NÓ TRỌN VẸN NHƯ CHÍNH NÓ HIỆN GIỜ - PUPUL JAYAKAR – TIỂU SỬ KRISNAMURTI

NÓ TRỌN VẸN NHƯ CHÍNH NÓ HIỆN GIỜ

PUPUL JAYAKAR – TIỂU SỬ KRISNAMURTI

---o0o---

Krishnaji hỏi, “Con người có thể quan – sát mà không có quá – khứ không? Con người có thể có được một cái nhìn sâu sắc mà không có gánh nặng của ngày hôm qua không? Cái nhìn sâu sắc là ngay tức khắc. Nhận thức trọn vẹn là nhận thức tự khắc. Nếu điều đó là như thế, thì cái gì cần phải chuẩn bị?” Con người có thể cảm nhận sự trật tự, trong sáng của tâm – trí tĩnh lặng....
NÓ TRỌN VẸN NHƯ CHÍNH NÓ HIỆN GIỜ - PUPUL JAYAKAR – TIỂU SỬ KRISNAMURTI

“Tôi biết ông sẽ nói tiến trình là thời – gian. Nhưng tôi cho rằng lúc ấy nó trọn vẹn như chính nó hiện giờ. Nếu ông nói rằng con người có thể làm một cuộc hành trình thẳng vào sự nhận thức tổng thể như lúc ấy ông đã chỉ cho chúng tôi, vậy bây giờ ông có thể chỉ cho chúng tôi không?” Tôi thách thức Krishnaji.

Krishnaji hỏi, “Con người có thể quan – sát mà không có quá – khứ không? Con người có thể có được một cái nhìn sâu sắc mà không có gánh nặng của ngày hôm qua không? Cái nhìn sâu sắc là ngay tức khắc. Nhận thức trọn vẹn là nhận thức tự khắc. Nếu điều đó là như thế, thì cái gì cần phải chuẩn bị?” Con người có thể cảm nhận sự trật tự, trong sáng của tâm – trí tĩnh lặng. “Cái nhìn sâu sắc, thấu suốt chỉ có thể có trong khoảnh – khắc. Cái khoảnh – khắc không hề được chứa đựng trong thời – gian. X. không thể nhận thức được điều đó, ông ta hỏi, “Hãy bảo cho tôi biết, tôi phải làm gì?” K. nói hãy quan - sát người tư – tưởng và tư – tưởng là một”. X có lắng nghe không, hay có một tiến trình trừu tượng xảy ra, đã đặt anh ta ra ngoài sự nhận thức tức khắc.

“Ông có thể phủ nhận ba mươi năm, nhưng nó vẫn còn đó. Tâm – trí đã lắng nghe trong ba mươi năm có khả năng nhận thức những gì ông nói hôm nay”.

Krishnaji hỏi, “Thế nào là lắng nghe? Tại sao mọi người không hiểu khi con người nầy nói rằng, ‘nhận thức tức khắc là sự trọn vẹn’”.

“Điều đó cũng giống như đang hỏi ông rằng, hãy cho tôi cái nhìn sâu sắc” Tôi trả lời.

“Không ai có thể cho kẻ khác cái nhìn sâu sắc cả. Bà hỏi, ông có thể cho tôi cái nhìn ấy không? Bà sẽ phản ứng ra sao với lời phát biểu, không có thời – gian, không có sự tiến hóa nào có thể cho Bà cái nhìn ấy?”

“Vâng, chính thế.” Tôi nói.

“Đối với điều đó,” K. nói, “hãy lắng nghe, không ai có thể cho Bà cái nhìn ấy. Nếu Bà lắng nghe ắt phải có một hiệu quả lớn lao. Tất cả sự chú tâm của Bà được gom lại để lắng nghe, trong sự lắng nghe ấy không có thời – gian.

“Ông có nghĩ rằng, có thể không cần nghiên cứu, đào sâu, thăm dò để lắng nghe như thế không?” Tôi hỏi.

Krishnaji nói với sự khẩn thiết và nhiệt thành, “Đào sâu vấn đề không đem lại sự lắng nghe. Điều gì sẽ xảy ra cho tâm – trí của bạn khi lắng nghe? Điều đó có nghĩa là, tôi phải từ bỏ mọi thứ, toàn thể cái thuộc địa mà tôi đã khổ công vun vén hàng triệu năm.”

“Ông nói rằng không có sự thay đổi nào trong giáo – lý phải không?” Tôi hỏi.

“Không có gì thay đổi cả.” Krishnaji nói.

Căn phòng im lặng, “Có sự thay đổi nào trong ông suốt những năm tháng nầy không?” Tôi nói thật ngập ngừng. Im lặng khá lâu, Krishnaji có vẻ đang nhìn vào bên trong, xem xét sâu xa chính mình.

“Hãy để tôi quan – sát. Tôi chưa bao giờ được hỏi câu hỏi nầy. Từ lúc bắt đầu hay từ ba mươi năm qua có sự thay đổi nào bên trong không? – không.” Krishnaji nói, “Tôi nghĩa là không có sự thay đổi căn bản. Điều đó cố định.”

Một lần nữa, lại đôi lúc im lặng. Bấy giờ Krishnaji quay sang Bác – sĩ riêng của ông, Bác – sĩ Parchure, và G. Narayan và hỏi họ, “Các bạn sẽ nói gì về lời phát biểu nầy: nhận thức trọn vẹn là ngay tức khắc? Thời – gian nào đó là không cần thiết. Chuẩn bị là không cần thiết. Bạn có đặt câu hỏi, ‘tôi phải làm gì?’ Lời chỉ dẫn tiếp theo là gì?’ không? Đối với câu trả lời nào đó sẽ được ‘lắng nghe’. Bạn có lắng nghe điều trình bày ấy một cách thật cẩn thận không? Thời – gian, sự chuẩn bị, toàn bộ tiến trình tiến hóa là không cần thiết. Nếu bạn lắng nghe như thế, bạn sẽ có sự nhận thức trọn vẹn.

