GIỮ GIỚI -THIỀN SƯ NHẬT BẢN BẠT ĐỘI (1327-1387) - THẤY THẲNG NHẤT TÂM

GIỮ GIỚI

THIỀN SƯ NHẬT BẢN BẠT ĐỘI (1327-1387)

THẤY THẲNG NHẤT TÂM

-----o0o-----

“Những giới luật là một con đường tắt để vào cửa Phật. Chúng là tường và hào chặn sáu tên giặc, thành trì bảo vệ Pháp bảo. Nếu thành trì không bảo đảm, nó sẽ bị kẻ thù hủy hoại: sanh và tử. Và ông sẽ phải hổ thẹn nhục nhã trước ông vua của bóng tối khi chịu đựng đau đớn vô hạn trong những gian thấp nhất của địa ngục. Hơn nữa, những giới luật lập nên những tiêu...
GIỮ GIỚI -THIỀN SƯ NHẬT BẢN BẠT ĐỘI (1327-1387) - THẤY THẲNG NHẤT TÂM

Có người hỏi : “Nếu cốt tủy của tất cả giáo lý của Phật đều gồm trong sự thực hành nhìn thẳng vào bản tánh mình và đạt được Phật quả, như vậy sự thực hành chính thống việc giữ giới hóa ra là vô nghĩa ?

Bạt Đội đáp : “Giữ giới hay phạm giới là ưu tiên đối với sự phân chia sự và lý (vật chất và tâm) – khi bản chất và hình tướng là phần của một thừa. Chưa thấy tánh, một người chìm đắm trong biển phiền não và phân biệt, giết chết tâm Phật của mình. Đây là tội giết người nặng nhất trong những tội giết người. Thế nên giữ giới chân thật là con đường giác ngộ của việc thấy tánh. Khi những tư tưởng mê lầm sanh khởi, ông hủy hoại kho tàng Pháp, làm hư hao công đức của nó, và như vậy trở thành một kẻ trộm. Khi ông làm cho những tư tưởng mê lầm sanh khởi, ông cắt đứt những hạt giống của Phật quả và tiếp tục sống chết trong vòng tạo nghiệp. Đây là cái việc tà dâm, ngoại tình. Khi ông mù quáng bởi những tư tưởng mê lầm, ông quên mất Pháp thân quý báu của ông, và chỉ thấy ảo tưởng, ông gọi ảo tưởng ấy là thân ông. Đây là cái có nghĩa là nói dối. Bị cô lập bởi những tư tưởng mê lầm, ông mất đi cái thấy trí huệ vốn sẵn của ông và trở nên nóng nảy, điên cuồng. Đây là cái có nghĩa là say sưa. Những giới khác cần được hiểu tương tự như vậy.

“Như thế khi tâm ông mê lầm, ông phá mọi giới, và khi ông thấy tánh, ông đồng thời giữ mọi giới một cách hoàn hảo. Thần lực của việc thấy tánh làm tắt mất mọi mê lầm và làm Phật tánh sống lại. Đây là giới không sát sanh. Nếu ông tống những tư tưởng mê lầm ra khỏi tâm ông nhờ thần lực từ việc thấy tánh, ông ra sẽ tịnh hóa sáu quan năng và không còn sáu tên giặc. Đây là giới không trộm cướp. Nếu ông thấy suốt những tư tưởng mê lầm nhờ thần lực này, thế giới sanh tử bình thường sẽ không còn hiện hữu. Đây là giới không tham dục. Nếu ông thấy suốt qua những tư tưởng mê lầm nhờ thần lực này, ông sẽ có thể chứng ngộ sự biểu lộ của trí huệ cao cả chân thật. Ông sẽ không dừng lại ở những phương tiện ích lợi tạm thời, lầm cho nó là thừa chân thật. Đây là giới không nói dối. Khi ông có khả năng thấy tánh, ông sẽ có trí huệ. Ông sẽ không uống rượu của mê lầm và vô minh. Đây là là giới không dùng các chất say.

“Do  đó Phật tánh là thân của những giới luật và giới luật là những công việc của Phật tánh. Khi cái thân ấy hoàn hảo thì hoạt động của nó không sơ sót. Khi ông muốn leo lên mặt sàn của giới chân thật, ông phải giẫm lên nền của cái chính ông chân thật. Đây là nghĩa đàng sau câu nói rằng có một sa di đã đạt đến Phật quả mà chưa thọ đầy đủ giới luật.

“Do đó một đạo sư xưa đã nói : ‘Viên ngọc giới của Phật tánh là cái ấn trên đất tâm. Một khi ông đã nhận giới này, không bao giờ nó có thể mất. Nó sẽ không bị phá vỡ cho đến tương lai vô tận. Nếu muốn giữ gìn giới như kim cương bất hoại này, ông phải rõ ràng thấy tánh. Nếu ông muốn rõ tánh mình, ông phải tận dụng thần lực của thiền định. Kiêng ăn làm cho thần lực này kiên định và ngăn ngừa tư tưởng phân biệt. Cả hiểu biết và vô minh đều là thức ăn bất tịnh. Thậm chí có mùi vị của chư Phật chư tổ vẫn là phá hủy sự kiêng ăn. Kiêng ăn chân thật là sự chứng ngộ đạo vô niệm. Điều này được gọi là hòa tan trọn vẹn thành một. Do đó có nói trong một cuốn kinh (Lưới Trời Phạm Thiên): ‘Không chấp tướng về giới chân thật và không có ý xấu trong tâm thì được gọi là giới của sự thanh tịnh.

