TỪ KIỂM SOÁT SANG KẾT NỐI - NHÀ LÃNH ĐẠO THIỀN - GINNY WHITELAW

Các hình thức năng lượng đã cung cấp khuôn khổ hành động thuận tiện cho cú lật này, vì chúng giúp ta lật vào những dạng năng lượng khác nhau mà với chúng, ta có thể điều khiển hệ thần kinh của mình. Như đã thấy, cú lật này đưa ta từ hình thức Dẫn Đạo – Tổ Chức, vốn chú trọng đến kiểu kiểm soát tôi-là-trung-tâm ( là chịu trách nhiệm, là tự-chủ), sang các hình thức Hợp Tác và...
TỪ KIỂM SOÁT SANG KẾT NỐI - NHÀ LÃNH ĐẠO THIỀN - GINNY WHITELAW

TỪ KIỂM SOÁT SANG KẾT NỐI

NHÀ LÃNH ĐẠO THIỀN

GINNY WHITELAW

--

Cú lật này yêu cầu ta lãng quên đi ý thức về kiểm soát cảm xúc và giác quan nhằm phục vụ cho chính-con-người-của-ta, và tin tưởng rằng qua kết nối, một loại ý thức tự thân lớn hơn, có khả năng tuyệt vời hơn sẽ nổi lên. Bởi nó sẽ đưa lại cảm giác giống như một sự kết liễu nho nhỏ đối với tự ngã, mà tự ngã sẽ luôn tỏ ra chống đối những thay đổi trong cuộc chơi này, như nó vốn thế, nên có thể bạn sẽ thấy khó khăn đấy. Rồi bạn sẽ thấy điều này. Còn nếu điều ấy vẫn chưa xảy ra, tức là cái gã tự ngã này có thể thích nghi một cách đáng kể với ý thức tự thân lớn hơn được phát sinh, như một con ốc thay cái vỏ cũ và tạo một cái vỏ khác lớn hơn. Bạn có thể tin rằng cuối cùng rồi thì tự ngã sẽ lấy làm tự hào về sự phát triển này - thậm chí còn ngợi ca về nó. Tự ngã thật là tinh quái.

Các hình thức năng lượng đã cung cấp khuôn khổ hành động thuận tiện cho cú lật này, vì chúng giúp ta lật vào những dạng năng lượng khác nhau mà với chúng, ta có thể điều khiển hệ thần kinh của mình. Như đã thấy, cú lật này đưa ta từ hình thức Dẫn Đạo – Tổ Chức, vốn chú trọng đến kiểu kiểm soát tôi-là-trung-tâm ( là chịu trách nhiệm, là tự-chủ), sang các hình thức Hợp Tác và Tầm Nhìn, nối kết với con người và những khả năng.

Với những bạn đọc thường sống trong năng lượng Dẫn Đạo và Tổ Chức, đây sẽ là một cú lật thực sự, và khó khăn, và chương này đặc biệt dành riêng cho bạn. Nhưng ngay cả khi tuyên bố rằng Hợp Tác và Tầm Nhìn mới là năng lượng Gốc, thì cũng không có nghĩa bạn không có nhu cầu kiểm soát. Chúng ta đều trải qua những giai đoạn phát triển, trong đó ta nỗ lực để kiểm soát thế giới của mình. Nếu Hợp Tác và Tầm Nhìn là những hình thức sở trường của bạn, có thể bạn sẽ thấy nó không giống một cú lật mấy, mà chỉ như sự áp dụng những ưu thế bạn đang có sẵn. Với bạn, có lẽ rào đón và thách đố như thế đã đủ gầy dựng nền tảng cho sự hiện hữu trọn vẹn khi kết nối, và có khi bạn muốn tập trung vào luyện tập thiền và hướng tâm (như những bài tập ở cuối Chương 2 và 4).

