LUẬN TRUNG QUÁN - PHẨM II - PHÁP SƯ ẤN THUẬN

LUẬN TRUNG QUÁN - PHẨM II

PHÁP SƯ ẤN THUẬN

–––––o0o–––––

Đã đi không có đi Chưa đi cũng không có đi Lìa đã đi chưa đi Lúc đi không có đi
LUẬN TRUNG QUÁN - PHẨM II - PHÁP SƯ ẤN THUẬN

Dĩ khứ vô hữu khứ

Vị khứ diệc vô khứ

Ly dĩ khứ vị khứ

Khứ thời diệc vô khứ

Dịch nghĩa:

Đã đi không có đi

Chưa đi cũng không có đi

Lìa đã đi chưa đi

Lúc đi không có đi

Đây là tụng đầu, hoàn toàn dựa vào ba thời trong quán môn, nhằm làm rõ không có pháp nào là pháp đi. Nói đến đi, thì đi là một động tác, hễ có động tắc là có thời gian tướng, vì vậy tất nhiên đi hẳn phải rơi vào một thời gian nào đấy, nhưng không ngoài ba thời là đã đi, chưa đi, và khi đi. Nếu chấp phép đi có tự tính; vậy hãy quán sát đến cùng tự tính của phép đi ở vào thời gian nào trong ba thời vừa nêu? Vận động tác nghiệp thì đã đi qua, vậy sao vẫn nói là có đi? Vì rằng “đã đi không có đi”? Chưa đi, tức động tác đi chưa bắt đầu khởi động, đương nhiên cũng nói là không đang đi, vì thế trong lúc “chưa đi” cũng đồng nghĩa với không đi. Nếu cho rằng đi là lúc đang đi, ngoài cách nói này không còn cách nào khác. Nhân vì không chỉ là đã đi, mà ngay cả chưa đi, “lìa” cả “đã đi chưa đi”, căn bản không có động tác đi diễn ra ở vị trí thời gian thứ ba. Vì vậy nói “khi đi cũng không đi”. Ở đây đối với ba thời trong động tác đi, đưa ra một phủ định căn bản.

Động xứ tắc hữu khứ

Thử trung hữu khứ thời

Phi dĩ khứ vị khứ

Thị cố khứ thời khứ

Dịch nghĩa:

Chỗ phát động có đi

Trong lúc đang đi có đi

Không phải là đã đi chưa đi

Vì thế đi lúc đang đi?

Đây là nói ngoại nhân cho rằng “có đi". Trước đã nói rõ trong ba thời không có đi. Đã đi, chưa đi, hoàn toàn không có động tác của hiện tượng đi, ngoại nhân không thừa nhận là họ không có đi; nhưng lúc đi, chính ngay lúc đang đi, theo họ là không dính dáng gì đến đã đi và chưa đi, cho nên lúc đi là có đi, tận mắt nhìn thấy người đời cất chân lên hạ chân xuống, tức thầy hành động đang diễn ra, “động xứ" này chính là “có đang đi" một cách rõ quá còn gì? Không phải đó là vị thứ ba dối với “chẳng phải đã đi và chưa đi" sao? Có thực thể của khoảnh khắc sát na lúc đi, nên luận nói: “Thị cố khứ thời khứ" (cho nên đi là đang đi) là có khả năng. Một tụng trước tuy mở ba cửa, nhưng chủ yếu là ép vào tử lộ “lúc đi là có đi". Khi ngoại nhân đi đúng thứ tự mà cửa đã mở, sau mới nhắm đúng vào điểm chấp trước của họ mà phơi bày sự mâu thuẫn bất thông của “lúc đi là có đi".

Vân hà ư khứ thời

Nhi đương hữu khứ pháp

Nhược li ư khứ pháp

Khứ thời bất khả đắc

Nhược ngôn khứ thời khứ

Thị nhân tắc hữu cữu

Ly khứ hữu khứ thời

Khứ thời độc khứ cố

Nhược khứ thời hữu khứ

Tắc hữu nhị chủng khứ

Nhất vị vi khứ thời

Nhị vị khứ thời khứ

Nhược hữu nhị khứ pháp

Tắc hữu nhị khứ giả

Dĩ ly ư khứ giả

Khứ pháp bất khả đắc.

