KHAI THỊ SỐ 66 - THỰC HÀNH PHÁP CỦA MỘT BỔN TÔN DUY NHẤT LÀ ĐỦ - Trích: Những Lời Khai Thị Từ Bậc Tôn Quý - Tác giả: Konchog Gyaltsen Rinpoche - Garchen Rinpoche đời thứ 8

KHAI THỊ SỐ 66

THỰC HÀNH PHÁP CỦA MỘT BỔN TÔN DUY NHẤT LÀ ĐỦ

Trích: Những Lời Khai Thị Từ Bậc Tôn Quý

Tác giả: Konchog Gyaltsen Rinpoche - Garchen Rinpoche đời thứ 8

Chuyển dịch Việt ngữ: Konchog Kunzang Tobgyal

Hiệu đính tiếng Việt: Konchog Changchup Drolma

--o0o--

Thành tựu pháp tu Bổn tôn có nghĩa là không bao giờ quên Bổn tôn. Điều này có nghĩa là Bổn tôn luôn hiện diện trong tâm con, không bao giờ xa lìa con.
KHAI THỊ SỐ 66 - THỰC HÀNH PHÁP CỦA MỘT BỔN TÔN DUY NHẤT LÀ ĐỦ - Trích: Những Lời Khai Thị Từ Bậc Tôn Quý - Tác giả: Konchog Gyaltsen Rinpoche - Garchen Rinpoche đời thứ 8

 

Dù cho con đã thọ nhận nhiều quán đảnh nhưng nếu như con hiểu được tự tánh của Bổn tôn thì con chỉ cần thực hành pháp của một Bổn tôn duy nhất là đủ rồi. Thông qua việc thực hành pháp của một Bổn tôn duy nhất, con sẽ thành tựu tinh túy của tất cả các vị Bổn tôn. Thực vậy, sẽ là điều tốt hơn nếu con chỉ tập trung vào pháp hành trì của một vị Bổn tôn duy nhất bởi vì điều này sẽ giúp con dễ dàng thuần thục Pháp hành trì đến mức không thể quên Bổn tôn được.

Thành tựu pháp tu Bổn tôn có nghĩa là không bao giờ quên Bổn tôn. Điều này có nghĩa là Bổn tôn luôn hiện diện trong tâm con, không bao giờ xa lìa con. Vì Bổn tôn luôn ở trong tâm con nên con sẽ trở thành chính Bổn tôn. Nếu con không lìa xa Bổn tôn thì con cũng sẽ nhớ Bổn tôn trong thân trung ấm sau khi lìa đời, nương theo đó, con sẽ đạt giác ngộ trong hình tướng báo thân của Bổn tôn. Một số người tỏ ra lo lắng về việc thọ nhận quá nhiều quán đảnh bởi vì họ nghĩ rằng họ sẽ không thể gìn giữ được tất cả các mật nguyện.

Thực ra nếu con trì giữ mật nguyện gốc của tình yêu thương, lòng bi mẫn và chánh niệm thì xem như con đang trì giữ mọi mật nguyện của mọi Bổn tôn, cho dù con chỉ tụng chú của một Bổn tôn mà thôi. Để hiểu được điều này, trước tiên con phải hiểu tinh túy của Bổn tôn. Sẽ là điều mâu thuẫn nếu con nghĩ rằng tất cả các Bổn tôn lại khác biệt nhau. Thực ra thì oai lực của một Bổn tôn trí huệ được dung chứa trong tất cả các Bổn tôn. Có nhiều Bổn tôn khác nhau khởi hiện để phù hợp với nhiều suy nghĩ và căn cơ khác nhau của các chúng sinh nhưng bản tánh của chư vị là một và giống nhau. Bản tánh của tất cả các Bổn tôn là Bồ đề tâm.

Do đó, nếu con thực hành Bồ đề tâm, chánh niệm và chỉ tụng chú của một vị Bổn tôn thôi thì xem như con đang trì giữ mọi mật nguyện của mình. Nếu con không thực hành Bồ đề tâm và chánh niệm thì cho dù con có tụng nhiều loại minh chú đến đâu đi chăng nữa thì xem như con vẫn chưa trì giữ được mật nguyện. Đó là bởi vì Bồ đề tâm chính là năng lực sống của Bổn tôn. Không có Bồ đề tâm thì Bổn tôn cũng giống như một xác chết.

Tuy nhiên, hằng ngày thực hành pháp tu của ít nhất một vị Bổn tôn là cần thiết. Trong nhiều nghi quỹ quán đảnh, trong đoạn lặp lại lời mật nguyện, có đề cập đến việc bắt buộc [hành giả] phải tụng chú của Bổn tôn đó nhưng điều này đã phải được đề cập đến trong từng nghi quỹ bởi vì trước đây các vị đạo sư chỉ được thọ nhận một quán đảnh [duy nhất] mà thôi và phải thực hành suốt đời [pháp tu của Bổn tôn] này.

Do đó, điều này đã phải được đề cập đến trong từng nghi quỹ quán đảnh. Nhưng bởi vì ngày nay chúng ta được thọ nhận quá nhiều quán đảnh nên việc hiểu được ý nghĩa và cốt tủy của quán đảnh rất là quan trọng. Chư vị đã dạy: ‘Trong vầng sáng của trí huệ nguyên thủy, tất cả chư Phật là một.

 

Ảnh nguồn internet

Bài viết liên quan