CẮT ĐỨT NHỮNG CHƯỚNG NGẠI, ĐÁNH LẠC HƯỚNG VÀ ĐI LẠC - ĐẠI ẤN - SOI RÕ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN - DAKPO TASHI NAMGYAL

CẮT ĐỨT NHỮNG CHƯỚNG NGẠI, ĐÁNH LẠC HƯỚNG VÀ ĐI LẠC

ĐẠI ẤN - SOI RÕ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

DAKPO TASHI NAMGYAL

---o0o---

Bất cứ khi nào một tư tưởng chuyển động hay khi gặp một tình huống khó khăn, sự đi lạc tạm thời là tin rằng người ta chỉ có thể ngồi thiền định sau khi khó khăn đã được vượt qua.
CẮT ĐỨT NHỮNG CHƯỚNG NGẠI, ĐÁNH LẠC HƯỚNG VÀ ĐI LẠC - ĐẠI ẤN - SOI RÕ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN - DAKPO TASHI NAMGYAL

Thứ ba, đối với người ít học, chỉ có một thời gian ngắn theo thầy, có một mối nguy lớn bị lạc hướng và đi lạc do cái hiểu trí thức và những tâm trạng thiền định.

Giữa bốn loại đi lạc về tánh Không được diễn tả, sự đi lạc về bản tánh của những cái có thể biết có hai phương diện:

Thay vì nhận biết điểm thiết yếu của tu tập là sự hợp nhất không thể phân chia của tri giác và tánh Không được phú bẩm với cái tối cao của mọi phương diện, sự đi lạc căn bản là bất chấp tốt và xấu khi nghĩ chúng là một trạng thái trống không trong đó những lỗi lầm và những phẩm tính là hoàn toàn không quan trọng. Dù thiền giả đã hiểu nghĩa chính xác của sự tu tập thiết yếu và có thể giải thích nó, sự đi lạc tạm thời là không đem nó vào kinh nghiệm cá nhân.

Đi lạc về con đường có hai phương diện:

Thay vì nhận biết rằng sự tu tập là hợp nhất không thể phân chia của con đường và quả và quả này hiện diện như một tài sản tự nhiên, sự đi lạc căn bản là tin rằng con đường là sự tu tập, trong khi quả sẽ được đạt đến ở một điểm khác.

Dù thiền giả có sự tu tập đúng, sự đi lạc tạm thời là không tin nó và tìm kiếm nó ở đâu khác khi hy vọng cái gì cao hơn hay thiền định trong khi thêm vào cái gì tốt hơn.

Đi lạc về phương thuốc có hai phương diện:

Thay  vì nhận biết sự tu tập như là hợp nhất không thể phân chia của trừ bỏ và phương thuốc, và bằng cách biết khuôn mặt tự nhiên của bạn sự trừ bỏ trở thành phương thuốc của chính nó, sự đi lạc căn bản là xem cảm xúc cần phải trừ bỏ và sự tu tập như là tách lìa và như thế, dùng sự tu tập như là phương thuốc đối trị chống lại cảm xúc.

Bất cứ khi nào một tư tưởng chuyển động hay khi gặp một tình huống khó khăn, sự đi lạc tạm thời là tin rằng người ta chỉ có thể ngồi thiền định sau khi khó khăn đã được vượt qua.

Đi lạc về tổng quát hóa có hai phương diện:

Thay vì nhận biết rằng sự tu tập là hợp nhất không thể phân chia của phương tiện và trí huệ và mọi hiện tượng là chính tinh túy, sự đi lạc căn bản là tổng quát hóa với tập chú theo khái niệm rằng chúng là không có tự tánh.

Đúng ra là đặt sự tu tập vào sử dụng, đi lạc tạm thời là tổng quát hóa bằng cách muốn tái tạo lại một kinh nghiệm quá khứ. Hay, có thể tin rằng thiền định cần cắt đứt những tư tưởng: “Tôi không thỏa mãn với trạng thái hiện tại, tôi phải tạo ra một cái tốt hơn về sau!”

Như đã minh họa,  đây là những thí dụ về đi lạc khỏi tu tập thiền định. Một số loại đi lạc có thể dẫn bạn đến những cõi thấp hay chuyển bạn thành một người không cảm nhận gì, người ấy chẳng bao giờ có được kinh nghiệm triệt để nào trong thực hành. Bởi thế, thiết yếu là không đi lạc.

