LẮNG NGHE MANG LẠI TỰ DO - TRÍCH "QUYỂN SÁCH CỦA CUỘC ĐỜI" – J. KRISHNAMURTI

LẮNG NGHE MANG LẠI TỰ DO

QUYỂN SÁCH CỦA CUỘC ĐỜI – J. KRISHNAMURTI

–––––o0o–––––

Lắng nghe không có nỗ lực Bây giờ bạn đang lắng nghe tôi; bạn đang không có một gắng sức để chú ý, bạn chỉ đang lắng nghe; và nếu có sự thật trong điều gì bạn nghe, bạn sẽ phát hiện một thay đổi phi thường đang xảy ra trong bạn - một thay đổi mà không chủ tâm hay ước muốn từ trước, một chuyển đổi, một cách mạng hoàn toàn mà trong đó chỉ độc nhất sự thật là chủ nhân và...
LẮNG NGHE MANG LẠI TỰ DO - TRÍCH

Krishnamurti 1895 – 1986 là người Ấn Độ. Ông được giáo dục tại Anh và đã truyền giảng tư tưởng triết lý của mình trên khắp thế giới. Ông được xếp vào một trong số năm vị thánh của thế kỷ XX. Quyển sách của cuộc đời là một tác phẩm nổi tiếng của ông. Đọc sách của Krishnamurti ta cảm nhận được một thế giới mới thật bao la, thật sâu rộng, thật thiêng liêng: một cái gì đó vượt khỏi phạm vi không gian và thời gian, một tư tưởng kết tinh giá trị văn hóa cao siêu sâu sắc. Ông chỉ ra con đường cho mọi người biết tự giải thoát tâm hồn mình khỏi mọi bế tắc trong cuộc sống, khỏi mọi buồn phiền và đau khổ của đời sống thường ngày. Giúp chúng ta tìm thấy nhiều niềm vui, sự bình yên và hạnh phúc. Ông không theo bất kỳ một tôn giáo nào, không phụ thuộc bất kỳ một tổ chức chính trị nào. Krishnamurti được mọi người biết đến như một vị Thánh, người dành cả đời mình chu du khắp thế giới nhằm rao giảng, rao giảng không vụ lợi, không vì bản thân, mà vì tất cả mọi người, mọi sắc tộc, mọi sinh linh trên thế giới. Đọc sách của Krishnamurti, ta cảm nhận được một cái gì đó thật bao la, thật sâu rộng, thật thiêng liêng, một cái gì đó vượt khỏi phạm vi không gian và thời gian... Mỗi ngày trong năm bạn sẽ được cùng Krishnamurti chiêm nghiệm sâu sắc về những đối tượng quanh mình, những ngọn cỏ, những bông hoa, những áng mây, những buổi chiều vàng... Đương nhiên, đối với những gì thiêng liêng thì không ai có thể trao tận tay cho bạn. Bạn, chính bạn, sẽ là người tự cảm nhận được nó, qua tâm hồn của mình, qua linh cảm của mình, qua khả năng cảm nhận siêu nhiên của con người… Đây quả thật là một cuốn sách đáng đọc, một cuốn sách gối đầu giường dành cho những ai muốn tìm kiếm một cái gì đó vượt ra khỏi giới hạn của đời sống vật chất tầm thưởng, một cái gì đó nằm trong khả năng của con người mà con người' vẫn chưa phát huy được.

Ngày 1 tháng giêng:

Lắng nghe thanh thản Bạn có lần nào ngồi rất yên lặng, không có sự chú ý của bạn cố định vào bất kỳ thứ gì, không gây ra một nỗ lực tập trung, nhưng với một cái trí rất yên lặng, rất tĩnh? Lúc đó bạn nghe mọi thứ, phải vậy không? Bạn nghe những tiếng ồn rất xa cùng với những tiếng ồn gần hơn và những tiếng ồn rất gần bên, những âm thanh ngay tức khắc - có nghĩa là thật sự bạn đang lắng nghe mọi thứ. Cái trí của bạn không bị hạn chế vào một nguồn nhỏ bé chật hẹp. Nếu bạn có thể lắng nghe trong cách này, nghe thanh thản, không có gượng ép, bạn sẽ nhận thấy một thay đổi kỳ lạ đang xảy ra bên trong bạn, một thay đổi xảy ra không có ý nguyện của bạn, không có đòi hỏi của bạn; và trong thay đổi đó có vẻ đẹp kỳ diệu và chiều sâu của thấu triệt.

