LUÔN LUÔN LÀM VIỆC CHO SỰ LỢI LẠC CỦA CHÚNG SANH MỘT TIA SẤM CHỚP SÁNG TRONG ĐÊM TỐI – BỒ TÁT HẠNH CỦA SHANTIDEVA DO ĐỨC DALAI LAMA GIẢNG GIẢI

LUÔN LUÔN LÀM VIỆC CHO SỰ LỢI LẠC CỦA CHÚNG SANH

MỘT TIA SẤM CHỚP SÁNG TRONG ĐÊM TỐI – BỒ TÁT HẠNH CỦA SHANTIDEVA DO ĐỨC DALAI LAMA GIẢNG GIẢI

 

---o0o---

Một có nghĩa là đức Phật bi mẫn, ngài không chỉ thấy cái trực tiếp mà còn cả tương lai xa xôi, đã thấy rằng điều không cho phép với một số người thì được chấp nhận với những người khác. Cách hiểu khác là điều không cho phép đối với những người khác thì được chấp nhận đối với những bậc Đại Bi, nghĩa là những Bồ tát, những vị có trí huệ và đại bi.
LUÔN LUÔN LÀM VIỆC CHO SỰ LỢI LẠC CỦA CHÚNG SANH MỘT TIA SẤM CHỚP SÁNG TRONG ĐÊM TỐI – BỒ TÁT HẠNH CỦA SHANTIDEVA DO ĐỨC DALAI LAMA GIẢNG GIẢI

 

84. Hiểu rõ điều này

Và luôn luôn làm việc cho sự lợi lạc của chúng sanh.

Những bậc thấy xa là những đạo sư của Đại Bi

Cho phép điều bị cấm đoán vì mục đích cao cả này.

Bài kệ này có thể được giải thích theo hai cách. Một có nghĩa là đức Phật bi mẫn, ngài không chỉ thấy cái trực tiếp mà còn cả tương lai xa xôi, đã thấy rằng điều không cho phép với một số người thì được chấp nhận với những người khác. Cách hiểu khác là điều không cho phép đối với những người khác thì được chấp nhận đối với những bậc Đại Bi, nghĩa là những Bồ tát, những vị có trí huệ và đại bi.

85. Chỉ ăn cái gì cần và chia xẻ

Với những tu sĩ và những người

Không phương tự vệ hay sa vào ba cõi thấp –

Bồ tát cho đi tất cả chỉ trừ ba y.

Dòng chót liên quan đến những người mang lời thệ nguyện xuất gia. Chỉ trừ ba y mà họ phải giữ, quần áo gì khác đều được cho để người khác dùng.

Bây giờ chúng ta đã hồi hướng thân thể, lời nói và tâm thức cho sự thành tựu Pháp thiêng liêng, chúng ta không nên làm hư hại thân thể chúng ta một cách không cần thiết. Vì thân thể chúng ta là những phương tiện chuyên chở cho sự thực hành của chúng ta, và nếu chúng ta chăm sóc chúng thích đáng, chúng ta sẽ nhanh chóng có thể đáp ứng những mong muốn của tất cả chúng sanh.

87. Những vị này không nên đem thân thể mình

Cho những người mà lòng từ bi không trong sạch và hoàn hảo ;

Thay vì trong thế giới này và trong cái tiếp theo

Họ đem nó vào sự phụng sự cho mục đích tối thượng.

Trong Toát Yếu mọi Thực Hành, Shantideva giải thích rằng chừng nào lòng bi của chúng ta chưa hoàn toàn trong sạch và sự chứng ngộ về tánh Không chưa hoàn hảo, không nên đem cho thân thể và tất cả tài sản và công đức của chúng ta. Chúng ta cần bảo tồn thân thể chúng ta, trong lúc chúng ta tịnh hóa mọi động cơ ích kỷ, chúng ta có thể có và làm tăng trưởng thái độ vị tha của chúng ta. Nếu chúng ta làm điều này chúng ta sẽ có thể thành tựu những mong muốn của tất cả chúng sanh. Trong khi đó chúng ta không nên cho cuộc đời của chúng ta quá hấp tấp. Thay vào đó, chúng ta nên trau dồi nguyện vọng có thể hy sinh chính mình, cho đến lúc làm như vậy là thực sự lợi lạc.

“Bồ Tát Hạnh” tiếp tục với lời khuyên liên quan đến thái độ ứng xử hàng ngày của chúng ta, đến chuyện chúng ta nên ngủ như thế nào. Chúng ta nên nằm nghiêng trên phía phải với đầu hướng về phía bắc, như đức Phật đã làm khi ngài vào niết bàn, và sẵn sàng dậy ngay vào buổi sáng.

