạng đó và vân vân. Sự tìm hiểu nội tâm là một qui trình mà trong đó không có sự giải thoát bởi vì nó là một qui trình của thay đổi cái gì là thành cái gì đó mà nó không là. Rõ ràng đó chính xác là điều gì xảy ra khi chúng ta tìm hiểu nội tâm, khi chúng ta buông thả trong hành động đặc biệt đó. Trong hành động đó, luôn luôn có một qui trình tích lũy, ‘cái tôi’ đang tìm hiểu điều gì đó với mục đích để thay đổi nó, vì vậy luôn luôn có một xung đột của ‘có hai’, và vì vậy một qui trình của vô vọng. Không bao giờ có một giải thoát; và, vì nhận ra sự vô vọng đó, có trầm uất.

Trạng thái tỉnh thức hoàn toàn khác hẳn. Tỉnh thức là quan sát mà không-phê bình. Tỉnh thức mang lại hiểu rõ, bởi vì không có phê bình hay đồng hóa nhưng quan sát yên lặng. Nếu tôi muốn hiểu rõ cái gì đó tôi phải quan sát, tôi không được phê bình, tôi không được chỉ trích, tôi không được theo đuổi nó như vui thú hay lẩn tránh nó như không-vui thú. Phải có quan sát yên lặng về một sự kiện. Không có kết thúc trong quan điểm nhưng tỉnh thức được mọi thứ như khi nó nảy sinh. Quan sát đó và hiểu rõ về quan sát đó kết thúc khi có chỉ trích, nhận dạng, hay biện hộ. Sự tìm hiểu nội tâm là tự-hoàn thiện và vì vậy sự tìm hiểu nội tâm là tự-cho mình là trung tâm. Tỉnh thức không là tự-hoàn thiện. Trái lại, nó là sự kết thúc của cái ngã, của ‘cái tôi’, cùng tất cả những đặc điểm đặc biệt, những ký ức, những đòi hỏi và những theo đuổi đặc biệt của nó. Trong sự tìm hiểu nội tâm có nhận dạng và chỉ trích. Trong tỉnh thức không có chỉ trích hay nhận dạng; thế là không có tự-hoàn thiện. Có một khác biệt vô cùng giữa hai điều này.

Con người muốn hoàn thiện chính anh ấy không bao giờ có thể tỉnh thức, bởi vì hoàn thiện hàm ý sự phê bình và sự thành tựu của một kết quả. Trái lại trong tỉnh thức có quan sát không-phê bình, không-phủ nhận hay không-chấp nhận. Tỉnh thức đó bắt đầu bằng những sự vật bên ngoài, tỉnh thức, khi tiếp xúc với những sự vật, với thiên nhiên. Trước tiên, có tỉnh thức về những sự vật quanh một người, nhạy cảm đến những sự vật, đến thiên nhiên, sau đó đến con người, mà có nghĩa rằng sự liên hệ; sau đó có sự tỉnh thức được những ý tưởng. Tỉnh thức này, nhạy cảm đến những sự vật, đến thiên nhiên, đến con người, đến những ý tưởng, không được hình thành từ những qui trình riêng biệt, nhưng nó là một tiến hành tổng thể hợp nhất. Nó là một quan sát liên tục về mọi thứ, về mọi suy nghĩ và cảm thấy và hành động khi chúng nảy sinh trong chính người ta. Bởi vì tỉnh thức không là phê bình, nó không có sự tích lũy. Bạn phê bình chỉ khi nào bạn có một tiêu chuẩn, mà có nghĩa rằng có sự tích lũy và vì vậy sự hoàn thiện của cái ngã. Tỉnh thức là hiểu rõ những hoạt động của cái ngã, ‘cái tôi’, trong liên hệ của nó với con người, với những ý tưởng và với những sự vật. Tỉnh thức đó từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc và vì vậy nó không thể được rèn luyện. Khi bạn rèn luyện một sự việc, nó trở thành thói quen và tỉnh thức không là thói quen. Một cái trí thói quen trở nên vô cảm, một cái trí đang vận hành trong khe rãnh của một hành động đặc biệt trở nên đờ đẫn, không thể thích ứng, trái lại sự tỉnh thức cần có sự thích ứng, sự nhận biết liên tục. Điều này không khó khăn. Nó là điều gì bạn thực sự làm khi bạn thích thú cái gì đó, khi bạn thích thú nhìn ngắm người con của bạn, người vợ của bạn, cây cối của bạn, những cái cây, những con chim. Bạn quan sát mà không-phê bình, không-nhận dạng; thế là trong quan sát đó có hiệp thông trọn vẹn; người quan sát và vật được quan sát hoàn toàn hiệp thông. Điều này thực sự xảy ra khi bạn quan tâm sâu thẳm, trọn vẹn trong cái gì đó.

