MỘT TRẠNG THÁI TRONG SUỐT VÀ KHÔNG NGĂN NGẠI CỦA TRÍ HUỆ - GARAB DORJE - NHỮNG CHỮ VÀNG - “Thiền Tối Thượng Của Phật Giáo Tây Tạng”

MỘT TRẠNG THÁI TRONG SUỐT VÀ KHÔNG NGĂN NGẠI CỦATRÍ HUỆ

GARAB DORJE - NHỮNG CHỮ VÀNG

“Thiền Tối Thượng Của Phật Giáo Tây Tạng”

 -----o0o-----

Tánh Giác vốn sẵn tức thời này thường trụ như là Nền Tảng, nó chính là Pháp thân. Trong sự đưa vào tánh giác này, đạo sư ví Nền Tảng như khoảng không rỗng rang của bầu trời vô hạn, trong khi Rigpa, khả năng tỉnh giác của bầu trời đó, thì giống như mặt trời soi chiếu trong bầu trời.
MỘT TRẠNG THÁI TRONG SUỐT VÀ KHÔNG NGĂN NGẠI CỦA TRÍ HUỆ - GARAB DORJE - NHỮNG CHỮ VÀNG - “Thiền Tối Thượng Của Phật Giáo Tây Tạng”

 Rigpa và Bát Nhã Ba La Mật

 Cái trạng thái trong suốt, không chướng ngại, không ngăn ngạicủa trí huệ hay tỉnh giác nguyên sơ tiếp sau trong sự đánh thứccủa PHAT chỉ thuần là chính nó và không có cái gì khác. Nó siêuvượt mọi cực đoan hay giới hạn nhị biên có và không, sanh vàdiệt. Nó là trạng thái tự hữu vượt khỏi mọi đối tượng của của tưtưởng và mọi nỗ lực của ngữ và tâm thức. Nó tiêu biểu điểm thiếtyếu tức là tánh giác bổn nguyên không thể diễn tả. Như Kinh BátNhã Ba La Mật Đa nói, “Trí huệ ba la mật không thể quan niệmbằng trí năng và không thể diễn tả bằng lời nói.” Nó không sanh,không diệt. Bản tánh của nó như hư không. Chúng ta không thểchỉ ra tánh Không này bởi vì nó không có hình tướng. Chúng takhông thể nói hư không đến từ đâu và đi nơi đâu. Nhưng khi bảntánh của tâm giống như hư không, nó không đơn thuần là khôngcó gì cả, bởi vì nó có tính chất sáng tỏ quang minh và chiếu sángmọi thứ trong Sanh Tử và Niết Bàn.

 Trong hệ thống Kinh, Bát Nhã Ba La Mật được gọi là Mẹ củatất cả chư Phật Ba Thời. Và trong viễn tượng Dzogchen, Rigpađồng nhất với Bát Nhã Ba La Mật. Nó là Mẹ của tất cả chư Phật,bởi vì không nương dựa vào trạng thái này của tánh Giác vốn sẵnvà tức thời, chúng ta không thể nào thành tựu Phật quả. Và nhưvậy, chúng ta sẽ vẫn là những chúng sanh vô minh bị giam giữtrong vòng chuyển di vô thủy. Đây là điểm thiết yếu. Tánh Giác này thường trụ như Nền Tảng, đó là Pháp thân, và tánh Giác vốn sẵn này xưa nay hiện diện như là cốt lõi của hiện sinh chúng ta. Trạng thái này là bổn nguyên thanh tịnh và thoát khỏi mọi tạo tác ý niệm. Nếu chúng ta nhận ra trạng thái này và an trụ vào trong đó, đây là sự thực hành đúng của Dzogchen. Nhưng nếu chúng ta không nhận ra nó, bấy giờ tâm thức sẽ tiếp tục tạo dựng những kiến trúc tư tưởng, và những kiến trúc này khởi sanh đối với chúng ta như những bức tường của lao tù, giới hạn và bó hẹp không gian của chúng ta cho đến khi chúng ta cảm thấy nghẹt thở. Như có nói trong gNas-lugs rdo-rje tshig rkang của Jigmed Lingpa, “Ngoài sự không để cho rig-pa này lạc khỏi địa vị của nó, không có việc gì là cần thiết”.

