THỰC HÀNH YÊU ĐƯƠNG - ERICH FROMM - PHÂN TÂM HỌC VỀ TÌNH YÊU

THỰC HÀNH YÊU ĐƯƠNG

PHÂN TÂM HỌC VỀ TÌNH YÊU – ERICH FROMM

-------o0o-------

Sau khi đã bàn lý thuyết của nghệ thuật Yêu đương, giờ đây chúng ta nói tới một vấn đề khó khăn hơn nữa đó là vấn đề thực hành nghệ thuật yêu. Ta có thể học cách thực hành một nghệ thuật nào mà không thực hành nó được không ?
THỰC HÀNH YÊU ĐƯƠNG - ERICH FROMM - PHÂN TÂM HỌC VỀ TÌNH YÊU

Sau khi đã bàn lý thuyết của nghệ thuật Yêu đương, giờ đây chúng ta nói tới một vấn đề khó khăn hơn nữa đó là vấn đề thực hành nghệ thuật yêu. Ta có thể học cách thực hành một nghệ thuật nào mà không thực hành nó được không ?

Cái khó khăn của vấn đề là do ý kiến cho rằng đa số người ta hiện nay và nhiều độc giả cuốn sách này mong có được những chỉ dẫn thực tiễn như là « làm sao để mình thực hành được điều đó » – nói khác, nghĩa là làm sao được dạy về cách : làm sao mình được yêu hơn là Yêu. Tôi sợ rằng, bạn đọc nào, đọc tới chương này với tinh thần đó thì sẽ thất vọng khá đó bởi vì, yêu là một kinh nghiệm cá nhân, mỗi người có thể có được cho riêng mình và tự mình mà thôi. Sự thật thì chẳng ai là không có cái kinh nghiệm sơ đẳng và yêu đương dù là còn bé hoặc đã lớn khôn, trưởng thành. Bàn về việc thực hành nghệ thuật yêu chỉ có thể là bàn về những tiền đề của nghệ thuật yêu, tiến tới nghệ thuật yêu càng gần càng tốt, và thực hành những tiền đề đó và những sự tiến tới kia. Những bước tiến về đích điềm chỉ do cá nhân thực hành thôi và cuộc bàn luận kết thúc trước khi bước quyết định được chấp nhận. Tuy nhiên tôi tin rằng việc bàn luận về những sự tiến tới, có thể giúp cho việc nắm được nghệ thuật – ít ra vấn đề này cũng làm cho những ai hy vọng « phương thuốc » được hài lòng phần nào.

