BA ĐIỂM CỐT YẾU NHƯ LÀ SỰ THỰC HÀNH CÁI THẤY HIỂU -Dalai Lama

BA ĐIỂM CỐT YẾU NHƯ LÀ SỰ THỰC HÀNH CÁI THẤY HIỂU

-Dalai Lama

-----o0o-----

Những giáo huấn cốt lõi như những cái này giống như vàng tinh chất nhất, như cốt lõi của lòng. Thật đáng tiếc khi dạy chúng cho những người không đem chúng vào thực hành. Nhưng cũng rất đáng tiếc nếu không dạy chúng cho người yêu quý những giáo huấn này như mạng sống của họ, đưa nghĩa thiết yếu của chúng vào thực hành, và đạt đến Phật quả trong chỉ một đời.
BA ĐIỂM CỐT YẾU NHƯ LÀ SỰ THỰC HÀNH CÁI THẤY HIỂU -Dalai Lama

Ba điểm then chốt này là tinh túy không sai lầm mở ra cái thấy hiểu, thiền định, hành động và quả của Đại Toàn Thiện tự nhiên tất cả đều ở trong trạng thái của tánh giác rigpa thâm nhập khắp. Như vậy quả thật nó cấu thành những giáo huấn cốt lõi cho thiền định và hành động, cũng như cho cái thấy hiểu.

Tuy nhiên đấy không phải là một ý niệm trừu tượng nào về cái, nếu dùng thuật ngữ Pháp của truyền thống dòng bản văn, là một kết luận xác định đạt được sau khi thẩm định nó với kinh điển, luận lý và lý tính. Đúng ra, bất cứ lúc nào bạn thực sự thấu hiểu bản thân trí huệ, một cách trực tiếp vào trong tất cả sự nguyên sơ của nó, đó là cái thấy hiểu về trí huệ của rigpa. Bởi vì tất cả những cái thấy hiểu và những thiền định chỉ có “một vị”, không có mâu thuẫn trong sự giải thích ba điểm cốt yếu như là sự thực hành cái thấy hiểu. Bởi thế: “Đối với cái Thấy Hiểu có ba điểm cốt yếu,”

Một thực hành như cái này là điểm then chốt không sai lệch của con đường của sự thanh tịnh bổn nguyên trong Đại Toàn Thiện tự nhiên, chót đỉnh thực của chín thừa tiệm tiến và thứ lớp. Như một ông vua không thể đi du ngoạn mà không có quần thần, cũng thế những điểm then chốt của tất cả các thừa được dùng như những bước và những hỗ trợ cho con đường Đại Toàn Thiện.

Không chỉ có thế, mà khi bạn thấy khuôn mặt của ngọn đèn trí huệ sanh khởi một cách tự nhiên – sự thanh tịnh bổn nguyên của tánh giác rigpa – thần lực của nó sẽ chói sáng như sự quán chiếu đến từ thiền định, và rồi cõi giới của trí huệ của bạn nở lớn như một dòng sông mùa hè lớn dậy, trong khi bản tánh của tánh không mọc lên như đại bi, và thấm nhuần bạn với một lòng từ bi không có giới hạn và thiên lệch. Nó là như thế, và bởi vậy: “Thiền Định, sự hợp nhất của trí huệ và tình thương,”

Patrul Rinpoche nói rằng, về cái thấy thấm nhuần ba điểm này của cái thấy hiểu, thiền định và hành động, sự thực hành thiền định sẽ là cái phối hợp trí huệ và tình thương.

Điều này được nói về thiền định ở đây cũng liên quan đến thực hành tögal. Trong truyền thống Dzogchen, nền tảng được giải thích từ quan điểm tinh túy, bản tánh và năng lực hay tính đáp ứng của nó, nhưng sự nhấn mạnh nằm ở hai cái đầu tiên: sự thanh tịnh bổn nguyên của nó. Khi chúng ta xem xét thuật ngữ được dùng trong những truyền thống khác, “thanh tịnh bổn nguyên” tương đương với phương diện của tánh không, và “hiện diện tự nhiên” với phương diện của sắc. Thế nên sự hợp nhất của tánh Không và sắc có thể được nghĩ như tương tự với sự hợp nhất của sự thanh tịnh bổn nguyên và hiện diện tự nhiên. Hoàn toàn rất tốt khi giải thích theo cách đó, nhưng trong trường hợp này quan điểm của bạn sẽ là cái tối hậu chính là tâm nền tảng vốn sẵn của tịnh quang. Shyentong hay trường phái “không của cái khác” của Madhyamaka (Trung Đạo) diễn tả tâm vốn sẵn này là “trống không cái khác, những duyên ngẫu phát, ngoại sanh”. Bạn thấy rằng nó là cái tối hậu, với sự thanh tịnh bổn nguyên và hiện diện tự nhiên là những phương diện của nó. Cũng như sự hợp nhất của tánh không và sắc, điều này cũng được so sánh với sự hợp nhất của trí huệ và phương tiện thiện xảo. Nhưng ở đây trong sự giải thích độc nhất của Dzogchen về hai chân lý, sự hợp nhất bổn nguyên của chúng là cái tối hậu.