Tóm lại, trong tất cả những hoạt động bao la của những Bồ tát, cái quan trọng nhất là tu hành tâm thức, cái chúng ta cần đảm nhận từ lúc khởi đầu.

97. Những hành động của Bồ tát

Thì vô biên, như giáo lý đã nói.

Cái vĩ đại nhất của tất cả là thế này :

Tẩy sạch và tịnh hóa tâm thức.

Nếu ban ngày chúng ta đã phạm lỗi gì, chúng ta cần biết nó.

98. Đọc tụng ba lần, ngày và đêm,

Kinh Ba Phần,

Nương tựa vào chư Phật và chư Bồ tát,

Tôi sẽ tịnh hóa những tội lỗi tàn dư.

Để có thể giúp đỡ chúng sanh, mà những nhu cầu và khuynh hướng nhiều khác biệt, cần thiết trông cậy vào nhiều phương tiện khác nhau. Những người nào giỏi trong những phương tiện thiện xảo sẽ tích tập vô biên công đức. Như Shantideva nói :

100. Không có đức hạnh nào

Mà con cháu Phật không học,

Với người thiện xảo trong những tìm cầu ấy,

Không có gì người ấy làm mà không phải công đức.

101. Trực tiếp hay gián tiếp,

Mọi điều tôi sẽ làm đều vì lợi lạc của chúng sanh.

Và chỉ vì họ, tôi hồi hướng

Những hành động của tôi cho sự đạt đến giác ngộ.

Để tiến bộ trong sự thực hành của chúng ta, chúng ta phải nương dựa vào những vị thầy đầy đủ phẩm tính, học về mặt sâu xa và mặt rộng lớn của những giáo lý chứa đựng trong kinh điển Đại thừa. Nhưng chỉ học thôi thì không đủ. Những vị thầy như thế đã thực hành điều mà họ đã nghiên cứu, thể hiện nó vào đời sống hàng ngày của các ngài và phối hợp hiểu biết với thực chứng tâm linh. Chúng ta không bao giờ nên từ bỏ các ngài, ngay cả điều đó phải trả giá bằng cuộc đời của chúng ta, và chúng ta phải học làm thế nào đi theo các ngài một cách thích đáng.

Để tăng tiến thêm sự hiểu biết của chúng ta, Shan-tideva yêu cầu chúng ta nghiên cứu những bản văn khác, như tác phẩm của ngài là “Toát Yếu Mọi Thực Hành”, ngài đã viết trước cuốn “Bồ Tát Hạnh”. Phái Kadam thường dạy sáu bản văn chính, hai bản cùng một lúc: “Những cấp độ Bồ tát” và “Trang Nghiêm những Kinh Đại thừa”,” Bồ Tát Hạnh” và “Toát Yếu Mọi Thực Hành”, “Những Chuyện Kể về những Cuộc đời của đức Phật” và “Những Khuyến Cáo Đặc Biệt”. Bởi thế, là một ý kiến tốt khi nghiên cứu “Bồ Tát Hạnh” và “Toát Yếu Mọi Thực Hành” cùng với nhau, vì những điểm được khảo sát vắn tắt trong một cuốn thường được giải thích chi tiết trong cuốn kia và ngược lại. Nếu chúng ta không có thì giờ để đọc “Toát Yếu Mọi Thực Hành”, chính Shantideva khuyên chúng ta nghiên cứu tác phẩm “Toát Yếu Mọi Kinh Điển” của ngài. Tuy nhiên, bản dịch Tây Tạng của cuốn sau không còn nữa, nên chúng ta có thể quy chiếu vào bản văn có cùng tên của Nagarjuna thay vào đó. Những bản văn này nên được trọn vẹn đưa vào thực hành để chúng ta có thể làm lợi lạc cho những người khác.

108. Canh giữ trở đi rồi trở lại

Trên trạng thái và những hành động của tâm và thân –

Riêng điều này và chỉ điều này mới nói lên

Ý nghĩa của chánh niệm tỉnh thức.

109. Mọi thứ này tôi phải biểu lộ bằng hành động ;

Được gì khi chỉ lẩm bẩm những âm từ ?

Một bệnh nhân có khi nào được cứu giúp

Bằng cách chỉ đọc toa thuốc của y sĩ thôi ư ?

---o0o---

 

Trích “Một Tía Sấm Chớp Sáng Trong Đêm Tối”

Ban dịch thuật Thiện Tri Thức

NXB Thiện Tri Thức, 1999

Bài viết liên quan