NĂM CON ĐƯỜNG (Skt. pancamarga) - HIỆN QUÁN TRANG NGHIÊM LUẬN

Năm con đường này được đề cập nhiều lần trong Hiện quán trang nghiêm luận. 1. Con đường tích tập (Skt. sambhara – marga) Trên con đường này hành giả thực hành bốn nền tảng của chánh niệm và thực hành cái cần nhận lấy và cái cần từ bỏ.
NĂM CON ĐƯỜNG (Skt. pancamarga) - HIỆN QUÁN TRANG NGHIÊM LUẬN

NĂM CON ĐƯỜNG (Skt. pancamarga)

HIỆN QUÁN TRANG NGHIÊM LUẬN (Skt. Abhisamayalankara – prajnaparamita – upadesha – shastra)

Giảng luận về Bát nhã ba la mật của Phật Di Lặc

Một Bình giảng của Thrangu Rinpoche Geshe Lharampa

---*---

Năm con đường này được đề cập nhiều lần trong Hiện quán trang nghiêm luận.

1. Con đường tích tập (Skt. sambhara – marga)

Trên con đường này hành giả thực hành bốn nền tảng của chánh niệm và thực hành cái cần nhận lấy và cái cần từ bỏ.

2. Con đường chuẩn bị (Skt. prayoga – marga)

Trên con đường này, cũng được gọi là con đường kết hợp, hành giả khai triển một cái thấy sâu xa vào Bốn Chân lý Cao cả và cắt đứt gốc rễ của cõi dục.

3. Con đường của quán thấy (Skt. darsana – marga)

Trên con đường này, cũng được gọi là con đường thấy, hành giả chứng ngộ Bốn Chân lý Cao cả và đi vào địa thứ nhất của Bồ tát, chứng ngộ tánh Không của những hiện tượng.

4. Con đường tu tập (bhavana – marga, TT. sgom – lam)

Trong con đường này hành giả tiếp tục cái thấy của con đường quán thấy và bắt đầu đi vào địa thứ hai cho đến địa thứ chín của Bồ tát. Trong con đường này, cũng được gọi là con đường thiền định, bởi vì tiếng Tây Tạng sgom có nghĩa là thiền định.

5. Con đường không học nữa (Skt. ashaiksha – marga)

Trên con đường này, cũng được gọi là con đường hoàn mãn (Skt. nishtha – marga) hành giả đạt đến thiền định viên mãn hay samadhi và đạt đến Phật quả.

---*---

Trích “Hiện Quán Trang Nghiêm Luận”

NXB Thiện Tri Thức

Bài viết liên quan