SỰ SỐNG LÀ GÌ? - TRẬT TỰ VŨ TRỤ NHỮNG QUY LUẬT XUYÊN SUỐT, CON NGƯỜI , TÂM LINH, XÃ HỘI - GEORGES OHSAWA

SỰ SỐNG LÀ GÌ?

TRẬT TỰ VŨ TRỤ NHỮNG QUY LUẬT XUYÊN SUỐT, CON NGƯỜI , TÂM LINH, XÃ HỘI - GEORGES OHSAWA

Người dịch: Nguyễn Cường

NXB Hồng Đức

––o0o––

 

Bởi lẽ nó là sự kết hợp, là một tổ hợp vô hạn của những bộ phận nhỏ trong thế giới hữu hạn. Thế nhưng, vì tất cả vốn dĩ đều là những yếu tố của thế giới hữu hạn nên sẽ có lúc biến mất đi, không còn nữa. Để biến cá tính thành cái vĩnh cửu, ta cần làm cho nó có được tính sáng tạo (Độc sáng tính). Tính sáng tạo chính là cá tính có tự do, tuyệt đối, vô hạn, tinh...
SỰ SỐNG LÀ GÌ? - TRẬT TỰ VŨ TRỤ NHỮNG QUY LUẬT XUYÊN SUỐT, CON NGƯỜI , TÂM LINH, XÃ HỘI - GEORGES OHSAWA

Cá tính và Linh hồn

Tập hợp những yếu tố như đặc trưng, tính cách, vóc dáng, thể chất của con người tạo nên cá tính của người đó và nó là vô số. Bởi lẽ nó là sự kết hợp, là một tổ hợp vô hạn của những bộ phận nhỏ trong thế giới hữu hạn. Thế nhưng, vì tất cả vốn dĩ đều là những yếu tố của thế giới hữu hạn nên sẽ có lúc biến mất đi, không còn nữa. Để biến cá tính thành cái vĩnh cửu, ta cần làm cho nó có được tính sáng tạo (Độc sáng tính). Tính sáng tạo chính là cá tính có tự do, tuyệt đối, vô hạn, tinh thần. Nói cách khác, nó là cá tính được che chở bởi những ảnh hưởng huyền bí của tuyệt đối vô hạn.

Sự sống là gì?

Trước câu hỏi sự sống là gì thì phương Tây cho rằng từ cổ chí kim chưa có học giả nào giải thích nổi. Theo tôi, sự sống là một hình thức biểu hiện giống như bóng nước lúc xuất hiện lúc tan biến trong thế giới hữu hạn, thế giới vô thường. Bản đồ của đội thám hiểm sinh mạng của nguyên lý vô song đã chỉ ra rất rõ rằng: thế giới hữu hạn là thế giới của sự sống và do đó, nó chính là trật tự Âm Dương của thế giới vô hạn.

Mặt khác, câu hỏi “Sự sống đến từ đâu?” cũng là một vấn đề lớn và dường như đến giờ vẫn chưa có lời giải đáp. Nhưng nếu nhìn vào các tấm bản đồ này thì có thể thấy rất rõ ràng và đầy đủ là nó đến từ thế giới vô hạn, thế giới tinh thần (có thể gọi nó là Thiên Thể cũng được). Quan điểm “Mọi tế bào đều sinh ra từ tế bào” là câu chuyện chỉ có trong thế giới hữu hạn, là sự thật chỉ tồn tại trong ống nghiệm. Tuy nhiên, nếu nói tế bào đầu tiên đó đến từ một nơi xa xăm của thế giới vô hạn thì lại hơi dở. Cũng giống như câu nói “mọi cơ thể sống đều bắt đầu từ cơ thể sống” (omne vivum ex vivo - all life [is] from life), cũng là sự thật của riêng thế giới hữu hạn mà thôi. Tương đồng với quan điểm này, William Harvey (khoảng năm 1650) đã nói: “Mọi động vật đều sinh ra từ trứng” (omne animal ex ovo). Xem ra quan điểm này có phần đúng hơn. Chỉ có điều, nó vẫn là sự thật của thế giới hữu hạn chứ không phải là chân lý phổ biến của Đại vũ trụ, Đại tự nhiên. Do đó, khi được hỏi “Quả trứng đầu tiên đến từ đâu?” thì khoa học không giải đáp được. Người ta vẫn nói “Mọi vật là do Thượng đế tạo ra”. Điều này đúng nhưng đứng trước câu hỏi “Vậy ai đã sinh ra Thượng đế đó?” thì cũng lại không trả lời được. Đó là vì họ không biết về Thượng đế. Vì họ không biết rằng Thượng đế là vô hạn, là Đại vũ trụ, Đại tự nhiên, là không thể tư duy. Tôi phải thú nhận rằng tôi đã luôn coi Thượng đế là một thứ hữu hạn giống như con người và là trung tâm của thế giới này.