Khi làm cú lật này, tôi đã cặp đôi các hình thức năng lượng theo cách đặc biệt - Tổ Chức lật vào Hợp Tác, Dẫn Đạo lật vào Tầm Nhìn - bởi những cặp đôi này thể hiện các đối kháng về tâm lí, và dễ dàng để “trở ngược lại” lẫn nhau. Nhưng không nhất thiết phải thế, các cú lật vào Năng lượng Hợp Tác hay Tầm Nhìn vẫn có thể bắt đầu từ bất kì hình thức nào của bạn, kể cả năng lượng Gốc.

Giảm Tổ Chức, thêm Hợp Tác. Ta đi vào cú lật này từ việc tự chủ một cách hoàn bị năng lượng Tổ Chức. Trong một khoảnh khắc, hay ngồi thẳng lên, áp hai đầu gối lại với nhau, hai bàn chân áp sàn nhà, và giữ cuốn sách này ngang tầm mắt, như thể bạn đang hát trong một dàn đồng ca. Cảm nhận sự cứng đơ vì phải giữ lâu của tư thế này, và chỉ lắng nghe những âm thanh xung quanh bạn mà thôi. Bạn có lưu ý thấy rằng việc lắng nghe dễ dàng hơn khi bạn giữ yên một cảm giác thanh bình trong nội tâm. Khả năng lắng nghe là điều kiện khởi đầu thiết yếu để làm củ lật này.

Cứ tiếp tục lắng nghe - ngừng khi bạn đọc những từ trong trang sách này - từ từ giảm bớt năng lượng Tổ Chức khi bạn thả lỏng cơ thể, và buông bỏ đi sự cứng đơ “giữ yên” đó. Đặc biệt thư giãn hai vai bạn, thả lỏng khung sườn, thư giãn quả tim, thể hiện vẻ thoải mái. Từ mọi đốt xương mà bạn đang ngồi lên, cảm nhận một nhịp điệu lắc lư nhẹ nhàng bắt đầu đi vào cơ thể. Đừng cố gắng ép buộc; chỉ đơn giản là mời gọi nó, và để Năng lượng Hợp Tác gắn kết nhiều hơn với cơ thể bạn, cho đến khi phần thân trên lắc lư, và chiếc cổ đã được thư giãn của bạn đang để nhịp lắc lư hướng ngay lên trên, qua cả đỉnh đầu. Cú lật này đi vào nhịp điệu dễ dàng của Năng lượng Hợp Tác mà không làm mất đi việc lắng nghe tích cực của Năng lượng Tổ Chức, là hỗ trợ tâm lí hoàn hảo cho việc kết nối với những người khác.

Nhưng như thế không có nghĩa ta cứ lắc lư tùy thích như vậy trong mọi cuộc đàm luận với mọi người, đặc biệt là cũng như khi áp dụng cái cảm giác về “nhịp điệu lắng nghe” đó để cảm nhận nhịp điệu của người khác. Nếu ta lắng nghe về nó, ta sẽ dễ dàng cảm nhận được nhịp điệu cử chỉ và lời nói của người đối thoại, vốn có liên hệ đến nhịp điệu suy nghĩ của họ. Ta sẽ cảm nhận được, hoặc đây là lúc thích hợp cho một cuộc đối thoại khó khăn, hoặc tình trạng cảm xúc của họ quá bất ổn. Ta sẽ cảm nhận những hình thức năng lượng họ đang vận dụng và liệu đây có phải là một cuộc đàm luận cần phải đi thẳng vào vấn đề một cách nhanh chóng (Dẫn Đạo) hoặc khám phá những khả năng (Tầm Nhìn). Nếu cố gắng quá hoặc nghĩ nó nhiều quá, ta sẽ rơi trở lại vào những cách hành động có tính kiểm soát, và những nỗ lực sẽ thất bại, còn ta thì kiệt sức. Nhưng nếu ta “chơi” với nó, biến nó thành một trò chơi, và trở nên hiến, vô hạn trong việc cảm nhận nhịp điệu và tâm trí của những người ta đang làm việc cùng, ta sẽ thấy mình có thể phát triển cảm nhận này cũng vững chắc như ta có thể vun đắp nhãn quan mỹ học hoặc sư tinh tế trong ẩm thực.

