NẮM GIỮ DỤNG VÀ ĐẮC LỰC DỤNG - THAM THIỀN PHỔ THUYẾT – LAI QUẢ THIỀN SƯ

NẮM GIỮ DỤNG VÀ ĐẮC LỰC DỤNG

THAM THIỀN PHỔ THUYẾT – LAI QUẢ THIỀN SƯ

------

54. NẮM GIỮ DỤNG

Dụng công từ tán tâm đến nhất tâm, bỗng từ nhất tâm đổi ra tán loạn, vì không nắm giữ được.

Như người nuôi rắn, ban ngày đem đồ ăn cho nó ăn, ban đêm đem giường cho nó nằm, muốn cho nó tạm ở yên một chỗ cũng chẳng được. Vì rắn sẵnn có tánh động, chẳng động chẳng được. Khi đi thì cùng tánh đi, khi ở thì cùng tánh ở, khi ngồi thì cùng tánh ngồi, khi nằm thì cùng tánh nằm, dẫu đánh chết vẫn e khó làm cho không động được. Cần phải bắt lại, nắm giữ nó thật chặt mới miễn cưỡng ngưng lại được, dù cho qua lại ra vào cũng chẳng rời chỗ nắm. Cái dụ nắm giữ này, với cái nắm giữ dụng công cũng giống như vậy.

Phải biết, tâm của dụng công còn độc hơn nọc rắn, nó có thể hại người xuống địa ngục, có thể hại người thành Phật, Tổ, có thể hại người trồng gốc phàm, có thể hại người gieo giống Thánh, có thể hại người liễu sanh tử, có thể hại người chứng Niết Bàn (xem lược giải). Cái hại của rắn rất lớn, cái độc của rắn rất sâu, nay đã bị ta nắm chặt trong tay, thề rằng: "Mi sống ta sống, mi chết ta chết, chẳng phải mi độc làm chết ta, mà là ta nắm chết mi". Một mai rắn chết, người mất, mới biết kẻ nắm giữ vốn là cái này (tự tánh). Hê! Chớ nên nhận lầm!

---o0o---

Phải biết, tâm của dụng công còn độc hơn nọc rắn, nó có thể hại người xuống địa ngục, có thể hại người thành Phật, Tổ, có thể hại người trồng gốc phàm, có thể hại người gieo giống Thánh, có thể hại người liễu sanh tử, có thể hại người chứng Niết Bàn (xem lược giải). Cái hại của rắn rất lớn, cái độc của rắn rất sâu, nay đã bị ta nắm chặt trong tay, thề rằng: "Mi...
NẮM GIỮ DỤNG VÀ ĐẮC LỰC DỤNG - THAM THIỀN PHỔ THUYẾT – LAI QUẢ THIỀN SƯ

55. ĐẮC LỰC DỤNG

Được nắm giữ dụng, đi đứng ngồi nằm ngày đêm không có gián đoạn. Dù biết câu thoại đầu công phu sâu nhưng chẳng biết hết được sự thọ dụng và chẳng biết đắc lực hay không? Công phu như thế nào, nay cần phải xét kỹ xem!

Như thân ngồi ngay thẳng, nghi tình tự khởi, vọng tưởng chẳng thể đến gần, hôn trầm cũng tránh xa, đây là công phu đắc lực. Lúc đi hương, trong tâm nghi tình dù chẳng thân thiết song chánh niệm vẫn còn, nghi tình niệm niệm chẳng gián đoạn, là đắc lực. Lúc cùng người nói chuyện, trước động cái niệm dụng công, sau mới động cái niệm nhân sự, là đắc lực. Lúc ăn cơm, niệm của công phu ở trước, niệm của cầm bát ở sau, là đắc lực. Lúc ngủ, trước tiên biết có công phu, chẳng biết có mùng mền, là đắc lực. Làm mọi việc, biết được cái niệm công phu ở trước, cái niệm làm việc ở sau, dù như thế cũng chỉ là đắc lực được một nửa. Nếu người thật đắc lực thì động tịnh, nhàn vội, thức ngủ, nói nín đều có công phu, cùng với việc làm không trái, cũng không có trước sau, cũng không uổng phí một chút thời giờ, đây là bằng chứng vững chắc của công phu đắc lực.

Người chẳng đắc lực, ban đầu nghi tình được miên mật, bỗng nghe tiếng động hoặc nói chuyện với người liền bị âm thanh và người lôi kéo đi mất, mất rồi không biết đã qua bao lâu quày đầu tự hỏi : "Công phu miên mật ở chỗ đắc lực dụng, rốt cuộc bị ngoại cảnh lôi đi". Xét kỹ như thế mới biết là chẳng đắc lực. Câu thoại đầu vừa đề lên, ngay đó chẳng nghe tiếng, chẳng thấy sắc, bỗng gặp gỡ người quen, chỉ biết nói chuyện nhà, chẳng còn nhớ đến công phu.

Buồn thay! Người dụng công nên lấy chỗ đắc lực làm pháp thực hành mới được.

---o0o---

Trích “Tham Thiền Phổ Thuyết”

Dịch giả: HT. Thích Duy Lực – Định Huệ

NXB Tôn Giáo, 2008

Bài viết liên quan