Học thuyết sinh mệnh tự nhiên phát sinh (generatio spontana, abiogénèse, Urzeugung) ở thế kỷ XVII cũng giống với học thuyết về “Thượng đế” ở phần trước. Những gì các nhà khoa học như Lazzaro Spallanzani, Joseph Louis Gay-Lussac, Louis Pasteur khám phá ra qua những cuộc thí nghiệm đơn giản là chính xác. Nhưng những thí nghiệm đó đều đã phải gắn thêm dòng chú thích là “trong điều kiện của thí nghiệm”. Tôi rất ngạc nhiên, không hiểu sao những lời lẽ thô thiển, phi khoa học như thế lại được nhiều người chấp nhận. Nhưng sự thật đáng ngạc nhiên hơn nữa là cho tới ngày nay vẫn còn có người tin vào điều đó. Tuy nhiên, gần đây người ta đã phát hiện ra có tồn tại virus, và như thế, những lập luận phủ định thuyết tự nhiên phát sinh này đã dần xuất đầu lộ diện. Những nghiên cứu có tính khoa học về Protein ngày càng phát triển, thậm chí đã đi đến suy luận rằng: trong thực tiễn, có lẽ sinh vật được tạo ra từ những thứ không phải sinh vật. Cứ như thế, đến một lúc nào đó, các học thuyết của khoa học nhất định sẽ lụi tàn. Điều đó là lẽ đương nhiên bởi chúng cũng là những học thuyết khoa học chỉ thấy được thế giới hữu hạn mà thôi. Khoa học cũng có tuổi đời hữu hạn mà thôi.

Nguyên lý thống nhất giữa khoa học, kỹ thuật có tính duy vật với triết học có tính duy tâm và tâm linh thần bí

 

Thế giới quan của nguyên lý vô song nghiên cứu thế giới vật chất hữu hạn và thông qua tấm bản đồ thứ ba đã chỉ ra rằng lý luận và kỹ thuật của nó (thế giới Sein) cùng với nguyên lý về thế giới tâm linh vô hạn và thế giới lý tưởng là những yếu tố cấu thành nên trật tự Âm Dương đối ứng, hấp dẫn và bổ sung cho nhau. Đồng thời, nó cũng dạy rằng hai thế giới này thực chất chỉ là hai mặt của vũ trụ, thế giới duy nhất. Nếu quan sát kỹ những tổ hợp của tấm bản đồ thứ ba ta sẽ hiểu được điều này. Và đây cũng là hình ảnh thế giới (thế giới tượng)của thể xác và tinh thần.

