CHỦ ĐỀ KIM CƯƠNG THỨ NHẤT: VẮNG MẶT - LONGCHENPA - TOÀN THIỆN TỰ NHIÊN & DZOGCHEN CĂN BẢN

CHỦ ĐỀ KIM CƯƠNG THỨ NHẤT: VẮNG MẶT

Toàn Thiện Tự Nhiên – Dzogchen Căn Bản

Longchenpa

---o0o---

5. MỘT TƯƠNG TỰ XÁC ĐỊNH CHO VẮNG MẶT Trong tạng vũ trụ vốn là không gian vô biênmọi hình tướng của vật chất và năng lượng xảy ra như dòng bốn nguyên tố,nhưng tất cả là hình tướng trống không, thực ra vắng mặt:tất cả mọi hiện tượng, sanh khởi trong tịnh tâm, đều giống như vậy.Dù mọi hiện tượng của mọi thế giới có vẻ hiện hữu và tiêu tan trong bầu không gian nguyên sơ, sự...
CHỦ ĐỀ KIM CƯƠNG THỨ NHẤT: VẮNG MẶT - LONGCHENPA - TOÀN THIỆN TỰ NHIÊN & DZOGCHEN CĂN BẢN

5. MỘT TƯƠNG TỰ XÁC ĐỊNH CHO VẮNG MẶT

Trong tạng vũ trụ vốn là không gian vô biên

mọi hình tướng của vật chất và năng lượng xảy ra như dòng bốn nguyên tố,

nhưng tất cả là hình tướng trống không, thực ra vắng mặt:

tất cả mọi hiện tượng, sanh khởi trong tịnh tâm, đều giống như vậy.

Dù mọi hiện tượng của mọi thế giới có vẻ hiện hữu và tiêu tan trong bầu không gian nguyên sơ, sự xuất hiện của chúng không có cơ sở, và như vậy, không bản chất, vô tự tánh, chúng được nói là vắng mặt. Bốn nguyên tố, bởi vì chúng không được tạo bằng những phân tử riêng rẽ, không hề hiện hữu và thế nên cũng không bao giờ thôi hiện hữu. Những hiện tượng và không gian mang chứa chúng không được xem là hiện hữu. Cũng thế, cả rigpa và mọi kinh nghiệm xuất hiện trong phạm vi của nó là vắng mặt thực sự.

Như mọi thế giới, trong và ngoài,

mọi hình tướng của vật chất và năng lượng,

có sự sống và vô tri

chứa trong không gian, đều vắng mặt,

siêu tạng của tịnh tâm là trường bao la như thế,

với chư Phật và chúng sanh của nó,

những nội dung, môi trường và hình thức sống của nó:

trong thực tại vô nhiễm mọi sự là bất nhị,

thoát khỏi phóng chiếu ý niệm thêm bớt.

(Nguồn Tối Thượng)

Toàn đồ, toàn ảnh (hologram) là một tương tự nổi bật minh họa những thế giới, ngân hà của chúng ta được phóng chiếu vào không gian vũ trụ. Những nguyên tử, phân tử như là những cơ sở của tính vật chất được nói là “vắng mặt” trong chừng mực sự không thể phân chia của chúng là tiền đề để dựng nên những khối cấu trúc phức tạp hơn. Một khi nền tảng được khám phá là vắng mặt thì những hành tinh, lục địa, có sự sống và vô tri, thực vật và động vật, cũng phải vắng mặt. Sự vắng mặt của lãnh vực vật chất được dùng như một tương tự cho mọi cấp độ hiện tượng trong khoảnh khắc. Cái nền tảng, “cái nâng đỡ”, là không gian thanh tịnh của rigpa, trong khi “cái được nâng đỡ” là mọi kinh nghiệm xuất hiện trong phạm vi của nó. Nền tảng của sự vắng mặt của mọi hiện tượng là bất nhị, thoát khỏi mọi đánh giá có hoặc không. Sự bất định nền tảng này được gọi là “vắng mặt” hay “không thể mô tả”.