Dịch nghĩa:

Làm sao đối với khi đi

Lại có pháo đương đi

Nếu lìa khỏi pháp đi

Đang đi không thể có

Nếu nói khi đi có đi

Người nói vậy là sai

Lìa đi có khi đang đi

Khi đi một mình đi

Nếu khi đi có đi

Ắt có hai thứ đi

Thứ nhất là đang đi

Thứ hai là đang đi có đi

Nếu có hai phép đi

Ắt phải hai người đi

Vì tách khỏi người đi

Phép đi không thể có.

Bốn tụng này phá bỏ cho rằng khi đi có đi. Khi đi không có thực thể, điều này đã hiển thị ở tụng đầu. Ngoại nhân một mực chấp là có đi lúc đang đi, trong khi đi có đi; vậy muốn quan sát khi đi một cách triệt để thì như thế nào? Nên biết, thời gian kiến lập ngay trên động tác biến dị của các pháp, sự biến dị không thể ly khai con người vận động cụ thể để chấp có một thực thể thời gian nằm ngoài con người vận động. Thời gian không thể tách khỏi động tác để tồn tại, đây là điều không dễ để phủ nhận. Vậy thì, làm sao với lúc đang đi lại có động tác đi? Sao không nói trong lúc đi có đi? Nhân vì “nếu lìa khỏi pháp đi, đang đi không thể có”. Lúc đang đi (khứ thời) không thể lìa khỏi phép đi để tồn tại, liên quan đến phép đi là có tự tính hay không có tự tính, chính là đang thảo luận, chưa rõ là có thể hoặc không thể thành lập. Dù anh dự tưởng phép đi là có khả năng (có), lấy đi khi lập thành phép đi, lấy có làm lý do cho phép đi có đi. Như vậy có thể được chứ? Thí vụ như có hay không có Thạch nữ nhi, có, không do ở thảo luận; đối phương lấy cái cao thấp xấu đẹp của Thạch nữ nhi để chứng minh Thạch nữ nhi là có, đây há chẳng là sai lầm cực đểm sao? Thế thì khi đang đi (khứ thời) cần đợi phép đi mới thành lập được, vì vậy không thể dùng lý do lúc đang đi thành lập phép đi là thực hữu. “Nếu” không hiểu điểm này, nhất định sẽ nói trong “lúc đang đi” có “đi”. Người như vậy mắc phải lầm rất lớn,họ không thể lý giải lúc đi phải dựa vào phép đi mới tồn tại, vả lại thừa nhận lìa khỏi phép đi vẫn có lúc đi riêng, “lúc đi” (khứ thời) là độc tồn vì lìa khỏi phép đi mà vẫn tồn tại (chữ độc có ý chỉ sự tác rời nhau). Lúc đi mà có tự tính là không thể có, chấp rằng lúc đi có đi, không phải nói cũng biết là không thể thành lập.

