CHỈ THẲNG TINH TÚY TÂM VỐN SẴN - ĐẠI ẤN SOI RÕ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN – DAKPO TASHI NAMGYAL

CHỈ THẲNG TINH TÚY TÂM VỐN SẴN

ĐẠI ẤN SOI RÕ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN – DAKPO TASHI NAMGYAL

-----o0o-----

Thứ nhất, khi cho giáo huấn chỉ thẳng, không có người nào khác hiện diện ngoài đạo sư và đệ tử. Nếu bạn thích, hãy ngồi tư thế như trước. Bấy giờ đạo sư nói:

“Hãy để tâm con như nó là một cách tự nhiên không cố gắng sửa chữa nó. Bây giờ, có thật rằng mọi tư tưởng, cả thô lẫn tế của con lặng xuống trong chính chúng? Hãy nghỉ ngơi phẳng lặng và nhìn để thấy tâm này nó vẫn bình an ở trong trạng thái tự nhiên của chính nó không.”

Đạo sư để cho đệ tử nhìn.

“Cái đó được gọi là shamatha.”

“Trong trạng thái này, chớ trở nên hôn trầm, không chánh niệm hay đờ đẩn. Có đúng rằng con không thể hình thành bằng lời rằng bản sắc hình dạng của tâm này là như thề này thế kia, cũng không thể hình thành bằng tâm thức một ý nghĩ về nó? Hơn nữa, có phải nó là một tỉnh thức hoàn toàn sáng tỏ và không giới hạn, không thể nhận dạng, nó tự biết chính nó?

“Trong trạng thái phẳng lặng, hãy nhìn để thấy có phải nó là một kinh nghiệm không có cái gì được kinh nghiệm.”

Bấy giờ đạo sư để cho đệ tử nhìn.

“Đó gọi là vipashyana.”

“Ở đây, hai cái này được nói đến lần lượt, nhưng trong thực tế loại shamatha và vipashyana này không tách biệt. Hơn nữa, hãy nhìn để thấy shamatha này có phải là vipashyana, vốn là một tánh giác tự nhiên, tự biết, không thể nhận dạng không. Cũng nhìn để thấy có phải vipashyana này là shamatha của an trụ trong trạng thái tự nhiên không nhiễm ô bởi những thuộc tính khái niệm không. Hãy nghỉ ngơi phẳng lặng và hãy nhìn!”

Đạo sư để cho đệ tử nhìn.

“Cái đó gọi là sự hợp nhất của shamatha và vipashyana.”

“Suốt những hoạt động hàng ngày trong những khoảng hở không ngồi thiền, hãy cố gắng giữ loại chánh niệm này không xao lãng nhiều như con có thể.
CHỈ THẲNG TINH TÚY TÂM VỐN SẴN - ĐẠI ẤN SOI RÕ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN – DAKPO TASHI NAMGYAL

“Cả hai được chứa đựng trong tâm hiện giờ của con. Kinh nghiệm và nhận biết tâm này thì được gọi là sự sanh ra của thực hành thiền định.

“Cái này được gán cho nhiều tên, như Phật tâm, tinh túy tâm của chúng sanh, pháp thân vô sanh, trạng thái tự nhiên nền tảng, tâm vốn sẳn, sự thức tỉnh nguyên thủy, Đại Ấn, và vân vân. Và cái này là cái mà tất cả kinh và tantra, những luận và những giáo huấn chân chánh nhắm đến và dẫn đến.”

Đã nói điều này, nếu đạo sư thích, ngài có thể gây sự tin chắc hơn nữa bằng cách cho những trích dẫn thích đáng từ kinh điển. Nếu không, sẽ không cần thiết nói nhiều hơn điều sau đây, bởi vì một số người kém thông minh hơn có thể rối rắm khi sự giải thích quá dài.

“Nghĩa tóm lại là thế này: hãy cho phép tâm con hiện diện một cách tự nhiên như nó là, và để những tư tưởng tan vào trong chính chúng. Cái này là tâm vốn có của con, nó là tánh giác tự nhiên, tự biết, không thể nhận dạng. Hãy ở nhất tâm trong sự tương tục của nó và không xao lãng.

“Suốt những hoạt động hàng ngày trong những khoảng hở không ngồi thiền, hãy cố gắng giữ loại chánh niệm này không xao lãng nhiều như con có thể.

“Quan trọng là tiếp tục tu tập kiên trì trong một cặp hai ngày. Nếu không, có thể có một nguy hiểm cho sự thấy tinh túy tâm này, con lại theo đuổi nó theo nhiều phương tiện khác, thì sẽ tuột mất.”

Bởi thế thiền giả cần tu tập bằng cách tập chú vào đó trong một cặp hai ngày.

-----o0o-----

Trích “Đại Ấn Soi Rõ Trạng Thái Tự Nhiên”

Tác giả: Dakpo Tashi Namgyal

Tác giả: BDT Thiện Tri Thức

NXB Thiện Tri Thức, 2020.

Bài viết liên quan