 Nền Tảng

 Tánh Giác vốn sẵn tức thời này thường trụ như là Nền Tảng, nó chính là Pháp thân. Trong sự đưa vào tánh giác này, đạo sư ví Nền Tảng như khoảng không rỗng rang của bầu trời vô hạn, trong khi Rigpa, khả năng tỉnh giác của bầu trời đó, thì giống như mặt trời soi chiếu trong bầu trời. Năng lực hay tiềm năng của tánh Giác này, trí huệ hay hiểu biết của nó thì giống như vô số tia sáng mặt trời soi sáng mọi thứ trong thế giới. Điều này rất dễ thấy trong một ngày sáng sủa không mây, như ở Tây Tạng khô khan. Nhưng trong những ngày khác (trong những kiếp hay tái sanh trong sanh tử) bầu trời có thể đầy mây khắp các chân trời. Mặt trời vẫn có đó trên bầu trời, vẫn soi sáng khắp nơi và luôn luôn, nhưng do những tầng mây dầy, ở dưới này chúng ta không thấy khuôn mặt nó và không nhận biết sự có mặt của nó. Nhưng nếu mặt trời không có ở trên những đám mây, cả thế giới quanh ta sẽ chìm trong bóng tối hoàn toàn. Không có ánh sáng của mặt trời xuyên thấu qua những tầng mây dày, chúng ta không thể thấy gì cả. Cũng thế với Phật tánh sẵn có của chúng ta. Dấu hiệu hiện diện của nó là chúng ta hiện hữu như những chúng sanh có tỉnh giác và ý thức. Không có sự hiện diện của nó, sẽ không có cái gì là tỉnh giác và ý thức. Sự hiện diện này đã có trong vũ trụ từ khởi thủy, như hư không bao la trống rộng. Nó liên hệ không thể tách rời với cuộc đời chúng sanh và không phải mới đến vào một lúc nào trong lịch sử, cũng chẳng phải đấng Tạo Hóa nào làm ra. Trong tự tánh của nó, nó siêu vượt, chẳng dính dấp gì với thời gian và điều kiện. Nếu Phật tánh này không hiện diện từ vô thủy, thậm chí trước cái gọi là “vụ nổ lớn big-bang”, âm thanh của sự sáng tạo đưa vũ trụ ra thành hiện hữu, thì đã không có chút nào ý thức hay tỉnh giác trong vũ trụ này. Tánh giác không trở nên có mặt từ hiện hữu, mà hiện hữu trở nên có mặt từ tánh giác.

 Bồ Đề Tâm

 Nền Tảng của tất cả hiện hữu là Trạng Thái Bổn Nguyên của chính chúng ta, nó là Phật tánh bẩm sinh vốn có của chúng ta. Trong những bản văn Dzogchen, có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ Trạng Thái Bổn Nguyên này, nhưng đặc biệt trong Bộ Semde Dzogchen, nó được gọi là Bồ đề tâm, như đã nêu trên. Ở đây Bồ đề tâm không có nghĩa như trong hệ thống Kinh, tức là “tư tưởng Giác ngộ” hay quyết tâm đạt đến Phật quả để giải thoát tất cả chúng sanh. Chúng ta phải luôn luôn cẩn thận không phiên dịch những bản văn Dzogchen theo Kinh và Tantra. Mỗi cấp độ, hoặc Kinh, Tantra hay Upadesha, đều có quan điểm và phương pháp luận riêng biệt của nó, ngay cả đối với những chữ cùng được dùng như nhau. Chúng ta phải nhìn vào ý nghĩa, mà không chỉ là chữ, để tránh những rắc rối lầm lẫn. Nói chung, ý nghĩa của Dzogchen là bản thể luận hơn là nhận thức luận, như trường hợp với những triết gia Phật giáo Ấn Độ của những trường phái Trung Quán và Duy Thức.