Từ “thanh tịnh bổn nguyên” liên hệ đến những kinh điển của những giáo lý thời giữa của đức Phật, và nói chung nó ám chỉ thời giữa này, dù có những tình huống nó được áp dụng cho rigpa. Từ “hiện diện tự nhiên” liên hệ đến những giáo lý thời chót và mục đích tối hậu về giác ngộ của đức Phật. Trong truyền thống Dzogchen, chủ đề sâu xa về sự hiện diện tự nhiên này chỉ được đề cập trong những giáo lý cao nhất. Tôi sẽ chỉ ra rằng những đạo sư uyên bác có những ý kiến khác nhau về những chủ đề này.

Khi đã thấy hiểu sự thanh tịnh bổn nguyên và hiện diện tự nhiên của nền tảng, đến sự thực hành của con đường, bạn thực hành trekchö trên căn bản của nền tảng thanh tịnh bổn nguyên, và tögal trên căn bản của nền tảng hiện diện tự nhiên. Nhờ hai con đường này, kết quả xảy đến được gọi một cách quy ước là “thanh tịnh bổn nguyên như là sự sáng rỡ bên trong của pháp thân” hay “hiện diện tự nhiên như là sự sáng rỡ bên ngoài của báo thân”.

Một khi điểm then chốt này trên con đường, sự hợp nhất của tánh không và lòng bi, được trực tiếp chứng ngộ, những hành động như đại dương của chư bồ tát, tất cả bao gồm trong con đường của sáu ba la mật, sanh khởi như năng lực tự nhiên của tự nó, như những tia sáng soi chiếu từ mặt trời. Bởi vì hành động liên hệ với sự tích tập công đức, bất cứ điều gì bạn làm sẽ là cho những người khác, giúp cho bạn không tìm kiếm an bình và hạnh phúc cho chỉ mình bạn, và như vậy tránh lạc khỏi chánh kiến. Thế nên nó: “Được Hành Động chung cho tất cả các bồ tát đi kèm.”

Loại thấy hiểu, thiền định và hành động này là cốt lõi của thị kiến giác ngộ của tất cả chư Phật đã đến, hiện tại và sẽ tới, và như vậy: “Khi tất cả chư Phật thảo luận,”

Đỉnh tối thượng của tất cả các thừa, điểm then chốt trên con đường của Tinh Túy Tâm Kim Cương của Nyingtik, tinh chất của tất cả quả - không có cái nào vượt qua cái này. Và như vậy: “Các ngài không tìm thấy giáo huấn nào hơn cái này.”

Bởi vì đây là sự chỉ dạy tâm linh tuyệt hảo nhất, “Khi tất cả chư Phật thảo luận, các ngài không tìm thấy giáo huấn nào hơn cái này.” Trừ phi bạn đặt nền con đường của bạn trên cái tịnh quang này, còn không thì không có sự thức tỉnh nào với Phật quả. Và trong những bản văn chính của Dzogchen, có nói rằng phương pháp sâu thẳm và nhanh chóng là tiếp cận với rigpa như là nền tảng qua rigpa như là năng lực của nền tảng đó.

Thực hành của cái được phát biểu trong giáo huấn này là tinh túy tâm của những giáo huấn cốt lõi của dòng, nó là chắc chắn; nhưng dù những câu này phát biểu về nó thì những lời ít ỏi này cũng sanh khởi từ thần lực sáng tạo của tánh giác rigpa. Thế nên: “Bởi tertön của pháp thân, thần lực nội tại của rigpa,”

Khi bản văn gốc nói, “Được đem ra như một kho tàng từ chiều sâu của nội quán siêu việt bởi tertön của pháp thân”, nó ngụ ý bản thân Dza Patrul Rinpoche.

Tôi không có chút ít kinh nghiệm nào về nghĩa thực sự đàng sau những lời này như là một kết quả của “trí tuệ đến từ thiền định”. Tuy nhiên do nghe sự trao truyền không sai lầm từ miệng của đạo sư thiêng liêng của tôi, tôi đã xóa sạch mọi nghi ngờ với “trí huệ đến từ sự nghe”. Và rồi đi đến một cái hiểu kết cuộc nhờ “trí huệ sanh từ tư duy, tham thiền”, qua đó tôi đã tạo luận này. Và như vậy nó: “Được đem ra như một kho tàng từ chiều sâu của nội quán siêu việt,”

Nó không giống như loại kho tàng thế gian bình thường, chỉ tạm thời khỏi nghèo đói. “Không giống như những kho tàng bình thường của đất và đá,”

Ba điểm cốt yếu này của cái thấy hiểu, được biết như “Chạm Vào Tinh Túy trong Ba Lời Nói”, được ban bởi hóa thân Garab Dorje, từ trong một vầng mây ánh sáng trong bầu trời khi ngài nhập niết bàn, cho Manjusrimitra. Chính nhờ những giáo huấn cực kỳ cốt lõi này mà sự chứng ngộ của hai vị trở thành không thể phân chia. “Vì nó là chúc thư cuối cùng của Garab Dorje,”