Hơn là quy chiếu đến một sự không hiện hữu rốt ráo của mọi sự, vắng mặt là sự thiếu vắng bất kỳ bản sắc, cá tính nào, bên ngoài hay bên trong.

6. NHỮNG HÌNH TƯỚNG TRONG BẢN TÁNH CỦA TÂM LÀ VỐN VẮNG MẶT

Như huyễn thuật, bất cứ hình thức nào của nó,

không có bản chất, trống không trong bản tánh;

cũng thế, mọi kinh nghiệm của thế giới, sanh khởi trong khoảnh khắc,

không chuyển động khỏi tịnh tâm, là sự tan biến không bản chất.

Mọi kinh nghiệm của thế giới và môi trường bên ngoài của chúng ta và chúng sanh chia xẻ năng lượng của nó, bất kể hình thức nào, tất cả đều không có hiện hữu nội tại như một ảo ảnh về một thế giới với dân chúng như huyễn – không có cái gì có thể ra ngoài không gian của rigpa thanh tịnh.

Không có kinh nghiệm về thế giới, trong hay ngoài, không vật chất hay năng lượng nào,

không có sự cố nào trong sanh tử hay niết bàn, có thể lìa tịnh tâm.

(Nguồn Tối Thượng)

Rigpa thanh tịnh là khuôn mặt xưa nay của tánh giác chúng ta trong đó những hiện tượng xuất hiện trước mặt giống như những phản chiếu trống không trên bề mặt một tấm gương. Những sự vật có vẻ ở đó, Toàn thiện Tự nhiên nhưng thật ra không phải vậy. Mọi sự là một ảo ảnh thoáng chốc bản tánh của tâm, không có cái nào lìa khỏi hay khác với bản tánh của trong tâm.

Tịnh tâm là không gian thời gian bao trùm khắp của giấc mộng, của cả sanh tử và niết bàn:

7. NHỮNG HÌNH TƯỚNG XUẤT HIỆN KHÔNG BẢN CHẤT KHÔNG HỀ LÌA KHỎI PHẠM VI CỦA TÍNH TỰ PHÁT CỦA RIGPA

Như giấc mộng là một phần của giấc ngủ,

tấm màn mỏng không thực trong sự sanh khởi của nó,

tất cả và mỗi sự là tâm thanh tịnh,

không hề lìa khỏi nó,

không có bản chất hay thuộc tính.

Như những nơi chốn và người thấy trong giấc mộng của mình không thể lìa khỏi không gian giấc mộng, không có kinh nghiệm được tạo thành hình nào trong sáu cõi có thể lìa khỏi không gian của cái biết: không gian của rigpa. Cũng thế, bởi vì đó là sự phô diễn thanh tịnh của ba chiều kích của rigpa, không có kinh nghiệm nào có thể lìa khỏi, dù chỉ bằng cọng tóc, không gian của rigpa vốn thoát khỏi tri giác nhị nguyên.

Sáu loại chúng sanh, thai sanh, trứng sanh, ẩm ướt sanh hay hóa sanh

đều sanh khởi trong trường thực tại này, và an trụ vào cùng không gian ấy.

Dù tri giác nhị nguyên có vẻ khác nhau,

trường thực tại là cả hai đối tượng và người tri giác,

trong trường không gian ấy không có tri giác nhị nguyên.

Mọi sự chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai nhận biết

sanh khởi trong không gian thực tại và được nhận biết bởi nó;

không gian này là trung gian bất định của cái biết,

và đây là tạng tự khởi, tự giải thoát ở ba chiều kích (ba thân Phật) hợp nhất.

(Sự Hợp Nhất Của Ba Chiều Kích Của Tánh Giác Nội Tại, Garab Dorje)

---o0o---

Trích: Toàn Thiện Tự Nhiên – Dzogchen Căn Bản Của Longchenpa

Tác giả: Longchenpa

Dịch và giảng bởi: Keith Dowm

Ban dịch thuật Thiện Tri Thức, NXB. Thiện Tri Thức

Ảnh: nguồn Internet

Bài viết liên quan