 Trong bối cảnh Dzogchen, chữ Sanskrit Bodhicitta được dịch sang tiếng Tạng là byang-chub kyisems. Chữ Tây Tạng này được giải thích như sau: byang nghĩa là “thanh tịnh” từ nguyên sơ, đó là kadag hay “bổn nguyên thanh tịnh”, và chub nghĩa là “toàn thiện”, đó là lhun-grub hay “tự-toàn thiện tự nhiên”. Cuối cùng, sems không có nghĩa là tâm, tiến trình tư tưởng bị điều kiện hóa, bị quy định, mà là sems-nyid, “bản tánh của tâm”. Tánh thanh tịnh bổn nguyên và sự toàn thiện viên mãn tự nhiên này hiện hữu hợp nhất không thể tách lìa như hai phương diện của một Trạng Thái Bổn Nguyên duy nhất, đó là Phật quả.

 Tinh Túy, Bản Tánh, và Năng Lực

 Trạng Thái Bổn Nguyên này, cái Nền Tảng, là một nhất thể bất khả phân, nhưng để nói về sự biểu lộ của nó, chúng ta phân biệt ba phương diện: Tinh Túy (ngo-bo), Bản Tánh (rang-bzhin) và Năng Lực (thugs-rje) của nó. Trong hệ thống Kinh, chữ Tạng thugs-rje để dịch chữ Sanskrit karuna, “lòng bi”; nhưng trong ngữ cảnh Dzogchen nó có nghĩa là “Năng Lực” của Trạng Thái Bổn Nguyên. Năng lực này không gián đoạn, không bị ngăn ngại và toàn khắp suốt hết hiện hữu. Tinh túy của tâm, nó là sự thanh tịnh bổn nguyên, là tánh Không, và đây là Pháp thân. Bản tánh của nó là quang minh trong sáng (gsal-ba), nó là tự-toàn thiện tự nhiên, và đây là Báo thân. Năng lực của nó thì vô ngại và toàn khắp, tiêu biểu sự không tách lìa của tánh Không và quang minh, và đây là Hóa thân. Ba phương diện này của Trạng Thái Bổn Nguyên, cái này chính là Phật quả, được biết là Ba Thân (Trikaya) của Nền Tảng.

Ba Thân (Trikaya)

 Trong hệ thống Kinh và hệ thống Tantra, chúng ta dịch Trikaya là Ba Thân Phật, tức là Pháp thân, Báo thân, và Hóa thân. Những thân này nhằm chỉ ra ba cấp độ bản thể luận của sự biểu lộ của Phật quả như nguyên lý của giác ngộ. Hóa thân biểu lộ trong thời gian và lịch sử trên những bình diện vật chất, siêu vật chất và ý thức của hiện hữu bị điều kiện hóa (sanh tử). Như thế những bản văn nói đến những biểu lộ của Hóa thân như là bất định, bởi vì chúng biểu lộ ở nhiều lúc nhiều chỗ khác nhau. Tuy nhiên, Báo thân chỉ biểu lộ trong vĩnh cửu vượt khỏi thời gian và lịch sử ở trung tâm và chót đỉnh của hiện hữu gọi là Akanishtha (og-min), “không gì cao hơn”. Báo thân này được cho là sở hữu năm sự chắc chắn: Vị trí, Thời gian, Vị thầy, Thính chúng, và Giáo pháp siêu việt. Nó không biểu lộ ở đâu khác ngoài Akanishtha, trung tâm của tất cả hiện hữu và nguồn cội của tất cả chúng sanh. Nó không xuất hiện ở nơi nào trong thời gian và lịch sử, mà chỉ duy nhất ở trong khoảnh khắc không có thời gian của vĩnh cửu. Và nó chỉ biểu lộ như Vị Thầy Tối Thượng (cá nhân như Vajrasattva hay tập thể như Năm Vị Phật Thiền), chỉ tuyên giảng những giáo lý cao nhất, bí truyền nhất của Đại thừa và Kim Cương thừa cho một thính chúng cõi cao chỉ gồm các Đại Bồ tát từ địa thứ bảy đến địa thứ chín. Pháp thân cũng sở hữu những sự chắc chắn, nhưng nó siêu vượt mọi nơi chốn trong không gian và thời gian, và nó toàn khắp, vượt khỏi mọi giới hạn và hình tướng, mọi ý niệm do trí năng tạo ra hay diễn tả bằng lời. Sự diễn tả thích hợp duy nhất về Pháp thân là một sự im lặng rốt ráo.