Việc thực hành bất cứ một nghệ thuật nào cũng có một số những đòi hỏi tổng quát, dù là chúng ta thực hành nghề mộc, nghề thuốc, hay nghệ thuật yêu đương. Trước hết, muốn thực hành nghệ thuật yêu phải có những kỷ luật. Tôi sẽ không bao giờ giỏi về bất cứ việc gì, nếu tôi không làm việc đó một cách có kỷ luật , nếu chúng ta chỉ làm « khơi khơi, lấy lệ » hoặc tùy hứng, cho vui tựa như một trò giải trí, ta sẽ chẳng bao giờ nắm được nghệ thuật. Nhưng vấn đề không phải chỉ là kỷ luật trong việc thực hành một nghệ thuật đặc biệt nào - (thí dụ mỗi ngày phải bỏ ra một số giờ đề thực hành, nhưng đó là công việc phải thực hành suốt đời mình. Người ta nghĩ rằng đối với con người mới thì không có gì dễ dàng cho việc học kỷ luật. Hắn đã chẳng bỏ ra 8 tiếng một ngày để làm một việc trong vòng hết sức kỷ luật đó ư ? Mặc dù việc đó có tánh cách máy móc, thói quen chăng nữa? Tuy nhiên, sự kiện là con người mới có rất ít kỷ luật tự giác ngoài lãnh vực công việc của mình. Khi hết làm ở sở rồi, hắn trở nên lười biếng, muốn nghỉ ngơi, giải trí, nói cho đẹp lời là hắn muốn « dãn xả ». Ước mong để được lười biếng này quả thật là một phản ứng lại thói sống máy móc trong đời sống. Vì con người bị buộc phải dùng tám tiếng một ngày để tiêu phí năng lực của mình cho những mục đích không phải của mình, theo đúng những đường lối không phải riêng của hắn, nhưng là do nhịp độ công việc đã tiền chế sẵn rồi cho hắn y khuôn ; hắn nổi loạn chống lại chuyện đó, nhưng sự nổi loạn của hắn mặc một hình thức nhẫn nhục, trẻ con, thêm vào đó, cuộc tranh đấu chống lại chủ nghĩa thế lực độc tài làm con người không tin ở kỷ luật nữa, dù là kỷ luật kiềm chế phi lý, dù là một kỷ luật hợp lý tự hắn đặt cho mình. Tuy nhiên vì không có những kỷ luật như vậy, đời sống trở thành tan nát, hỗn độn, thiếu tập trung. Sự tập trung là một điều kiện thiết yếu để ta nắm vững được một nghệ thuật. Không cần dài dòng chứng minh, những ai đã từng học nghệ thuật, hẳn từng biết rõ điều đó rồi. Tuy nhiên, dù kỷ luật tự giác có gia tăng, nhưng trong nền văn hóa hiện đại sự tập trung tư tưởng, năng lực) thật là hiếm. Trái lại nó đưa tới chỗ thiếu tập trung và đưa tới cách sống hỗn độn, người ta làm nhiều việc song hành cùng một lúc. Cùng một lúc, bạn làm nhiều công chuyện : nào là đọc sách báo, nghe radio, nói chuyện, hút thuốc, ăn, uống. Bạn là kẻ tiêu thụ, miệng há thật rộng, tham lam muốn nuốt, ngốn cho hết vạn sự vật : cinéma, tranh ảnh, rượu ngọt, kiến thức. Việc thiếu tập trung này chứng tỏ rằng ta khó mà sống cô độc một mình với ta. Ngồi thinh lặng, không nói truyện, hút thuốc, đọc báo, uống là một truyện bất khả đối với đa số người. Họ trở thành con người thích động đạt, dễ bị kích thích phải làm một công chuyện gì với cái miệng hoặc với cái tay của mình. (Hút thuốc là một trong những triệu chứng của việc thiếu óc tập trung ; vì nó làm rộn tay, miệng, mắt và mũi).

Yếu tố thứ ba là đức nhẫn nại, kiên trì : Một lần nữa, những ai đã cố gắng để trở thành bậc sư một nghệ thuật nào đều biết rằng nhẫn nại là một điều kiện thiết yếu để hoàn thành bất cứ công việc gì. Nếu đạt kết quả một cách mau lẹ quá là chưa bao giờ học về nghệ thuật cả. Tuy nhiên, trong nền văn minh hiện đại, óc nhẫn nại lại còn hiếm hơn cả óc tuân theo kỷ luật và óc tập trung. Hệ thống kỹ thuật của nền văn minh bây giờ trái lại, lại khuyến khích con người mới cần sự nhanh chóng, nhặm lẹ. Các máy móc phải làm việc sao cho nhanh chóng, xe hơi, máy bay đưa chúng ta tới nơi muốn đi một cách thật nhanh chóng, càng nhanh càng tốt. Máy móc có thể sản xuất cùng một số lượng sản phẩm bằng 2 thời gian trước kia, thì tốt gấp đôi máy móc cô lỗ chậm chạp xưa kia. Dĩ nhiên, có nhiều yếu tố kinh tế quan trọng cho vấn đề này. Nhưng vì quá nhiều yếu tố như vậy, nên các giá trị nhân bản cũng bị các giá trị kinh tế chi phối luôn. Cái gì tốt đối với máy móc thì cũng tốt đối với con người - như thế là hợp lý. Con người mới luôn luôn nghĩ rằng mình - mất mát một cái gì đó - thời giờ - khi hắn không làm thật nhanh chóng một công việc gì. Tuy nhiên, hắn không biết phải làm gì với thời gian đã kiếm được - ngoại trừ việc giết thời giờ.

