HỎI ĐẠI CHÚNG VỀ VIÊN THÔNG- KINH LĂNG NGHIÊM-HÀNH GIẢI - ĐƯƠNG ĐẠO

 

HỎI ĐẠI CHÚNG VỀ VIÊN THÔNG

KINH LĂNG NGHIÊM - HÀNH GIẢI

ĐƯƠNG ĐẠO

-----oo0oo-----

 

A Nan và đại chúng nhờ được Phật khai thị, trí huệ viên thông, được không nghi lầm, cùng lúc chấp tay đảnh lễ chân Phật mà bạch Phật rằng: Chúng con ngày nay thân tâm sáng suốt, vui sướng được vô ngại. Mặc dầu tỏ ngộ được nghĩa một và sáu mất hết mà còn chưa rõ gội gốc viên thông.

Bạch Thế Tôn, chúng con đã trôi nổi bơ vơ nhiều kiếp, may đâu được dự vào dòng giống của Phật, như đứa con mất sữa bỗng gặp được mẹ hiền. Nếu nhân đây mà được thành đạo, chỗ được mật ngôn trở về đồng với bổn ngộ, cùng với lúc chưa nghe không có sai khác. Xin Phật rủ lòng đại bi ban cho chúng con pháp bí mật trang nghiêm, thành tựu sự khai thị tối hậu của Như Lai.

Nói xong lời ấy, năm vóc gieo xuống đất, lui ẩn vào tâm cơ sâu nhiệm, mong Phật tâm truyền.

Khi ấy Thế Tôn bảo khắp các vị Đại Bồ tát và các vị A La Hán lậu tận trong chúng rằng: Các ông là những Bồ tát và A La Hán sanh trong Phật pháp mà đắc thành vô học, nay ta hỏi các ông, trong lúc ban đầu phát tâm, trong mười tám giới, ngộ được viên thông ở giới nào và do phương tiện gì mà vào Tam ma địa?

 

Viên thông là dùng Chỉ, Quán, Thiền để đưa căn, trần, thức và các đại trở về nguồn tánh của chúng. Trong quá trình “xoay về” này, các tập khí, các lậu dần dần tiêu tan, để cuối cùng thường trụ trong nguồn tánh vô sanh, vô lậu.
HỎI ĐẠI CHÚNG VỀ VIÊN THÔNG- KINH LĂNG NGHIÊM-HÀNH GIẢI - ĐƯƠNG ĐẠO

 

HỎI ĐẠI CHÚNG VỀ VIÊN THÔNG

KINH LĂNG NGHIÊM - HÀNH GIẢI

ĐƯƠNG ĐẠO

-----oo0oo-----

 

A Nan và đại chúng nhờ được Phật khai thị, trí huệ viên thông, được không nghi lầm, cùng lúc chấp tay đảnh lễ chân Phật mà bạch Phật rằng: Chúng con ngày nay thân tâm sáng suốt, vui sướng được vô ngại. Mặc dầu tỏ ngộ được nghĩa một và sáu mất hết mà còn chưa rõ gội gốc viên thông.

Bạch Thế Tôn, chúng con đã trôi nổi bơ vơ nhiều kiếp, may đâu được dự vào dòng giống của Phật, như đứa con mất sữa bỗng gặp được mẹ hiền. Nếu nhân đây mà được thành đạo, chỗ được mật ngôn trở về đồng với bổn ngộ, cùng với lúc chưa nghe không có sai khác. Xin Phật rủ lòng đại bi ban cho chúng con pháp bí mật trang nghiêm, thành tựu sự khai thị tối hậu của Như Lai.

Nói xong lời ấy, năm vóc gieo xuống đất, lui ẩn vào tâm cơ sâu nhiệm, mong Phật tâm truyền.

Khi ấy Thế Tôn bảo khắp các vị Đại Bồ tát và các vị A La Hán lậu tận trong chúng rằng: Các ông là những Bồ tát và A La Hán sanh trong Phật pháp mà đắc thành vô học, nay ta hỏi các ông, trong lúc ban đầu phát tâm, trong mười tám giới, ngộ được viên thông ở giới nào và do phương tiện gì mà vào Tam ma địa?