Sinh mệnh không thể bị phân tích

Theo tấm bản đồ thứ ba thì sự sống của sinh vật trong thế giới hữu hạn là sự phát triển, mở rộng của trật tự Âm Dương của Đại vũ trụ. Sự phát triển, mở rộng đó có cấu trúc giống như nội dung được chỉ ra ở định lý thứ nãm, đồng thời lại xảy ra liên tục không ngừng, vô hạn ở mọi nơi, tại mọi ngóc ngách và ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau, phát triển rồi suy yếu như đã nêu ở định lý thứ hai. Bởi vì những lý do đó mà phân tích sự sống (sinh mệnh), giống như kiểu phân tích các hợp chất hóa học để tìm hiểu là việc không thể làm được. Giả sử có làm được thì cũng chỉ có tính chất trừu tượng, không cụ thể và chỉ có thể là những bức hình cố định, cứng nhắc của thế giới trật tự hữu hạn có tính điện tử, vì phân tử của Âm Dương hình thành và phát triển không ngừng, vô hạn.

Tiến bộ là gì?

Tiến bộ được định nghĩa là việc xác định một phương hướng nhất định và tiến lên theo hướng đó. Định nghĩa này không có gì là sai. Nhưng chừng nào còn là thế giới vật chất hữu hạn thì cho dù có tiến bộ rất xa hàng ngàn, hàng vạn dặm đi chăng nữa cũng không thể là sự tiến bộ nếu nhìn từ phía vô hạn hay tinh thần tuyệt đối. Ngược lại, thậm chí có lẽ còn là sự thụt lùi. Hơn nữa, vì tiến bộ luôn đi cùng với thụt lùi (trong sự tiến bộ hướng tới phương hướng mục đích, nếu nhìn từ nơi xuất phát thì nó là sự thụt lùi) cho nên dù nói là tiến bộ hay thụt lùi, dù là gì đi chăng nữa thì cũng không có gì to tát, chỉ là những hiện tượng của thế giới vật chất hữu hạn, là những hiện tượng trong thế giới nhỏ bé như một điểm về mặt hình học của thế giới vô hạn mà thôi. Thêm vào đó, vì là thế giới hữu hạn, thế giới giống như địa cầu nên càng đi, càng tiến thì điểm xuất phát lại chỉ càng trở nên gần hơn. Cho dù nó là sự tiến lên trong vô hạn nhưng về gốc rễ vẫn là những tìm hiểu, nghiên cứu của con người trong hữu hạn, do đó, nhất định sẽ kết thúc trong thất bại. Tuy nhiên, nếu hướng đi của nó là thế giới tinh thần vô hạn thì nó sẽ là sự tiến bộ vô cùng to lớn, sự tiến bộ thực sự không đi kèm sự thụt lùi. Nói cách khác, nó là sự tiến bộ tuyệt đối, vượt qua được cái vật chất hữu hạn. Một khi đã tiến vào thế giới tinh thần vô hạn thì sẽ không có đường lùi. Vì ở đó không tồn tại cái gọi là phương hướng. Và một khi đã đạt đến cảnh giới vô hạn thì mọi vấn đề của thế giới hữu hạn, dù là vấn đề khó khăn, phức tạp đến đâu cũng sẽ ngay lập tức được hóa giải. Chẳng phải những phát minh vĩ đại là những phát minh chỉ được hoàn thành bởi những người đã đặt chân vào thế giới vô hạn, thế giới vô tư, thế giới ngây thơ của con trẻ hay sao? (Ngu thế gian là ngoan thiên đàng)

Nhiệt càng cao thì vận động càng mạnh

Đây là lẽ tự nhiên và hoàn toàn đúng. Bởi lẽ, cả nhiệt lẫn vận động đều là câu chuyện của thế giới vật chất hữu hạn có tính Dương. Nếu bạn quan sát tấm bản đồ thứ ba và suy nghĩ thật kỹ thì bạn sẽ hiểu. Tóm lại, nó giống như kiểu “tính Dương càng lớn thì Dương tính càng mạnh”. Nó tương tự như hình ảnh người giàu có là một anh chàng người tuyết, càng lăn tròn thì càng to ra, càng to ra thì càng có nhiều tuyết bám vào. Ví dụ này thực sự rất thú vị.