 Nhưng trong bối cảnh Dzogchen, những từ ngữ này có cách dùng rất đặc biệt. Trong hệ thống Kinh và Tantra, Ba Thân Phật biểu thị cho Quả hay mục đích đã thành tựu cuối con đường tâm linh. Nhưng trong cái thấy hiểu của Dzogchen, chúng hoàn toàn có mặt ngay từ vô thủy, vốn sẵn trong Nền Tảng của Trạng Thái Bổn Nguyên như Tinh Túy, Bản Tánh và Năng Lực của nó. Pháp thân là tánh Không rỗng rang trống trải và thâm sâu của bản tánh của tâm, Báo thân là quang minh trong sáng của nó, và Hóa thân là năng lực toàn khắp bất tận của nó.

 Trong hệ thống Kinh, chúng ta nói đến Nền Tảng như Phật tánh vốn có sẵn của chúng ta, đó là Như Lai tạng, “bào thai của Phật quả”, giống như hột giống từ đó lớn lên cái cây vĩ đại Phật quả trong tương lai. Nó là Phật quả trong tiềm năng. Nhưng, bởi vì nó chỉ tiêu biểu một tiềm năng, Con Đường cũng cần thiết. Dù kết quả hiện hữu như tiềm năng trong hạt giống hay nguyên nhân, nhưng nhiều nhân duyên phụ là cần thiết để đưa đến sự biểu lộ của Quả. Chúng ta phải thực hành sáu ba la mật, tích tập thiện nghiệp công đức và trí huệ trong vô số đời trải qua ba vô số kiếp, để đạt được sự thành tựu Phật quả. Những hoạt động này giống như những yếu tố phụ cần thiết để trau dồi và nuôi dưỡng hạt giống này, như nước, phân bón, đúng mùa v.v… để cho hạt giống nảy mầm và lớn lên. Và Quả là sự biểu lộ của Ba Thân, giống như những trái lớn lên trên cây trưởng thành vào thời gian thu hoạch. Nói cách khác, có một con đường hay tiến trình đưa ta đến một mục đích, sự thành tựu Phật quả.

 Nhưng với Dzogchen, mọi sự hoàn toàn khác, vì ở đây Nền Tảng là Ba Thân, Con Đường là Ba Thân và Quả là Ba Thân. Chúng ta chẳng phải đi đâu cả, bởi vì chúng ta đã đến đích trước khi bắt đầu trên con đường. Đấy cũng giống như cả một đời tìm kiếm khắp thế giới một kho tàng vĩ đại, thế rồi lại thấy nó được chôn dấu trong chính ngôi nhà của mình suốt thời gian đó. Nhưng nếu như vậy, tại sao chúng ta lại phải thực hành? Bởi vì, dù Phật quả vốn hiện diện như là bản tánh của tâm, chúng ta không nhận biết nó và luôn luôn tìm kiếm nó ở đâu đâu. Dù vẫn ở nơi Nền Tảng duy nhất này, vẫn có hai con đường, con đường của mê lầm và con đường của giải thoát, và do đó có hai quả, những chúng sanh mê lầm phàm phu và chư Phật giác ngộ. Những đám mây phải tan đi trước khi chúng ta có thể thấy khuôn mặt của mặt trời. Đây là điểm thực hành trên con đường. Ba phương diện này của Nền Tảng cũng tương ứng với những thành tố trong chữ dịch tiếng bodhicitta ra tiếng Tạng – byang chub sems – và có thể lập thành bảng như sau:

