CÁI THẤY TỐI THƯỢNG VỀ THỰC TẠI - Longchen Rabjampa

CÁI THẤY TỐI THƯỢNG VỀ THỰC TẠI

Longchen Rabjampa

 -----o0o-----

Bản tánh của tánh Không là tịnh quang, nó thanh tịnh và hiện diện từ thời vô thủy. Mạn đà la của cõi giới tịnh quang thì không tùy thuộc những nhân và duyên. Nó là Pháp thân vốn sẵn, bản tánh thường trụ không nhân duyên của mọi sự, tiềm ẩn trong dòng tâm thức của tất cả chúng sanh. Như vậy cõi giới nền tảng của tịnh quang của tánh Không trong dòng tâm thức của mỗi người là toàn...
CÁI THẤY TỐI THƯỢNG VỀ THỰC TẠI - Longchen Rabjampa

Cõi giới nền tảng hay “địa tầng thiết lập” thì hiện hữu một cách bổn nguyên, đồng nhất với tánh giác thanh tịnh. Nó không hề biến đổi và như vậy giống với bầu trời hay không gian. Trong không gian này những Thân Phật, những phẩm tính và tánh giác nguyên sơ sanh khởi tự phát như mặt trời, mặt trăng…. xuất hiện trong bầu trời mà không cần tìm kiếm. Những hành tinh và ngôi sao không đến do những nỗ lực của bạn, nhưng bạn thấy chúng. Cũng thế, không có nỗ lực chủ ý bạn có thể thấy biết trực tiếp con đường hiển nhiên của tánh Không, bởi vì bản chất tánh Không là có thể thấy biết trực tiếp. Bấy giờ, Đại Toàn Thiện là con đường của bản thân tánh Không.

Cõi giới mạn đà la của tịnh quang thì không tùy thuộc điều kiện. Nó là Pháp thân vốn sẵn, chủ đích toàn khắp (của chư Phật). Chứng ngộ nó một cách trực tiếp là cái thấy tối thượng về thực tại.

Bản tánh của tánh Không là tịnh quang, nó thanh tịnh và hiện diện từ thời vô thủy. Mạn đà la của cõi giới tịnh quang thì không tùy thuộc những nhân và duyên. Nó là Pháp thân vốn sẵn, bản tánh thường trụ không nhân duyên của mọi sự, tiềm ẩn trong dòng tâm thức của tất cả chúng sanh. Như vậy cõi giới nền tảng của tịnh quang của tánh Không trong dòng tâm thức của mỗi người là toàn khắp như không gian.

Pháp thân (Dharmakaya) là thân (kaya) làm nền tảng cho mọi sự vật (dharma, pháp), mà một vị Phật thấy biết và diễn tả. Nó là hiểu biết tri giác trực tiếp bản tánh tối hậu của cõi giới trống không của mọi sự và là nguyên nhân trực tiếp để một vị Phật hoàn thành những lợi lạc vô thượng cho tất cả chúng sanh.

Phật tánh là tánh Không hay Pháp thân từ quan điểm tiềm năng vốn sẵn của Phật quả. Nó vốn sẵn trong dòng tâm thức của tất cả chúng sanh. Samantabhadra (Phổ Hiền) là Pháp thân được nhân cách hóa như là Phật bổn nguyên (Adi-Buddha). Tâm của Phổ Hiền là một đồng nghĩa với chủ đích của chư Phật và là tánh giác vốn sẵn (svasamveda; rang_rig) nó chứng biết trọn vẹn trạng thái vốn giác ngộ của nó. Nói cách khác, dù tánh giác nguyên sơ vốn là bản tánh thường trụ của thực tại là sẵn có trong dòng tâm thức của tất cả chúng sanh, họ không biết đến nó. Nó bị che khuất trong vô minh hay theo nghĩa đen là “không biết”. Phổ Hiền, tuy nhiên, thì biết trạng thái vốn giác ngộ của mình. Cũng thế, khi bạn trở nên biết thể trạng vốn sẵn có của chính bạn, bạn tìm lại được tâm của Phổ Hiền. Chứng ngộ trực tiếp chủ đích toàn khắp này của chư Phật, tâm của Phổ Hiền, là cái thấy tối thượng về thực tại theo Đại Toàn Thiện. Nó đặt nền trên việc đưa dẫn trực tiếp đệ tử vào Pháp thân vốn sẵn trong dòng tâm thức của chính y.

Trên cõi giới hoàn toàn thanh tịnh này, có những đám mây che ám lướt qua. Chúng là những xuất hiện lừa dối, (phóng chiếu ra bởi) tâm thức của chúng sanh. Do những xuất hiện này, đặt nền trên không có thực, ba cõi và sáu loại chúng sanh duy trì nối tiếp.

Cõi giới trống không của mọi sự thì hoàn toàn thanh tịnh, thoát khỏi mọi tạo tác tâm thức. Trên đó, tâm thức vô minh phóng chiếu những vết dơ như những đám mây che tối bầu trời. Khi những vết dơ này của vô minh hay không biết che ám cõi giới tánh Không, bèn xuất hiện những chỗ ở của ba cõi (dục, sắc, và vô sắc) và sáu loại chúng sanh. Nói cách khác, những vết dơ này xuất hiện là những cõi và chúng sanh của sanh tử, dù về phần chúng, chúng không có hiện hữu thực. Những xuất hiện này sanh khởi từ lừa dối và mê lầm, và vì chúng những chúng sanh lang thang từ một nơi ở vật lý này đến một nơi khác một cách liên tục.

Phật tánh là bản tánh thực của Phổ Hiền vốn có trong mỗi người từ thời vô thủy. Nó thấm nhuần tỏa khắp tất cả chúng sanh. Tâm của Phổ Hiền được ví như bầu trời hay không gian, bởi vì nó là toàn khắp. Một tâm như vậy tri giác tánh Không của mọi sự và nhận biết điều này như thấy chính mình trong một tấm gương. Thế nên tâm của Phổ Hiền được nói là “nhận biết bởi chính mình khuôn mặt của chính mình”.

Khi những chúng sanh không tự nhận biết theo cách này, Pháp thân vốn sẵn hay Pháp tánh vốn sẵn của họ trở thành một “a lại da” hay “nền tảng của mọi sự” đối với họ. Ở giai đoạn này bởi vì còn chưa có bám nắm nào vào sự phân biệt những đối tượng trong nền tảng đó, nó vẫn còn giống với bầu trời và lạc phúc và tánh Không là tính chất. Nói cách khác, khi bạn không thấy được Pháp thân là tự tánh của bạn, Pháp thân ấy trở thành một a lại da cho bạn- nguồn gốc của mọi sự của cả sanh tử và Niết bàn. Tuy nhiên, nó còn chưa sanh ra những cái ấy một cách hiện thể. Nó là tiềm thể cho tiến trình này và như vậy nó không phân chia.

-----o0o-----

Trích: “Vòng Hoa Báu Bốn Pháp - Một dẫn nhập vào Đại Toàn Thiện”

Của Longchen Rabjampa Drime Wozer Với bình giảng miệng của Đức Ngài Dudjom Rinpoche và Beru Khyentse Rinpoche.

Việt dịch: Đương Đạo

Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 2014

Ảnh: nguồn Internet

Bài viết liên quan