Điều ta đang vun đắp là sự thấu cảm. Có thể ngay thời điểm này, bạn chẳng thể thực hành vì chưa có ai cả, nhưng bạn nên chọn lựa vài người, trong cuộc sống của bạn, những ai mà với họ, sự thấu cảm là đặc biệt quan trọng, và hãy thực hành khi có cơ hội. Với sự thực hành này, bạn sẽ để ý thấy một niềm vui thầm lặng dâng lên khi bạn trở thành một phần của mối kết nối nhân bản. Điều đó không hề ngẫu nhiên, bởi niềm vui đi kèm với việc rũ bỏ sự tách biệt, và bất cứ lúc nào cảm thấy nhiều kết nối hơn, ta càng đến gần hơn sự thật.

Giảm Dẫn Đạo, thêm Tầm Nhìn. Giai đoạn thứ hai của cú lật này đến khi ta rũ bỏ được nhu cầu kiểm soát các kết quả, và kết nối với ý thức lớn hơn về khả năng. Để cảm nhận giai đoạn này, hãy bắt đầu với việc gì đó (hoặc với ai đó) mà bạn đang cố kiểm soát nhưng thực hiện không thật suôn sẻ. Đó có thể là một bản báo cáo trực tiếp (hoặc một thành viên trong gia đình mà bạn đã và đang cố gắng thay đổi không thành công, hoặc là một vấn đề gai góc bạn chưa thể dàn xếp xong. Hãy nghĩ về ai hay tình huống nào đó bạn đang cố cưỡng thúc, lôi kéo (anh ấy, chị ấy, hay việc ấy) đi theo đường hướng của bạn. Dành một thời khắc, quai hàm nghiêm lại, dõi mắt vào trang sách này với sự kiên quyết của năng lượng Dẫn Đạo và đi thẳng vào mấu chốt: Bạn muốn điều gì xảy ra ở đây? Càng nhanh càng tốt, viết xuống vài chữ lột tả kết quả bạn đang hướng đến.

Giờ thì, hãy ngồi trở lại, thả lỏng, thể hiện vẻ thoải mái, và buông bỏ, mở rộng bàn tay hướng lên trần nhà. Nhớ lấy hai câu hỏi sau đây rồi thả cặp mắt “trôi” lên phía trần nhà, trong lúc để những câu hỏi này bồng bềnh qua tâm trí khai mở của bạn một lúc:

© Có những lực lượng lớn mạnh nào hơn trong công việc mà bạn có thể hợp tác?

© Điều gì bạn muốn xảy ra ở đây?

Không quan trọng ý nghĩ hay câu trả lời nào đến trong đầu, hãy lưu ý tình trạng của cơ thể và tâm trí bạn đã thay đổi như thế nào: thư giãn và rộng lớn hơn, bớt căng siết và tách biệt hơn. Khi bạn nhắm đến những lực lượng lớn mạnh hơn trong công việc với những con người hoặc tình trạng cụ thể của bạn, bạn có thể hòa nhập vào cái (hay người) nào trong số đó? Không giống như tách biệt khỏi chính bạn mà như một sự căng thẳng tự nhiên, cũng tương tự như cách người thủy thủ già lão luyện giỏi biến mình thành cơn gió đưa thuyền tới đúng đích đã nhắm đến.

Ít hơn mà lại Nhiều hơn. Khi trở thành người khác, hòa nhập . với những lực lượng lớn mạnh hơn, những hành động của ta, một cách tự nhiên, thành ra được cung cấp thông tin bởi ý thức tự thân lớn hơn, trong nó “Tôi” bao trùm một toàn cảnh rộng lớn hơn. Bớt đi nỗ lực kiểm soát cảm xúc và giác quan trong ta thì sẽ bền bỉ hơn thế giới bên ngoài kia”. Bớt đi cái cố gắng Tôi-là-trung-tâm thì sẽ nhận được hỗ trợ nhiều hơn từ quy luật của tự nhiên. It hơn mà lại nhiều hơn.