Vẫn vậy có sự khác biệt vô cùng giữa sự tỉnh thức và sự hoàn thiện tự-bành trướng của tìm hiểu nội tâm. Sự tìm hiểm nội tâm dẫn đến thất vọng, đến xung đột sâu sắc hơn và to tát hơn; trái lại sự tỉnh thức là một tiến hành của giải thoát khỏi hành động của cái ngã; nó là tỉnh thức được những chuyển động hàng ngày của bạn, được những suy nghĩ của bạn, được những hành động của bạn và nhận biết được một người khác, quan sát anh ấy. Bạn có thể thực hiện điều đó chỉ khi nào bạn thương yêu người nào đó, khi bạn quan tâm sâu sắc đến cái gì đó; khi tôi muốn biết về chính tôi, toàn thân tâm của tôi, toàn nội dung của chính tôi và không phải chỉ một hay hai tầng, vậy thì rõ ràng là phải không có phê bình. Vậy thì tôi phải mở toang đến mọi suy nghĩ, đến mọi cảm thấy, đến mọi tâm trạng, đến tất cả những đè nén; và bởi vì có sự tỉnh thức lan rộng mỗi lúc một nhiều thêm, có tự do mỗi lúc một nhiều hơn khỏi tất cả những chuyển động giấu giếm của tư tưởng, những động cơ và những theo đuổi. Sự tỉnh thức là tự do, nó mang lại tự do, nó sinh ra tự do, trái lại sự tìm hiểu nội tâm vun đắp sự xung đột, qui trình của tự-khép kín; vì vậy luôn luôn có thất vọng và sợ hãi trong nó. 

Người hỏi cũng muốn biết ai là người tỉnh thức. Khi bạn có một trải nghiệm sâu sắc của bất kỳ loại nào, điều gì đang xảy ra? Khi có một trải nghiệm như thế, bạn có tỉnh thức được rằng bạn đang trải nghiệm hay không? Khi bạn tức giận, tại tích tắc của tức giận hay của ghen tuông hay của hân hoan, bạn có tỉnh thức được rằng bạn đang hân hoan hay bạn đang tức giận? Chỉ khi nào trải nghiệm đó qua rồi thì mới có người trải nghiệm và vật được trải nghiệm. Lúc đó người trải nghiệm quan sát vật được trải ngiệm, mục tiêu của trải nghiệm. Tại khoảnh khắc trải nghiệm, không có người quan sát lẫn vật được quan sát: chỉ có đang trải nghiệm. Hầu hết chúng ta không đang trải nghiệm. Chúng ta luôn luôn ở phía bên ngoài của trạng thái đang trải nghệm và vì vậy chúng ta đưa ra câu hỏi, ai là người quan sát, ai đang tỉnh thức? Chắc chắn một câu hỏi như thế là một câu hỏi sai lầm, đúng chứ? Khoảnh khắc có đang trải nghiệm, không có người mà tỉnh thức lẫn vật mà anh ấy tỉnh thức được. Không có người quan sát cũng như vật được quan sát nhưng chỉ có một trạng thái của đang trải nghiệm. Hầu hết chúng ta thấy khó khăn cực kỳ để sống trong một trạng thái đang trải nghiệm, bởi vì điều đó đòi hỏi một thích ứng lạ thường, một mau lẹ, một cao độ của nhạy cảm; và điều đó bị phủ nhận khi chúng ta đang theo đuổi một kết quả, khi chúng ta muốn thành công, khi chúng ta muốn có một kết thúc trong quan điểm, khi chúng ta đang tính toán – tất cả việc đó mang lại thất vọng. Một người không đòi hỏi bất kỳ điều gì, không đang tìm kiếm một kết thúc, không đang dò dẫm một kết quả cùng tất cả những hàm ý của nó, một con người như thế ở trong một trạng thái đang trải nghiệm liên tục. Lúc đó mọi thứ có một chuyển động, một ý nghĩa; không có gì là cũ kỹ, không có gì là đứng yên, không có gì là lặp lại, bởi vì cái gì là không bao giờ cũ kỹ. Thách thức luôn luôn mới mẻ. Chỉ có phản ứng đến thách thức là cũ kỹ; cái cũ kỹ tạo ra cặn bã thêm nữa, mà là ký ức, người quan sát, mà tách rời chính anh ấy khỏi vật được quan sát, khỏi thách thức, khỏi trải nghiệm.