Ngày 2 tháng giêng:

Quên đi những màn che? Bạn lắng nghe như thế nào? Có phải bạn lắng nghe dựa trên những sự kiện đã biết của bạn, qua ước lượng của bạn, qua những tham vọng, những thèm khát, những sợ hãi, những ưu tư của bạn, qua đang nghe chỉ điều gì bạn muốn nghe, chỉ điều gì sẽ cho thoả mãn, điều gì sẽ làm vui thích, điều gì sẽ tạo an ủi, điều gì sẽ trong chốc lát giảm thiểu đau khổ của bạn hay không? Nếu bạn lắng nghe qua cái màn của những thèm khát của bạn; vậy thì rõ ràng bạn chỉ lắng nghe sự diễn đạt riêng của bạn; bạn đang lắng nghe những thèm khát riêng tư của bạn. Và liệu rằng còn hình thái nào khác của lắng nghe không? Liệu rằng không quan trọng để khám phá cách lắng nghe không những đến điều gì đang được nói mà còn đến mọi thứ - đến sự ồn ào ngoài đường phố, đến tiếng líu lo của chim chóc, đến tiếng ồn của chiếc xe điện, đến biển cả khuấy động, đến tiếng nói của chồng bạn, đến tiếng nói của vợ bạn, đến tiếng nói của bạn bè bạn, đến tiếng khóc của một em nhỏ. Lắng nghe chỉ có ý nghĩa và quan trọng chỉ khi nào người ta không đang vận hành những thèm khát riêng tư của người ta trong khi người ta lắng nghe. Liệu rằng người ta có thể quên đi tất cả những màn che này trong khi chúng ta lắng nghe, và thật sự lắng nghe?

Ngày 3 tháng giêng:

Vượt khỏi sự huyên náo của ngôn từ . Lắng nghe là một nghệ thuật không dễ dàng đạt được, nhưng trong nó có vẻ đẹp và hiểu biết tuyệt vời. Chúng ta lắng nghe với những chiều sâu khác nhau của thân tâm chúng ta, nhưng lắng nghe của chúng ta luôn luôn cùng với một nhận thức trước hay từ một quan điểm riêng biệt. Chúng ta không lắng nghe một cách mộc mạc hồn nhiên; luôn luôn có một cái bức màn chen vào của những suy nghĩ, những kết luận, và những thành kiến riêng tư của chúng ta.... Để lắng nghe cần phải có một sự yên lặng phía bên trong, một tự do khỏi cái áp lực căng thẳng của điều thâu nhận được, một chú ý thư giãn. Cái trạng thái thụ động nhưng tỉnh thức này có khả năng nghe cái gì vượt khỏi kết luận thuộc ngôn từ. Từ ngữ gây nhầm lẫn; chúng chỉ là phương tiện truyền đạt bên ngoài; nhưng để cảm thông vượt khỏi sự huyên náo của ngôn từ, khi lắng nghe phải có trạng thái thụ động tỉnh thức. Những con người mà thương yêu có lẽ lắng nghe; nhưng để tìm ra một người lắng nghe như thế rất là hiếm hoi. Hầu hết mọi người trong chúng ta đều theo đuổi những kết quả, thành tựu những mục tiêu; chúng ta luôn luôn chiến thắng và đang chinh phục, và vì vậy không có đang lắng nghe. Chỉ trong đang lắng nghe người ta mới nghe được bài hát của ngôn từ.

Ngày 4 tháng giêng:

Lắng nghe không có tư tưởng Tôi không hiểu có lần nào bạn đã lắng nghe một con chim. Để lắng nghe một điều gì đó đòi hỏi cái trí của bạn phải yên lặng - không phải một yên lặng huyền bí nhưng chỉ yên lặng. Tôi đang kể cho bạn một điều gì đó và để lắng nghe tôi bạn phải yên lặng, không có tất cả những loại tư tưởng đang lăng xăng trong cái trí của bạn. Khi bạn ngắm một đoá hoa, bạn ngắm nó, không gọi tên nó, không phân loại nó, không nói rằng nó thuộc về một loại nào đó - khi bạn làm những việc này, bạn ngừng ngắm nó. Vì vậy tôi đang nói rằng để lắng nghe là một trong những sự việc khó khăn nhất - để lắng nghe một người cộng sản, một người xã hội, một dân biểu, một người tư bản, bất kỳ ai, vợ của bạn, con cái của bạn, người hàng xóm của bạn, người bán vé xe buýt, con chim - chỉ lắng nghe. Chỉ khi bạn lắng nghe không có ý định, không có tư tưởng, lúc đó bạn tiếp xúc trực tiếp; và vì tiếp xúc trực tiếp bạn sẽ hiểu rõ liệu rằng điều gì ông ta đang nói là thật sự hay giả dối; bạn không phải tranh cãi.