Ta có thể trải nghiệm cú lật này khi tự mình làm ít hơn và mở rồng nhiều hơn cho người khác. Khi các nhà lãnh đạo giao bớt đi những sự vụ thường nhật của họ để có thời gian tham dự những chương trình huấn luyện của tôi, tôi luôn cảnh báo về lượng Công việc họ sẽ nhận lại mỗi sáng thứ hai hàng tuần khi trở về công ty, sẽ nhiều thế nào. Ai có thể giúp được? Ai có thể học hỏi được từ điều này? Nơi nào khác trong cơ quan để ta có thể nhận được sự hỗ trợ. Càng có thể kết nối với nhiều người và ý tưởng quanh mình, ta càng nâng mình lên vượt xa năng lực đơn thuần khi là “Ban-nhạc-một-người”. Sự kết nối không chỉ giúp thuật lãnh đạo được nâng lên những tầm cao mới mà thậm chí nó còn là thiết yếu cho sự hấp thu những nỗ lực cá nhân của ta.

“Tôi có rất, rất nhiều ý tưởng và công cụ tuyệt hay, nhưng chẳng có ai trong công ty này muốn nghe về chúng cả”, là lời than vãn của vị quản lí một công ty tư vấn tại buổi huấn luyện của chúng tôi. Tôi hỏi anh sao không phát triển những ý tưởng và công cụ đó cùng với những người có thể sử dụng chúng. Sao không để họ sớm tham gia, để họ kiểm nghiệm từ những sản phẩm đầu tiên? Anh thừa nhận rằng thích làm việc một mình bởi phải kiểm soát toàn bộ dự án mà “không có sự can thiệp” từ bên ngoài. Mặt khuất của “không có sự can thiệp” là “không có dự trữ”, tôi nói với anh. Ai sẽ cần góp phần cho đầu vào của điều này? Ai sẽ giúp được? Tự hỏi những câu như thế có thể lật ta ra khỏi trạng thái kiểm soát để vào trạng thái kết nối, là khi ta sẽ nhớ ra rằng thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo, và tốt hay xấu là do nơi người dùng.

Có thể trải nghiệm cú lật này khi ta làm ít đi, theo giai đoạn. Mỗi ngày ta cắt giảm từ 40 hoạt động tất bật sang thành vài việc lớn được hoàn thành tốt. Giảm việc nói ra năm từ mỗi giây xuống còn ba từ. Giảm từ hít thở mười lần mỗi phút xuống còn ba lần thôi. Tất cả những điều đó là tần suất trong cơ thể, tâm trí và cuộc sống, khi làm ít lại, ta rơi vào một tần suất thấp hơn để có thể ổn định hơn, tạo nên tác động nhiều hơn, và bền bỉ hơn. Thậm chí, ta có thể bứt hẳn ra và dừng nghỉ 20 phút trong Thiền định. Làm chậm lại nhịp sống như thế quả thực giống như làm chậm vòng quay các cánh quạt, cho đến khi ta có thể thấy được từng chiếc cánh đang quay, chứ không phải một vòng tròn tít mù mờ mịt. Làm ít đi, thấu cảm nhiều hơn.

Có thể trải nghiệm cú lật này khi ta sở hữu ít đi. Sở hữu là một dạng khác của kiểm soát, và nhiều người tìm kiếm sự kiểm soát cuộc đời họ qua việc sở hữu rất nhiều. Điều này phô bày trong thực tế ở các cơ quan, tổ chức với những tay quản lí cứ muốn “sở hữu” người ta. Trong cuộc sống thường ngày là mong muốn sở hữu vật chất (như kiểu “Ai chết đi với nhiều đồ chơi nhất thì người đó thắng”). Nhưng sự thật là: Ta làm chủ cái gì thì lại là nô lệ của cái đó. Nếu ta có ba căn nhà, ba xế hộp, hoặc có ba bản báo cáo gửi) trực tiếp lên cho tôi), chính mỗi thứ đó lại xác định cách thức cuộc đời ta sống. Sở hữu ít đi mở ra cơ hội kết nối nhiều hơn. Ví dụ, thay vì “sở hữu” một nhóm nhỏ nhân viên trong cơ quan, tôi sẽ kết nối rộng khắp cả cơ quan và dẫn dắt các dự án thông qua sự ảnh hưởng sâu rộng hơn.

