GỞI MỘT NGƯỜI HỌC THIỀN

Nếu bây giờ ông đình chỉ cái hiểu qua danh và tướng, và nghi ngờ mãnh liệt ở chỗ mà ông không thể đặt tên cho sự vật cũng không thể thâm nhập ý nghĩa của chúng, và như người đã chết một cái chết lớn, ông dừng lại sự chuyển động của tâm và không làm gì cả, do đó thành một với mọi sự, bấy giờ ông thình lình ngộ nhập như thể trong một khoảnh khắc cái gì đó sống lại từ...
GỞI MỘT NGƯỜI HỌC THIỀN

GỞI MỘT NGƯỜI HỌC THIỀN

THẤY THẲNG NHẤT TÂM – THIỀN SƯ BẠT ĐỘI (1327-1387)

----ooOoo----

Chư Phật và chư tổ không đắc diệu đạo vô thượng này, và chúng sanh không thể mất nó. Cỏ và cây, ngói và sỏi là bạn thân thiết nhất của ông. Khi ông hiểu trọn vẹn điều này, không cần tu gì nữa. Nếu ông chưa hiểu điều này, ông cần trở lại và nghiên cứu chính ông. Vâng, thực ra ai là người đang nói, đang tuân thủ, đang thực hành lúc này. Đó là ai ? Dù ông có gọi nó là tâm, tánh, Phật, Pháp, chân, giả, Đạo, hay Thiền, dù ông có gọi nó là hữu, vô, không phải hữu, không phải vô, không không phải hữu hay không không phải vô, dù ông gọi nó là tự ngã, ông chủ, Công án, nghiệp hay bản tánh, thì ông cũng đang khắc dấu trên mạn thuyền nơi cái gươm đã rớt vào đại dương (để sau này tìm kiếm nó).

Nếu bây giờ ông đình chỉ cái hiểu qua danh và tướng, và nghi ngờ mãnh liệt ở chỗ mà ông không thể đặt tên cho sự vật cũng không thể thâm nhập ý nghĩa của chúng, và như người đã chết một cái chết lớn, ông dừng lại sự chuyển động của tâm và không làm gì cả, do đó thành một với mọi sự, bấy giờ ông thình lình ngộ nhập như thể trong một khoảnh khắc cái gì đó sống lại từ cái chết vô tri vô giác. Bấy giờ ông hiểu chuyện nhà sư hỏi vị tổ, “Cái chỗ tất cả chư Phật thoát thân là gì ?” cũng như câu trả lời, “Núi Đông Sơn trôi bập bềnh trên nước.”

----ooOoo----

Trích “Thấy Thẳng Nhất Tâm”

Ban dịch thuật Thiện Tri Thức

NXB Thiện Tri Thức, 2005

Ảnh: nguồn internet

Bài viết liên quan