 

BYANG

Thanh tịnh

NGO-BO

Tinh túy

STONG-PA NYID

Tánh Không

KA-DAG

Thanh tịnh Bổn nguyên

CHOS-SKU

Pháp thân

CHUB

Toàn thiện

RANG-BZHIN

Bản tánh

GSAL-BA

Sáng tỏ

LHUN-GRUB

Toàn thiện Tự nhiên

LONGS-SKU

Báo thân

SEMS

Tâm

THUGS-RJE

Năng lực

MA ’GAGS-PA

Vô ngại

DBYER-MED

Bất khả phân

SPRUL-SKU

Hóa thân

 

 Cái Thấy Hiểu Thật Sự là Trạng Thái Bổn Nguyên

 Sự thanh tịnh bổn nguyên, thoát khỏi mọi tạo tác thi thiết ý niệm là cái thấy hiểu thật sự riêng thuộc về Con Đường của những Yogin, nghĩa là Dzogchen. Tuy nhiên, dù chúng ta có thực hành thiền định, trừ phi chúng ta nhận biết Rigpa, còn không chúng ta sẽ không vượt khỏi một cái thấy hiểu và một thiền định chỉ là những ý niệm do những hoạt động của thức chúng ta tạo ra. Bởi thế, cái thấy hiểu và thiền định của chúng ta sẽ chẳng ăn nhằm gì đến con đường đích thực của Dzogchen, Đại Toàn Thiện tự nhiên. Nếu thế, chúng ta sẽ không tìm thấy điểm thiết yếu nào cả của chu trình thực hành về Tịnh Quang, nó là không-thiền định. Nó được gọi là không-thiền định bởi vì sự tham thiền siêu vượt ngoài sự làm việc của tâm.(1) Bởi thế, vấn đề trực tiếp trước mắt là nhận ra tánh Giác nội tại vốn sẵn này, là trạng thái biểu lộ thực sự của Pháp thân.

 Đây là thật nghĩa của điểm thiết yếu, nó là tuyên bố thứ nhất của Garab Dorje. Nếu không có sự dẫn nhập vào Rigpa bằng cái thấy hiểu, bấy giờ sẽ không có nguyên nhân cho việc tiếp tục trong trạng thái của Rigpa bằng thiền định. Chúng ta sẽ chỉ ngồi đó và chỉ tạo thêm những kiến trúc tư tưởng và thêm những ý niệm, mãi mãi dựng lên quanh chúng ta một chuồng cũi vô hình, và không bao giờ thấy biết sự tự do nội tại vốn có của chúng ta. Chúng ta phải vượt khỏi cái cũi nhốt đó, vượt khỏi tâm thức, để khám phá sự tự do muôn đời của chúng ta. Trong trạng thái tham thiền, thậm chí không có một nguyên tử của tư tưởng phóng dật. Bởi thế chúng ta phải được giới thiệu vào cái thấy hiểu thật sự ngay từ khởi điểm của con đường. Một khi chúng ta được đưa vào cái hiểu biết này, cái tỉnh giác nguyên sơ tự hữu và bao giờ cũng có mặt trong chúng ta này, chúng ta sẽ không tìm kiếm nữa ở đâu khác ngoài chúng ta cái thật nghĩa này. Đó không phải là chuyện sản xuất ra trong tâm thức chúng ta cái gì chưa hề có tại đây. Đó là ý nghĩa của tuyên bố đầu tiên của Garab Dorje.

-----o0o-----

Trích: “Những Chữ Vàng”

“Thiền Tối Thượng Của Phật Giáo Tây Tạng”

Garab Dorje với bình giảng của Dza Patrul Rinpoche

Đạo Sư Nhân Loại Đầu tiên của Đại Toàn Thiện

Việt dịch: Ban Dịch Thuật Thiện Tri Thức

NXB Thiện Tri Thức, 2002

Ảnh: Nguồn internet

Bài viết liên quan