Tôi nhớ rằng khi còn là một đứa trẻ bị cha mẹ yêu cầu - không, chính xác hơn là được bảo - phải dọn dẹp tầng hầm. Đó là một đống lộn xộn, và họ có đủ quyền thúc ép tôi phải dọn dẹp ở đó. Nhưng tôi chẳng thấy thích thú gì việc ấy. Tôi đã giận hờn, kháng cự, và chỉ thấy thù ghét tất cả cái mớ tôi phải dọn dẹp. Vậy nên tôi bỏ tất tật đồ chơi của mình vào trong vài thùng giấy lớn và kéo lê chúng lên các bậc thang, ngang qua phòng khách, vượt qua cả lời cảnh báo của cha mẹ đang dõi theo (“Con sẽ hối tiếc đấy!”; “Nếu con ném chúng đi, bố me sẽ không tìm lại cho đâu nhé!”), tôi đặt thẳng chúng ra lề đường để được người ta gom ra đống rác thải. Tôi trở về tầng hầm và cảm thấy hoàn toàn tự do! Thật rộng rãi. Và mặc dù tôi không thể diễn đạt lưu loát về nó, ở mức độ nào đó, tôi cảm thấy có khoảng mở để trưởng thành lên - không, chính ra nó giống như đứa trẻ với một mới đồ chơi đã được rũ bỏ. Càng ít ký ức, càng nhiều khả năng.

Có thể trải nghiệm cú lật này khi ta biết ít đi. Trong bất kì ngôn ngữ nào, “Tôi biết có thể là cụm từ tự-giới-hạn-mình nhất, vì nó ta ngay tại cái chỗ “Tôi” vốn chắc chắn đã là một thứ án tượng ước lệ rồi. Nghiêm túc mà nói, tất cả những điều này ta đi, chắc như đinh đóng cột. Không phải là chúng ta xuẩn ngốc, nhưng bởi ta làm việc với những giác quan bị giới hạn, vơ lấy phỏng chừng một hình chiếu ba-chiều của một vũ trụ có-ít-nhất-mười-chiều, méo mỏ qua những nỗi hãi sợ về tính cách, văn hóa, vv... chọn lựa ra cái ta lưu ý và cách ta xác lập ý nghĩa. Trong những vấn đề có tính ước lệ, chẳng hạn như biết về những quy luật của đường phố, hoặc là chỗ ta để bàn chải đánh răng, việc biết theo thông lệ ấy cũng tốt thôi, và ta sẽ chết mệt nếu cứ thường xuyên thắc mắc về nó. Nhưng trong giả định rằng ta đánh giá về thế giới, về khách hàng, về tương lai, về những người thân cận nhất của mình, hay về những khả năng sáng tạo, ta có thể vươn xa thật xa với việc biết ít đi và học hỏi nhiều hơn. Tống khứ cái đã-biết đi. Rong chơi với việc không biết (bất thức) và hòa tan vào khả năng vô hạn: được kết nối, như thể trong dung dịch, trước khi “Tôi” có một cơ hội kết đặc lại và kêu ầm lên là “biết”.

Biết ít đi là để biết được nhiều hơn. Có ít đi là để có được nhiều hơn. Làm ít đi là để làm được nhiều hơn. Khi ta chấm dứt việc kiểm soát cái-bản thân-ta-nghi-la-ta đó, ta lật sang sự kết nối nhiều hơn đến cái-bản-thân-thức-sự-là-ta. Khi thực hiện cú lật này, ta cảm thấy thế nào? Niềm vui luôn luôn xuất hiện.

--

Trích: “Nhà Lãnh Đạo Thiền”

Ginny Whitelaw

Nhóm dịch giả: Hồ Lê Tùng, Nguyễn Đắc Kiên, Trần Thị Ngân Hà

Nhà Xuất Bản Phụ Nữ- 2016

Bài viết liên quan