Vận động càng mạnh, nói cách khác tính Dương của nó càng lớn thì tính Dương của nhiệt cũng lớn theo. Nguồn gốc của nhiệt là vận động. Nguồn gốc của vận động không phải là nhiệt. Và vì cả vận động lẫn nhiệt đều có tính Dương nên đây là câu chuyện chỉ có ở thế giới vật chất hữu hạn. Và vì nguồn gốc của hữu hạn là vô hạn cho nên đương nhiên nguồn gốc của vận động - nguồn gốc của nhiệt - là thế giới vô hạn. Nguồn gốc của Dương là Âm, nguồn gốc của tương đối là tuyệt đối. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thế giới Âm của tinh thần vô hạn, thế giới của vô tư, vô thức không phải là thế giới của cái chết mà là thế giới căn nguyên của sự sống, là thế giới của tự do và bình đẳng. Điều này thực chất đã được chỉ ra trong tấm bản đồ thứ ba nhưng đến đây tôi xin nhắc lại một lần nữa cho chắc chắn. Thế giới vô hạn là thế giới sáng tạo. Tuyệt đối không phải là thế giới của cái chết. Sáng tạo là câu chuyện tuyệt đối không tồn tại trong thế giới vật chất hữu hạn. Nói tóm lại, chỉ có thế giới tinh thần vô hạn mới là thế giới sáng tạo mạnh mẽ và không ngừng.

Tại sao giới tự nhiên lại đạt tới trạng thái như bây giờ?

Người ta cho rằng đây mãi mãi là điều bí ẩn không bao giờ có lời giải đáp. Tuy nhiên, nếu đặt tâm mình vào 12 định lý của nguyên lý vô song và quan sát thật kỹ thì bạn sẽ hiểu ra vấn đề.

Tại sao y học đã tiến bộ vậy mà con người không khỏe mạnh hơn?

Tiến bộ của y học là kiểu tiến bộ lấy vật lý học - ngành học coi việc nghiên cứu thế giới vật chất hữu hạn làm mục đích duy nhất - và khoa học - ngành học tìm hiểu về hóa học, cái đã chết, vô số hiện tượng trước khi có sự sống và những nguyên lý của nó - làm kỹ thuật và sức hút. Vì vậy, trong thế giới vật chất vô hạn, y học rõ ràng đã tiến bộ nhưng thật đáng tiếc, không biết từ lúc nào nó lại dần rời xa khỏi thế giới tinh thần, thế giới vô hạn, thế giới của sự sống.

Thuyết tiến hóa

Giống như tất cả học thuyết hay khoa học khác, giờ đây, Học thuyết tiến hóa do Darwin (nhà bác học người Do Thái) tìm ra cũng đã sụp đổ (với tấm lá chắn là Thuyết di truyền học và bí ẩn về nhiễm sắc thể mà giờ đây nó vẫn còn duy trì được sự sống dù rất khó khăn). Nhìn vào tấm bản đồ thứ ba có lẽ ta sẽ hiểu rõ hơn về cơ chế và quy tắc của nó. Với học thuyết này, Darwin đã theo đuổi những dấu tích phát triển của sáng tạo, của thế giới sự sống vô hạn nhưng lại đưa ra những giải thích đậm chất chủ quan. Nói cách khác, ông đã làm một việc rất đúng là miêu tả, theo dõi và quan sát kỹ mọi dấu tích của cuộc chiến gay cấn diễn ra trên bàn cờ nhưng lại quên mất sự hiện diện của người chơi cờ. Dù vẫn là những người chơi đó nhưng chơi lại lần thứ hai thì sẽ không bao giờ có nước đi giống như trước. Ông đã phán đoán bằng những suy nghĩ hữu hạn và thiển cận khi cho rằng đó là phương pháp, kỹ thuật duy nhất.

 

Bài viết liên quan