Do thâm nhập nghĩa thiết yếu của giáo huấn này mà vua Pháp Longchen Rabjam toàn giác, ngay trong đời mình đã trực tiếp chứng ngộ “tâm trí tuệ” của tánh thanh tịnh bổn nguyên, nơi mọi hiện tượng đều cạn kiệt, và như vậy thức tỉnh với Phật quả viên mãn và toàn thiện. Xuất hiện cụ thể trong thân trí huệ của ngài với vidyadhara Jikmé Lingpa, ngài ban phước cho vị này theo cách “trao truyền dấu hiệu của những vidyadhara”. Từ ngài trở đi, nhờ “sự trao truyền từ miệng qua tai”, đạo sư gốc nhân từ của chúng tôi, Jikmé Gyalwé Nyugu, đã nhận sự giới thiệu qua giáo huấn này, và gặp gỡ thật tánh của thực tại mặt đối mặt. Và đây là giáo huấn tôi được nghe từ Jikmé Gyalwé Nyugu, khi ngài hiện diện giữa chúng tôi như vị bảo vệ vinh quang của tất cả chúng sanh. Đấy là tại sao nó là: “Tinh túy của tâm trí huệ của ba sự trao truyền.”

Ở đây Patrul Rinpoche nói đến Longchenpa vinh quang, Jikmé Lingpa toàn giác, và Jikmé Gyalwé Nyugu như là hiện thân của ba dòng trao truyền.

Những giáo huấn cốt lõi như những cái này giống như vàng tinh chất nhất, như cốt lõi của lòng. Thật đáng tiếc khi dạy chúng cho những người không đem chúng vào thực hành. Nhưng cũng rất đáng tiếc nếu không dạy chúng cho người yêu quý những giáo huấn này như mạng sống của họ, đưa nghĩa thiết yếu của chúng vào thực hành, và đạt đến Phật quả trong chỉ một đời. Thế nên:

Nó được giao phó cho những đệ tử của lòng tôi,

được đóng dấu niêm phong bí mật.

Nó là sâu xa trong ý nghĩa, những lời của lòng tôi.

Nó là những lời của lòng tôi, điểm then chốt cốt tử.

Điểm cốt tử này, chớ bao giờ xem rẻ nó!

Chớ bao giờ để giáo huấn này tuột khỏi các ngươi!

Với sự bình giảng ngắn gọn này, “Giáo Lý Đặc Biệt của Vua Thông Thái và Vinh Quang” được hoàn thành đây. Công đức! Công đức! Công đức!

Hơn một năm trước đây, Sogyal Rinpoche đã yêu cầu tôi cho một lần giảng dạy, và bởi vì tôi không có nhiều thì giờ, tôi nghĩ tôi hơn nên dạy về bản văn này, nó rất ngắn nhưng chất lượng lớn lao. Chúng ta đã trải qua vài ngày ngắn ngủi cùng nhau trong giảng đường này, và tôi rất nhiều vui thích. Tôi nghĩ, ít nhất tôi hy vọng, rằng tất cả các bạn đều cũng như vậy.

Bây giờ, điều quan trọng nhất cho những người thực hành tâm linh như chúng ta là thực hành trong đời sống mỗi ngày của chúng ta. Để làm điều đó, chúng ta cần can đảm, quyết tâm và hy vọng lớn lao. Chúng ta cũng cần theo đuổi tôn giáo của mình một cách thành thật; điều đó cũng cốt yếu. Tôn giáo phải ở trong chúng ta, không chỉ trên môi. Không có nghĩa gì khi nó chỉ ở trên miệng, và cũng không ích lợi nhiều nếu tôn giáo chỉ ở trong một ngôi chùa hoặc một nhà thờ. Tôn giáo hay tính tâm linh phải sống trong chúng ta.

Lại nữa, cái là tôn giáo, hay là tâm linh, nó phải làm việc cho chúng ta, bởi vì chính khi chúng ta đối diện với những vấn nạn hay thảm kịch mà chúng ta cần giúp đỡ tâm linh. Bấy giờ tất cả sẽ tùy thuộc vào cái mà chúng ta thường quen biết. Dodrupchen Jikmé Tenpé Nyima nói với chúng ta:

Sự chứng ngộ có thức dậy hay không tùy thuộc vào sự thực hành của bạn có được vun trồng hay không;

Sự thực hành của bạn có bắt rễ hay không tùy thuộc vào sự can đảm và quyết tâm của bạn.

Thật vậy bất cứ cái gì chúng ta làm, chúng ta cần có một nỗ lực. Sẽ không hy vọng nó hoàn toàn rất dễ dàng, và quả đúng là như vậy với cái gì lớn lao sẽ xảy ra. Tất cả là vậy. Cám ơn các bạn thật nhiều.

-----o0o-----

Trích: Đại Toàn Thiện – Những giáo lý Đại Toàn Thiện ở Tây Phương

Tác giả: Dalai Lama

Ban dịch thuật TTT, 2007

Ảnh: nguồn Internet

Bài viết liên quan