“Trong mọi thứ phá giới, uống rượu là cái làm đảo lộn sự thanh tĩnh của tâm nhiều nhất. Vì thế nó được xem là nguyên nhân của tội lỗi. Có nói trong một cuốn kinh (Lưới Trời Phạm Thiên): Người nào đưa cho người khác một ly rượu và khiến kẻ kia uống sẽ sanh ra không có tay trong năm trăm kiếp tới. Vậy người tự uống còn nhiều đến đâu? Thế nên ông cần thôi uống rượu ở mặt bên ngoài và vượt khỏi đời sống và cái chết ở mặt bên trong. Ông cũng không nên uống rượu niết bàn. Đây là điều gọi là giữ giới không dùng những chất say.

“Phá giới và giữ giới thấm vào cả thân và tâm, cả bên ngoài và bên trong. Đó là vì sẽ không có phá giới nếu ông không để cho những tư tưởng sanh khởi trong tâm ông. Và khi ông phá một giới cai quản thân thì những tư tưởng sanh khởi. Khi tư tưởng sanh khởi, nhiều pháp sẽ sanh ra. Khi nhiều pháp sanh ra, ông không thể điều chỉnh chu đáo sự thực hành của ông. Không có sự điều chỉnh chu đáo của ông, khó mà thấy rõ Phật tánh của ông. Không thấy Phật tánh, ông sẽ không thoát khỏi sự di chuyển qua vô số sanh và tử, cuối cùng, sẽ rơi vào hố sâu nhất trong địa ngục. u mẹ địa ngục. Chớ bao giờ nói rằng dù ông phá nhiều giới, nhưng sự thực hành chuyên cần sẽ ngăn cho ông khỏi bị làm hại. Nếu nó thực sự không làm hại ông, tại sao ông chưa giác ngộ ?

"Có hai cách để giữ giới. Một cách, khi một người sống giữa người thường, không từ bỏ chốn mê lầm, ở giữa cái xấu, điều chỉnh bên trong sự thực hành của y với sự cẩn trọng, ngộ được thật tánh của mình. Với thần lực của kensho (thấy tánh) y dần dần loại bỏ những nhận thức mê lầm và cuối cùng, tịnh hóa viên ngọc giới và hài hòa bên trong và bên bên ngoài – thân và tâm. Cách kia, không được phú bẩm một trí năng sắc bén, một người không bắt đầu bằng việc thực hành với kiến tánh (kensho) trong tâm. Tuy nhiên, có niềm tin mạnh mẽ, y nương dựa vào sự tha thiết giữ giới và dần dần tịnh hóa tâm bên trong của y, cuối cùng sẽ đạt đến ngộ. Dù hai cách này - ngộ qua giữ giới và hài hòa giới qua đạt ngộ – về nguyên lý thì khác nhau, nhưng chúng là một con đường sau khi đạt ngộ.

“Ba độc tham, sân, si là nguồn của tám vạn bốn ngàn mê lầm. Vô minh là nguồn của ba độc này. Như vậy tất cả chướng ngại của nghiệp đều do vô minh gây ra. Chúng ta có thể thấy ở đây rằng vô minh là nguồn của sự phá giới. Chồng chất những hành vi xấu trên nguồn những chướng ngại của nghiệp thì giống như đốt lửa củi trên lửa đã có sẵn hay chất đá hay kim loại trên một chiếc tàu đã sắp chìm xuống biển. Làm sao một chiếc tàu như vậy có thể nổi được ?

“Những giới luật là một con đường tắt để vào cửa Phật. Chúng là tường và hào chặn sáu tên giặc, thành trì bảo vệ Pháp bảo. Nếu thành trì không bảo đảm, nó sẽ bị kẻ thù hủy hoại: sanh và tử. Và ông sẽ phải hổ thẹn nhục nhã trước ông vua của bóng tối khi chịu đựng đau đớn vô hạn trong những gian thấp nhất của địa ngục. Hơn nữa, những giới luật lập nên những tiêu chuẩn cho thế giới này. Khi những luật lệ của vương đạo được tuân theo, bốn biển sẽ hòa bình. Khi nhân đạo và công lý bị xem thường, tranh đoạt sẽ xảy ra. Khi gió và mưa theo trật tự tự nhiên của chúng, xứ sở sẽ an bình. Khi những luật lệ làm nông không được tuân thủ, ngũ cốc không lớn. Điều này trong nhà Phật còn quan trọng đến thế nào ? Thậm chí chẳng hạn không ngộ, nếu ông nhiệt thành tuân theo những giới luật và không tạo nhiều nghiệp xấu mà chỉ làm những hành vi tốt, ông sẽ có may mắn sanh vào cõi người, cõi trời. Huống gì người, bên ngoài thì giữ giới, bên trong thì tìm kiếm chân tánh của mình thì sẽ đạt được Phật đạo chắn như nước hòa với nước.”

-----o0o-----

Trích: "Thấy Thẳng Nhất Tâm"

    Thiền Sư Nhật Bản Bạt Đội 

     Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức – 2005

 

Bài viết liên quan