Có người nói, lìa khỏi động tác không có lúc đi, đây là đối lại lúc đi có đi, nhưng đi lúc đi vẫn có thể thành lập. Nhân vì có đi này cho nên mới thành lập lúc đi, dù ngay trong lúc đi này có đi. Người chấp trước thực có, về luận lý không thể thừa nhận mâu thuẫn, nhưng trên sụ thực thì vô phương trốn thoát. Vì vậy mở đường thêm bước nữa: “Nếu” cố chấp “lúc đi có đi” (khứ thời hữu khứ), “ắt” “đi” nên “có hai thứ”: “một” là nhân phép đi mà có đi này của lúc đi (đi từ ngay ban đầu); “hai” là cái đi đó trong động tác của “lúc đi” (đi tại sao). Tất cả là giả danh của quán đãi (nương nhờ nhau), nhân quả không khác nhau mới giao thiệp được nhau. Nhân đi mới có lúc đi, cũng phải đợi lúc đi mới có đi, duyên khởi giả danh là như vậy. Nhưng người chấp có tự tính thực, lấy phép đi và lúc đi, cho rằng mọi thứ có thực thể riêng, nhân đó, do đi mà thành lập đi của lúc đi, ngay trước lúc đi; đi trong lúc đi của đi, nhưng lại sau lúc đi. Không thấy được nghĩa chính của duyên khởi vô ngại, mới chủ trương đi đang lúc đi. Kết quả, phạm lỗi về hai thứ đi, có hai cách đi như vậy, hỏi sao khỏi sai lầm? Sai phạm này của cả hai người, nhân vì phép đi không tách khỏi người đi. Người đi là gọi khác của ngã; như tôi hay thấy cái này cái kia, nói đó là người thấy, làm được việc gì đó, nói đó là tác giả; Hành động chạy nói đó là người chạy. Phật giáo tuy nói duyên khởi vô ngã nhưng chỉ là không có tự tính của thực ngã. Theo kiến giải của nhà Trung quán, trong thế tục đế chỉ có giả danh ngã. Ngã và Pháp là “hỗ tương y đãi” (dựa nhau để giúp nhau) mà tồn tại. Phàm là một cá thể hữu tình, tất nhiên cá thể ấy hiện khởi (phát khởi) nhiều thứ trạng thái hành vi (tướng dụng), những tướng dụng này giống như năm uẩn, sáu xứ v.v... tất cả pháp chỉ là giả danh, giả danh ngã và giả danh pháp là phi nhất phi dị, tồn tại trong tư thế nương nhau giúp nhau (tương y tương đãi), vì vậy, người đi và phép đi, cả hai không thể phân ly nhau, có phép đi dựa vào có người đi, có người đi lại cũng dựa vào phép đi. Như vậy, “nếu” ngoại nhân vọng chấp thừa nhận “có hai phép đi”, chẳng khác thừa nhân “có hai người đi” sao? Nên biết rằng: “lìa khỏi người đi” phép đi là bất khả đắc.

Nhược li ư khứ giả

Khứ pháp diệc khả đắc

Dĩ vô khứ pháp cố

Hà đắc hữu khứ giả

Khứ giả tắc bất khứ

Bất khứ giả bất khứ

Li khứ bất khứ giả

Vô đệ tam khứ giả

Nhược ngôn khứ giả khứ

Vân hà hữu thử nghĩa

Nhược li ư khứ pháp

Khứ giả bất khả đắc

Nhược khứ giả hữu khứ

Tắc hữu nhị chủng khứ

Nhất vị khứ giả khứ

Nhị vị khứ pháp khứ

Nhược vị khứ giả khứ

Thị nhân tắc hữu cữu

Li khứ hữu khứ giả

Thuyết khứ giả hữu khứ

Dịch nghĩa:

Nếu lìa khỏi người đi

Phép đi không thể có

Bởi không có phép đi

Sao có được người đi,

Người đi ắt chẳng đi

Người không đi chẳng đi

Ngoài người đi và người không đi

Không có người đi thứ ba

Nếu nói người đi có đi

Sao có được nghĩa này

Nếu lìa bỏ pháp đi

Người đi không thể có

Nếu người đi có đi

Ắt có hai người đi

Một cho là người đi có đi

Hai cho là phép đi có đi

Nếu bảo rằng người đi có đi

Người nói vậy là sai

Lìa khỏi đi mà có người đi

Lại nói người đi có đi.