 

Ngài A Nan đã ngộ, đã vào cửa viên thông nhưng còn hỏi cội gốc viên thông vì bề sâu chưa triệt để, nghĩa là chưa đắc Vô sanh pháp nhẫn, và về bề rộng, chưa rõ tất cả cửa vào viên thông. Tuy trở về bổn ngộ, tánh giác xưa nay chưa từng mất, nhưng chỗ tối hậu vẫn chưa thấu suốt, nghĩa là đã vào địa, nhưng chưa tới chỗ vô học, vô sanh.

“Chỗ được mật ngôn trở về đồng với bổn ngộ, cùng với lúc chưa nghe không có sai khác”, cho thấy rằng cái mê tạo thành sanh tử chưa bao giờ có. Cho nên mở mắt mà không thấy tướng của sanh tử, “tri kiến vô kiến”, bèn đồng với bổn ngộ, như xưa không sai khác.

Đồng với bổn ngộ, cùng với lúc chưa nghe không sai khác: tánh viên thông thì khắp suốt, lúc chưa nghe là nó, nghe rồi cũng là nó, nó không sai khác trong bất cứ không gian thời gian nào.

Đức Phật hỏi mỗi người trong đại chúng đã vào cửa và đạt đến chỗ vô sanh như thế nào, để đại chúng thấy bề sâu và bề rộng của Pháp, cho người đang tu như ngài A Nan và cho chúng sanh những đời sau biết thêm đủ các pháp môn, nhưng các pháp môn này không ngoài ba pháp Chỉ, Quán, Thiền.

Viên thông là dùng Chỉ, Quán, Thiền để đưa căn, trần, thức và các đại trở về nguồn tánh của chúng. Trong quá trình “xoay về” này, các tập khí, các lậu dần dần tiêu tan, để cuối cùng thường trụ trong nguồn tánh vô sanh, vô lậu.

 

VIÊN THÔNG VỀ THANH TRẦN

 

Nhóm Kiều Trần Như năm vị Tỳ kheo, liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ dưới chân Phật mà bạch Phật rằng: Ở Lộc Uyển và ở Kê Viên chúng con được nhìn thấy Như Lai khi mới thành đạo. Chúng con do âm thanh của Phật mà ngộ rõ Tứ đế. Phật hỏi trong hàng Tỳ kheo, thì con được gọi là hiểu trước tiên. Như Lai ấn chứng cho con là A Nhã Đa (Hiểu) âm thanh vi diệu viên mãn ẩn mật. Con ở nơi âm thanh đắc A La Hán.

Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con, thì âm thanh là hơn cả.

 

Bậc Thanh Văn là nhờ nghe (văn) âm thanh của Phật thuyết pháp (thanh) mà ngộ nhập được tánh của tất cả các pháp là tánh Không. Tánh Không là Niết bàn. Chứng Niết bàn tánh Không, dứt hẳn sanh tử là vị A La Hán.

Với vị Bồ tát, nói theo Kinh Đại Bát Nhã, thì Học Không bất chứng, là tuy học Không, làm việc trong Không, nhưng vì đại bi đại nguyện cứu độ không bỏ chúng sanh nên không chứng Không mà tiếp tục Bồ tát hạnh cho đến thành Phật.

Ngài Kiều Trần Như nhờ nghe âm thanh Phật thuyết mà ngộ rõ Tứ đế, hết sạch mọi phiền não (lậu tận), chứng đắc Niết bàn. Niết bàn là bản tánh của tất cả các pháp là tánh Không, tức là tánh vi diệu viên mãn ẩn mật của âm thanh.

Ngày nào lúc nào chúng ta chẳng nghe âm thanh, thế thì người học kinh cần phải học tập ngài Kiều Trần Như,  tu chứng được tánh vi diệu viên mãn ẩn mật của âm thanh để giải thoát.

Đức Phật hỏi phương tiện gì để vào Tam ma địa. Tam ma địa ở đây không phải là Bốn thiền Tám định, mà là tánh Chân Như của tất cả các pháp. Được viên thông nghĩa là được viên thông với bản tánh Chân Như của tất cả các pháp, của chúng sanh và các bậc giác ngộ.