Nói cho cùng ra thì các điều kiện để học một nghệ thuật lại tuyệt đối liên quan tới vấn đề nắm vững một nghệ thuật. Nếu nghệ thuật không là một cái gì có tầm quan trọng tuyệt đối, thì chẳng cần học tập làm gì cho mệt. Tốt nhất, hắn nên mãi là một tay mơ, nhưng không bao giờ trở thành một bậc thầy. Điều kiện này cũng cần thiết cho nghệ thuật yêu đương cũng như cho bất cứ nghệ thuật nào khác. Hình như nếu ta so sánh giữa một bậc thầy và một tay mơ ở nghệ thuật khác thì bậc thầy trong nghệ thuật yêu đương cao giá trị hơn nhiều.

Một điểm nữa cần xét trong những điều kiện tổng quát trong việc học nghệ thuật, đó là ta không bao giờ trực tiếp học một nghệ thuật, nhưng ta học một cách gián tiếp. Ta phải học nhiều vấn đề khác - thường thì những vấn đề xem ra chẳng liên quan gì với nhau cả – trước khi ta bắt đầu học vào đúng nghệ thuật muốn học. Muốn học nghề mộc chẳng hạn, học viên phải bắt đầu học cách bào gỗ đã. Muốn học dương cầm, ta phải học các gam nhạc trước. Muốn học nghệ thuật Tĩnh tọa ta phải bắt đầu tập thở, hút. Nếu ta muốn là một bậc sư trong nghề nào, ta phải dùng cả đời ta đề học, hoặc ít ra cũng phải ôn tập thường xuyên. Một khi con người đã trở nên như máy khi thực hành một nghệ thuật gì, ta phải trở nên xứng hợp khít khao với nghệ thuật đó tùy như công việc đặc biệt của nghệ thuật đòi hỏi phải hoàn thành ra sao. Về nghệ thuật yêu đương, điều này có nghĩa là bất cứ ai mong ước thành bậc sư trong nghệ thuật này phải bắt đầu bằng việc thực hành kỷ luật, sự tập trung, óc nhẫn nại trong suốt mọi chặng của một đời người.

Ta phải thực hành kỷ luật ra sao? Cha ông chúng ta đã được học tập nhiều hơn ta để trả lời cho vấn đề này. Lời khuyên bảo của cha ông chúng ta là phải dậy sớm không sa đà tửu sắc, phải làm việc chăm chỉ. Cái típ kỷ luật này có những khuyết điểm rõ rệt. Nó cứng ngắc và độc đoán lại tập trung vào chỉ hai đức điều độ và tiết kiệm; nó lại bất hợp đời sống về nhiều phương diện. Nhưng để phản ứng lại thứ kỷ luật này, ta lại thấy xuất hiện một khuynh hướng là nghi ngờ bất cứ thứ kỷ luật nào, và muốn trở thành con người của không kỷ luật nào cả, làm biếng, mặc tình trôi theo cuộc sống. Máy móc đều đều làm việc 8 tiếng mỗi ngày. Ngủ dậy vào một giờ nhất định; dùng 1 số thì giờ đều đều mỗi ngày để làm một công việc như suy tư, đọc sách, nghe nhạc, đi bộ; không quá sa đà vào những hành động trốn thoát thực tế như là đọc truyện ma quái, chưởng, kiếm hiệp và coi hát bóng – trong một giới hạn tối thiểu thì còn khả dĩ – không ăn, uống quá độ… là một số những kỷ luật rõ rệt và sơ đẳng nhất. Tuy nhiên điều cần thiết là không được thi hành kỷ luật đó như một thứ kỷ luật bị cưỡng bách từ bên ngoài, nhưng phải như một cái gì phát xuất tự ý chí của ta ; như vậy ta cảm thấy sung sướng khi thi hành kỷ luật và làm ta dần quen với một thứ hành động, cử chỉ có thể lâm thời quên đi, nhưng ta không thể không thi hành truyện đó (bởi nó đã như 1 lề thói rồi). Một khía cạnh đáng buồn của nền văn minh Tây phương đối với kỷ luật (cũng như đối với bất cứ nhân đức nào) là : việc thực hành kỷ luật được coi như một cái gì cực nhọc, khổ cực... ấy vậy mà không biết nó có ý « tốt » gì không, không biết. Ở Đông Phương người ta nhận ra từ lâu rằng cái gì tốt cho con người – tốt cho thể xác và tốt cho tinh thần – cũng là dễ chịu cả, mặc dầu buồi đầu có khi phải trải qua hoặc vượt lên vài trở ngại và ngại ngùng.