Bạn có thể thử nghiệm điều này cho chính bạn một cách rất đơn giản và rất dễ dàng. Lần tới bạn tức giận hay ghen tuông hay tham lam hay hung bạo hay bất kỳ điều gì có lẽ là, hãy nhìn ngắm chính bạn. Trong trạng thái đó, ‘bạn’ không hiện diện. Chỉ có trạng thái ‘đang là’ đó. Khoảnh khắc, tích tắc sau đó, bạn đặt tên nó, bạn quy định nó, bạn gọi nó là ghen tuông, tức giận, tham lam; thế là ngay tức khắc bạn đã tạo ra người quan sát và vật được quan sát, người trải nghiệm và vật được trải nghiệm. Khi có người trải nghiệm và vật được trải nghiệm, vậy thì người trải nghiệm cố gắng bổ sung trải nghiệm, thay đổi nó, ghi nhớ những sự việc về nó và vân vân, và vì vậy duy trì sự phân chia giữa chính anh ấy và vật được trải nghiệm. Nếu bạn không đặt tên cảm giác đó – mà có nghĩa bạn không đang tìm kiếm một kết quả, bạn không đang phê bình, một cách yên lặng bạn chỉ tỉnh thức được cảm giác – vậy thì bạn sẽ thấy rằng trong trạng thái của cảm giác, của đang trải nghiệm đó, không có người quan sát và vật được quan sát, bởi vì người quan sát là một hiện tượng kết hợp và vì vậy chỉ có đang trải nghiệm.

Vì vậy sự tìm hiểu nội tâm và sự tỉnh thức hoàn toàn khác biệt. Tìm hiểu nội tâm dẫn đến thất vọng, đến xung đột thêm nữa, bởi vì trong nó được hàm ý ham muốn thay đổi và thay đổi chỉ là một tiếp tục được bổ sung. Tỉnh thức là một trạng thái trong đó không-chỉ trích, không-biện hộ hay không-nhận dạng, và vì vậy có hiểu rõ; trong trạng thái tỉnh thức thụ động và cảnh giác đó, không có người trải nghiệm lẫn vật được trải nghiệm.

Sự tìm hiểu nội tâm, mà là một hình thức của tự-hoàn thiện, của tự-bành trướng, không bao giờ có thể dẫn đến sự thật, bởi vì nó luôn luôn là một qui trình của tự-khép kín; trái lại sự tỉnh thức là một trạng thái trong đó sự thật có thể hiện diện, sự thật của cái gì là, sự thật đơn giản của tồn tại hàng ngày. Chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ sự thật của tồn tại hàng ngày, chúng ta mới có thể tiến xa hơn nữa. Bạn phải bắt đầu từ thật gần để tiến xa nhưng hầu hết chúng ta đều muốn nhảy vọt, bắt đầu từ xa mà không có hiểu rõ cái gì gần gũi. Vì chúng ta hiểu rõ cái gần gũi, chúng ta sẽ phát hiện rằng khoảng cách giữa cái gần gũi và cái xa xôi không còn. Không còn khoảng cách – khởi đầu và kết thúc là một. 

===#===
THE FIRST & LAST FREEDOM - TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG

J. KRISHNAMURTI
Lời dịch: ÔNG KHÔNG, 2010

Bài viết liên quan