 

VIÊN THÔNG VỀ SẮC TRẦN

 

Ngài Ưu Ba Ni Sa Đà liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật mà bạch Phật rằng: Con cũng được thấy Phật khi mới thành đạo, con quán tưởng bất tịnh sanh rất nhàm chán lìa bỏ, ngộ được tánh của tất cả các sắc. Từ quán tướng bất tịnh, đến tướng xương trắng cho đến vi trần đều quy về hư không, cả hai sắc và hư không đều không có, thành đạo vô học.

Như Lai ấn chứng cho con tên là Ni Sa Đà (Trần tánh Không). Sắc trần đã hết, sắc vi diệu viên mãn ẩn mật. Con do sắc tướng mà đắc A La Hán.

Phật hỏi viên thông, như chỗ chứng của con, thì sắc trần là hơn cả.

 

Quán tướng bất tịnh có chín thứ quán, cho đến vi trần chung quy đều quy về hư không. Khi sắc trần đã thành không có, vô sở hữu, không thật thì tánh Không hiển bày trọn vẹn, do đó mà đắc quả Vô học. 

Đạt đến tánh Không, thì sắc tức là tánh, sắc diệu mật viên. Chứng được “tánh sắc là chân Không, tánh Không là chân sắc, thanh tịnh bổn nhiên, toàn khắp pháp giới, tùy tâm chúng sanh mà ứng với lượng hay biết, theo nghiệp mà phát hiện, thế gian không biết, lầm cho là tánh nhân duyên và tánh tự nhiên, đều là những so đo phân biệt của ý thức, chỉ có trong danh tự ngôn ngữ, toàn không có thật nghĩa”.

 

VIÊN THÔNG VỀ HƯƠNG TRẦN

 

Đồng tử Hương Nghiêm liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật mà bạch Phật rằng: Con nghe Như Lai dạy quán sát kỹ các tướng hữu vi. Lúc ấy con từ giả Phật, đầu hôm về tĩnh tọa trong nhà thanh trai, thấy các Tỳ kheo đốt hương trầm thủy, mùi hương lặng lẽ bay vào mũi con. Con quán hương ấy chẳng phải là gỗ, chẳng phải hư không, chẳng phải khói, chẳng phải lửa, đi ra không dính vào đâu, đến không từ đâu, do đó cái ý tiêu tan, phát minh vô lậu. Như Lai ấn chứng cho con hiệu là Hương Nghiêm. Hương trần bỗng diệt, diệu hương mật viên. Con do hương trang nghiêm ấy đắc A La Hán.

Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con, thì hương trần trang nghiêm là hơn cả.

 

Quan sát tướng hữu vi hương chẳng phải gỗ, chẳng phải hư không, chẳng phải khói, chẳng phải lửa, không từ đâu ra, không dính vào đâu, đến cũng không từ đâu do đó cái y phân biệt trôi nổi tiêu tan. Hương hoàn toàn không có tự tánh, vô tướng, bất khả đắc, vô sở hữu, hương chính  là tánh Không. Tánh Không là tánh Như, nên hương là diệu hương mật viên, là chân hương, tức Không tức sắc.

Vô lậu, không còn phiền não chướng, sở tri chướng, là do chứng được thật tánh của hương. Vô lậu là đưa các lậu nhiễm ô trở về tiêu tan trong Như Lai tạng diệu chân như tánh. Các lậu về sắc có thể tiêu tan trong tánh ngửi, các lậu về hương có thể tiêu tan trong tánh nghe, đây là một nghĩa của “sáu căn có thể dùng thay lẫn nhau”.

Vấn đề là phải đi đến tận cùng của đề mục bằng Chỉ Quán thì mới có lúc thấy ra được “thật tướng của tất cả các pháp” và các lậu sẽ tiêu tan trong thật tướng ấy.

 

-----oo0oo-----

Trích: "Kinh Lăng Nghiêm - Hành Giải"

Dịch và giảng giải: Đương Đạo

NXB Thiện Tri Thức-2016

Ảnh: Nguồn internet

 

Bài viết liên quan