Nền văn minh hiện đại hầu như lại làm cho con người khó có óc tập trung hơn vì hình như tất cả đều hợp lực để chống lại óc tập trung đó. Bước đầu để học tập cách tập trung tư tưởng là làm sao sống chỉ mình với mình; không đọc không nghe radio, không hút thuốc, không uống rượu. Thực ra, người có thể tập trung cũng có nghĩa là người có thể sống mình với mình và khả năng này là một điều kiện cần thiết cho khả năng yêu đương. Nếu tôi thương yêu một người nào là vì tôi không thể đứng dậm chân tại chỗ, chàng hay nàng, phải trở thành như con người cứu mạng, mối tình liên lạc không phải chỉ là mối tương giao của tình yêu thuần túy. Mâu thuẫn chăng khi bảo rằng khả năng sống một mình là một điều kiện để có khả năng yêu ! Ai đã cố gắng để sống mình với mình mới thấy quả là khó biết bao. Hắn sẽ bắt đầu bằng việc cảm thấy là mình động đậy luôn, luôn luôn bị kích thích hoặc cảm thấy mình hết sức lo lắng. Hắn sẽ tới độ bào chữa cho cái ý muốn không muốn tiếp tục công việc đó nữa bằng cách nhủ rằng : nó chả có giá trị gì hết, thật là điên khùng, mất thời giờ vô ích, v.v... và vv... Hắn cũng sẽ thấy rằng có muôn vạn thứ tư tưởng ở đâu ùa đến bao vây hắn. Hắn thấy mình đương nghĩ về những chương trình sắp tới trong ngày, hoặc đang nghĩ về một vài khó khăn trong công việc hắn đang dàn xếp, hoặc chiều nay phải đi đâu và thấy không biết bao nhiêu sự việc trong trí khôn... còn hơn là để trí khôn trống rỗng (hắn nghĩ thế !). Xem như thế thì việc thực hành một vài bài tập rất đơn giản như là ngồi theo trạng thái dãn xả (ngồi thẳng, thoải mái, không nghiêng ngả hoặc quá cứng, nhắm mắt lại, cố nhìn trong tưởng tượng một cái vòng tròn trắng trước mắt, cố gắng loại bỏ những hình ảnh và các tư tưởng khác, rồi cố gắng theo nhịp thở của mình không nghĩ về cái đó nữa, hoặc gò ép nó, nhưng theo dõi nó – cứ làm thế để cảm thức được nó ; đi xa hơn, thì ta cố gắng để có một ý thức về « cái ta ». Tôi là chính bản thân tôi (Tôi ngồi tôi nghĩ cái thằng tôi), là trọng tâm của mọi năng lực của tôi, tôi như là kẻ sáng tạo thế giới của tôi – việc thực hành này quả là hữu ích. Ít ra ta cứ thực hành bài tập, tập cách tập trung tư tưởng này mỗi buổi sáng trong vòng 20 phút (nếu lâu hơn thì càng tốt) và mỗi buổi chiều trước khi đi ngủ.

-------o0o-------

Trích: “Phân Tâm Học Về Tình Yêu”.

Tác giả: Erich Fromm.

Việt Dịch: Thụ Nhân.

NXB Nhị Nùng – 1969.

Ảnh nguồn: Internet.

Bài viết liên quan