Ngày 5 tháng giêng:

Lắng nghe mang lại tự do Khi bạn có một gắng sức để lắng nghe, bạn có đang lắng nghe không? Không phải chính cái gắng sức đó là một xao lãng mà ngăn cản đang lắng nghe à? Bạn có một gắng sức khi bạn lắng nghe một điều gì mà cho bạn sự hài lòng phải không?....Bạn không ý thức được sự thật, bạn cũng không nhìn thấy điều giả dối như điều giả dối, chừng nào cái trí của bạn còn luôn luôn bị bận rộn bởi sự gắng sức, bởi sự so sánh, bởi sự bào chữa hay chỉ trích.... Chính lắng nghe là một động thái trọn vẹn; chính động thái lắng nghe mang lại tự do riêng của nó. Nhưng liệu bạn có thật sự quan tâm đến lắng nghe, hay là lại quan tâm đến thay đổi cái hỗn độn ồn ào bên trong? Nếu bạn muốn lắng nghe, thưa bạn, bằng cách ý thức được những mâu thuẫn và những xung đột của bạn mà không cưỡng bách chúng vào bất kỳ khuôn mẫu đặc biệt nào của tư tưởng, có lẽ tất cả chúng sẽ chấm dứt. Bạn thấy không, chúng ta đang cố gắng liên tục để là cái này hay là cái kia, để thành tựu một trạng thái đặc biệt, để nắm bắt một loại trải nghiệm và lẩn tránh một loại khác, thế là cái trí luôn luôn bận rộn với một điều gì đó; nó không bao giờ yên lặng để lắng nghe sự huyên náo của những đấu tranh và những đau khổ riêng tư của nó. Hãy hồn nhiên...và đừng cố gắng để trở thành một điều gì đó hay để nắm bắt một trải nghiệm nào đó.

Ngày 6 tháng giêng:

Lắng nghe không có nỗ lực Bây giờ bạn đang lắng nghe tôi; bạn đang không có một gắng sức để chú ý, bạn chỉ đang lắng nghe; và nếu có sự thật trong điều gì bạn nghe, bạn sẽ phát hiện một thay đổi phi thường đang xảy ra trong bạn - một thay đổi mà không chủ tâm hay ước muốn từ trước, một chuyển đổi, một cách mạng hoàn toàn mà trong đó chỉ độc nhất sự thật là chủ nhân và không còn những tạo tác của cái trí. Và nếu tôi được phép đề nghị, bạn nên lắng nghe mọi thứ bằng cách đó - không chỉ lắng nghe điều gì tôi đang nói, mà còn lắng nghe điều gì những người khác đang nói, lắng nghe những con chim, lắng nghe đến tiếng còi của một đầu máy xe lửa, lắng nghe tiếng ồn của chiếc xe buýt đang chạy qua. Bạn sẽ phát hiện ra rằng bạn càng lắng nghe mọi thứ nhiều bao nhiêu, sự tĩnh lặng càng sâu thẳm bấy nhiêu, và sự tĩnh lặng đó ngay lúc ấy không bị phá vỡ bởi ồn ào. Chỉ khi nào bạn đang kháng cự điều gì đó, chỉ khi nào bạn đang dựng lên một hàng rào giữa chính mình và điều gì mà bạn không muốn lắng nghe - chỉ khi đó mới có một đấu tranh.

Ngày 7 tháng giêng:

Lắng nghe chính mình Người hỏi: Trong khi tôi đang lắng nghe ông ở đây, dường như tôi hiểu rõ, nhưng khi rời khỏi đây, tôi không hiểu được, mặc dù tôi cố gắng áp dụng điều gì ông đã nói. Krishnamurti: Bạn đang lắng nghe chính mình, và không phải đang lắng nghe người nói. Nếu bạn đang lắng nghe người nói, ông ấy trở thành người dẫn dắt của bạn, một phương hướng dẫn đến hiểu biết của bạn và điều đó là một kinh hoàng, một ghê tởm, bởi vì bạn đã thiết lập một hệ thống của quyền lực. Vì vậy điều gì bạn đang làm ở đây là đang lắng nghe chính mình. Bạn đang nhìn bức tranh người nói đang vẽ, nó là bức tranh riêng tư của bạn, không phải bức tranh của người nói. Nếu điều đó quá rõ ràng, rằng là bạn đang quan sát chính mình, lúc đó bạn có thể nói, "Được rồi, tôi thấy chính tôi như tôi là, và tôi không muốn làm bất kỳ điều gì về nó" - và đó là sự kết thúc của nó. Nhưng nếu bạn nói, "Tôi thấy chính tôi như tôi là, và phải có một thay đổi", vậy thì bạn bắt đầu làm việc từ sự hiểu biết riêng tư của bạn - mà hoàn toàn khác biệt với việc áp dụng điều gì người nói đang nói....Nhưng nếu, như người nói đang nói, bạn đang lắng nghe chính mình, vậy thì từ đang lắng nghe đó có sự rõ ràng, có tánh nhạy cảm; từ đang lắng nghe đó cái trí trở nên lành mạnh, mãnh liệt. Không tuân phục và cũng không kháng cự, cái trí trở nên sinh động, mạnh mẽ - và chỉ một con người như thế mới có thể tạo ra một thế hệ mới, một thế giới mới.

–––––o0o–––––

Trích: Quyển Sách Của Cuộc Đời

Tác Giả: J. Krishnamurti

Biên Dịch: Lê Tuyên

NXB: Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh

Ảnh: Nguồn Internet

Bài viết liên quan