Phần trước là quán trong lúc đi không đi, giờ đây quán người đi không thể đi. Đi ngay trong lúc đi. Nhân hai phép đi mà nói đến hai người đi; nối tiếp văn trên, bắt đầu từ người đi nói không đi. Căn cứ văn được nói trên, để biết phép đi và người đi phải tương y tương đãi nhau mà tồn tại, “tách khỏi người đi, phép đi” là “bất khả đắc” . Phép đi không thể ly khai người đi, phép đi, chính vì phép đi không có tính quyết định, cho nên thực tính của phép đi là bất khả đắc. Vậy ở đây làm sao cho hiểu có người đi chân thực? Vì vậy tụng nói: “Bởi không có động tác đi, làm sao có người đi”? Theo tụng vừa nêu, thì người đi phải trực tiếp đợi duyên mới có, nhằm tảo trừ vọng chấp về người đi, cũng vẫn không thể có động tác của đi. Muốn có đi, không ngoài việc đi của người kia đi như thế nào, hoặc giả không có việc đi của người kia đi đến đâu. Việc đi của người kia có thể có động tác của đi, mọi người đều thấy như vậy, kỳ thực thì người đi ngay cả người đã đi qua động tác đi cũng quá khứ rồi, vậy ở đây có thể nói người đi vẫn có đi chăng? Vì thế mà nói “khứ giả, bất khứ” (người đi, không đi) “chẳng có người đi” đương nhiên cũng “chẳng” thể có động tác của đi, nhân vì chẳng đi, thế cũng không có động tác gì. Người đi, người chẳng đi, đều không thể đi, hoặc giả cho rằng có người thứ ba có thể đi, nhưng thứ ba này chẳng là đi, chính vì không có đi, “lìa” khỏi người “đi” và “người không đi”, căn bản “không có người đi thứ ba”, tồn tại, do đó, người đi thứ ba đồng dạng với việc không thể xảy ra.

Kẻ chấp người đi là người chủ động đi, khi nghe lối bài xích trên, tỏa ý không đồng tình, bởi họ không liễu giải thâm ý của luận chủ, vì thế nên nói : theo chổ anh nói người đi (có) đi, và theo như tôi nói người đi (có) đi khác nhau. Cách nói của tôi là người đi chính tại lúc đang đi; còn anh lại xét người đi đã đi qua đến nơi nào, khác là vậy sao có thể thừa nhận? Vì vậy tôi nói người đi có thể đi. Giải thuyết như vậy sẽ không thể không vướng phải lỗi “ly khứ” (lìa khỏi động tác đi), vì thế anh lại rẽ sang người thứ ba! “Người đi” năng (có thể) “đi” , làm sao hiểu “ có nghĩa này” (tức người thứ ba đi?) Người đi sở dĩ gọi là người đi chẳng là nhân vào động tác của phép đi mà quán đãi để an lập sao? Hiện tại không có thực thể của phép đi, là một vấn đề, anh lại dự tính thành lập phép đi, để nói có người đi, và còn nghĩ dùng người đi để thành lập phép đi, như vậy vấn đề không thêm rắc rối lắm sao? Nên biết: “Nếu lìa bỏ phép đi,người đi” là “không thể có”. Phép đi vẫn còn là vấn đề, vậy sao dám võ đoán nói chân thực có người đi? “Nếu” nhất định cho rằng có “người đi” năng “đi” , “vậy” ắt “có hai thứ đi”. “Một”, nhân dựa vào đi mà cho rằng là “đi” của “người đi”, “hai” là người đi phải xảy ra ngay tại pháp đi của người đi đó. Trong khi không có hai thứ đi, thì không nên nói người đi có đi. Vả lại, “nếu” nói “người đi” có “đi”, “Người” nói vậy mắc phải rất nhiều lỗi; nhân vì họ không hiểu Nhân (người) pháp tương đãi của duyên khởi mới cho rằng” vẫn khả dĩ “ có người đi” riêng , do vậy “nói người đi có đi”. Như thế, phép đi là bất khả đắc, người đi cũng bất khả đắc; người đi bất khả đắc, thế thì vọng kiến rằng người đi có đi cũng cần nên thủ tiêu. Quán người đi không thể đi , cùng với tụng văn Quán lúc đi không thể đi ở phần trước, về phương pháp là cùng dạng, chẳng qua văn ở phần trước là từ pháp và thời không thể lìa nhau được mà nói, còn ở đây nhấn mạnh ngã và pháp không thể lìa.

–––––o0o–––––

Trích “Luận Trung Quán”

Pháp Sư Ấn - Thuận giảng

Tỳ Kheo Thích Tâm Trí dịch, NXB Hồng Đức.

 

Bài viết liên quan