Ông quay sang tôi. “Như thế, Pupulji, sự thật là, tất cả quan điểm của chúng ta đều căn cứ trên sự tiến hóa – trở thành, phát triển, hoàn tất, sự thành đạt tối hậu. Tôi nghĩ rằng cái giả thiết căn bản ấy giả dối tận căn để.”

“Tôi nhận thấy sự thật về điều đó. Tôi có thể lắng nghe mà không có một gợn sóng xao động nào trong ý – thức.” Tôi nói.

“Nếu Bà lắng nghe như thế, điều gì sẽ xảy ra?” Sự im lặng trôi qua. Từ nơi sâu thẳm, Krishnaji nói, “Điều gì sẽ xảy ra nếu Đức – Phật bảo tôi chấm dứt phiền não là phúc lạc của tình thương? Tôi là một trong những thính giả của Ngài. Tôi không xem xét lời dạy nầy. Tôi không diễn dịch lời phát biểu nầy thành cách suy nghĩ của tôi. Tôi chỉ diễn dịch lời phát biểu nầy thành cách suy nghĩ của tôi. Tôi chỉ ở trong trạng thái lắng nghe thật thận trọng. Ngoài ra không có gì khác. Bởi vì lời dạy ấy bao hàm một sự thật lớn lao, chân lý vĩ đại. Thế là đủ. Và rồi tôi sẽ hỏi Đức – Phật, “Tôi không thể có được khả năng lắng nghe mạnh mẽ ấy, xin vui lòng giúp đỡ tôi.” Và câu trả lời là, “Hãy lắng nghe những gì ta nói trước nhất, không có một kết quả đặc biệt nào bên ngoài do tâm – trí hoặc tư – tưởng đặt ra cả.” Nhưng tôi lại sợ - hãi vì tôi thấy điều đó có nghĩa là phải từ bỏ mọi thứ mà tôi đã bám víu vào. Vì thế tôi hỏi, “Làm thế nào để tôi được giải thoát?” Ngay khi tôi nói ‘thế nào’ là tôi đã lạc hướng. Ngài nói, “Hãy từ bỏ.” Nhưng tôi không lắng nghe. Tôi vô cùng sùng kính đối với Ngài, nhưng tôi không lắng nghe. Bởi vì sự ràng buộc đã có một vị trí rất lớn trong đời sống của tôi. Vì thế, Ngài nói, “Hãy buông bỏ, hãy buông bỏ, ngay tức khắc”. Ông im lặng một lúc lâu, “Ngay khi bạn nhận thức được sự kiện là bạn đã thoát khỏi sự kiện ấy rồi.”

“Phải chăng vấn đề ngắm nhìn toàn diện theo lời dạy của Đức – Phật chính là sự “từ bỏ” nhưng không có ngôn – ngữ?” Tôi hỏi.

“Dĩ nhiên ngôn – ngữ không phải là sự việc, cần phải thoát khỏi ngôn – ngữ. Cường độ lắng nghe mới là vấn đề nan giải” Krishnaji nói.

“Cái gì sẽ cho con người cường độ ấy?” Tôi dò xét.

“Không gì cả”. Lời phát biểu tuyệt đối. “Tất cả cách suy nghĩ của chúng ta đều căn cứ vào sự trở thành tiến hóa. Chuyện đó không có bất cứ sự liên hệ nào đến việc giác ngộ cả.”

“Tâm - trí đã bị qui định một cách thật nặng nề. Nó không lắng nghe, K. nói một điều đó hoàn toàn là sự thật. Một cái gì cố định không lay chuyển được, một cái gì tối hậu không thể thay đổi hoặc hủy bỏ được, và nó bao gồm một trọng lượng lớn, giống như một con sông với lưu lượng nước phía sau nó. Nhưng X. không lắng nghe lời phát biểu kỳ diệu ấy. Anh ta đặt câu hỏi, “Có sự thay đổi cốt yếu nào ở K. không, từ năm 1930 – 1940?”

Tôi nói, “Không. Nhưng có sự thay đổi lớn lao trong cách diễn đạt. Vậy, nếu bạn lắng nghe với nhiệt tâm thì điều gì sẽ xảy ra khi lời phát biểu được hình thành – thời gian, tiến trình, sự tiến hóa nào đó, kể cả kiến thức – cần phải từ bỏ. Bạn sẽ lắng nghe điều đó chứ? Nếu bạn lắng nghe bạn mới thực sự từ bỏ chúng. Sau cùng, lắng nghe, ngắm nhìn trọn vẹn, giống như sấm sét phá hủy mọi thứ. Để vượt qua toàn bộ tiến trình thì không thể nào phủ nhận sự việc ngay tức khắc nầy được.”

“Chính thế - điều ông đang nói hiện giờ.”

“Điều gì?” Krishnaji hỏi.

“Bước qua tất cả mọi thứ, không phủ nhận cái tức khắc,” tôi nói, “Điều đó không có nghĩa là liên hệ đến thời – gian.”

“Nhưng con người đã diễn dịch nó thành thời – gian” Krishnaji nói.

---o0o---

Trích “Tiểu Sử Krishnamurti”

Tác giả: Pupul Jayakar

Người dịch: Mỹ Liên

Ảnh: nguồn internet

Bài viết liên quan