Những đánh lạc hướng

Nói tổng quát, khi tiếp tục tu tập bạn sẽ gặp vô số tâm trạng thiền định khác nhau của lạc, sáng tỏ, và vô niệm. Đặc biệt, những hành giả có những kinh mạch, năng lượng và tinh túy hảo hạng, hay quyết tâm hiến mình cho sự thực hành không ngắt quảng bởi lười biếng và xao lãng, sẽ có những kinh nghiệm kỳ diệu của một đa dạng khó diễn tả. Những người thực hành khi hòa trộn thực hành của họ với những hoạt động khác sẽ chỉ gặp những mảnh nhỏ của những trạng thái thiền định như vậy.

Không chú ý, kinh nghiệm lạc có thể thuộc về nhiều loại khác nhau. Chúng bao gồm cảm giác thân bạn thấm đẫm bởi lạc – dù nóng hay lạnh đều cảm thấy thích thú; bạn không lưu ý bạn có thân hay không; bạn cảm thấy xúc động và vui vẻ đến độ muốn phá ra cười; bạn vui sướng, tự do và thong dong; hay bạn không để ý ngày hay đêm.

Kinh nghiệm sáng tỏ có thể thuộc nhiều loại. Chúng bao gồm có một trạng thái tỏa sáng của tâm; mọi tri giác trở nên trong sáng như pha lê, thấy vật gần và xa thậm chí ban đêm, thấy những phô diễn của quang minh, có cảm giác biết tâm của người khác và vân vân.

Kinh nghiệm vô niệm, không có tư tưởng có nhiều loại. Chúng bao gồm thấy những dấu hiệu khác nhau của những ‘sắc trống không’, có cảm giác rằng mọi sự là trống không, thấy những tri giác là không có bản chất và vô tự tánh, thấy chính mình và những tri giác là trống không, cảm giác một số tánh Không và vân vân.

Hoặc là một của ba tâm trạng thiền định này – lạc, sáng tỏ và vô niệm – phối hợp hay một phần của cái nào trong chúng, bạn có thể bám vào những kinh nghiệm thiền định này như là tối cao và tu tập theo một cách bị trói buộc vào chúng, vui khi chúng đến và không vui khi chúng không đến. Nếu trường hợp như vậy, lạc sẽ gây nên tái sanh trong những cõi Dục, sáng tỏ trong cõi Sắc, và vô niệm trong cõi Vô sắc.

Dù nếu bạn không bám vào những tâm trạng thiền định này, một tu tập thiền định bị chúng ràng buộc sẽ làm cho bạn phát sanh những trạng thái của Thanh Văn và Độc Giác Phật,và bạn sẽ không đạt đến cái gì hơn là một nghỉ ngơi thoát khỏi những khổ đau của các cõi thấp. Sẽ khó cho bạn đạt được Phật quả.

Hơn nữa, người thông minh yếu và người đã nhận ít giáo lý có thể hiểu lầm sự tu tập trong tinh túy vốn có. Họ sẽ tiến hành hoặc là một tu tập không hoàn hảo, một loại bình lặng dày đặc, một tâm trạng thiền định mơ hồ, hay đi vòng vào một phiên bản méo mó của trạng thái tự nhiên.

Thế nên, một số làm lạc hướng có nguy cơ là tái sanh trong những cõi thấp, trong khi những cái khác đưa đến không gì hơn là một trạng thái hạnh phúc trong sanh tử. Giống như thí dụ đi đến phương tây hay phương bắc khi định đi phương đông, mục tiêu bị sai lầm.

Về phần những kinh nghiệm thiền định, có ba loại nối kết với samatha, vipashyana và kinh nghiệm chứng ngộ thực sự. Trong ba cái này, cái chót không được xem là một đi lạc. Cái thứ hai, khi sự tu tập được duy trì trực tiếp và thoát khỏi bám chấp, sẽ đưa đến tiến bộ sau khi những tâm trạng thiền định đã tự nhiên tiêu tan.

Tuy nhiên, những kinh nghiệm thiền định như ngâm mình trong xuất thần thì, với phần lớn, là những chướng ngại cho tiến bộ trong thực hành tâm linh và che ám trạng thái tự nhiên. Sẽ hiệu quả hơn khi tu tập sau khi hủy hoại những tâm trạng thiền định này với nhiều phương pháp khác nhau.

---o0o---

Trích: “Đại Ấn - Soi Rõ Trạng Thái Tự Nhiên

Dakpo Tashi Namgyal

Dịch: Ban Dịch Thuật Thiện Tri Thức

Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức – 2020

 

Bài viết liên quan